Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 12

Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 12

Tập đọc: (Tiết 34,35):

 Sự tích cây vú sữa

SGK: 96 Thời gian:40-42

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nơ trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích, (MT, MN).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa.

- Bảng ghi nội dung cần luyện đọc.

III. Các hoạt động:

1. Hoạt động đầu tiên:

 - Bài cũ 4: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: đọc Cây xoài của ông em, trả lời các câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét.

 

doc 37 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008
Tập đọc: (Tiết 34,35):
 Sự tích cây vú sữa
SGK: 96 Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Đọc trơn toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nơ trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích,  (MT, MN).
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa.
Bảng ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:
Hoạt động đầu tiên:
 - Bài cũ 4’: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: đọc Cây xoài của ông em, trả lời các câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét.
Hoạt động dạy bài mới:
 - Giới thiệu 1’: Sự tích cây vú sữa
 - Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc.
d) Đọc từng đoạn
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải nghĩa, GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần Mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau.
Chi nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2.
Hỏi: Vì sao cậu bè quay trở về?
Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó?
Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
Theo em sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa?
Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ.
1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK.
Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, hoặc một số từ khác phù hợp với tình hình học sinh.
Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Một hôm,/ vừa đói,/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.//
Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ.//
Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.//
Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi/ và gọi đó/ là cây vú sữa.//
Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
+ HS1: Ngày xưa chờ mong
+ HS2: Không biết như mây
+ HS3: Hoa rụng vỗ về.
+ HS4: Trái cây thơm cây vú sữa.
Luyện đọc theo nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
Đọc thầm.
Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng.
Đọc thầm.
Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh.
Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.
Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.
Một số HS phát biểu. VD: Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi, mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lóng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mỗi dãy đại diện 3 hs đọc nối tiếp bài.
1 hs đọc lại toàn bài.
Hs đọc.
3.Hoạt động cuối cùng 3’:
Cho HS đọc lại cả bài.
Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý.
Toán: (Tiết 56)
Tìm số bị trừ
SGK:56 Thời gian:35’-37’
Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
Aùp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan.
Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
II.Chuẩn bị:
Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học.
Kéo.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ 4’ : 2 HS sửa bài 3, 1HS sửa bài 4 - Nhận xét .
2. Hoạt động dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu 1’: Tìm số bị trừ
 b. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Tìm số bị trừ
Bài toán 1
- Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Còn lại 6 ô vuông.
- Làm thế nào để biết rằng còn lại 6 ô vuông?
- Thực hiện phép tính 10-4=6
Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10-4=6 (HS nêu, GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi).
Hoạt động 2: Rút ra quy tắc
 10	-	4	=	6 
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
Bài toán 2: Có 1 mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Làm thế nào ra 10 ô vuông?
- Thực hiện phép tính 4+6=10
- Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
X – 4 = 6
- Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì? Khi HS trả lời, GV ghi bảng: x = 6 + 4
- Thực hiện phép tính 4+6.
- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Là 10
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng.
X – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- x gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ?
- Là số bị trừ.
- 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ?
- Là hiệu.
- 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ?
- Là số trừ.
- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào ?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại.
- Nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài.
- Làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- 3 HS lần lượt trả lời:
Tại sao x = 9 + 3 ?
Tại sao x = 16 + 8 ?
Tại sao x = 35 + 20
- Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 3 = 9, 9 là hiệu, 3 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ (2 HS còn lại trả lời tương tự).
Bài 2:
- Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống?
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền?
- Là số bị trừ trong các phép trừ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài.
- Gọi 1 HS đọc chữa bài.
- Đọc chữa (7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống) bài.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm.
Có thể hỏi thêm:
+ Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước.
+ Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm.
- Dùng chữ cái in hoa.
3. Hoạt động cuối cùng 3’:
Tổng kết giờ học.
Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: 13 – 5
***
Mĩ thuật: (Tiết 12)
VẼ THEO MẪU: VẼ LÁ CỜ TỔ QUỐC
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được hình dáng và màu sắc của một số loại cờ
- Vẽ được một lá cờ
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các laọi cờ
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên 
- Sưu tầm một số loại cờ thật như: cờ tổ quốc, tranh vẽ cờ lễ hội.
- Tranh, ảnh ngỳa lễ hội cĩ nhiều cờ
Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy và màu vẽ
III. Các hoạt động:
 Giới thiệu bài
 Tiết học trước các em đã được hướng dẫn vẽ tiếp hopạ tiết và đ.diềm. Tiết học này các em sẽ học vẽ theo mẫu: Vẽ cờ lễ hội.
Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét
- Gv gt cờ tổ quốc hoặc tranh vẽ cờ lễ hội để hs nhận biết:
	+ Cờ tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ cĩ ngơi sao vàng năm cánh ở giữa.
	+ Cờ lễ hội cĩ nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
- Gt thêm ảnh các ngỳa lễ hội.
Hoạt động 2: Cách lá cờ
- GV vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để hs nhận ra tỉ lệ nào là vừa. 	
	a) Hình dài và hẹp ngang	b) hình gần vuơng
	c) Hình cĩ tỉ lệ vừa với lá cờ	d) Vẽ lá cờ hồn chỉnh
- Gv hướng dẫn bước vẽ lá cờ.
	+ Vẽ lá cờ vừa với phần của giấy
	+ Vẽ ngơi sao ở giữa nền cờ (cố gắng vẽ năm cánh đều nhau)
	+ Vẽ màu: nền màu đỏ tươi, ngơi soa màu vàng 
* Cờ lễ hội:
	+ Vẽ hình dáng bên ngồi trước, chi tiết sau.
	+ Vẽ màu theo ý thích
a) Vẽ phác hình	 b) Vẽ chi tiết	 c) Hồn chỉnh hình
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv quan sát lớp và gợi ý :
	+ Vẽ những lá cờ khác nhau vừa phần giấy ở vở tập vẽ (giấy vẽ)
	+ Phác hình gần với tỉ lệ cờ định vẽ (cĩ thể vẽ lá cờ đang bay)
	+ Vẽ màu đều, tươi sáng
- Động viên hs hồn thành bài vẽ cĩ thời gian theo quy định
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gv gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại
- Nhận xét và động viên hs vẽ bài
- Dặn dị: Quan sát vườn hoa và cơng viên chuẩn bị tiết học sau
***
Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008
Thể dục: (Tiết 12)
TRÒ CHƠI ,NHÓM BA,NHÓM BẢY,ĐI ĐỀU
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
- Học trò chơi “nhóm 3 nhóm 7”yêu cầu biết chách chơi .
- Yêu cầu thực hiện tương đo ... ïn đó chỉ được nói lên đặc điểm hoặc công dụng của đồ vật đó.
HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét các bạn chơi.
Đội 2: 1 bạn phải có nhiệm vụ là gọi tên đồ vật đó.
Vì dụ: Đội 1: Tôi làm mát mọi người
Đội 2: Cái quạt
Đội nào nói đúng, trả lời đúng: 3 điểm
Đội nào nói sai, trả lời sai: 0 điểm
Câu nào đội không trả lời được, dành quyền trả lời cho các bạn dưới lớp.
Hết 5 bạn của Đội 1 nói, đảo lại nhiệm vụ của hai đội chơi.
* Hoạt động 4: Bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình:
Bước 1: Thảo luận cập đôi.
HS thảo luận cặp đôi.
Yêu cầu: Làm việc với SGK, trả lời theo lần lượt các câu hỏi sau:
1. Các bạn trong tranh đang làm gì?
2. Việc làm của các bạn có tác dụng gì?
Yêu cầu 4 HS trình bày
4 HS trình bày lần lượt theo thứ tự 4 bức tranh.
HS dưới lớp chú ý nghe, bổ sung, nhận xét ý kiến của các bạn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Các cá nhân HS phát biểu theo các ý sau:
Nhà mình thường sử dụng những đồ dùng nào?
Cách bảo quản (hoặc cách chú ý) khi sử dụng những đồ dùng đó.
GV hỏi một số câu gợi ý:
Với những đồ dùng bằnf sứ, thủy tinh muốn bền đẹp, ta cần lưu ý gì khi sử dụng?
Phải cẩn thận để không bị vỡ.
Khi dùng hoặc rửa chén, bát đĩa, phích, lọ cấm hoa,  chúng ta cần chú ý điều gì?
Phải cẩn thận, nếu không sẽ bị vỡ.
Với những đồ dùng bằng điện, muốn an toàn, ta cần chú t1 gì khi sử dụng?
Phải chú ý để không bị điện giật.
Chúng ta phải giữ gìn gường ghế, tủ như thế nào?
Không viết, vẽ bậy lên gường, ghế, tủ. Lau chùi thường xuyên.
Bước 3: GV chốt lại kiến thức.
Khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình, chúng ta phải biết cách bảo quản, lau chùi thường xuyên và xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ, dễ gãy, đồ điện, khi sử dụng chúng ta cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận, đảm bảo an toàn.
Hoạt động cuối cùng: 
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài “Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở”
*** 
Đạo đức
Tiết 12: Quan tâm, giúp đỡ bạn
Mục tiêu:
Biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái.
Cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh.
Quyền không được phân biệt đối xử của trẻ em.
Chuẩn bị:
Đồ dùng chuẩn bị các hoạt động.
Phát triển các hoạt động:
Ổn định: hát 1’
Bài cũ: 4’
Gọi 2 em lên kiểm tra kiến thức bài cũ để học tiếp bài mới.
Cho điểm nhận xét.
Giới thiệu 1’: Quan tâm, giúp đỡ bạn (tt)
Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: trò chơi: Đúng hay sai
GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. Mỗi dãy sẽ cửa ra 1 bạn làm nhóm trưởng để điề khiển hoạt động của dãy mình.
Các dãy sẽ được phát cho 1 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Đội nào giơ cờ trước sẽ được trả lời trước. Nếu trả lời đúng mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại sẽ được trả lời. Đáp áp đúng sẽ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời.
GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS cả lớp chơi.
Phần chuẩn bị của GV:
Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn.
Góp tiền mua tặng bạn sách vở.
Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn HS vùng lũ.
Rủ bạn đi chơi.
Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muộn.
Cho bạn mượn truyện tranh đọc trong lớp.
GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm.
HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn.
Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn như thế nào.
Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể.
Khen những HS đã biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Nhắc nhở những HS chưa biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Kết luận: Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được.
Hoạt động 3: Tiểu phẩm
Một vài Hs trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau:
Cả lớp quan sát theo dõi.
Giờ ra chơi, cả lớp ùi ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi bi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn:
Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao?
Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi chung với nhau, không phân biệt đối xử.
Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?
Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm giúp đỡ.
Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: 
Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn  Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
HS nghe, ghi nhớ.
Tổng kết 1’:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2003
Tập đọc
Tiết 47: Điện thoại
I. Mục tiêu:
Đọc:
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó: chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng khuâng, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như: sắp sách vở, lên, con khỏe lắm, mấy tuần nay, làm bố lo, quay lại (MB) sách vở, quen thuộc, ngập ngừng, không cười nữa, chuyển máy, trở về (MT, MN).
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu:
Hiểu nghĩa các từ mới: điện thoại, mứng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng.
Hiểu và biết cách nói chuyện bằng điện thoại.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi các nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn 2 bài Sự tích cây vú sữa và trả lời các câu hỏi:
+ HS 1: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
+ HS 2: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Nội dung của bài là gì?
Nhận xét.
3. Giới thiệu 1’: Điện thoại
Trong bài học hôm nay, các con sẽ đọc bài Điện thoại. Qua bài tập đọc này các con sẽ thêm hiểu về cách nói chuyện qua điện thoại.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt lời kể và lời nhân vật. Giọng Tường lễ phép khi nhấc máy thưa, mừng rỡ khi nhận ra bố, ngập ngừng khi bố hỏi sức khỏe của mẹ. Giọng bố ấm áp tình cảm.
b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
Yêu cầu HS đọc từng câu.
Hướng dẫn ngắt giọng
Giới thiệu các câu cần luyện giọng, yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó cả lớp luyện đọc.
Đọc theo đoạn
Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
Chia nhóm và yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc bài.
Hỏi: Tường đã làm những gì khi nghe tiếng chuông điện thoại?
Nêu: Khi nghe điện thoại các em một áp đầu vào tai để nghe đầu dây bên kia nói và áp đầu còn lại gần miệng để nói. GV làm mẫu trên vật thật nếu có hoặc treo tranh giới thiệu.
Gọi HS đọc câu hỏi 2.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Hỏi: Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không? Vì sao?
Yêu cầu HS nhắc lại các điểm cần lưu ý trong khi nói chuyện bằng điện thoại.
1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn.
Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS đọc 1 câu.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau:
Vừa sắp sách vở ra bàn,/ Tường bỗng nghe/ có tiếng chuông điện thoại.//
A lô!// Cháu là Tường,/ con mẹ Bình,/ nghe đây ạ!//
Con chào bố.// Con khỏe lắm.// Mẹ// cũng // Bố thế nào ạ?// Bao giờ bố về?//
2 HS nối tiếp đọc từng đoạn cho đến hết bài.
Đoạn 1: Vừa sắp Bao giờ thì bố về?
Đoạn 2: Còn lại.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Đọc thầm.
Đến bên máy, nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và nói: A lô! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ. (Tự giới thiệu)
Đọc câu hỏi.
Khi nói chuyện điện thoại ta cũng chào hỏi giống như bình thường nhưng khi nhấc ống nghe lên là giới thiệu ngay, và nói thật ngắn gọn. Cần giới thiệu ngay vì nếu không giới thiệu người bên kia sẽ không biết là ai. Nói ngắn gọn vì nói dài sẽ không tiết kiệm tiền của.
Đọc thầm.
Tường không nghe bố mẹ nói chuyện vì như thế là không lịch sự.
Hoạt động 3: luyện đọc lại
Mỗi dãy đại diện 2 HS thi đọc lại 2 đoạn của bài.
HS thi đọc.
Nhận xét .
5. Củng cố, dặn dò 3’:
Gọi 1 HS đọc lại bài và nêu nội dung bài.
Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở, phê bình các em còn chưa chú ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docnguyet-tuan12.doc