Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

TUẦN 1

 Tiết 1 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I.Mục tiêu

-Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

-Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

II-Đồ dùng dạy học:

-Tranh vẽ cơ quan vận động

III-Các hoạt động dạy học :

 

docx 13 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26 / 8/2011	TUẦN 1
	Tiết 1 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I.Mục tiêu
-Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
-Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể..
II-Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ cơ quan vận động
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Giới thiệu bài: 
Vừa rồi các em làm các động tác múa,nhảy,vẫy tay’xoè cánh”tại sao các em làm được động tác đó .Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được “cơ quan vận động”
Hoạt động 1:Làm một số cử động.
Bước 1: Làm việc theo cặp
-Yc /HS mở SGK/4
-Gọi 1-2 cặp lên thể hiện lại các động tác.
Bước 2 :Làm việc chung
Hỏi:Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động ?
* Kết luận : GV nêu : Để thực hiện được những động tác trên thì đầu mình chân tay phải cử động 
Hoạt động 2 :Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Bước 1 :HD/Hs thực hành tự nắn bàn tay,cổ tay, cánh tay của mình.
Hỏi: dưới lớp da của cơ thể có gì ?
Bước 2:Hd/hs thực hành cử động ngón tay,bàn tay,cánh tay,cổ.
Hỏi:Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?
Kết luận: nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được .
Bước 3:Yc/hs quan sát hình 5,6
Hỏi: Chỉ và nói tên vác cơ quan vận động của cơ thể
Kết luận : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3:Trò chơi vật tay.
Bước 1:HD cách chơi.
Trò chơi này cần có 2 bạn ngồi đối diện nhau,cùng tì khuỷu tay phải hoặc tay trái lên bàn hai cánh tay phải đan chéo vào nhau.Khi nghe cô nói: Chuẩn bị thì hai cách tay con lại để sẵn sàn lên mặt bàn.
Khi cô hô bắt đầu thì hai bạn dùng sức ở tay của mình để kéo thẳng cánh tay của đối phương tay ai kéo thẳng được đối phương thì thắng.
Bước 2 : Gọi 2 hs lên chơi mẫu.
Bước 3: Tổ chức cả lớp cùng chơi.
Y/c ngưng cuộc chơi các trọng tài nêu tên các bạn thắng.
*Kết luận trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ.
Muốn cơ quan vận động khoẻ ta phải làm gì ?
3-Củng cố dặn dò:
-TNXH hôm nay học bài gì ?
Làm BT1,2 VBT 
Hướng dẫn học sinh cách làm 
Hướng dẫn sửa bài tập.
Nhận xét chung tiết học 
Về nhà chăm chỉ tập thể dục,xem trước bài bộ xương .
Hs nhắc lại
Quan sát hình 1,2,3,4
Hs thực hiện giơ tay quay cổ, nghiêng người, cuối gập mình.
Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm các động tác theo lớp trưởng
Hs trả lời-hs nhận xét
- HS nhắc lại:Để thực hiện được những động tác trên thì đầu mình chân tay phải cử động 
Hs làm việc cá nhân
Hs trả lời có (xương và bắp thịt)cơ
Hs thực hành
Hs trả lời
Hs nhắc lại
Hs quan sát
Hs trả lời- nhận xét
Hs nhắc lại .
Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hs thực hiện
Chơi theo nhóm 3 người(2 bạn chơi 1 bạn trọng tài)
Chơi 2-3 keo
Cả lớp hoan hô bạn thắng.
Hs trả lời(chăm chỉ tập thể dục ham thích vận động)
Cơ quan vận động
1 hs đọc yêu cầu bài 
cả lớp thực hiện .
Ngày dạy: 03 / 9/2011
TUẦN 2
 Tiết 2: BỘ XƯƠNG
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên và chỉ được các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
 - HS khá, giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể. Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
II. Chuẩn bị
 - Tranh vẽ bộ xương và một số phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS nhắc lại bài trước và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
 - GV nhận xét.
C. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu và ghi tựa
2 Phát triển các hoạt động
 Hoạt động 1: quan sát hình vẽ bộ xương
 Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể
 Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV treo tranh vẽ bộ xương.
- 2 HS lên bảng: 1 hs vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương; 1 hs gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng.
 - HS khá Giỏi: nêu tên các khớp xương của cơ thể
- HS thảo luận câu hỏi SGK.
 Kết luận: bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương,khoảng 200 chiếc xương với kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như não, tim, phổiNhờ có xương cơ phối hợp điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
 Hoạt động2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống bị cong, vẹo.
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3 trong SGK/7. Đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV và HS cùng thảo luận câu hỏi:
- Tại sao hằng ngày ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
- Tại sao chúng em không nên mang, xách vật năng?
- Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
HS khá giỏi: nếu bị gãy xương chúng ta sẽ như thế nào?
* Kết luận:
- Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm. Nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang vật nặng hoặc mang, xách không đúng cách sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai.
3. Củng cố dặn dò.
- Hãy nêu nguyên nhân bị cong vẹo cột sống?
 -Thực hiện những gì đã học trong bài.
- Chuần bị bài: Hệ cơ
- Nhận xét chưng giờ học
- HS trả lời
 - HS từng cặp quan sát chỉ và nói theo yêu cầu
- HS chỉ bảng và nói sau đó một HS gắn phiếu những vùng xương chính (xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân)
- HS lắng nghe
 - HS quan sát hình 2, 3 trong SGK/7. Đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn
 - HS thaỏ luận
 - Nó sẽ rất đau và đi lại khó khăn
- HS nêu ý kiến
 - HS lắng nghe
 - HS nêu
Ngàytháng năm 2011
Ngày dạy: / /2011
TUẦN 3
Tiết 3: HỆ CƠ
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
 * HS khá, giỏi: biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
II. Chuẩn bị
 - GV: Mô hình (tranh) hệ cơ 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động 
B. Bài cũ 	
- Kể tên 1 số xương trong cơ thể.
- Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt ta cần phải làm gì?
- Nhận xét 
C. Bài mới
1. Giới thiệu: 
- Yêu cầu từng cặp HS quan sát và mô tả khuôn
- Xương sống, xương sườn . . .
- An đủ chất, tập thể dục thể thao ..
mặt, hình dáng của bạn.
- Nhờ đâu mà mỗi người có khuôn mặt và hình dáng nhất định.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu hệ cơ
 Mục tiêu: Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ.
Cách tiến hành
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Bước 2: Hoạt động lớp.
- GV đưa mô hình hệ cơ.
- GV nói tên 1 số cơ: Cơ mặt, cơ mông . . .
- GV chỉ vị trí 1 số cơ trên mô hình (không nói tên)
- Gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cơ
- Tuyên dương.
- Kết luận: Cơ thể gồm nhiều loại cơ khác nhau. Nhờ cơ bám vào xương mà cơ thể cử động được.
 Hoạt động 2: Sự co giãn của các cơ
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của cơ: co và giãn được.
Cách tiến hành
Bước 1:
- Yêu cầu HS làm động tác gập cánh tay như hình 2 SGK , quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay.
- Làm động tác duỗi cánh tay và mô tả xem nó thay đổi ntn so với khi co lại?
Bước 2: Nhóm
- GV mời đại diện nhóm lên trình diễn trước lớp.
- GV bổ sung.
Kết luận: Khi co, cơ ngắn và chắc hơn. Khi duỗi cơ dài ra và mềm hơn.
Bước 3: Phát triển ( dành cho hs giỏi)
- GV nêu câu hỏi:
+ Khi bạn ngửa cổ phần cơ nào co, phần cơ nào duỗi.
+ Khi ưỡn ngực, cơ nào co, cơ nào giãn.
 Hoạt động 3: Làm thế nào để cơ phát triển tốt, săn chắc?
 Mục tiêu: Có ý thức bảo vệ cơ
Cách tiến hành
- Chúng ta phải làm gì để giúp cơ phát triển săn chắc?
- Những việc làm nào có hại cho hệ cơ?
* Chốt:( Nêu lại những việc nên làm và không nên làm để cơ phát triển tốt.)
3. Củng cố – Dặn dò 
- Qua bài học này chúng ta đã biết được: nên ăn uống nay đủ, tập luyện rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ thể khoẻ mạnh.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài : Lam gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Nhờ có cơ phủ toàn bộ cơ thể.
- HS quan sát theo nhóm đôi
- HS nhìn theo que chỉ và nêu tên các cơ
- HS chỉ vị trí đó trên mô hình
- HS gọi tên cơ đó.
- HS xung phong lên bảng vừa chỉ vừa gọi tên cơ
- Lớp nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- HS thực hiện và trao đổi với bạn bên cạnh.
- Đại diện nhóm vừa làm động tác vừa mô tả sự thay đổi của cơ khi co và duỗi.
- Nhận xét 
- Nhắc lại.
- HS làm mẫu từng động tác theo yêu cầu của GV: ngửa cổ, cúi gập mình, ưỡn ngực . . .
- Phần cơ sau gáy co, phần cơ phía trước duỗi.
- Cơ lưng co, cơ ngực giãn
- Tập thể dục thể thao, làm việc hợp lí, ăn đủ chất . . .
- Nằm ngồi nhiều, chơi các vật sắc, nhọn, ăn không đủ chất . . .
- HS nghe – hiểu.
Ngày dạy: 22 / 8/2011
TUẦN 4
Tiết 4 : LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT ?
I. Mục tiêu
 - Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
 - Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống
II. Chuẩn bị
 - GV: Bộ tranh, phiếu thảo luận nhóm, chậu nước
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: (3’) Trò chơi vật tay
- GV hướng dẫn cách chơi: 2 bạn cạnh nhau tì khuỷu tay lên bàn. 2 cánh tay đan chéo vào nhau, khi GV hô bắt đầu cả 2 cùng dùng sức ở cánh tay mình kéo cánh tay bạn.
- Tuyên dương.
- GV hỏi: Vì sao em có thể thắng bạn?
- GV nói: Các bạn có thể giữ tay chắc và giành chiến thắng trong trò chơi là do có cơ tay và xương phát triển mạnh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rèn luyện để cơ và xương phát triển tốt.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2. Phát triển các hoạt động 
 Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt
 Mục tiêu: Biết những việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt.
Cách tiến hành
 Bước 1: Giao việc
- Chia lớp thành 4 nhóm và mời đại diện nhóm lên bốc thăm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Nhóm 1: Muốn cơ và xương phát triển tốt ta  ... phát triển tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc 1 vật
Mục tiêu: Biết cách nhấc 1 vật nặng
Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 hs xếp thành 2 hàng dọc.
- Đặt ở vạch xuất phát của mỗi nhóm 1 chậu nước.
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi.
- Khi GV hô hiệu lệnh, tưng em nhấc chậu nước đi nhanh về đích sau đó quay lại đặt chậu nước vào chỗ cũ và chạy về cuối hàng. Đội nào làm nhanh nhất thì thắng cuộc.
Bước 3:GV làm mẫu và lưu ý HS cách nhấc 1 vật.
Bước 4: GV tổ chức cho cả lớp chơi.
Bước 5: Kết thúc trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời 1 em làm đúng nhất lên làm cho cả lớp xem. 
- GV sửa động tác sai cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Mời hs nhắc lại bài học.
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Cơ quan tiêu hóa.
- Cả lớp chơi
- Em khỏe hơn, giữ tay chắc hơn
- HS lại tên bài
- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ.
- Quan sát hình 1/SGK.
- Ăn đủ chất: Thịt, trứng, sữa, cơm, rau quả. . .
- Quan sát hình 2/SGK.
- Bạn ngồi học sai tư thế. Cần ngồi học đúng tư thế để không vẹo cột sống.
- Quan sát hình 3/SGK.
- Bơi giúp cơ săn chắc, xương phát triển tốt.
- Quan sát hình 4,5/SGK.
- Bạn ở tranh 4 sử dụng dụng cụ vừa sức. Bạn ở tranh 5 xách xô nước quá nặng.
- Chúng ta không nên xách các vật nặng làm ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ
- HS xếp hàng theo yêu cầu
- HS nghe HD
- Quan sát
- HS xung phong lên làm.
- HS nhắc lại bài học.
Ngàytháng năm 2011
Ngày dạy: 22 / 8/2011
TUẦN 5
Tiết 5: CƠ QUAN TIÊU HÓA 
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ qua tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 - HS khá, giỏi phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hóa.
II. Chuẩn bị 
 - Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa và các thẻ từ ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . Khởi động
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
- Trò chơi chế biến thức ăn . Nhập khẩu - vận chuyển - chế biến “ cho các em nêu ý nghĩa trò chơi và GV nêu đề bài 
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1 : Quan sát chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
Mục tiêu : Nhận biết được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
 Cách tiến hành:
 Bước 1 : Làm việc theo cặp :
- Yêu cầu quan sát hình vẽ 1 sách giáo khoa thảo luận câu hỏi :
- Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đưa đi đâu ?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- Treo tranh vẽ ống tiêu hóa phóng to lên bảng .
- Yêu cầu 2 em lên bảng phat cho mỗi em 3 thẻ từ viết tên các bộ phận của ống tiêu hóa yêu cầu gắn vào hình .
- Gọi một em khác chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
* Giáo viên rút kết luận : Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ơ ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
Hoạt động 2 : Quan sát , nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ . 
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Cách tiến hành:
 Bước 1 : Giáo viên giảng về sự tiêu hóa .
- Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nhỏ qua thực quản , xuống dạ dày rồi đến ruột non các chất bổ được đưa đi nuôi cơ thể . Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự tham gia của các dịch tiêu hóa từ gan , mật , tụy (chỉ vào tranh để học sinh nhìn thấy) . VD nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan, dịch tụy do tuỵ tiết ra. Ngoài ra còn co dịch tiêu hoá khác. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan, túi mật (chứa mật) và tuỵ.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Cho lớp quan sát hình 2 trang 13 và chỉ đâu là tuyến nước bọt , gan , tụy , túi mật .
- Kể tên các cơ quan tiêu hóa ?
- Yêu cầu quan sát sơ đồ, đọc chú thích trả lời câu hỏi .
- Yêu cầu hs phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá ( HS khá, giỏi).
* Kết luận : Cơ quan tiêu hoá gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ.
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ghép chữ vào hình “
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh gồm hình vẽ các cơ quan tiêu hóa cùng các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa .
- Yêu cầu học sinh gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa tương ứng .
- Yêu cầu các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp . 
3. Củng cố - Dặn do:
- Nêu tên các cơ quan trong hệ tiêu hóa ?
- Nhận xét tiết học dặn hoc sinh xem trước bài mới 
- Hát
- Lớp thực hành trò chơi theo hướng dẫn giáo viên ,lắng nghe giới thiệu bài .Vài em nhắc lại tựa bài
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói và chỉ trên tranh vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn 
- Thức ăn được đưa vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già các chất cặn bã được thải ra ngoài.
- Quan sát tranh .
- Hai em lên thực hành gắn thẻ vào bức tranh .
- Một em lên chỉ và nêu đường đi của thức ăn .
- Nghe và nhắc lại .
- Quan sát để nắm về quá trình tiêu hóa thức ăn .
- Lắng nghe giáo viên .
- Quan sát và thực hành chỉ vị trí của tuyến nước bọt , gan , tụy , túi mật ,..
- Miệng , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt , gan , tụy .
- Ba em nhắc lại .
- HS nêu và chỉ vào hình.
- Lắng nghe giáo viên 
- Chia thành 4 nhóm .
- Các nhóm nhận tranh và các phiếu rời .
- Thảo luận và dán phiếu vào tranh vẽ tương ứng đúng .
- Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm 
- NX bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
Ngày dạy: 22 / 8/2011
TUẦN 6
Tiết 6 :TIÊU HÓA THỨC ĂN 
I. Mục tiêu
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
- HS khá, giỏi: Giải thích được tại sao can ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
* GDBVMT: - Chạy nhảy sau khi ăn lo sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa khi ăn no, không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định. Bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị 
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa và một vài bắp ngô luộc hoặc bánh mì .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
* Khởi động : 
- Trò chơi chế biến thức ăn . 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1 : Nhận biết sự Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng - Dạ dày.
Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp :
- Phát cho học sinh một miếng bánh mì 
- Yêu cầu nhai kĩ ở trong miệng sau đó mô tả quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng .
- Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn ?
- Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì ?
- Yêu cầu các nhóm làm việc .
Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Yêu cầu đại diện trả lời trước lớp .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
* Giáo viên rút kết luận.
+ Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.
+ Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK . 
 Mục tiêu: HS nói được sơ lược về sự biên đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
Cách tiến hành
 Bước 1 : làm việc theo cặp 
- Yêu cầu đọc thông tin sách giáo khoa , hai bạn ngồi gần nhau thảo luận trả lời các câu hỏi :
- Vào tới ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì - Phần chất bổ trong thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì - Phần chất bã trong thức ăn được đưa đi đâu ? Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ?
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày ?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Yêu cầu một số em lên trả lời câu hỏi .
* Kết luận :
Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài.
Hoạt động 3 :Vận dụng KT đã học vào đời sống
Mục tiêu : Hiểu được ăn chậm nhai kĩ sẽ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được rễ ràng.
Hiểu được rằng chạy, nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi lần lượt cho cả lớp:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ? ( HS khá, giỏi)
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no? ( HS khá, giỏi)
GDBVMT: Nếu ta chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày sẽ bị mắc các bệnh về dạ dày. - An chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn.
An chậm, nhai kĩ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Thức ăn chóng được tiêu hóa và nhanh chóng biến thành các chất bổ nuôi cơ thể.
Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài, thực hiện theo những gì đã học.
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp thực hành trò chơi 
- Mỗi nhóm 2 em thực hành nhai nát thức ăn trong miệng và nói cho nhau nghe về cảm giác của mình về vị của thức ăn cho bạn nghe 
- Thảo luận để trả lời câu hỏi .
- Răng nghiền nát thức ăn , lưỡi nhào trộn nước bọt tẩm ướt thức ăn và nuốt xuống dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn biến thành chất bổ dưỡng .
- Lần lượt một số em đại diện lên trả lời trước lớp .
- Nhận xét bổ sung ý kiến của bạn . 
- HS lắng nghe
- Phần lớn thức ăn biến thành các chất bổ thấm vào thành ruột non vào máu và đi nuôi cơ thể. Chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài .
- Vì nếu không đi ...... dễ bị táo bón .
- Lần lượt 1 số cặp lên trả lời trước lớp 
- Nhận xét bình chọn nhóm trả lờiđúng 
- Nghe - hiểu
-Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn.
Ăn chậm, nhai kĩ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Thức ăn chóng được tiêu hóa và nhanh chóng biến thành các chất bổ nuôi cơ thể.
- Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc, tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày sẽ bị mắc các bệnh về dạ dày.
- HS lắng nghe - hiểu
Ngày dạy: 22 / 8/2011
TUẦN 7
Ngày dạy: 22 / 8/2011
TUẦN 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_nam_hoc_2011_2012_truon.docx