Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 30

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 30

TẬP ĐỌCTiết 88

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I / Mục đích yêu cầu :

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

 ( Trả lời được CH1,3,4,5 ).HSKG TLCH2

- GDHS thật thà, dũng cảm

- GDKNS :Hình thành cho HS các kỹ năng :Tự nhận thức-Ra quyết định (bằng các hoạt động: Trình bày ý kiến cá nhân.Thảo luận nhóm.)

- LTTGĐĐHCM: (bộ phận)

II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa sgk

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày15 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌCTiết 88
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I / Mục đích yêu cầu : 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
 ( Trả lời được CH1,3,4,5 ).HSKG TLCH2
- GDHS thật thà, dũng cảm
 GDKNS :Hình thành cho HS các kỹ năng :Tự nhận thức-Ra quyết định (bằng các hoạt động: Trình bày ý kiến cá nhân.Thảo luận nhóm.)
LTTGĐĐHCM: (bộ phận)
II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa sgk
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 A. Bài cũ :(5’) 
B, Bài mới :(30’)
1, Luyện đọc:
- - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hd hs luyện đọc giải nghiõa từ
a, Đọc từng câu:
- Hs đọc từ khó
b,Đọc đoạn trước lớp
- Hs ngắt giọng
- Hs đọc từ chú giải - Hs đọc bài
c, Đọc đoạn trong nhóm.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
e, Đọc đồng thanh
3 hs đọc bài : Cây đa quê hương + TLCH
- Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ quanh quẩn, tắm rửa, reo lên, mắng phạt, vâng lời, 
-HS đọc đoạn
-Thi đọc giữa các nhóm
-ĐT
Tiết 89 
1, Hd tìm hiều bài :
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?
- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ?
HS khá, giỏi trả lời 
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
- Vì sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ?
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
LTTGĐĐHCM: Giúp học sinh hiểu đuợc: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ
2, Luyện đọc lại :
- Mỗi nhóm tự phân vai, thi đọc truyện .
C. Củng cố – dặn dò : (5’) 
- Câu chuyện này cho em biết điều gì ? 
Bác khen ngợi khi các em biết nhận lỗi. Thiếu Nhi phải thật thà , dũng cảm xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.- Chuẩn bị : Cháu nhớ Bác Hồ.
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn , nhà bếp, nơi tắm rửa
- Các cháu chơi có vui không ? Các cô có mắng phạt các cháu không ? Các cháu có thích kẹo không ?
- Các em  cho những bạn ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ thấy hôm nay mình không ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi. / Vì Tộ thật thà, dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan
 Bác Hồ rất yêu Thiếu Nhi
 TOÁN TIẾT 146: 
KI LÔ MÉT
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km 
- Biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ Việt Nam vẽ các tuyến đường như SGK.
 HS: Nháp, sách toán, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Điền số thích hợp : 1 m= cm 1m = dm dm=  cm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
B. Bài mới: 25’
a) Hoạt động 1: Giới thiệu kilômét. 2’
- Các em đã học các đơn vị đo độ dài là cm, dm và m. Trong thực tế con người phải thực hiện đo nhiều độ dài rất lớn hơn như con đường quốc lộ. Người ta nghĩ ra một đơn vị lớn hơn m là km.
- Kilômét viết tắt là km.
- 1 kilômét có độ dài 1000m.
- Viết lên bảng 1km=1000m.
- Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK.
b) Hoạt động 2: Thực hành: 23’
Bài 1: Đổi đơn vị từ km sang m, dm, cm và ngược lại
- GV ghi mỗi lần 2 bài lên bảng .
- GV nhận xét.
Bài 2:- Vẽ đường gấp khúc như SGK lên bảng yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Nhận xét và yêu cầu nhắc lại kết luận của bài.
Bài 3:
- GV treo lược đồ như SGK, sau đó chỉ lên bảng đồ để giới thiệu : Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên độ dài của các tuyến đường.
Bài 4: 
- GV đọc từng câu hỏi trong bài cho HS trả lời.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lần lượt từng HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào bảng con.
-Lớp nhận xét.
- ĐGK: ABCD.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- 6 HS lên bảng, mỗi em tìm 1 tuyến đường.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
 ( HS khá giỏi trả lời miệng)
ĐẠO ĐỨC Tiết 30 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( TIẾT 1 ) 
I. Mục tiêu
- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng
-GDBVMT :(liên hệ) GDHS ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài vật
- GDSDNLTK&HQ: ( Liên hệ): GDHS Bảo vệ các loài vật có ích là góp phần giảm chi phí về năng lượng
-LTTGĐĐHCM:(liên hệ) GDHS lòng nhân ái, vị tha
-GDKNS:Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
II. Chuẩn bị GV: Phiếu thảo luận nhóm.HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (3’) Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
GV đưa ra 2 tình huống, HS giải quyết tình huống đó.
GV nhận xét 
B. Bài mới (27’) Giới thiệu :Bảo vệ loài vật có ích.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm:
+ Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chúng gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay
Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao?
Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
GDBVMT . Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích như thế nào?
GDSDNLTK&HQ: Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. 
 - Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
LTTGĐĐHCM:Lúc sinh thời, Bác rất yêu loài vật. Qua bài học, giáo dục cho HS biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích.
v Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật
- Mục tiêu: HS biết được lợi ích của động vật có ích.
-GDKNS:Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
Yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cảlớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng.
v Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các việc làm đúng sai khi đối xử với các loài vật.
Yêu cầu HS nhận xét hành vi của các bạn HS trong mỗi tình huống sau:
+ Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
+ Tình huống 2: Nhà Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon để nó ăn. 
+ Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân.
+ Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoả mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú 2 cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn.
C. Củng cố – Dặn dò (3’)Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
HS trả lời.
Bạn nhận xét.
Nghe và làm việc cá nhân.
Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau:
+ Mặc các bạn không quan tâm.
+ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn.
+ Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ.
Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con.
- Tham gia và khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường sống, giúp cân bằng sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường sống cho con người
1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.
HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
Nghe GV nêu tình huống và nhận xét 
+ Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi.
+ Hằng đã làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
+ Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai.
+ Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc cá ... øa gắn hình biểu diễn số như bài trong SGK 
- Bài toán : có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa.Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
-Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông ta phải làm thế nào ?
- Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326+253 
* Đi tìm kết quả.
- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi: 
- Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị hình vuông?
- Gộp lại có tất cả bao nhiêu hình 
vuông?
- Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
* Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 và 253.
- Cho HS nêu lại cách đặt tính .
- Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên.
+
- GV cho HS nêu cách thực hiện phép tính của mình, sau đó yêu cầu cả lớp nhắc lại cách tính và cách thực hiện tính 326 + 253.
- Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc.
- Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
- Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị với đơn vị, chục với chục, trăm cộng với trăm.
c) Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành: 12’
Bài 1:(cột 1,2,3)- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo để kiểm tra lẫn nhau.- Nhận xét chữa bài.
Bài 2a:- Yêu cầu HS làm bài.- Gọi HS nhận xét.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Tính- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp. Mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
- Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là số như thế nào?
C.Củng cố- Dặn dò: 5’- Nhận xét tiết học.
- Giao bài tập bổ trợ cho HS luyện tập ở nhà.
- 3 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào nháp.
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán 
- HS phân tích bài toán 
- Thực hiên phép cộng :326+253
- Có tất cả 5 trăm, 7 chục, và 9 hình vuông.
- Có tất cả 579 hình vuông.
- 326+523 = 579.
- 2 HS lên bảng đặt tính cả lớp làm vào nháp.
- Vài em nhắc lại cách đặt tính.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào nháp.
 362
 5239
- Cả lớp làm bài, sau đó 10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
- Tính nhẩm sau đó ghi kết quả nhẩm vào nháp.
- Là các số tròn trăm.
KỂ CHUYỆN Tiết 30
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I / Mục đích yêu cầu : 
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được từng đoạn truyện.
- Biết kể lại đoạn cuối câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ.
- Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét được lời kể của bạn hoặc kể tiếp lời kể của bạn.
-LTTGĐĐHCM (bộ phận)
II/ Đồ dùng dạy học:- 3 tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. Bài cũ : (5’)
B. Bài mới : (30’)
1, Hd hs kể chuyện :
a, Kể từng đoạn theo tranh:
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.
- Cả lớp gv nhận xét, cho điểm thi đua.
b, Kể toàn bộ câu chuyện :
- Giáo viên + học sinh nhận xét .
c, Kể lại tòan bộ câu chuyện theo lời của nhân vật Tộ:
- Để kể lại đúng tòan bộ câu chuyện theo lời bạn Tộ, các em phải :
+ Tưởng tượng chính mình là Tộ, khi kể phải xưng hô “ Tôi.”
- 1 hs kể mẫu – Hs nối tiếp nhau kể trước lớp.
LTTGĐĐHCM : Giúp học sinh hiểu đuợc: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
C. Củng cố – dặn dò : (5’)
- Qua câu chuyện này em đã học được những đức tính gì ở bạn Tộ ? -CB:Chiếc rễ đa tròn
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại chuyện “Những quả đào”
- Học sinh dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
- Sau mỗi lần 1 bạn kể các bạn trong nhóm nhận xét bổ sung.- Đại diện 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của truyện.
- Đại diện 2, 3 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.
HS khá, giỏi biết kể lại cả câu chuyện (BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3)
Thật thà, dũng cảm, nhận lỗi của bạn Tộ 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 30
NHẬN BIẾT CÂY CỐI và CÁC CON VẬT
I. Mục tiêu
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật 
- HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
GDKNS:Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin-Kĩ năng ra quyết định
-Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
II. Chuẩn bị GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK. - HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (5’) Em hãy kể một số loài vật sống dưới nước?
B. Bài mới (25’) (1’) Giới thiệu bàiNhận biết cây cối và các con vật.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ
*Mục tiêu:-Nhận biết một số cây cối mới.
GDKNS:Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật.
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau: Tên gọi.Nơi sống.Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu: Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.
Tiểu kết: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
* Bước 3: Hoạt động cả lớp.
Hỏi: Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết:
 Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? 
 Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?
v Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ 
*Mục tiêu:-Nhận biết một số con vật mới.
GDKNS:-Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
* Bước 1: Hoạt động nhóm
Yêu cầu: Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:Tên gọi.Nơi sống.Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
Tiểu kết: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
v Hoạt động 3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề 
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về cây cối và các con vật.
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận 
Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm trình bày.
v Hoạt động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật
Mục tiêu: Biết bảo vệ cây và con vật có ích
GDKNS:-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật.
Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?(Giải thích: Tuyệt chủng)
Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: 
Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.Yêu cầu: HS trình bày.
C. Củng cố – Dặn dò (5’)
Yêu cầu HS nhắc lại những nơi cây cối và loài vật có thể sống, về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.Chuẩn bị: Mặt Trời.
1HS trả lờiHS lắng nghe. 1, 2 HS nhắc lại tên bài.
HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất).
Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước).
HS thảo luận.1 nhóm trình bày.
Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
HS nghe, ghi nhớ.
HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
Hình thức thảo luận: HS dán các bức vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu.
Lần lượt các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Cá nhân HS giơ tay trả lời.
(1 – 2 HS)
HS thảo luận cặp đôi.
Cá nhân HS trình bày.
HSKG: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá,hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu mình, chân, một số loài có cánh) 
SINH HOẠT TẬP THỂ 
Tiết 30 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 30
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu ưu, khuyết điểm của HS để có hướng khắc phục.
	- Rèn HS tính tự quản. Biết bảo vệ của công.
	- Giáo dục học sinh tính tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ bạn.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Kiểm điểm công tác tuần qua: Các tổ báo cáo tình hình học tập của tổ mình.GV nhận xét: 
- Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc 
– Truy bài đầu giờ còn ồn 
- Xếp hàng : xếp hàng nhanh nhẹn thẳng.
– Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Học tập : Có chuẩn bị bài ở nhà, có phát biểu xây dựng bài. 
Tuyên dương : Bảo, Giang, Hạnh, Hào, Khang, Mai, Phương, Quân, Quyên A, đạt nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện
Khuyến khích : Thanh Thúy có cố gắng trong học tập
Nhắc nhở : Diễm Sương, Bích Thảo, Vinh, Yên cần phấn đấu nhiều hơn
 2. Kế hoạch tuần tới :
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
Cần đọc bài và rèn luyện chữ viết nhiều hơn ở nhà.
3/ Sinh hoạt Sao Nhi đồng : Trò chơi dân gian : Chơi ô ăn quan 	
 Hát : Hái hoa bên rừng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc