Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc

 BÓP NÁT QUẢ CAM

I.Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn,giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5 – HS khá, giỏi trả lời được CH4)

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc; bảng phụ chép câu khó hướng dẫn đọc

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 33 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
 bóp nát quả cam
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn,giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5 – HS khá, giỏi trả lời được CH4)
II.Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ bài tập đọc; bảng phụ chép câu khó hướng dẫn đọc
III.Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đọc thuộc bài: "Tiếng chổi tre" và trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Luyện đọc: 
*GV đọc mẫu + nêu giọng đọc chung toàn bài
+ Em hãy nêu các từ khó đọc?
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: Nguyên, thuyền rồng, lẽ ra, lăm le, ....
- Giải nghĩa từ : Nguyên, thuyền rồng
* Luyện đọc đoạn:
+ GV HD đọc câu dài, câu đối thoại 
"Đợi từ...trưa,/ vẫn...gặp,/ cậu...liều chết/ xô mấy..ngã chúi,/xăm xăm xuống bến.//"
+ HD giải nghĩa từ cuối bài
* Y/c HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
* GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 HS đọc bài và TLCH
- 2 HS nhắc lại tên bài.
+ HS theo dõi và đọc thầm
+ HS nêu
+ 3 - 5 HS đọc 
+ 2 HS giải nghĩa
- 3 HS luyện đọc theo đoạn (3 lần)
+ HS khá, giỏi nêu cách đọc và đọc mẫu. 
- 2 - 3 HS khác luyện đọc 
+ HS dựa SGK tập giải nghĩa
+ HS luyện đọc và sửa cho nhau trong nhóm đôi.
+ 4 HS đại diện 4 nhóm tham gia thi đọc (mỗi HS đọc một đoạn).
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
c. Tìm hiểu bài:
- Câu 1: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 2:
- Câu 2: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+ Quốc Toản nóng lòng gặp vua ntn?
- Câu 4, 5: 
Y/c HS thảo luận cặp, trả lời câu hỏi
* HS khá, giỏi:
+ Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
d) Luyện đọc lại
+ Gọi HS đọc cả bài
+ Y/c HS chọn một đoạn mình thích và thi đọc (thi 2 lần theo hai đối tượng)
+ HD nhận xét, bình chọn 
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
+ Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
+ Vô cùng căm giận
- 1 HS đọc trước lớp đoạn 2
+ Để được nói hai tiếng "xin đánh"
- HS phát biểu theo suy nghĩ:
- Thảo luận nhóm đôi.
- VD: TQT là một thiếu niên yêu nước.
- 1 HS khá, giỏi đọc
- Các nhóm cử đại diện thi đọc 1 đoạn. 
- Nhận xét, bình chọn.
- Một số HS phát biểu.
*********************************************
Toán
Ôn tập các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu:
 - Ôn về đọc, viết số, so sánh số có 3 chữ số.
 - Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
 - Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có 3 chữ số.
 - Làm được BT1(dòng 1, 2, 3), BT2 (a, b), BT4, 5.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Y/C HS nối tiếp nhau đọc thứ tự các số:
 HS1: từ 180 đến 200
 HS2: từ 880 đến 900
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Thực hành 
*Bài 1(dòng 1, 2, 3): 
- Gọi HS đọc đề và nêu y/c của đề.
- Y/C HS tự làm bài.
- HD chữa: 1 HS đọc số, 2 HS viết số
- Nhận xét cho điểm.
*Bài 2(a, b): 
- GV treo bảng phụ
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- HD mẫu phần a (HS khá)
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Vì sao? 
+ Y/C HS điền tiếp các số còn lại của phần a cho HS đọc các số này và nhận xét về dãy số.
+ Y/C HS tự làm các phần bài còn lại và chữa bài.
+ Gọi HS đọc bài làm đúng
*Bài 4: 
- Y/C HS tự làm bài và giải thích cách so sánh.
- Chữa bài cho điểm HS.
*Bài 5: 
- Đọc từng y/c của bài và y/c HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS + GV hệ thống kiến thức đã ôn.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc.
- 1 HS nêu y/c của bài.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS đọc số, 2 HS viết số.
- Điền số còn thiếu vào ô trống.
- Thực hiện theo y/c.
- Điền số 382 vì đếm 380, 381 sau đó đến 382. 
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
- Làm bài vào vở theo y/c.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc
- Nối tiếp nhau nêu cách so sánh.
- HS viết theo y/c của GV
******************************************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu:
 - HS ôn tập về đọc, viết, xếp thứ tự các số có đến 3 chữ số.
 - Biết phân tích các số có đến 3 chữ số thành tổng của các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 - Làm được BT 1, 2, 3.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Y/C 3 HS nối tiếp nêu ví dụ về các số tròn trăm, tròn chục.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: 
- Gọi HS nêu y/c của bài tập và tự làm bài.
- Y/C HS nhận xét bài làm của bạn.
*Bài 2: 
- Viết số 842 lên bảng và hỏi: Số này gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hãy viết số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
- Y/C HS tự làm tiếp các phần còn lại, sau đó nhận xét chữa bài bạn.
*Bài 3: 
- Y/C HS tự làm bài và sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- Làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- Nhận xét bài làm của bạn, cho điểm.
- Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục, 2 đơn vị
- 2 HS lên bảng viết số, HS làm bài vào giấy nháp.
- 842 = 800 + 40 + 2.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện theo y/c
***********************************
Mỹ thuật
( GV bộ môn dạy)
*********************************
Đạo đức
Dành cho địa phương
Tôn trọng luật giao thông
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Hiểu: cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và moi ngời 
- Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông 
- Học sinh biết tham gia giao thông an toàn 
B. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa đạo đức 4
- Một số biển báo giao thông
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Thế nào là hoạt động nhân đạo 
2.Bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ 
- Gọi học sinh đọc thông tin và hỏi 
(?) Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?
(?)Tạisao lại xảy ra tai nạn giao thông ?
(?)Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
Bài tập 1 : giáo viên chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ 
- Gọi một số học sinh lên trình bày.
- Cho hs quan sát 6 bức tranh và hỏi:
(?)Bức tranh vẽ gì?
(?) Những tranh nào chấp hành đúng luật lệ GT? Những tranh nào không chấp hành đúng luật lệ GT?
- Giáo viên kết luận : những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là nguy hiểm cản trở giao thông. Tranh 1, 5, 6 chấp hành đúng luật giao thông
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2 : giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh chia nhóm
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời 
- Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả nh tổn thất về người và của...
- Xảy ra tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân : thiên tai... nhng chủ yếu là do con ngời ( lái nhanh, vợt ẩu,... )
- Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật lệ giao thông
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh xem tranh để tìm hiểu nội dung
- Một số em lên trình bày
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm thảo luận tình huống. Dự đoán kết quả của từng tình huống
- Các tình huống là những việc dễ gây tai nạn giao thông -> luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc
D. Hoạt động nối tiếp :
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Nhận xét đánh giá giờ học.
***************************************
Kể chuyện
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu:
 Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2 – HS khá, giỏi kể lại được cả câu chuyện)
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ (SGK)
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: 
- Gọi 3 HS lên kể nối tiếp theo đoạn truyện “Chuyện quả bầu”
- 1 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Sắp xếp lại trật tự các tranh theo diễn biến của câu chuyện
+ Nêu y/c bài tập 1?
+ GV đưa tranh vẽ, yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung từng tranh?
+Y/cHSsuy nghĩ, sắp xếp lại thứ tự các tranh?
* HD HS kể từng đoạn theo tranh
+ Y/c HS tập kể trong nhóm
+ GV theo dõi, uốn nắn
+ Y/c đại diện các nhóm lên kể
+ GV nhận xét.
* Kể toàn bộ câu chuyện:
(?) Y/c HS đại diện của nhóm lên thi kể toàn bộ câu chuyện?
+ GV nhận xét , biểu dương
3. Củng cố, dặn dò:
(?) Qua câu chuyện em biết điều gì?
+ Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng kể.
- 1 HS khá, giỏi kể lại cả câu chuyện
- 2 HS nhắc lại tên bài.
+ 1 HS nêu
+ Vài HS nêu nội dung.
+ Làm việc theo cặp; 1- 2 cặp sắp xếp trên bảng.
+ HS sắp xếp: 2 – 1 – 4 - 3
+ HS dựa tranh vẽ tập kể trong nhóm, bạn khác nhận xét, bổ sung
+ 3 - 4 đại diện thi kể
+ Lớp nhận xét.
+ 3 HS khá, giỏi thi kể
+ Lớp n/xét, bình chọn nhóm thắng cuộc 
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
Chính tả
 Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam.
 - Làm được BT 2 a/b.
II. Đồ dùng dạy- học:Bút dạ, giấy khổ to viết nội dung BT2a 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con 3 từ : chích choè, hít tở, ríu rít.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe-viết
- GV đọc đoạn viết.
- Gọi HS đọc lại bài viết.
- Y/c hs nêu nội dung bài đọc.
- Y/c hs tìm từ khó 
- Hướng dẫn viết bài vào vở : Gv đọc cho hs viết
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa bài. (5 – 7 bài)
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
*Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống s hay x: 
 Gv treo giấy khổ to ghi nội dung bài tập.
- Gv nhận xét, chữa bài : sao, sao, xoè, xuống, x ... đến 3 chữ số.
 - Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
 - Làm được BT 1 (cột 1, 3), BT 2 (cột 1, 3), BT 3, 5.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS thực hành:
*Bài 1(cột 1, 3): 
- Gọi HS nêu y/c của bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
*Bài 2(cột 1, 3): 
- Gọi HS nêu y/c và tự làm bài.
- Y/c HS nêu cách đặt tính và tính ở một số dãy tính.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, củng cố cách thực hiện dãy tính.
*Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS chữa bài và cho điểm bạn.
*Bài 5: 
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài và nêu cách làm.
- Nhận xét, củng cố cách tìm SBC, TS chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS + GV hệ thống kiến thức ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu y/c.
- Làm bài vào vở bài tập; 6 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- 1 HS đọc y/c
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Thực hiện theo y/c. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
- Thực hiện làm bài tìm x.
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
*****************************************
Thể dục
( GV bộ môn dạy)
*****************************************
Luyện từ và câu
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I.Mục tiêu:
 - Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1, BT2); nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt nam (BT3)
 - Đặt được 1 câu chuyện ngắn với 1 từ tìm được trong BT3 (BT4)
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ BT1. Bút dạ, giấy khổ to làm BT3
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ :
- Cho 1 HS làm BT1, 1 HS làm lại BT2, 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hoạt động1: Hướng dẫn làm BT 1, 2
*Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây :
- GV đính tranh.
- GV nhận xét chốt lại : công nhân, công an, nông dân, bác sĩ, lái xe, người bán hàng.
*Bài tập 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết :
- GV nhận xét
c) Hoạt động2: Hướng dẫn làm BT 3, 4
*Bài tâp 3 : Trong các từ ngữ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta :
- GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
- GV nhận xét : anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù,
*Bài tập 4 : Đặt câu với một từ tìm được trong bài tập 3:
- Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò : 
 - Cho HS nêu lại những từ ngữ chỉ nghề nghiệp
- Nhận xét giờ.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét bổ sung
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miêng cá nhân
- HS đọc yêu cầu. 
- HS trao đổi nhóm. Làm vào giấy khổ to.
- Đại diện lên trình bày.
- HS đọc yêu cầu. Lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm
- Một vài HS nêu lại.
****************************************
Tập viết
Chữ hoa V (kiểu 2)
I. Mục tiêu:
 Biết viết chữ hoa V kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Nam thân yêu (3 lần)
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV: Chữ mẫu đặt trong khung, bảng phụ viết câu ứng dụng.
 - HS : Tập viết, bảng con, phấn .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Gọi 1 HS lên bảng viết chữ Q kiểu 2, 1 HS viết câu ứng dụng Quân dân một lòng
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới :
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
b) Hoạt động 2 : Luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng.
*GV đính chữ mẫu V kiểu 2.
- GV viết mẫu V và nêu cách viết.
- GV giới thiệu câu ứng dụng “Việt Nam thân yêu”
- Y/c hs nêu ý nghĩa câu ứng dụng.
- Y/c hs quan sát nhận xét về độ cao,...
- GV viết mẫu chữ Việt và h/dẫn cách viết.
c) Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở, chấm chữa bài.
- GV nêu yêu cầu.
- Theo dõi giúp đỡ học sinh.
- Chấm chữa bài : 7-10 bài. Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
Cho hs nêu lại các nét và cách viết chữ V hoa kiểu 2.
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Hs quan sát, n/xét cấu tạo con chữ.
- Theo dõi. Viết bảng con 2 lượt.
- 2 hs đọc.
- 2 Hs nêu.
- Quan sát, nhận xét.
- Theo dõi viết bảng con 2 lượt.
- HS viết vào vở.
- Theo dõi tự chữa bài.
- 2 HS nêu.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Toán
 Ôn tập phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
 - Biết tính giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính (trong đó có 1 dấu nhân hoặc chia; nhân chia trong bảng tính đã học).
 - Biết tìm số bị chia, thừa số và giải toán có 1 phép nhân.
 - Làm được BT 1a, BT 2 dòng 1, BT 3, 5.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân, bảng chia – N/xét, cho điểm.
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1a:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho hs tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2(dòng 1):
- Nêu y/c của bài và cho hs tự làm bài.
*Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
(?) Học sinh lớp 2a xếp thành mấy hàng?
(?)Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
(?) Vậy để biết cả lớp có tất cả bao nhiêu HS ta làm như thế nào?
- Chữa bài và cho điểm hs.
*Bài 5
(?)Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Dặn HS về ôn bài.
- 2 HS đọc.
- Làm bài vào vở.
- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
- 2 HS đọc đề bài
- Xếp thành 8 hàng.
- Mỗi hàng có 3 hs.
- Ta thực hiện phép nhân 3x8.
- Tìm x.
- Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
***************************************
Chính tả
 Lượm
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ.
 - Làm được BT 2 a/b hoặc BT 3 a/b
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 hs lên bảng viết , lớp viết bảng con các tiếng : chúm chím, hiền dịu, dễ thương, cô tiên,..
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b) Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe-viết
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Y/c hs nêu nội dung bài thơ.
- Hướng dẫn hs nhận xét bài chính tả.
- Y/c hs tìm từ khó 
- Y/c HS đọc và phân tích từ khó.
- Y/c HS viết từng từ vào bảng con.
- Hướng dẫn viết bài vào vở : Gv đọc.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa bài. (5 – 7 bài)
c) Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
*Bài tập 2 a: 
- Gọi HS nêu y/c bài.
- Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- Gv nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS viết bảng con lại các từ ngữ đã viết sai
- Nhận xét giờ.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Lớp theo dõi.
- 3 học sinh đọc lại .
- Hs nêu.
- 2 HS nhận xét.
- Nêu từ khó : loắt choắt, nghênh, nghênh,
- Đọc, phân tích từ khó
- Viết bảng con.
- Hs nghe viết bài vào vở.
- Hs soát lỗi.
- Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống 
- Cho 2 hs lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở.
***********************************************
Tập làm văn
 Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục tiêu:
 - Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1, 2).
 - Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3)
II. Đồ dùng: 
 Bảng phụ viết sẵn các tình huống.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp lời từ chối trong các tình huống của BT 2 tuần 32.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn làm bài:
*Bài 1: Gọi 1 HS đọc y/c ; 
- GV treo tranh, y/c HS qsát và TLCH:
(?)Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi lời các nhân vật trong tranh.
- Gọi 2 - 3 cặp thực hành hỏi đáp trước lớp.
- HD bình chọn cặp nào nói tự nhiên nhất
(?)Khi đáp lời an ủi em cần nói với thái độ như thế nào?
*Bài 2: 
- Gọi HS nêu y/c và đọc các tình huống.
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi hỏi đáp theo các tình huống trong SGK.
- Gọi các nhóm trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung; bình chọn nhóm có lời đáp phù hợp nhất, tự nhiên nhất.
*Bài 3:
- Gọi HS đọc đề, y/c HS suy nghĩ về việc tốt mình sẽ kể.
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi 5 HS trình bày bài viết trước lớp.
- Gọi HS nhận xét về câu, cách dùng từ trong đoạn văn của bạn; cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hành.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu y/c.
- Thực hiện theo y/c
+ Tranh vẽ một bạn bị gãy chân phải nằm điều trị, 1 bạn khác đến an ủi động viên bạn.
- Thực hiện theo y/c trong vòng 2 phút.
- Thực hành hỏi đáp; HS khác nhận xét bổ sung.
- Cần nói với thái độ biết ơn.
- 2 HS nêu.
- Thực hiện theo y/c.
- 6 cặp thực hành hỏi đáp trước lớp.
VD: HS1 Đừng buồn nếu em cố gắng hơn em sẽ được điểm tốt.
HS2: Em cảm ơn cô, lần sau em sẽ cố gắng hơn...
- 1 HS đọc đề và nêu y/c của đề.
- Thực hiện làm bài cá nhân.
- Thực hiện theo y/c của GV.
- HS khác nhận xét.
********************************************
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Sinh hoaùt lụựp:
1.ẹaựnh giaự hoaùt ủoọng:
- HS ủi hoùc ủeàu, ủuựng giụứ, chaờm ngoan, 
- Veọ sinh trửụứng, lụựp, thaõn theồ saùch ủeùp.
- Leó pheựp, bieỏt giuựp ủụừ nhau trong hoùc taọp, ủoaứn keỏt baùn beứ.
- Ra vaứo lụựp coự neà neỏp. 
- Coự yự thửực hoùc taọp toỏt nhử: 
- Hoùc taọp tieỏn boọ nhử:
- Khen nhửừng em coự nhieàu ủieồm cao trong ủụùt thi ủua vửứa qua:
 - Beõn caùnh ủoự vaón coứn moọt soỏ em lửụứi hoùc nhử: 
2. Keỏ hoaùch:
- Duy trỡ neà neỏp cuừ.
- Giaựo duùc HS kớnh troùng vaứ bieỏt ụn anh boọ ủoọi Cuù Hoà.
- Giaựo duùc HS baỷo veọ moõi trửụứng xanh, saùch, ủeùp ụỷ trửụứng cuừng nhử ụỷ nhaứ.
- Duy trỡ phong traứo “Reứn chửừ giửừ vụỷ”.
- Coự ủaày ủuỷ ủoà duứng hoùc taọp trửụực khi ủeỏn lụựp.
- Tửù quaỷn toỏt.
- Hửụựng daón hoùc baứi, laứm baứi ụỷ nhaứ.
- ẹoọng vieõn HS tửù giaực hoùc taọp.
II. Cho hs múa hát những bài hát đã học.
- GV nhận xét.
**************************************
 Ngày tháng 4 năm 2010
 Xác nhận của BGH
******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33- Lien.doc