Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 32

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 32

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số. Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo. Biết xếp hình đơn giản.( HS làm bài tập 2, 3,4,5.)

 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bộ đồ dùng học toán.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
 Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số. Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo. Biết xếp hình đơn giản.( HS làm bài tập 2, 3,4,5.)
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về so sánh số có 3 chữ số. ( 3’)
- Gọi HS chữa bài 3 SGK tr 165.
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số. ( 8’) 
Bài 2: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài.
- Muốn sắp xếp đúng theo thứ tự em phải làm gì? 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
*Củng cố về sắp xếp thứ tự các số.
HĐ3: HD luyện tập cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. ( 15’)
Bài 3: VBT.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Nhận xét chốt kết quả đúng. 
* Củng cố về cách đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ.
Bài 4: SGK.
- Cho HS tự làm, gọi HS trả lời 
+ Nhận xét chốt kq đúng, củng cố cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo. 
HĐ4: HD luyện tập xếp hình tam giác. ( 7’)
Bài 5: VBT.
- GVnêu y/c và cho HS lên xếp hình.
- GV treo bảng nhám, yêu cầu HS lên xếp hình. 
- Nhận xét chốt kq đúng. 
+ Củng cố về cách xếp hình tam giác.
HĐ nối tiếp: ( 2’)
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét. 
- HS nêu cách làm. 
- Cả lớp đọc lại kết quả đúng.
- HS làm bảng con đồng loạt, 1 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi cách nhẩm.
- HS làm bài cá nhân, HS nối tiếp nhau nêu kết quả, nêu cách nhẩm. Lớp nhận xét. 
- HS lấy bộ đồ dùng và tập xếp theo yêu cầu.
- 1HS lên bảng xếp hình. Lớp nhận xét
- 2 HS nhắc lại ND bài học 
Tập đọc
 Chuyện quả bầu (2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: biển nước, lao xao, khúc gỗ, khoét rỗng,...
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa 
các cụm từ, đọc rõ lời nhân vật.
 2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên,...
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, 
mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (HS khá giỏi trả lời câu 4).
 3. Giáo dục:
 - GDHS tinh thần đoàn kết, không nên phân biệt các dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
- Đọc bài“Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi 1, 2. 
- Nhận xét, ghi điểm
- 3 HS đọc.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1’) 
1. Hướng dẫn luyện đọc: ( 29’) 
- Đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Cả lớp nghe đọc
a) Đọc từng câu
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và ghi lên bảng, hướng dẫn phát âm từ khó: (thường lệ, rễ, ngoằn nghoèo, vòng tròn, khẽ cười,...).
- HS nối tiếp nhau đọc câu
- HS đọc các nhân, đọc đồng thanh các từ khó
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Dùng bảng phụ để giới thiệu và hướng dẫn câu cần luyện ngắt giọng ("Đến gần cây đa  ngoằn ngoèo” và “Nói rồi  xuống đất”).
- HS khá, giỏi phát hiện câu dài.
- Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Theo dõi, nx và chỉnh sửa.
c) Đọc trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân (giúp đỡ HS yếu).
- Đọc trong nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
- Thi đọc cá nhân, các nhóm thi
- Nhận xét, cho điểm.
đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài
d) Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
 Tiết 2
2. HD tìm hiểu bài: ( 18’) 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài. 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 - Sgk).
- Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 1.
- Hỏi thêm:
- 1 HS đọc to đoạn 1, lớp đọc thầm trả lời.
+ Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được? ( trước câu1)
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh? ( sau câu 2)
- Đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3, 4, 5.
- Hỏi thêm: Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? ( sau câu 3)
- 1 HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm trả lời.
- HS khá giỏi trả lời câu hỏi 4.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1 HS đọc toàn bài.
- Chốt nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. 
+ Là anh em, bạn bè chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào? 
- Nêu lại ý nghĩa truyện. 
- HS tự liên hệ bản thân về tinh thần đoàn kết.
3. Luyện đọc lại: ( 15’) 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo lối phân vai, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- 3 HS nối tiếp đọc truyện.
- Thi đọc theo lối phân vai.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại cả bài.
C. Củng cố - dặn dò: ( 2’) 
+ Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Tìm số hạng, số bị trừ. Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - HS làm bài tập: 1( a, b), bài 2 ( dòng 1 câu a, b), bài 3
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về cộng, trừ viết: ( 4’)
- Yc HS lên bảng chữa bài 3 SGK trang 166. 
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: củng cố về cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. ( 10’)
Bài 1( a, b) SGK: 
- Cho HS làm bài
- Gọi HS chữa bài 
- Nhận xét củng cố kĩ năng đặt tính và tính cộng, trừ số có 3 chữ số.
HĐ3: Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ. ( 8’) 
Bài 2( dòng 1 câu a, b): VBT.
- Cho HS làm bài,gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kq đúng.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ (cách tìm số hạng, số bị trừ).
HĐ4: HD luyện tập so sánh các số có 3 chữ số. ( 11’)
Bài 3: VBT (cột 1)
- Cho HS làm bài và chữa bài 
- Nhận xét chốt kq đúng.
- Củng cố về so sánh các số có liên quan đến các đơn vị đo độ dài.
- HS khá, giỏi làm thêm cột 2 .
HĐ nối tiếp: ( 2’) 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 2 phép tính. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm bài vào bảng con đồng loạt, 2 HS lên bảng làm( nêu cách làm.) Lớp nhận xét 
- HS nêu yêu cầu, xác định thành phần của x trong mỗi phép tính.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- Nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết.
- 2 HS lên chữa bài - Nhận xét. 
- HS làm bài cá nhân, 1 HS chữa bài và nêu cách làm.
- Nhận xét 
- 2 HS nhắc lại ND bài học.
Tự nhiên Xã hội
 Mặt trời và phương hướng
I. Mục tiêu: 
 - Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn .
 - ( HS khá,giỏi ): Dựa vào Mặt Trời biết cách xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào bằng mặt trời.
II. Chuẩn bị: 
 5 tấm bìa, 4 tấm mỗi tấm viết tên 1 phương, 1 tấm vẽ Mặt Trời.
IIi Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) 
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của Mặt Trời?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1.GBT: Nêu mục tiêu bài học. ( 1’)
2.HĐ1:Tìm hiểu về mặt trời và các phương của mặt trời. ( 15’)
-Yc HS mở SGK quan sát hình vẽ.
+ Hằng ngày mặt trời mọc vào lúc nào và lặn vào lúc nào?
- Trong không gian có mấy phương chính ? Đó là phương nào?
- Mặt trời mọc ở phương nào, lặn phương nào?
* Kl: Trong không gian có 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người ta quy ước : Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây.
3.HĐ2: HD trò chơi"Tìm phương hướng Mặt Trời’’ ( 14’)
- Yêu cầu hoạt động nhóm: Y/c HS quan sát hình 3 tr 67 và dựa vào hình vẽ để nói cách xác định phương hướng MT.
- Yêu cầu hoạt động cả lớp.
- GV nhắc lại nguyên tắc xác địnhphương hướng bằng mặt trời.
- GV tổ chức trò chơi.
- GV đưa ra các tấm bìa đã chuẩn bị và giới thiệu, HD cách chơi.
- Cho HS chơi thử lần 1. Các lần tiếp theo HS tự chơi. 
 - Nhận xét KL nhóm làm đúng.
* Củng cố cho HS cách tìm phươnghướng bằng Mặt Trời.
4. Củng cố,dặn dò: ( 2’) 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
2 HS nêu, lớp nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK tr.66
- HS quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi theo nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe. 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát hình 3 và dựa vào hình vẽ để nói cách xác định phương hướng MT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- Mỗi nhóm 7 em. Sử dụng 5 tấm bìa để chơi. Nhóm trưởng phân công vai: trục, mặt trời, các phương, quản trò rồi tiến hành chơi.
- Lần lượt từng nhóm thể hiện cách tìm phương hướng bằng MT.
- Nhóm khác quan sát nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 32
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác đoạn “Từ trong quả bầungày nay” trong bài chính tả “Chuyện quả bầu”, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1a, 2a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Bài cũ: ( 3’) 
- Viết các từ có âm đầu r/d/gi.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1’) 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23’) 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn “Từ trong quả bầungày nay” trong bài chính tả “Chuyện quả bầu”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn chép kể về chuyện gì?
- Trả lời câu hỏi.
+ Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na, nhanh nhảu,...
- Phân tích chữ khó.
- Viết từ khó vào bảng con.
- Sửa sai cho HS.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết 
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xé ... ố liên lạc.
- Về nhà tập đáp lời từ chối.
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc,viết các số có 3 chữ số.Biết đếm thêm 1 số đơn vị trong trường hợp đơn giản. Biết so sánh các số có 3 chữ số.Nhận biết số bé nhất , số lớn nhất có 3 chữ số.
 - HS làm bài tập: Bài1( dòng 1,2,3), bài 2 ( a,b), bài 4, bài 5.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Nhận xét bài kiểm tra ( 4’)
- Nhận xét, chữa bài kiểm tra. 
- Nhắc nhở HS cách trình bày.
HĐ2: HD luyện tập đọc, viết các số có 3 chữ số. ( 8’) 
Bài 1( dòng 1,2,3: VBT.)
- Cho HS làm bài
- Giúp đỡ HS yếu làm bài
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét củng cố về viết số có 3 chữ số
HĐ2: Củng cố về thứ tự số. ( 8’) 
Bài 2( a, b): VBT.
- Cho HS làm bài, chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu làm bài
- Lưu ý cho HS cách tìm quy luật.
- Nhận xét chốt kq đúng, củng cố về thứ tự các số. 
HĐ3: HD luyện tập so sánh các số có 3 chữ số. ( 13’)
Bài 4: VBT.
- Cho HS làm bài
- Giúp đỡ HS yếu làm bài
- Gọi 2 HS chữa bài
- Củng cố so sánh các số có 3 chữ số
Bài 5: VBT. 
- Cho HS làm bài, gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kq đúng. 
* Củng cố về nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có 3 chữ số, cách tìm số liền sau của 1 số. 
HĐ nối tiếp: ( 2’)
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- HS theo dõi .
- HS tự làm bài, 
- 2 HS lên bảng chữa bài 
- HS khá, giỏi làm hết BT 1. HS đổi vở soát bài.
- HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi cách điền số.
- Tự làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài - Nhận xét
- Tự làm bài
- HS lên chữa bài nêu cách so sánh số. 
- HS nêu yêu cầu, làm bài theo nhóm đôi, các nhóm nêu kết quả, lớp nhận xét. 
- 2 HS nhắc lại ND bài học 
Thủ công
Làm con bướm ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu :
- Biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. 
- Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được thêm con bướm có kích thước khác.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : + Tranh quy trình làm con bướm 
 + Giấy màu các loại, kéo, keo , giấy trắng
HS : + Giấy vở ô li , thước kẻ, bút chì, kéo 
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra đồ dùng học tập ( 2’)
- Lớp trưởng kiểm tra, báo cáo
- GV nhận xét
HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành ( 30’)
 - Cho HS nhắc lại quy trình làm con bướm theo các bước
 - GV chỉ vào tranh quy trình nhắc lại cách gấp con bướm theo các bước :
 Bước 1: Cắt giấy
 Bước 2: Gấp cánh bướm
 Bước 3: Buộc thân bướm
 Bước 4: Làm râu bướm
- Tổ chức cho HS thực hành gấp con bướm
 - GV đến từng bàn theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng.
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
 - GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
HĐ nối tiếp: ( 3’)
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
 - Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công để tiết sau học bài “Làm đèn lồng”
 - HS chuẩn bị 
 - 2 HS nhắc lại
 - HS lắng nghe quan sát tranh quy trình.
 - HS lấy giấy thủ công thực hành gấp con bướm theo hướng dẫn của GV.
 - HS trưng bày sản phẩm
 - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được những việc đã làm và chưa làm được trong tuần
 - Biết được kế hoạch của tuần sau.
II. Cách tiến hành:
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
- GV cho các tổ tự nhận xét, tổ viên ý kiến bổ sung.
- GV đánh giá chung ưu, nhược điểm 
+ Tuyên dương một số cá nhân, tổ có thành tích nổi bật.
 2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp, nội qui 
- Ôn bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 3. Biện pháp :
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt các qui định của trường
- Phát huy tính tự giác, tự quản.
- Tuyên dương những gương tốt, những em có tiến bộ để nhân rộng điển hình
Duyệt kế hoạch bài học
Tuần 33
 Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2013
Toán
 Ôn tập về phép cộng và phép trừ 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. Biết cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
 - Ôn luyện về phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
 - Giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng. 
 - HS làm bài tập: Bài 1( cột 1, 3), bài 2 (cột1, 2, 4) bài 3.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về đọc, viết số có 3 chữ số. ( 4’
- GV đọc số: 307, 811, 490,
- Nhận xét, sửa cho HS đọc, viết đúng. ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng, trừ không nhớ với các số có 3 chữ số. ( 24’)
Bài 1: cột 2, 3 - VBT.
- Cho HS thi đua nêu kết qủa 
- Nhận xét chốt kq đúng.
* Củng cố cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
Bài 2 (cột1, 2, 4): SGK
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kết qủa đúng.
- Lưu ý cho HS cách tính.
+ Củng cố cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ trong phạm vi 1000.
HĐ3: HD luyện tập giải bài toán. ( 8’) 
Bài 3: VBT.
- Cho HS tự làm, 
- Giúp đỡ HS yếu làm bài. 
- Đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét chốt bài giải đúng. 
* Củng cố giải bài toán về tìm tổng. 
HĐ nối tiếp: ( 2’)
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS viết vào bảng con các số, đọc số. 
- HS thi đua nêu kết qủa 
- Lớp nhận xét .
- HS nêu yêu cầu, làm bảng con đồng loạt. 
- 1 HS lên bảng làm. Nêu cách làm.
- HS đọc bài toán. Xác định dạng toán.
- Làm bài cá nhân và chữa bài.
- Nhận xét 
- 2 HS nhắc lại ND bài học 
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc, viết các số có 3 chữ số.
 - Biết phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 - Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại .
 - HS làm bài tập: 1,2,3
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về đặt tính và tính 
( 4’) 
- Y/c HS đặt tính rồi tính. 
 37 + 37 54 + 28
- Nhận xét ghi điểm .
HĐ2: HD luyện tập đọc, viết các số có 3 chữ số. ( 8’) 
Bài 1: VBT.
- Viết lên bảng cho HS thi đua nối nhanh, nối đúng. 
VD :Tám trăm mười một 811
- Nhận xét chốt kết qủa đúng. 
* Củng cố đọc, viết các số có 3 chữ số.
HĐ3: HD luyện tập phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, chục, đơn vị. ( 11’) 
Bài 2: VBT.
- HD mẫu: 482 = 400 + 80 + 2
 200 + 50 + 9 = 259
- Cho HS làm bài, chữa bài
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Nhận xét chốt kq đúng.
* Củng cố về viết các số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
HĐ4: HD luyện tập về thứ tự các số. 
( 10’)
Bài 3: VBT.
- Để viết đúng các số theo thứ tự em phải làm gì? 
- Cho HS làm bài, chữa bài 
- Nhận xét chốt kq đúng.
*Củng cố về thứ tự số có 3 chữ số.
Bài 4: VBT. (Dành cho HS khá, giỏi)
HĐ nối tiếp: ( 2’) 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng thi 
- Lớp nhận xét 
- Theo dõi mẫu 
- Làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm. 
- Lớp nhận xét 
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi cách so sánh số.
- Tự làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét
- HS làm, nêu quy luật của dãy số.
- 2 HS nhắc lại ND bài học .
Tuần 33
 Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
 Bóp nát quả cam (2 tiết )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: thuyền rồng, nghiến răng, giả vờ, xâm chiếm,
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa 
các cụm từ, đọc rõ lời nhân vật.
 2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến,...
 - Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản 
tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (HS khá giỏi trả lời câu 4).
 3. Giáo dục:
 - Qua bài tập đọc, giáo dục lòng yêu nước theo gương Trần Quốc Toản.
 *GDKNS: HS có kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm và tính kiên định. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.
Đạo đức
Daứnh cho ủũa phửụng:
Giáo dục an toàn giao thông
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Biết về các loại hình và phương tiện giao thông có ở địa phương.
 - Biết về tình hình An toàn giao thông trên địa bàn và cần làm gì để thực hiện 
An toàn giao thông.
 *GDKNS: HS có ý thức thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện ATGT.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tình huống, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ loài vật có ích? 
- Nhận xét, đánh giá 
B. Baứi mụựi : Giụựi thieọu baứi
5’
1’
- HS trả lời
HĐ1: Các loại hình giao thông
+ ở địa phương em có những loại hình giao thông nào ?
+ Có các loại phương tiện giao thông nào tham gia ? 
KL: Các phương tiện giao thông gồm: ô tô, xe, máy, xe đạp, .. 
Có các loại đường giao thông là: đường bộ, đường thuỷ, đường không và đường sắt.
- Cho HS xem một số tranh ảnh.
9’
- HS nêu
- HS nhắc lại 
- HS quan sát tranh, ảnh
HĐ2: Tình trạng an toàn giao thông. 
8’
+ Tình hình ATGT hiện nay như thế nào?
- Kết luận chung về tình an toàn giao thông hiện nay, nhất là trên địa bàn địa phương.
- Rất phức tạp, nhất là giờ tan học.
- HS kể cụ thể.
- Nx, bổ sung.
HĐ3: Biện pháp thực hiện. 
9’
?- Em cần làm gì để giữ ATGT?
- KL chung về những việc nên làm và không nên làm để giữ ATGT.
 - Các nhóm thảo luận và nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ4: Xử lí tình huống 
- GV đưa ra một số tình huống khi tham gia giao thông ,yêu cầu HS thảo luận .
TH1: Khi đi học có hai bạn rủ em đi chung trên một chiếc xe đạp,em sẽ làm gì?
TH2: Khi đến ngã tư có tín hiệu đèn đỏ nhưng 2 bạn nam lớp em vẫn ngang nhiên qua đường. Nếu là em, em sẽ làm gì? Vì sao?
TH3: Lúc đi học về,các bạn trong lớp rủ em đem bóng chơi dưới lòng đường. Khi đó em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Gv và lớp nhận xét,bổ sung.
- GV kết luận cách ứng xử từng tình huống 
- KL chung các cách xử lí tình huống. 
5’
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Nêu cách xử lí, nx. - Lớp nhận xét.
HĐ nối tiếp: 
- Dặn HS thực hiện ATGT.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
2’

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32-B1.doc