Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thanh An

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thanh An

RỬA TAY

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Nêu được khi nào cần phải rửa tay.

 - kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.

 2. Kỹ năng

 - Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết.

 3. Thái độ

 - Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay.

II. Đồ dùng dạy học

 - Xà phòng.

 - Khăn hoặc giấy sạch.

 - Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thanh An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ sáu, 28/ 10/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
RỬA TAY
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được khi nào cần phải rửa tay.
	- kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.
	2. Kỹ năng
	- Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết.
	3. Thái độ
	- Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay.
II. Đồ dùng dạy học
	- Xà phòng.
	- Khăn hoặc giấy sạch.
	- Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Khi nào cần phải rửa tay.
Bước 1: Cả lớp hát bài "Em có đôi bàn tay trắng tinh".
- Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Chúng ta cần rửa tay khi nào?
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động 2: Thực hành rửa tay.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Giáo viên làm mẫu.
- Các nhóm thực hành.
- Giáo viên nhận xét kết quả thực hành.
- Không nghịch đất cát, rửa tay,...
- Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta cần:
+ Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.
+ Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu.
+ Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
* Kết luận:
+ Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.
+ Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu.
+ Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
IV. Củng cố, dặn dò
	- Khi nào chúng ta cần rửa tay?
	- Nhắc nhở học sinh vân dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngày dạy: Thứ sáu, 4/ 11/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
	2. Kỹ năng
	- Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
	3. Thái độ:
	- Có ý thức vệ sinh ăn, uống.
	- Có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn.
II. Đồ dùng học tập
	- Bộ tranh, VSCN.
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Những việc cần làm để ăn sạch.
- Học sinh quan sát: Bức tranh vẽ gì?
- Việc làm đó có tác dụng gì?
* Hoạt động 2: Những việc cần làm để uống sạch.
- Học sinh kể tên những đồ uống các em dùng hàng ngày.
- Các loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uổng? Vì sao?
- Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 3: Lợi ích của ăn uống sạch sẽ.
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
* Kết luận:
- Để ăn sạch chúng ta phải:
+ Rử sạch tay trước khi ăn, trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn...
+ Rửa sạch rau, quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, gián, chuột,... bò hay đậu vào.
+ Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
* Kết luận:
- Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bi ô nhiễm, đun sôi để nguội. Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi dùng.
- Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột, như tiêu chảy, giun sán,...
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nêu tác hại của việc ăn uống mất vệ sinh?
	- Liên hệ:
	- Nhận xét tiết học.
 ______________________________________________
Ngày dạy: Thứ sáu, 11/ 11/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
PHÒNG BỆNH GIUN
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Mô tả được một số dấu hiệu của người mắc bệnh giun.
	- Xác định được nơi sống của một số loại giun kí sinh trong cơ thể người.
	- Nêu được tác hại của bệnh giun.
	- Xác định được đường lây truyền của bệnh giun.
	2. Kỹ năng
	- Thực hiện 3 điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để phòng tránh bệnh giun.
	3. Thái độ
	- Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, đi đại tiện đúng nơi qui định và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ tranh VSCN.
	- Giấy Ao, bút dạ, hồ dán.
III. Đồ dùng dạy - học
* Hoạt động 1: Bệnh giun.
- Các em đã bao giờ bị đau bụng, ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa?
- HS thảo luận:
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
+ Nêu tác hại của giun gây ra?
HS trả lời, nhận xét, GV chốt lại.
* Hoạt động 2: Đường lây truyền bệnh giun.
- Làm việc theo nhóm.
+ Người đi đại tiện ở nhà tiêu không hợp vệ sinh mắc bệnh giun, trứng giun và giun từ trong ruột người đó ra bên ngoài bằng cách nào?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào?
- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét.
* Hoạt động 3: Cách phòng bệnh giun.
- Nêu các cách phòng bệnh giun.
* Kết luận: Nếu bạn nào đã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ đã bị nhiễm giun. 
* Kết luận: Giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng nhiều nhất là ở ruột.
- Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người để sống.
- Người bị bệnh giun thường gầy, xanh xao, mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến chết người.
* Kết luận:
- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi đại tiện không đúng nơi quy định hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, không đúng quy cách, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất, hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi.
- Trứng giun có thể vào cơ thể bằng các cách sau;
- Không rửa tay sau khi đi đại tiện, ...
- Nguồn nước bị ô nhiễm phân từ hố xí, ...
- Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh, ...
- Ruồi đậu vào phân rồi đậu vào thức ăn nước uống của người lành.
- Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, làm nhà tiêu đúng quy cách hợp vệ sinh, giữ cho nhà tiêu sạch sẽ, ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, ...
+ 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của bộ y tế
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nêu cách phòng bệnh giun.
	- Nhận xét tiết học
 ___________________________________
Ngày dạy: Thứ sáu, 18/ 11/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
GIỮ VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi.
	- Nêu được khi nào cần phải đánh răng.
	- Kể ra những thứ có thể dùng đánh răng.
	2. Kĩ năng
	- Đánh răng thường xuyên và đúng cách.
	3. Thái độ
	- Có ý thức giữ răng, miệng sạch sẽ.
II. Đồ dùng
	- Bàn chải đánh răng; cốc, kem đánh răng.
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Răng, lợi
- HS quan sát răng bạn xem có bao nhiêu cái răng? Có mấy loại răng, chúng khác nhau như thế nào? Cái gì giữ cho răng đứng vững? Em có nhận xét gì về hàm răng của bạn?
* Hoạt động 2: Thực hành đánh răng.
- HS quan sát mô hình hàm răng.
- Đâu l là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình? 
- Hàng ngày em đánh răng như thế nào?
- HS quan sát, nhận xét.
- GV làm mẫu trên mô hình hàm răng và hướng dẫn các bước.
- HS thực hành trong nhóm.
- Sau khi đánh răng em cảm thấy răng và miệng mình thế nào?
* Hoạt động 3: Giữ vệ sinh răng miệng.
- GV phát phiếu bài tập cho HS yêu cầu các em hoàn thành.
- HS đổi phiếu đọc to phần trả lời trong phiếu.
- GV tuyên dương những em có ý thức vệ sinh răng miệng.
* Kết luận:
- Có hai loại răng: Răng hàm, răng cửa. Răng hàm để nhai và nghiền, răng cửa để cắn. Lợi giúp răng đứng vững.
- HS trả lời.
- HS lên làm thử trên mô hình hàm răng.
- Răng trắng đẹp, miệng thơm tho, sạch sẽ.
IV: Củng cố - Dặn dò
	- Nhắc nhở HS vận dụng đánh răng buổi tối và sáng hàng ngày.
	- Nhận xét tiết học.
 _________________________________________
Ngày dạy: Thứ sáu, 25/ 11/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
RỬA MẶT
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được khi nào cần phải rửa mặt
	- Kể ra những thứ có thể dùng để rửa mặt
	2. Kĩ năng
	- Biết rửa mặt đúng cách.
	3. Thái độ
	- Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ.
II. Đồ dùng
	- Chậu đựng nước, xà phòng, khăn mặt( mỗi HS một khăn)
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Rửa mặt hợp vệ sinh
- Cả lớp cùng hát bài: Rửa mặt như mèo
- Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ, chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta cần rửa mặt khi nào?
- Để việc rửa mặt hợp vệ sinh, cần phải có những gì?
* Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
- GV làm mẫu
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm
- Một số em lên làm lại thao tác rửa mặt cho cả lớp xem
- GV nhận xét, nêu kết luận
* Kết luận:
- Phải rửa mặt ít nhất 3 lần một ngày vào các buổi sáng, trưa, tối
- Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch
- Rửa mặt xong, giặt khăn và phơi ra nắng thường xuyên
* Kết luận: Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phònh được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt, làm cho da dể sạch sẽ, xinh tươi.
IV. Củng cố - Dặn dò
	- 1 HS nhắc lại các bước rửa mặt
	- GV nhắc nhở HS ý thức rửa mặt hàng ngày
Ngày dạy: Thứ sáu, 2/ 12/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
PHÒNG BỆNH MẮT HỘT
I. Mục tiêu
	1.Kiến thức
	- Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột
	- Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột
	2. Kĩ năng
	- Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ
	- Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nước sạch
	3. Thái độ
	- Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh
II. Đồ dùng
	- Bộ tranh VSCN
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Bệnh mắt hột
- Cho HS quan sát tranh theo nhóm
+ Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào?
+ Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Bệnh mắt hột có hại gì?
* Hoạt động 2: Phòng bệnh mắt hột
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh mắt hột?
- HS nêu ý kiến trước lớp
* Kết luận:
- Khi bị bệnh mắt hột, người bệnh thường có các biểu hiện như ngứa mắt, đỏ mắt, cộm mắt, hay chảy nước mắt, sưng mí mắt.
- Bệnh mắt hột làm ảnh hưởng tới học tập, lao động, vui chơi, làm cho mắt bị lông quặm, dẫn đến mù loà vĩnh viễn.
* Kết luận: Cách tốy nhất để phòng bệnh mắt hột là
- Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa mặt, dùng khăn mặt riêng...
- Giữ vệ sinh môi trường: Xử lí phân, rác, giữ vệ sinh nhà ở...
IV. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS giữ vệ sinh để phòng bệnh mắt hột
Ngày dạy: Thứ sáu, 9/ 12/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
TẮM GỘI
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Kể ra những thứ có thể dùng để tắm, gội
	2. Kĩ năng
	- Biết tắm, gội đúng cách
	3. Thái độ
	- Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo
II. Đồ dùng
	- Tranh VSCN
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Tắm gội hợp vệ sinh
- HS quan sát tranh theo nhóm
+ Vì sao chúng ta cần phải tắm gội?
+ Nên tắm gội khi nào?
+ Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh?
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét và kết luận
* Hoạt động 2: Những việc cần làm khi tắm gội
- HS thảo luận nhóm
- Từng nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận
* Kết luận:
- Tắm gội hàng ngày làm cho con người mát mẻ, sạch sẽ, phòng tránh được các bệnh ngoài da
- Cần tắm gội hàng ngày
- Nên tắm gội ở nơi kín gió bằng nước sạch và xà phòng tắm
* Kết luận: Các việc cần làm khi tắm gội là
- Chuẩn bị nước tắm, xà phòng tắm, dầu gội đầu, khăn tắm sạch
- Tiến hành tắm theo quy trình
+ Xả nước toàn thân
+ Gội đầu
+ Chà xát xà phòng khắp người
+ Xả lại nước sạch
+ Lau khô toàn thân bằng khăn tắm
- Mặc quần áo sạch
IV. Củng cố - Dặn dò
	- Vì sao chúng ta cần phải tắm gội?
	- Nhắc HS tắm gội hàng ngày
Ngày dạy: Thứ sáu, 16/ 12/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh cá nhân
PHÒNG TRÁNH BỆNH NGOÀI DA
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được nguyên nhân gây bệnh ngoài da
	- Trình bày được vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da
	2. Kĩ năng
	- Thường xuyên tắm, giặt bằng nước sạch; phơi quần áo ở nơi khô ráo, thoáng khí và có ánh nắng mặt trời
	3. Thái độ
	- Thích tắm, giặt thường xuyên
II. Đồ dùng
	- Giấy trắng, cát, cốc nước
	- Phiếu giao việc
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Trò chơi " Tôi là..."
- Chia lớp thành 5 nhóm
- Mỗi nhóm nhận tên một sinh vật sống kí sinh trên da người
- Cả nhóm sẽ bàn nhau giới thiệu về sinh vật đó
- Đại diện các nhóm trình bày
* Hoạt động 2: Trò chơi " Làm thí nghiệm"
- Chia nhóm
- Phát cho mỗi nhóm 2 tờ giấy trắng, một ít cát, một cố nước và phiếu giao việc
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Đại diện của một nhóm báo cáo kết quả
- Thảo luận cả lớp:
+ Muốn da khô ráo sạch sẽ thường xuyên chúng ta phải làm gì?
+ Vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da?
- GV kết luận
VD: 
- Nhóm 1: Tôi là con ghẻ, tôi tạo ra những mụn nước nhỏ trên người bạn Nam vì bạn không thích tắm và ít thay quần áo...
* Thí nghiệm: 
- Đem thấm nước một tờ giấy, tờ giấy kia để khô
- Rắc một ít cát lên cả hai tờ giấy
- Rũ cả hai tờ giấy
- Nhận xét
* Kết luận:
Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo giữ cho da luôn sạch sẽ, khô ráo, không còn chỗ ẩn nấp cho các sinh vật gây bệnh ngoài da. 
IV. Củng cố - Dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS tắm rửa thường xuyên
Ngày dạy: Thứ sáu, 23/ 12/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh môi trường
GIỮ VỆ SINH NHÀ Ở
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Phân biệt được nhà ở đảm bảo vệ sinh và nhà ở mất vệ sinh
	- Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở
	2. Kĩ năng
	- Thực hiện giữ vệ sinh nhà ở
	3. Thái độ
	- Quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và đồ dùng trong nhà sạch sẽ, gọn gàng để không còn những chỗ bẩn cho vi trùng, ruồi, muỗi, chuộtn ẩn náu.
II. Đồ dùng
	- Tranh VSMT
	- Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh
- HS quan sát và nêu những điểm khác nhau về 2 căn nhà ở 2 hình
- Đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở
- Theo em, người sống trong căn nhà nào sẽ khoẻ mạnh và sống trong căn nhà nào dễ mắc bệnh? Vì sao?
* Hoạt động 3: Thực hiện giữ vệ sinh nhà ở
- Phát phiếu bài tập cho HS làm cá nhân: Nối các ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B
- Vài HS chữa bài
- Gv giải thích lợi ích của các việc làm
* Kết luận:
- Nhà ở đảm bảo vệ sinh: Có đủ ánh sáng, sàn nhà sạch sẽ, đồ đạc được xếp gọn gàng.
- Nhà ở mất vệ sinh: Thiếu ánh sáng, nhà bụi bẩn, có rác, đồ đạc bừa bãi, có ruồi, muỗi,...
* Kết luận: Nhà ở đảm bảo vệ sinh sẽ không còn chỗ cho các sinh vật như ruồi, muỗi,... mang bệnh đến với mọi người. Muốn cho mọi người trong nhà khoẻ mạnh chúng ta cần giữ cho nhà ở sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Rửa xoong nồi, quét sân, lau nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, xếp chăn màn... giúp nhà cửa sạch sẽ, không bụi bẩn, không còn chỗ cho ruồi, muỗi ẩn nấp.
IV. Củng cố - Dặn dò
	- HS nhắc lại lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở
	- Nhắc HS ý thức giữ vệ sinh nhà ở
Ngày dạy: Thứ sáu, 30/ 12/ 2011 
Tiết 5: Vệ sinh môi trường
GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Phân biệt được trường lớp đảm bảo vệ sinh và trường lớp không đảm bảo vệ sinh
	- Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh trường lớp
	- Biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách
	2. Kĩ năng
	- Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, đặc biệt là nhà vệ sinh ở trường
	3. Thái độ
	- Quan tâm và có trách nhiệm giữu gìn trường lớp sạch sẽ
	- Có ý thức nhắc nhở các bạn cùng thực hiện sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
II. Đồ dùng
	- Tranh VSMT
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh
- HS nêu những điểm khác nhau giữa trường lớp ở 2 hình
- Đại diện nhóm trình bày
- Thảo luận: Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh trường lớp
* Hoạt động 2: Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp
- HS quan sát tranh, thảo luận về những việc phụ huynh và HS có thể làm để cho trường lớp sạch, đẹp
* Hoạt động 3: Thực hành sử dụng nhà vệ sinh tại trường
- GV hướng dẫn cách sử dụng nhà vệ sinh của trường
- Vài HS nhắc lại cách sử dụng
- Chia lớp thành 4 nhóm, thực hành cách sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay
- Giữ vệ sịnh trường lớp giúp trường lớp sạch, đẹp, em có sức khoẻ tốt để học tập...
- Thường xuyên quét dọn, làm vệ sinh trường lớp, không bày giấy rác bừa bãi...
- Đi vệ sinh xong, múc nước dội sạch, sau đó rửa tay
IV. củng cố - Dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp
Ngày dạy: Thứ sáu, 6/ 1/ 2012
Tiết 5: Vệ sinh môi trường
GIỮ VỆ SINH LÀNG, XÃ
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Phân biệt được làng, xã đảm bảo vệ sinh và làng, xã mất vệ sinh
	- Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh làng, xã
	2. Kĩ năng
	- Thực hiệnn giữ vệ sinh làng, xã
	3. Thái độ
	- Quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn làng, xã sạch sẽ để không còn những chỗ bẩn cho vi trùng, ruồi, muỗi, chuột có thể ẩn náu.
II. Đồ dùng
	- Bộ tranh VSMT
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Phát tranh cho các nhóm
- HS quan sát và nêu kết luận thế nào là làng xã hợp vệ sinh
- Thảo luận: Sống ở nơi mất vệ sinh, người dân có thể mắc những bệnh gì? Tại sao?
* Hoạt động 2: Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã
- Phát tranh cho các nhóm
- HS quan sát, thảo luận về những việc HS và người dân ở cộng đồng có thể làm để làm cho làng, xã sạch, đẹp hơn
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV chốt ý đúng
- Làng, xã hợp vệ sinh là có đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, thông thoáng...
- Ở nơi mất vệ sinh, người dân có thể mắc các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, bệnh sốt rét...do vi khuẩn lây truyền.
- Thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh xung quanh giếng, chuồng trại gia súc...
IV. Củng cố - Dặn dò
	- Nhận xétv tiét học
	- Nhắc HS ý thức giữ gìn vệ sinh làng, xã
Ngày dạy: Thứ sáu, 13/ 1/ 2012 
Tiết 5: Vệ sinh môi trường
TÁC HẠI CỦA PHÂN, RÁC THẢI VÀ MỘT SỐ VIỆC LÀM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN, RÁC TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Sự ô nhiễm môi trường do rác thải, phân và tác hại của rác thải, phân không được xử lý đúng với sức khoẻ con người.
	2. Kĩ năng
	- Những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải và phân gây ra dối với môi trường sông
	3. Thái độ
	- Có ý thức vứt rác và đi đại tiện đúng nơi quy định
II. Đồ dùng
	- Bộ tranh VSMT
	- Giấy Ao, bút, hồ dán
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Tác hại của phân, rác
- Chia nhóm
- HS thảo luận
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua bãi rác hay bãi phân. Phân, rác có tác hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở nơi có phân và rác? Chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
- Các nhóm trình bày
- GV bổ sung, nêu kết luận
* Hoạt động 2: Những việc làm đúng và sai có liên quan đến phân, rác thải
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh
- HS quan sát tranh , lựa chọn các tranh có liên quan đến phân, rác thải để xếp vào cột tương ứng trên giấy Ao
- Đại diện một số nhóm trình bày
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung
- Nơi đó có mùi khó chịu, hôi thối...
* Kết luận: Phân và rác, đặc biệt những loại rác dễ bị thối rữa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và là nơi sống của các con vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột.
Việc làm đúng
Việc làm sai
- Vứt rác đúng nơi quy định
- Đi đại tiện đúng chỗ
- Vứt rác không đúng nơi quy định
- Phóng uế bừa bãi
IV. Củng cố - Dặn dò
	- HS nêu những việc nên làm để tránh ô nhiễm môi trường sống
	- Nhắc HS vứt rác và đi đại tiện đúng nơi quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ve sinh moi truong.doc