Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 7

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 7

 Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2+3: Tập đọc NGƯỜI THẦY CŨ

I/ Mục tiêu

- Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ: cổng trường , lớp , lễ phép , liền nói , nhộn nhịp xúc động , hình phạt

- Hiểu nghĩa các từ mới như: lễ phép , mắc lỗi , xúc động , hình phạt

và hiểu nội dung bài: lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ.

- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng đúng với lời từng nhân vật . Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( thầy giáo, chú bộ đội ) Trả lời đúng ý các câu hỏi về nội dung bài.

*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác khi đọc bài. Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Luôn kính trọng thầy và biết ơn các thầy cô giáo.

- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.

II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III/ Các hoạt động dạy học

 1/ổn định tổ chức: (1’) Hát

2/Kiểm tra bài cũ: (5’)

 - 2 HS đọc bài “Ngôi trường mới“ và trả lời câu hỏi của giáo viên

-GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7
 Ngày soạn 7/10/2012
Ngày dạy thứ 2/8/2012
 Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2+3: Tập đọc NGƯỜI THẦY CŨ
I/ Mục tiêu 
Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ: cổng trường , lớp , lễ phép , liền nói , nhộn nhịp xúc động , hình phạt 
 Hiểu nghĩa các từ mới như: lễ phép , mắc lỗi , xúc động , hình phạt
và hiểu nội dung bài: lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ.
- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng đúng với lời từng nhân vật . Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( thầy giáo, chú bộ đội ) Trả lời đúng ý các câu hỏi về nội dung bài.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác khi đọc bài. Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Luôn kính trọng thầy và biết ơn các thầy cô giáo.
- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - 2 HS đọc bài “Ngôi trường mới“ và trả lời câu hỏi của giáo viên
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giaó viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Giáo viên giới thiệu bài mới
-GV ghi tên bài lên bảng. 
HĐ4: Luyện đọc (28’)
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
-Mời các nhóm thi đua đọc ĐT và CN.
-Lắng nghe nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt 
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài . 
TIẾT 2
HĐ1: Tìm hiểu bài (12’)
* Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
- Cho học sinh đọc đoạn 1-2 
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Khi gặp ... như thế nào ?
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
-GV nhận xét tổng kết đoạn 1-2 
* Tìm hiểu đoạn 3 
- Cho một học sinh đọc đoạn 3. 
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Thầy cô là những người dạy dỗ các em nên người, các em phải kính trọng và lễ phép với thầy cô.
HĐ2: Luyện đọc lại. (15’)
-GV đọc mẫu lần 2 và hướng dẫn cách thể hiện lời của từng nhân vật.
HĐ3:Thi đọc truyện theo vai (8’)
-Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 3 em .
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật .
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 - Lớp theo dõi giới thiệu 
 -2 em nhắc lại đề bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như GV lưu ý khi hướng dẫn đọc.
- Lần lượt từng em nối tiếp.
- Rèn đọc các từ như : cổng trường , lớp , lễ phép , liền nói , nhộn nhịp , xúc động , hình phạt
- Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi / từ phía cổng trường / bỗng xuất hiện một chú bộ đội //Thưa thầy ,/ em là Khánh /...
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- 1 HS đọc chú giải: lễ phép , mắc lỗi , xúc động , hình phạt 
- 3 em đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Các nhóm thi đua đọc bài ( ĐT, CN)
-Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Học sinh đọc đoạn 1-2
- Bố của bạn Dũng đến trường gặp lại thầy giáo cũ .
- Bố Dũng bỏ mũ , lễ phép chào thầy.
- Bố Dũng đã trèo qua cửa sổ lớp nhưng thầy chỉ bảo ban mà không trách phạt .
- Học sinh đọc đoạn 3
- Dũng nghĩ : Có lần bố cũng mắc lỗi thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
-HS theo dõi, lắng nghe.
-HS lên làm thử một lần.
- HS phân vai: Thầy giáo, chú bộ đội, người dẫn chuyện.
- Luyện đọc trong nhóm
-Thi đọc theo vai .
-Từng tổ lên phân vai và thi đọc trước lớp.
4/ Củng cố - dặn dò: (4’) 
 - Em học tập được gì ở bài tập đọc này? khuyên các em phải biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em
 -Về nhà đọc và học thuộc để kể lại câu chuyện.
Tiết 4: Toán LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức : Củng cố cách giải bài toán có lời văn về “ ít hơn và nhiều hơn “ bằng1 phép tính.
- Kĩ năng : Giải được các bài toán có lời văn dạng “ít hơn và nhiều hơn “ bằng 1 phép tính.
 *GDKNS: Kĩ năng tự ra quyết định, nhận biết về thời gian, tự tin, cẩn thận, chính xác.
- Thái độ : Cẩn thận trong khi làm bài.
*Giảm bài tập 1 (tr. 31)
II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng gài , que tính. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
-HS lên chữa bài tập số 2 – GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
 HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Hôm nay chúng ta củng cố về dạng toán ít hơn và nhiều hơn .
HĐ2: Luyện tập (30’)
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-Kém hơn nghĩa là thế nào ? 
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh.
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề.
-Yêu cầu lớp làm tương tự bài 2 
- Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi ?
- Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi ?
- Vậy: bài toán 2 và bài 3 là hai bài toán ngược của nhau .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Đây là dạng toán gì đã học?
- Nhận xét bài làm của học sinh . 
-2 em nhắc lại đề bài.
-Một em đọc đề bài .
-Kém hơn nghĩa là ít hơn .
- Dạng toán ít hơn .
- HS làm vào vở.
- Bài giải Tuổi của em là :
 16 - 5 = 11 ( tuổi )
 Đ/ S : 11 tuổi
- Đọc đề .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Anh hơn em 5 tuổi 
- Em kém anh 5 tuổi .
- HS nêu miệng bài giải
- Bài giải: Số tuổi anh là :
 11 + 5 = 16 ( tuổi )
 Đ/ S : 16 tuổi .
- Một em đọc đề bài 
- Học sinh giải vào vở.
- Toà nhà 1: 16 tầng, toà nhà 2 ít hơn 4 tầng.
-Bài toán về ít hơn.
 16 tầng
Toà nhà 1: 
Toà nhà 2: 4 tầng
 ? tầng
 Bài giải : Toà nhà 2 có số tầng là .
 16 - 4= 12 (tầng ) 
 Đáp số : 12 tầng
4/ Củng cố - dặn dò: (3’)
- Cho HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học
 .
Ngày soạn 9/10/2012
Ngày dạy thứ 4/10/2012
Tiết 1: Kể chuyện NGƯỜI THẦY CŨ
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức : Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện
- Kĩ năng : Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được với lời kể với nét mặt , điệu bộ . Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật trong nội dung của truyện . Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác khi kể chuyện.
- Thái độ : HS có ý thức say mê trong học tập
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ trong SGK
 III/ Các hoạt động dạy học
 1/ổn định tổ chức: (1’)Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Bốn em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Mẩu giấy vụn “
- GV nhận xét và ghi điểm
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Phần giới thiệu (1’)
 -Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện 
 “ Người thầy cũ “ 
HĐ2: Hướng dẫn kể từng đoạn (15’)
- Lần lượt cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Gợi ý các câu hỏi: -Bức tranh vẽ cảnh gì ?Ở đâu? Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào? - Ai là nhân vật chính ? -Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào ? - Chú bộ đội là ai , đến lớp làm gì ?....
HĐ3:Kể lại toàn bộ câu chuyện (15’) 
- Yêu cầu 3 em tiếp nối nhau kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn .
- Yêu cầu một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện
- Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
-2 em nhắc lại đề bài
- Chuyện kể : Người thầy cũ 
- HS nối tiếp nhau kể theo gợi ý
- Ba em tiếp nối nhau mỗi em kể một đoạn.
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất
4Củng cố - dặn dò: (4’) 
- Cho HS nhắc lại nội dung câu chuyện
 -Giáo viên nhận xét đánh giá và giáo dục học sinh lòng kính trọng các thầy cô giáo.
Tiết 2: Toán KI - LÔ - GAM 
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức: Biết biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn. Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân. Nhận biết được đơn vị đo khối lượng Ki-lô- gam, tên gọi và kí hiệu ki- lô- gam ( kg)
- Kĩ năng : Biết làm phép tính cộng , trừ số đo khối lượng có đơn vị đo là ki- lô- gam.
*GDKNS:Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
- Thái độ : Cẩn thận trong khi làm bài.
*Giảm bài tập 3 đối với các học sinh làm chậm.
II/ Đồ dùng dạy học : 1 chiếc cân đĩa, các quả cân 1kg, 2kg,.. 1số đồ vật dùng để cân 
III/ Các hoạt động dạy học
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS lên chữa bài tập 3 - GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng là Ki Lô Gam 
HĐ2: Hình thành kiến thức (10’)
* Giới thiệu vật nặng hơn , nhẹ hơn
- Đưa1 quả cân 1kg và 1 quyển vở 
- Yêu cầu dùng 1 tay lần lượt nhấc 2 vật lên và cho biết vật nào nặng , vật nào nhẹ hơn.
* Giới thiệu cái cân và quả cân : 
 - Cho quan sát cái cân và yêu cầu nêu nhận xét về hình dạng của cân .
- GV: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là ki lô gam . Ki lô gam được viết tắt là : kg 
- Cho xem các quả cân 1kg , 2kg và 5 kg .
* Giới thiệu cách cân và thực hành cân 
- Giới thiệu cách cân thông qua 1 túi gạo 
HĐ3: Luyện tập (20’)
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Cho HS nêu miệng 
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Viết lên bảng : 1 kg + 2kg = 3 kg 
-Tại sao 1 kg cộng 2 kg lại bằng 3 kg ?
- Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị đo là ki lô gam .
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3: GV nêu đề bài và hướng dẫn học sinh khá giỏi làm bài.
-GV nhận xét và tuyên dương.
-2 em nhắc lại đề bài.
- Thực hành xách và nêu: Quả cân nặng hơn quyển vở .
- Cân có 2 đĩa giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng , kim thăng bằng .
- Đọc : Ki lô gam 
- Quan sát .
- HS thực hành cân
- Đọc đề .
- Viết : 5 kg ; đọc : Ba ki lô gam .
- HS lên bảng đọc và viết 
- Một em nêu đề bài  ... .
HĐ4: Luyện tập (18’)
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét kết quả.
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét kết quả.
Bài 3: Cho học sinh thi điền số. 
- Cho 2 đội mỗi đội 3 em lên nối tiếp nhau điền số vào bài tập.
Bài 5: Cho HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm nhận xét
-2 em nhắc lại đề bài.
- Quan sát và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính 6 + 5 
- HS nêu cách đặt tính và tính như SGK
- Tự lập công thức :
 6+ 2 = 8 6 + 3 = 9 6 + 4 = 10  
 - HS đồng thanh đọc bảng cộng
- 5 em đọc thuộc
- Học sinh tính và nêu kết quả tính.
- HS em nêu kết quả tính.
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh đặt tính 
 6 6 6 7 9
 +4 + 5 +8 + 6 +6
10 11 14 13 15
- Học sinh thi điền kết quả lên bảng nhóm.
 6 + = 11 + 6 = 12 6 + =13 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
 - Học sinh làm bài vào vở: Điền dấu ><=
 7 + 6 ... 6 + 7 6 + 9 - 5 .. .11 
 8 + 8 ... 7 + 8 8 + 6 - 10 ... 3
4/Củng cố - dặn dò: (3’)
 - Cho 3 HS đọc thuộc bảng cộng 6
 - Dặn học sinh về ôn lại bài.
 Tiết 4: Ôn luyện từ và câu ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
I/ Mục tiêu 
 - Kiến thức: Củng cố về cách đặt câu ,tìm từ chỉ hoạt động.
 - Kĩ năng: Làm được các bài tập có liên quan đến từ chỉ hoạt động.
*GDKNS: Kĩ năng nhận biết, tự tin ra quyết định, tính cẩn thận, chính xác.
 -Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học: - Vở Tiếng Việt- Tranh vẽ 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát.
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Kiểm tra VBT của HS .
 - Nhận xétghi điểm
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Giáo viên giới thiệu bài mới
-Gv ghi tên bài lên bảng. 
HĐ2: ( 15’ ) Thảo luận nhóm 
-Chia nhóm học sinh thành các nhóm thảo luận theo nhóm 2.
 -Cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
-Giáo viên nhận xét và nêu kết quả
 HĐ3(15’) Thực hành cá nhân:
Bài 2 : Cho học sinh đặt câu.
-Cho học sinh nêu miệng.
-Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa.
- Theo dõi GV giới thiệu bài mới
-Học sinh thảo luận nhóm :chia 6 nhóm 
 N1,2 :ghi lại những hoạt động trong giờ học Tiếng Việt .
 N 3 ,4 :ghi lại những hoạt động trong giờ học Toán .
 N 5,6 ;ghi lại những từ chỉ hoạt động trong giờ học Thể dục .
 Học sinh báo cáo kết quả thảo luận 
 N1,2 :Từ ; viết bài ,nghe giảng ,đọc bài ,giơ tay ...
 -N3,4 : tính toán ,nhẩm ,cộng ...
 N5, 6 :quay trái ,quay phải ...
- Học sinh đặt câu với từ : giảng bài , yêu thương ,trò chuyện ,làm bài.
-Học sinh nêu câu vừa đặt.
 4.Củng cố- dặn dò(4’) 
-Nhắc lại nội dung bài. – Nhận xét chung tiết học.
 ..
 BUỔI CHIỀU
 Tiết 1: Chính tả CÔ GIÁO LỚP EM 
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức : -Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi khổ thơ cuối của bài “Cô giáo lớp em 
- Kĩ năng :- Biết cách trình bày bài thơ 5 chữ: Chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa. Phân biệt iêng / iêng. Phân tích các tiếng. Tìm đúng từ ngữ điền vào chỗ trống.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, cẩn thận, viết đúng, đẹp, trình bày khoa học.
-Thái độ : - HS có ý thức say mê trong học tập.
 II/ Đồ dùng dạy học : VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
-2 em làm bài: ...ái nhà , ...ái cây , mái ...anh , quả ...anh 
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài “ Cô giáo lớp em “ 
HĐ2: Hướng dẫn nghe viết (22’)
- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết .
-Tìm những những hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy học sinh tập viết ?
- Bạn nhỏ có tình cảm gì với côgiáo ?
- GV hướng dẫn cách trình bày 
-Một khổ thơ có mấy dòng thơ ?
-Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ? Vì sao - Đây là bài thơ 5 chữ vì vậy ta nên trình bày thế nào cho đẹp ?
-Đọc và yêu cầu viết các từ khó .
-GV đọc bài cho HS viết
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập (8’)
Bài 2 : - Yêu cầu đọc đề .
- Yêu cầu lớp nêu miệng .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Bài 3 : - Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm 
- GV nhận xét
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
-Hai em nhắc lại đề bài.
-Lớp đọc đồng thanh đoạn viết .
- Gió đưa thoảng hoa nhài. Nắng ghé vào cửa lớp , xem chúng em học bài .
- Rất yêu thương và kính trọng cô giáo .
- Có 4 dòng thơ . 
- Phải viết hoa vì đây là các chữ đầu dòng thơ - Viết bài thơ vào giữa trang vở , lùi vào 3 ô .
- Lớp viết vào bảng con: thoảng hương nhài, ghé, cô giáo, giảng, yêu thương, 
-Lớp nghe đọc chép vào vở .
- Soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Đọc bài .
- Nối tiếp nhau nêu miệng: thủy : Thủy chung , thủy tinh , bình thủy ,...- núi : núi non , đồi núi ,trái núi ,... .
- Thảo luận nhóm : tre - che - trăng - trắng
4/Củng cố - dặn dò: (3’)
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày 
 ..
Tiết 2: TVTC (Cô Việt dạy
Tiết 3: TTC (Cô Việt dạy)
 .
Ngày soạn 11/10/2012
Ngày dạy thứ 6/12/2012
Tiết 1: Tập làm văn 
 KỂ NGẮN THEO TRANH - LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU 
 I/Mục tiêu : 
- Kiến thức: Biết trả lời đúng các câu hỏi và kể lại được toàn bộ câu chuyện “ Bút của cô giáo “ . Viết lại được thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp .
- Kĩ năng: Làm được các bài tập theo yêu cầu.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá, lắng nghe tích cực, tự ra quyết định.
- Thái độ : Cẩn thận trong khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi hai em lên làm bài tập về mục lục sách thiếu nhi 
- Nhân xét cho điểm 
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Hôm nay các em thực hành viết lại thời khóa biểu, kể câu chuyện: Bút của cô giáo 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (30’)
Bài 1: GV treo từng tranh cho hs quan sát.
 - Cho hs nêu từng tranh vẽ gì?
 - Giáo viên hỏi câu hỏi từng tranh.
 - Tranh 1: Tranh vẽ cảnh ở đâu ? 
 Hai bạn học sinh đang làm gì ?
 Bạn trai nói gì ?
 Bạn gái trả lời ra sao ?
 -Tranh 2: Tranh 3; Tranh 4 
 - Giáo viên ghi các câu trả lời đúng và hay lên bảng cho HS đọc lại.
Bài 2: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
 - Cho học sinh làm vào vở bài tập.
 -GV theo dõi và nhận xét bài của HS
Bài 3: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
 - Giáo viên hỏi các câu hỏi SGK.
 - Giáo viên nhận xét. 
- Một em nhắc lại đề bài 
- HS quan sát tranh
- Học sinh nêu nội dung bức tranh vẽ gì.
-HS tìm câu trả lời phù hợp cho nd tranh.
- Trong lớp học.
-Tập viết chính tả ,kiểm tra ...
-Tớ quên không mang bút.
-Tớ chỉ có một cái bút.
- HS trả lời các câu để hoàn chỉnh bài văn.
- Học sinh nêu lại bài văn đã hoàn chỉnh.
-4 Học sinh kể thuộc lòng câu chuyện.
-Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu.
-HS tự làm vào VBT. Lập thời khoá biểu 
-Cho học sinh nêu cách lập TKB
- Một em nêu yêu cầu.
-HS trả lời câu hỏi theo TKB đã lập.
4/Củng cố - dặn dò: (3’)
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
Tiết 2 : Thể dục( Cô Chi dạy)
Tiết 3: Toán 26 + 5 
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức: Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 26 + 5. Củng cố cách giải toán về nhiều hơn. Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
- Kĩ năng : Ap dụng để giải các bài tập liên quan .
*GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
- Thái độ : Cẩn thận trong khi làm bài.
*Giảm bài tập 2 ( tr.35)
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng gài - que tính 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - HS1 : đọc thuộc 6 cộng với 1 số .
 - HS2 : Tính nhẩm : 6 + 5 + 3 ; 6 + 9 + 2 
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 26 +5 .
HĐ2: Giới thiệu phép cộng 26 + 5 (8’)
- Nêu bài toán : SGK
- Yêu cầu đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình .
HĐ3: Luyện tập (20’)
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
-Cho học sinh nêu cách tính và kết quả theo hình thức truyền hoa.
-Giáo viên nhận xét kết quả đúng.
Bài 3: Cho học sinh nêu đề toán.
-Giáo viên hỏi và tóm tắt lên bảng.
 16 điểm
Tháng trước: 5 điểm
Tháng sau : 
 ?điểm 10
- Cho học sinh tự làm bài vào vơ.
-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
 Bài 4: Cho HS thực hành đo trên sách.
- GV theo dõi nhận xét học sinh đọc.
-2 em nhắc lại đề bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Thực hiện phép cộng 26 + 5 
- HS nối tiếp nhau nêu như SGK
- Một em nêu yêu cầu bài tập 
- HS nối tiếp nêu kết quả.
+
+
+
+
 16 56 18 27
 4 8 9 6
 20 64 27 3 3
-2 em nêu. 
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh giải vào vở - 1 em làm bảng nhóm.
 Giải: 
 Số điểm mười tháng này tổ em đạt được là:
 16 + 5 = 21 (điểm mười)
 Đáp số: 21 điểm mười
-Học sinh đọc và nêu kết quả về độ dài của các đoạn thẳng.
4/ Củng cố - dặn dò: (4’)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
Tiết 3: Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 7
 I Mục tiêu: 
 -Kiến thức: Nhận xét được hoạt động của tuần đã qua.
 -Kĩ năng: Biết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt ở tuần tới.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác.
 -Thái độ: HS có ý thức quan tâm giúp đỡ bạn bè, nêu được ưu khuyết điểm của tuần qua.
 III/ Các hoạt động dạy học .
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của giáo viên.
HĐ1: Sinh hoạt lớp (10’)
- Cho lớp trưởng điều khiển
-GV nhận xét và tuyên dương những cá nhân, tổ có thành tích trong tuần.
HĐ2: Kế hoạch tuần tới. (10’)
- GV nhận xét chung
– Dặn dò chuẩn bị công việc cho tuần sau.
- GV tổng kết tiết học 
- Lớp trưởng nhận xét h/ động tuần qua: - HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt. 
-Triển khai hoạt động tuần tới
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Tiếp tục duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Mặc đồng phục đến lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.2012.doc