Giáo án bài dạy Tuần 5 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 5 - Lớp 2

Tập đọc (TIẾT 17 + 18 )

CHIẾC BÚT MỰC

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

· Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong SGK: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên và một số từ khác: khóc nức nở, tiếc.

· Hiểu nội dung bài khen ngợi Mai là một cô bé ngoan, biết giúp bạn.

- Kĩ năng:

· Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay. Biết nghỉ ngơi hiệp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

· Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai)

- Thái độ: Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà.

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 5 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: 30/9/2006
NGÀY DẠY : 2/10/2006
Tập đọc (TIẾT 17 + 18 )
CHIẾC BÚT MỰC 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	 
Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong SGK: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên  và một số từ khác: khóc nức nở, tiếc.
Hiểu nội dung bài khen ngợi Mai là một cô bé ngoan, biết giúp bạn.
Kĩ năng: 
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay. Biết nghỉ ngơi hiệp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai)
Thái độ: Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HS: Sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Mít làm thơ. (4’)
- Gọi HS và trả lời câu hỏi.
- HS 1: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ viết về mình, Biết Tuốt phản ứng thế nào?
- HS 2: đọc đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ của Mít, thái độ của 3 bạn thế nào?
- HS 3: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?
- Sau mỗi HS đọc và trả, GV gọi HS khác nhận xét và GV cho điểm.
3. Bài mới: Chiếc bút mực
- Sang tuần 5 và tuần 6, các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm có tên gọi “Trường học”. Bài học Chiếc bút mực sẽ mở đầu chủ điểm.
- Treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Để hiểu chuyện gì xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Chiếc bút mực” Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
- Phương pháp: Quan sát tranh.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 1 HS khá đọc lần 2.
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
Dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
Giọng Lan: buồn.
Giọng Mai: dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
Giọng cô giáo: dịu dàng, thân mật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (17’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Thực hành.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó: hồi hộp, buồn, bút chì, bút mực.
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau.
HS nêu từ khó đọc.
GV yêu cầu một số HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi và giọng đọc:
* Hướng dẫn HS cách đọc câu.
“Ở lớp 1A, || HS | bắt đầu được viết bút mực, | chỉ còn Mai và Lan | vẫn phải viết bút chì.
Thế là trong lớp | chỉ còn mình em | viết bút chì.” ||
- GV hướng dẫn HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn:
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2.
Hỏi: Hồi hộp nghĩa là gì?
- GV yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn 1, 2 theo nhóm.
- Cho đại diện nhóm thi đọc.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Hỏi: Trong lớp bạn nào phải viết bút chì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và hỏi: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
- Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì?
Ị Chuyển đoạn: Lan đã được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy muốn biết Mai có được cô cho viết bút mực không? Chúng ta cùng học tiếp đoạn còn lại để biết điều đó.
4. Dặn dò:
- Luyện đọc, chuẩn bị tìm hiểu sang tiết 2.
- Hát
- 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Quan sát tranh và trả lời: trong lớp học, các bạn đang ngồi viết, trước mỗi bạn có 1 lọ mực.
- Hoạt động lớp.
- Nghe đóng SGK.
- HS theo dõi, mở SGK đọc thầm theo.
- Hoạt động lớp, nhóm.
- HS đọc tiếp nối nhau. Mỗi em 1 câu.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS đọc.
- Đọc cá nhân, lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn 1, 2.
- 1 HS đọc cả 2 đoạn.
- Nghĩa là không yên lòng và chờ đợi điều gì đó. 
- HS đọc trước nhóm và các bạn khác trước nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Đại diện 4 nhóm đọc.
- Cả lớp đọc.
- Hoạt động lớp.
- Đọc bài.
- Bạn Lan và Mai.
- Thấy Lan được cô gọi lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
- Một mình Mai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Chiếc bút mực (tiết 2)
Hoạt động 1: Đọc mẫu (2’).
- Phương pháp: Đàm thoại. 
- GV đọc mẫu lần 1 đoạn 3, 4.
- GV hướng dẫn HS phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Cô giáo, Lan, Mai).
Hoạt động 2: Hướng dẫn phát âm luyện đọc và giải nghĩa từ (17’).
- Phương pháp: Đàm thoại – Thực hành – Giảng giải.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó: loay hoay, khóc nức nở, mượn, ngoan, mới tinh.
- Hướng dẫn ngắt giọng:
Yêu cầu HS tìm cách đọc một số câu dài, câu cần diễn cảm.
Yêu cầu cả lớp luyện đọc. (GV gắn băng giấy có câu dài cần luyện đọc).
“Bỗång / Lan gục đầu xuống bàn /khóc nức nở. // “
“ Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.// 
GV hướng dẫn HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.
Yêu cầu HS nối tiếp đoạn 3, 4.
Hỏi: Loay hoay nghĩa là gì?
Hỏi: Ngạc nhiên nghĩa là gì?
- GV yêu cầu HS chia nhóm đôi và luyện đọc đoạn 3, 4.
- Yêu cầu đại diện nhóm thi đọc.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẩn HS tìm hiểu bài. (9’)
- Phương pháp: Đàm thoại
 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
- Hỏi: Điều gì xảy ra với Lan? 
- Vì sao Mai loay hoay mãi với hộp bút?
- Cuối cùng Mai đã làm gì?
- Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
-Theo em bạn Mai có đáng khen không? Vì sao
Ị Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Mai cũng tiết khi phải đưa bút cho bạn mượn nhưng Mai luôn hành động đúng vì biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. 
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.( 3’)
- Phương pháp: Thực hành. 
Cho các nhóm (4 em) tự phân vai.
Yêu cầu mỗi nhóm cử HS thi đọc
Ị Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất 
3. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Hỏi: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? 
Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? 
Nhận xét tiết học 
GV yêu cầu HS chuẩn bị: quan sát đọc các yêu cầu trong SGK bài “ chiếc bút mực” để tiết sau học kể chuyện 
- Hát
- Hoạt động lớp.
- HS lắng nghe.
-1 HS khá đọc lần 2. Cả lớp theo dõi 
-Hoạt động lớp, nhóm.
-HS nêu.
-Luyện đọc câu.
 -1 HS khá giỏi đọc cả 2 đoạn.
- Là xoay trở mải, không biết nên làm thế nào. 
-HS trả lời. 
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Đại diện 2 dãy thi đọc. 
- Cả lớp đọc. 
- Hoạt động lớp. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Lan quên bút ở nhà gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
- Vì nửa muốn cho bạn mượn nửa lại không muốn. 
- Đưa bút cho Lan mượn.
- Mai thấy hơi tiết, nhưng rồi Mai nói: “ Cứ để bạn Lan viết trước”
- Cóù. Vì Mai biết giúp đỡ bạn. 
- Hoạt động nhóm.
- HS tự phân vai.
- HS thực hiện. 
-Nhận xét.
- HS nêu. 
-Biết giúp đỡ bạn bè.
ÂM NHẠC (TIẾT 5 )
ôN TẬP BÀI HÁT : XOÈ HOA
**********************
Toán (TIẾT 21)
38 + 25
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS biết phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
Kĩ năng: Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan.
Thái độ: Rèn HS yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Que tính – Bảng gài – Nội dung bài tập 2 viết sẵn lên bảng.
HS: Que tính, sách giáo khoa, vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’).
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
HS 1 đặt tính rồi tính: 48 + 5, 29 + 8.
HS 2 giải bài toán: Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi tất cả có bao nhiêu hòn bi?
- GV nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới: 38 + 25
- Giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
- GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính cộng 38 + 25 	(10’)
- Phương pháp: Động não– Vấn đáp.
Bước 1: 
- Nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Để biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2: Tìm kết quả.
- Thao tác trên que tính.
- Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Vậy 38 cộng với 25 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, các HS khác làm bài ra nháp.
- Hỏi: Em đã đặt tính như thế nào?
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép tính 38 + 25.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Thực hành (15’)
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
* Bài 2:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì? 
- Số thích hợp trong bài là số thế nào?
- Làm thế nào để tìm tổng của các số hạng đã biết?
- Yêu cầu HS làm bài.
Ị Kết luận và cho điểm HS.
Hoạt động 3: Củng cố - Nhận xét. (5’)
- Trò chơi: Tiếp sức.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em thực hiện các phép tính:
47
+
35
=
14
+
66
=
69
+
12
=
44
+
9
=
27
+
6
=
- Đội nào thực hiện nhanh, chính xác là đội thắng cuộc.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 38 + 25.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Về chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Tổng kết tiết học.
- Trò chơi vận động
- 2 HS lên thực hiện.
- Hoạt động lớp.
- HS nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng: 38 + 25.
- Có 63 que tính.
- Bằn ... à cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè.
- 2 Dấu câu: dấu chấm và dấu chấm hỏi.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
- 9 Chữ.
- Chữ đầu dòng thơ.
- Hoạt động cá nhân.
- HS viết bảng con:
Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng. 
- Nêu cách trình bày bài.
- HS viết. 
- HS dò lại.
- Đổi vở sửa lỗi. (Mở SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT.
- 4 bạn / dãy sửa tiếp sức.
- 1 HS lớp và bảng con.
TIẾT 5	Tập làm văn
TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO BÀI
 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết dựa vào tranh và câu hỏi kể lại được nội dung từng bức tranh, liên kết các câu thành một câu chuyện.
Biết đặt tên cho truyện và viết mục lục các bài tập đọc trong tuần 6.
Kĩ năng: Rèn kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình thật hấp dẫn – Viết chính xác mục lục.
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 4 Tranh, SGK
HS: Vở bài tập, SGK
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm ơn, xin lỗi (4’) 
- Gọi 4 HS lên bảng để kiểm tra.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục danh sách
- Treo 4 tranh lên bảng và nói: Đây là 1 câu chuyện rất hay kể về chiếc bút mực của cô giáo. Để biết nội dung câu chuyện ra sao chúng ta cùng đọc bài hôm nay.
Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Dựa vào tranh để kể thành câu chuyện (15’)
- Phương pháp: Vấn đáp – Quan sát.
* Bức tranh 1:
- Bạn trai đang vẽ ở đâu?
* Bức tranh 2:
- Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
* Bức tranh 3:
- Bạn gái nhận xét như thế nào?
* Bức tranh 4:
- Hai bạn đang làm gì?
- Vì sao không nên vẽ bậy?
- GV: Bây giờ các em hãy ghép nội dung của các bức tranh thành 1 câu chuyện.
- Gọi và nghe HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- Chỉnh sửa cho HS.
- Cho điểm những em kể tốt.
Gợi ý:
- Một bạn trai vẽ hình 1 con hươu đen lên bức tường trắng sạch sẽ của nhà trường. Một bạn gái đi qua, bạn trai liền hỏi:”Mình vẽ có đẹp không?” Bạn gái ngắm nghía một lát rồi lắc đầu nói:”Bạn vẽ đẹp đấy nhưng vẽ lên tường làm xấu trường lớp lắm”. Nghe bạn gái nói vậy, bạn trai hiểu ra và cả hai bạn cùng lấy xô, chổi quét vôi lại bức tường.
Hoạt động 2: Đặt tên cho câu chuyện (5’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
* Bài tập 2: (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi từng HS nói tên truyện do mình đặt.
* Hoạt động 3: Đọc mục lục và viết tên các bài tập đọc (8’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Luyện tập – thực hành.
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc mục lục các bài tuần 6, sách Tiếng Việt 2.
- Yêu cầu HS đọc các bài tập đọc.
- Theo dõi, uốn nắn HS khi làm bài.
- Nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Câu chuyện Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì? (Không nên vẽ bậy lên tường) giáo dục ý tưởng.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tập soạn mục lục
- Hát
- 2 HS lần lượt đóng vai Tuấn trong truyện “Bím tóc đuôi sam” để nói lời xin lỗi đối với bạn Hà..
- 2 HS đóng vai Lan trong truyện “Chiếc bút mực” để nói lời cảm ơn bạn Mai.
- Hoạt động lớp.
- Bạn đang vẽ một con ngựa trên bức tường ở trường học.
- Mình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường làm xấu bẩn trường lớp.
- Quét vôi lại.
- Vì vẽ bậy làm bẩn tường, xấu môi trường xung quanh.
- 4 HS trình bày nối tiếp từng bức tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS làm vở bài tập.
- Hoạt động lớp.
- HS đọc.
- Không nên vẽ bậy.
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 HS.
- Đọc thầm.
- 3 HS đọc tên các bài tập đọc.
- HS lập mục lục các bài tập đọc (vở BT).
- Đọc bài làm của mình.
TIẾT 5	Thủ công 
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết gấp máy bay đuôi rời.
HS nắm được quy trình gấp máy bay đuôi rời.
Kĩ năng: Gấp được máy bay đuôi rời với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 
Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công.
Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
HS: Giấy thủ công, bút màu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
- Nhận xét sản phẩm của HS.
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị cho tiết học.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp mát bay đuôi rời.
- GV ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’)
- Phương pháp: Trực quan - Quan sát – Đàm thoại – Giảng giải.
- GV giới thiệu mẫu. 
- Hỏi: 
Hình dạng đầu máy bay đuôi rời như thế nào? Có giống máy bay trước không?
Màu sắc của máy bay đuôi rời?
Máy bay đuôi rời có mấy phần?
- GV mở dần mẫu gấp máy bay đuôi rời và hỏi: Ta sử dụng tờ giấy hình gì?
- GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4, yêu cầu HS nhận xét.
à GV chốt: Để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó gấp, cắt thành 2 phần: Phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
- Ta vừa quan sát mẫu gấp máy bay đuôi rời. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu quy trình gấp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp (25’)
- Phương pháp: Trực quan – Giảng giải – Làm mẫu.
Bước 1: 
- Cắt 1 tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
- GV gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở hình 1a sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 1b.
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b (Chú ý: Miết mạnh để tạo nếp gấp).
- Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật. (Hình 2)
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác. (Hình 3a)
- Gấp đôi theo đường dấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b. 
- Gấp theo dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A. (Hình 4).
- Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A. (Hình 5)
- Lồng 2 ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang 2 bên. (Hình 6)
- Gấp 2 nữa cạnh đáy hình 6 vào đường dấu giữa. (Hình 7)
- Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa hình 8a và 8b.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở hai bên ép vào theo các nếp gấp (Hình 9) được mũi máy bay như hình 9b.
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân, đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi 1 lần nữa để lấy dấu. Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp như hình 11a được hình thân máy bay.
- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hình chữ nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng ¼ chiều dài để làm đuôi máy bay. Gạch chéo phần còn thừa. (Hình 12)
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Mở phần đầu và cánh máy bay ra như hình 9b, cho thân máy bay vào trong (Hình 13) gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh. (Hình 14)
- Gấp đôi máy bay the chiều dài và miết theo đường vừa gấp được hình 15a. Bẻ đuôi máy bay ngang sang 2 bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như hình 15b và phóng chếch lên không trung.
- GV chốt: Để gấp hình máy bay đuôi rời. Ta phải thực hiện mấy bước? Kể ra?
- GV chia nhóm, yêu cầu đại diện mỗi nhóm thao tác lại các bước gấp (bằng giấy nháp).
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Về nhà tập gấp nhiều lần cho thành thạo.
- Chuẩn bị giấy màu tiết sau thực hành “Gấp máy bay đuôi rời”.
- Hát
- Hoạt động lớp.
- HS quan sát trả lời.
- Ngắn, không giống.
- Xanh (đỏ, vàng).
- 4 Phần (đầu, cánh, thân, đuôi).
- Hình vuông.
- Hoạt động lớp.
-HS quan sát thao tác mẫu của GV và mẫu quy trình gấp (Hình 1a, b)
(Hình 2)
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy tình gấp (Hình 3a, b).
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 4, 5, 6, 7, 8a, 8b, 9a, 9b).
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 11a, 11b, 12).
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 13, 14).
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 15a, 15b).
- 4 Bước.
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Cả nhóm quan sát, nhận xét.
- HS gấp máy bay đuôi rời.
SINH HOẠT LỚP( TUẦN 5)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 5.doc