Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 6: Tiêu hóa thức ăn

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 6: Tiêu hóa thức ăn

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

 TIÊU HÓA THỨC ĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học HS có thể :

- Nói sơ lược về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.

- Hiểu được chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.

2. Kỹ năng:

 - Rèn cho HS quan sát ,thảo luận.

3. Thái độ:

- Có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ; không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no; không nhịn đi đại tiện.

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 4434Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 6: Tiêu hóa thức ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 TIÊU HÓA THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Sau bài học HS có thể :
Nói sơ lược về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
Hiểu được chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
Kỹ năng: 
 - Rèn cho HS quan sát ,thảo luận.
Thái độ: 
Có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ; không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no; không nhịn đi đại tiện.
II. CHUẨN BỊ
GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) cơ quan tiêu hóa.Một gói bánh mềm.+ Giấy ghi các câu hỏi.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cơ quan tiêu hóa.
Thức ăn vào cơ thể phải đi qua những cơ quan tiêu hoá nào ?
Kể tên cơ quan tiết ra dịch tiêu hoá mà em biết ?
 - Gọi 1HS lên bảng chỉ các vị trí trong cơ quan tiêu hoá trên hình vẽ và gọi tên từng cơ quan ?
GV nhận xét.
3. Giới thiệu: ( 3’) :
 Bài học tuần đã cho các em biết các cơ quan tiêu hoá vá ccá tuyến tiêu hoá. Vậy thức ăn đi qua các ơ quan tiêu hoá được biến đổi trở thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Cô và các em sẽ tìn hiểu qua bài : “Tiêu hoá thức ăn” à GV ghi tựa.
4.Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày.
* MT : Giúp HS nói sơ lược về sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
* PP : Thảo luận, giảng giải, trực quan, thực hành.
GV : Để nhận biết sự tiêu hoáthức ăn ở khoang miệng và dạ dày như thế nào các em sẽ thao tác theo yêu cầu của cô như sau :
- Mỗi HS sẽ được nhận một cái bánh nhỏà GV quan sát phát bánh.
- Các em sẽ nhai kĩ bánh trong miệng rồi mới nuốt.
- Các em hãy cho biết khi nhai miếng bánh trong miệng con thấy nó có còn nguyên không và nó như thế nào ?
GV : Đúng như vậy vì sao từ một miếng bánh khi vào miệng lại biến thành như thế ta sẽ cùng nhau tham khảo thông tin qua SGK.
- HS mở SGK GV yêu cầu hoạt động nhóm đôi để thảo luận 2 câu hỏi sau đây :
Nêu vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ta ăn ?
Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì ?
à Câu 1 : Vai trò của răng là nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi nhào trộn thức ăn, nước bọt tẩm ướt thức ăn.
Câu 2 : Đến dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
GV đính tranh 1,2 chốt ý : các ý kiến của em trình bày đều đúng. Vậy sự tiêu hoá thức ăn ở miệngvà dạ dày được thực hiện như sau : ở miệng thức ăn được nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản vào dạ dày một phần thức ăn biến thành chất bổ dưỡng.
à GV chuyển ý : Như vậy sau khi biến thành chất bổ dưỡng thức ăn được biến đổi như thế nào ở ruột non và ruột già. Ta cùng tìm hiểu thông tin qua hình 3 và 4.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
* MT : Giúp HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non, ruột già trong quá trình tiêu hóa.
* PP : Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, thảo luận, đàm thoại. 
GV : Để tìm hiểu sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non va ruột non và ruột già, các em sẽ chia 4 nhóm nhóm thảo luận các câu hỏi sau đây.
1) Vào đến ruột non thức ăn được biến đổi thành gì?
2) Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?
3) Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?
4) Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ?
 HS thảo luận nhóm (4 ‘)
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm trả lời câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 4.
Câu 1: Vào đến ruột non phần lớn thức ăn đượic biến dổi thành chất bổ dưỡng.
 Câu 2: Phần chất bổ dưỡng có trong thức ăn được thấm qua ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể.
Câu 3 : Phần chất bã có trong thức ăn được đưa xuống ruột già.
Câu 4 : Ruột già có vai trò biến chất bã của thức ăn thành phân rồi đưa ra ngoài cơ thể.
GV treo hình 3,4 GV chốt :
à Vào đến ruột non mọât phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng ch1ng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã dược đưa xuống ruột biến thành phân rồi được đưa ra ngoài.
GV chuyển ý : Các em vừa nắm được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hoá. Vậy ta nên làm gì và không nên làm gì để giúp sự tiêu hoá được tốt và dễ dàng cô và các em bước tiếp vào hoạt động tiếp theo.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
* MT : HS hiểu ăn chậm nhai kĩ giúp cho thức ăn tiêu hoá dễ dàng đó cũng chính là bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
* PP : Vấn đáp, thảo luận, giảng giải.
GV : vậy ta nên làm gì và không nên làm gì các em hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi sau.
Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ ?
Tại sao chúng ta không chạy nhảy nô đùa sau khi ăn ?
HS trình bày :
Câu 1 : Aên chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi.
Em có nhận xét gì ?
 Câu 2 : Sau khi ăn no ta cần phải nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu chạy nhảy nô đùa ngay dễ bị càm giác đau sóc trong bụng, sẽ làm giảm tác dụng tiêu hoá thức ăn trong dạ dày. 
à GV chốt : Để giúp sự tiêu hoá dễ dàng ta cần ăn chậm, nhai kĩ , khi ăn no không chạy nhảy nô đùa sẽ làm ành hưởng đến hệ tiêu hoá hàng ngày vào buổi sáng đê tránh táo bón.
5.Củng cố – dặn dò :(4’) 
 Trò chơi “ Ai nhanh hơn” thi đua hai dãy.GV nêu câu hỏi HS đưa thẻ đúng, sai.
Ở miệng thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưõi nhào trộn, nước bọt tẩm ướùt. Đ
Ta không cần ăn chậm nhai kĩ. S
Ở ruột non, chất bổ dưỡng thấm qua màng ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Đ
Ơû ruột già chất bã được biến thành phân rồi được đưa ra ngoài. S
GV nhận xét trò chơi 
Về nhà xem lại bài : “ Aên uống đầy đủ”
GV nhận xét tiết. 
-Hát
-3 HS trả lời à HS nhận xét.
à Thức ăn vào cơ thể phải đi qua những cơ quan tiêu hoá như : (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.)
à Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, gan tiết ra mật, tuỵ tiết ra dịch tuỵ.)
à HS vừa chỉ vừa nói.à HS nhận xét sửa bài.
Hoạt động lớp.
- HS nhận bánh. HS thực hành nhai, nuốt.
Nó không còn nguyên, nó được nhai nát ra, thật ướt và có vị ngọt.
HS nghe.
HS thảo luận (2’)
- Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến.
chốt ý qua tranh.
Hoạt động nhóm, lớp.
GV dính 4 câu hỏi và giao câu hỏi thảo luận nhóm.
HS trả lời.
1 nhóm trình bày 1 câu.
HS nhận xét à GV nhận xét.
GV vừa chỉ vào tranh và nói.
- Hoạt động nhóm lớp, cá nhân .
HS suy nghĩ trong (3’)
à Thức ăn được tiêu hoá nhanh chóng và biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. à HS nhận xét.
1 HS nêu sửa bài trước lớp.
Chia lớp thành hai dãy thi đua.
-> HS nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:
ÔN RÈN CHỮ
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp HS ôn và viết rèn chữ đoạn 3 bài :Mẩu giấy vụn.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng chính tả trình bày sạch đẹp.
3.Thái độ : Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. NỘI DUNG : 
1. Viết rèn chữ : 
GV đọc đoạn viết.
Nêu từ khó.
GV cho nhìn sách viết bài.
à GV thu vở chấm nhận xét.
2.Làm bài tập. Thi tìm tiếng 
Dãy A thi tìm tiếng có dấu huyền và thanh hỏi
Dãy B tìm tiếng có dấu sắc và thanh ngã.( đoạn vừa viết)
GV nhận xét tuyên dương.
1 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
HS nêu : xì xào, đánh bạo, giơ tay. Mẩu giấy.
HS viết vào bảng con.
HS viết vào vở soát lỗi à HS nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
HS tham gia tìm.
à Dãy nào nhanh, đúng thắng.
ÔN TOÁN
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm đúng qua các bài tập.
3.Thái độ : Yêu thích học toán.
II. NỘI DUNG :
Bài 1 : Tính có đặt tính?
87+25 77+6 67+17 49+35
37+9 34+7 56+27 27+17
GV yêu cầu HS làm bài sửa bài nhận xét.
Bài 2 : Toán đố ?
Lan có 37 quyển vở, Hùng có nhiều hơn Lan 8 quyển vở. Hỏi Hùng có bao nhiêu quyển vở ?
GV yêu cầu HS phân tích bài toán. Bài toán cho gì ? Hỏi gì ?
GV cho HS làm bài sửa bài nhận xét. 
HS nêu yêu cầu bài toán-> làm bài.
à HS sửa bài nhận xét.
HS nêu yêu cầu bài toán.
HS làm bài à HS sửa bài nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN XH.doc