6. Lĩnh vực đề xuất sáng kiến: Sáu giải pháp cơ bản cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo duc.
7. Mô tả chi tiết vướng mắc, bất hợp lý của thủ tục hành chính, thông tin về điều, khoản, điểm, tên, trích yếu của các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính vướng mắc và đánh giá ảnh hưởng của quy định về thủ tục hành chính này đối với lĩnh vực hoạt động của bạn.
PhiÕu tham gia cuéc thi BÀI DỰ THI “CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” Lôc s¬n , Ngày 09 tháng 04 năm 2012 1.Hä vµ Tªn : Lý ThÞ BÝch Hoa . 2. Nơi công tác: Trường TiÓu häc Lôc S¬n - Lôc Nam - B¾c Giang 3. Địa chỉ thư tín: 4. Số điện thoại 5. Địa chỉ thư điện tử: Hoals1209@gmail.com.vn 6. Lĩnh vực đề xuất sáng kiến: Sáu giải pháp cơ bản cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo duc. 7. Mô tả chi tiết vướng mắc, bất hợp lý của thủ tục hành chính, thông tin về điều, khoản, điểm, tên, trích yếu của các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính vướng mắc và đánh giá ảnh hưởng của quy định về thủ tục hành chính này đối với lĩnh vực hoạt động của bạn. Công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước đổi mới tổ chức phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, tạo ra sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính. Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với thực hiện cơ chế “một cửa” cả ở ba cấp chính quyền địa phương đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống hành chính; nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức trong quá trình giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình thực thi công vụ. Thông qua việc thống kê rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã đơn giản hóa và loại bỏ những thủ tục hành chính trùng lắp, tự đặt ra thuộc thẩm quyền giải quyết ở các cơ quan hành chính – sự nghiệp thuộc tỉnh; xây dựng được cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính ở 3 cấp (Sở, ngành, huyện, xã) giúp cho mọi người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các quy định, thủ tục cần thiết trong giao dịch hành chính công thông qua Trang thông tin điện tử của tỉnh và cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn. Xác định rõ phạm vi, nội dung, chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo nguyên tắc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn. Phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động trong việc quản lý, sử dụng biên chế và tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cải cách chế độ công vụ, công chức được đẩy mạnh nhằm sớm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định; đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh có bước trưởng thành đáng kể, được nâng cao về số lượng và chất lượng, một bộ phận công chức hành chính về năng lực, trình độ, kỹ năng đã đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Công tác quản lý tài chính công đã và đang thực hiện có hiệu quả, hạn chế và khắc phục tình trạng tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan trên địa bàn. Cơ sở vật chất đã được trang bị và nâng cấp cơ bản, đảm bảo cho việc phục vụ các hoạt động của đơn vị, địa phương. 8. Sáng kiến cải cách: Giải pháp cụ thể giúp cắt giảm gánh nặng và chi phí hành chính nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước (khuyến khích các phương án đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên thông hoặc đề xuất ban hành quy định về thủ tục hành chính mới trong trường hợp Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách nhưng chưa triển khai được do chưa có quy định về Thủ tục hành chính. Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lí hành chính nhà nươc trong thời gian tới cần phải: Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì : Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định thắng lợi mọi công việc . Bác Hồ đã từng nói : “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa” Muốn vậy , theo bản thân tôi , cần : Xây dựng một cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ thỏa đáng để đội ngũ công chức yên tâm làm việc lâu dài và cống hiến với khả năng cao nhất năng lực, trình độ của mình cho cơ quan, đơn vị, qua đó thu hút những người giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết đến công tác tại địa phương. Thực hiện thí điểm chọn cán bộ theo phương châm cạnh tranh nhân tài để có đội ngũ công chức có năng lực thực sự. Bên cạnh đó phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập để nâng cao trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, có cơ chế ưu đãi thích hợp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tạo điều kiện trẻ hoá, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước. Đối với từng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm giáo dục cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá hành chính trong thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra tiêu cực, chậm trễ trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước. - Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. - Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách. - Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách. - Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công - Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai. Việc cải cách hành chính ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại trong ngành Giáo dục và Đào tạo; thủ tục hành chính được công khai, minh bạch theo hướng đơn giản hóa; nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục hành chính từ Sở đến các cơ sở giáo dục; gắn việc thực hiện cải cách hành chính với đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị. Theo đó, có 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách hành chính: Một là, Cải cách về thể chế và thủ tục hành chính. Cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành, kiến nghị cấp có thẩm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, hết hiệu lực hoặc trái quy định. Hai là, Cải cách bộ máy hành chính. Rà soát, đề nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị cho phù hợp với quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Ba là, Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Đánh giá xếp loại đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, năng lực của cán bộ quản lý các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên; xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cán bộ nguồn. Bốn là, Cải cách tài chính công bằng cách mở rộng phân cấp trên một số lĩnh vực, nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở các đơn vị; cải cách tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục. Năm là, Hiện đại hóa hành chính Nhà nước. Giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính không cần thiết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản trên mạng máy tính, nâng cao hiệu quả trang Web của ngành. Sáu là, tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính bằng việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra công vụ, thu thập ý kiến, xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đối với các phòng, ban Sở và cơ sở giáo dục. Lý ThÞ BÝch Hoa
Tài liệu đính kèm: