Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 3 năm 2010

Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 3 năm 2010

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm .Giọng thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

 

doc 43 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai, ngày 29 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 MÔN : TẬP ĐỌC
 BÀI : LÒNG DÂN 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 	Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm .Giọng thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng. 
2. Kĩ năng: 	Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. CHUẨN BỊ 
- 	Giáo viên : - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- 	Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và cho biết bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước? 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước. 
- Chọn đọc thuộc lòng các khổ thơ em yêu thích và cho biết những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước như thế nào? 
- HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
- Học sinh lắng nghe 
4. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn. 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chìa... tao bắn nát đầu 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho HS đọc các từ được chú giải trong bài. 
- HS đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, nầy, tui. 
- Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận. 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
 - Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+ Dì Năm đấu trí với giặc khôn khéo như thế nào? 
- Dì bình tĩnh trả lời những câu hỏi của địch, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì làm chúng hí hửng tưởng dì sợ sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẽn tò.
Ÿ Giáo viên chốt ý 
+ Tình huống nào trong vở kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Lớp nhận xét 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 2	 MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 	Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số. 
2. Kĩ năng: 	Thực hiện phép tính với các hỗn số. So sánh các hỗn số ® chuyển về thực hiện các phép tính. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học ; thích tìm tòi kiến thức về phân số phục vụ vào thực tế. 
II. CHUẨN BỊ 
- 	Giáo viên: Phấn màu 
- 	Học sinhø: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Hỗn số (tiếp theo) 
- Kiểm tra lý thuyết về kĩ năng đỗi hỗn số - áp dụng vào bài tập. 
- Học sinh sửa bài 3/13 (SGK) 
Ÿ Giáo viên nhận xét – đánh giá 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về hỗn số qua tiết luyện tập. 
4. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
2 ; 5
9
12
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Nêu cách so sánh hai hỗn số. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải: chuyển các hỗn số về thành phân số rồi so sánh hai phân số.
- Giáo viên lưu ý sửa sai, chốt ý. 
a) 3và 2	
b)3và 3
c) 5 và 2
d)3và 3
Ÿ Bài 3: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài - cách cộng trừ nhân chia phân số. 
- Học sinh làm bài - 2 bạn thảo luận cách giải 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
- Lưu ý các kết quả là phân số 
a) 1
b) 2
c) 2
d) 3
* Hoạt động 2: Củng cố 	
- Thi đua giải nhanh. Chỉ định 4 bạn lên bảng làm.
- Học sinh còn lại làm vở nháp. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học sinh ôn bài + làm BT nhà. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3	 MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
3. Thái độ: 	Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. CHUẨN BỊ 
- 	Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ. 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Em là học sinh 
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có trách nhiệm về việc làm của mình.
4. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Đọc và phân tích truyện 
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ 
- Theo emĐức nên làm gì? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, e)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, e chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm làm bài 2 
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Nêu yêu cầu 
- Thảo luận nhóm ® đại diện trình bày 
- Nhận xét, kết luận
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quí trọng. Đồng thời, một người nếu không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì sẽ không rút được kinh nghiệm để làm tốt hơn, sẽ khó tiến bộ được.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm  ... ân bố của chúng ở đâu? 
- Lớp nhận xét, tự đánh giá. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết Địa lí hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm của khí hậu”. 
- Học sinh nghe 
4. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa 
+ Bước 1: Tổ chức cho các nhóm thảo luận để tìm hiểu theo các câu hỏi: 
- HS thảo luận, quan sát lược đồ 1, quan sát quả địa cầu, đọc SGK và trả lời: 
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu? 
- Học sinh chỉ 
- Nước ta nằm ở đới khí hậu nào? 
- Nhiệt đới 
- Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? 
- Nói chung là nóng, trừ một số vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. 
- Vì sao nước ta có mưa nhiều và gió, mưa thay đổi theo mùa? 
- Vì nằm ở vị trí gần biển, trong vùng có gió mùa. 
- Hoàn thành bảng sau: 
- Học sinh điền vào bảng. 
Thời gian gió mùa thổi
Hướng gió
Đặc điểm gió
Từ tháng 11 đến tháng 4
Từ tháng 5 đến tháng 10 
+ Bước 2: 
- Sửa chữa câu trả lời của học sinh
- Nhóm trình bày, bổ sung
- Gọi một số học sinh lên bảng chỉ 2 hướng gió mùa thổi trong năm trên bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Học sinh chỉ bản đồ 
+ Bước 3: 
Ÿ Chốt ý: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, gần biển và trong vùng có gió mùa nên khí hậu nói chung thay đổi theo mùa. 
- Nhắc lại 
* Hoạt động 2: Khí hậu giữa các miền có sự khác biệt 
+ Bước 1: 
- Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
® Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam. 
- Học sinh lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. 
- Phát phiếu học tập
- Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam về: 
- Học sinh làm việc cá nhân để trả lời: 
- Sự chênh lệch nhiệt độ: 
+ Sự chênh lệch nhiệt độ trong tháng 1 và 7. 
+ Các mùa khí hậu. 
Địa điểm 
Tháng 1 
Tháng 7
Hà Nội
16,40C
28,90C
Tp.HCM
25,80C
27,10C
- Các mùa khí hậu: 
+ Miền Bắc: hạ và đông 
+ Miền Nam: mưa và khô 
- Vì sao có sự khác nhau đó? 
- Do lãnh thổ kéo dài và nhiều nơi núi sát ra tận biển. 
- Chỉ trên lược đồ H.1 nơi có khí hậu mùa đông và nơi nóng quanh năm. 
- Học sinh chỉ 
+ Bước 2: 
- Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện 
- HS trình bày, bổ sung, nhận xét. 
Ÿ Chốt ý: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt. 
- Lặp lại 
* Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu 
- Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? 
- Tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm.
- Tiêu cực: độ ẩm lớn gây nhiều sâu bệnh, nấm mốc, ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, bão. 
Ÿ Nhận xét, đánh giá, giáo dục tư tưởng. 
- Học sinh trưng bày tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt, hạn hán. 
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm bàn, lớp 
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. 
- Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. 
- Giải thích sơ nét 
Vị trí 
Khí hậu nhiệt 
đới gió mùa 
Vành đai 
nhiệt đới 
Nóng 
- Gần biển 
- Trong vùng có gió mùa 
- Mưa nhiều 
- Gió mưa thay đổi theo mùa 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Sông ngòi nước ta” 
- Nhận xét tiết học 
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 MÔN : THỂ DỤC
BÀI : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI ‘’BỎ KHĂN‘’
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ :Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải quay trái , quay sau , dàn hàng , dồn hàng .
- Trò chơi ‘’ bỏ khăn ‘’ 
2. Kĩ năng: - Yêu cầu HS biết tập hợp hàng nhanh chóng , trật tự , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải quay trái , quay sau , dàn hàng , dồn hàng động tác đúng kĩ thuật , đều đúng khẩu lệnh.
- Yêu cầu HS chơi trò chơi đúng luật , nhanh nhẹ khéo léo , tập trung chú ý , hành hứng trong khi chơi .
3. Thái độ: - Giáo dục HS thái độ học tập đúng và có hứng thú trong khi chơi trò chơi .. 
II. CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu 
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học 
- Học sinh đứng vỗ tay hát 
2. Phần cơ bản 
a) Đội hình đội ngũ 
- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải quay trái , quay sau , dàn hàng , dồn hàng .
- Điều khiển lớp tập 1 lần 
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển 
- GV quan sát sửa sai cho HS 
- Tập cả lớp 
b) Chơi trò chơi ‘’bỏ khăn ‘’ 
- GV nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi 
- HS xếp hàng theo đội hình chơi .
- Một nhóm HS lên làm mẫu 
- Cả lớp chơi thử 
- GV quan sát nhận xét biểu dương tổ chơi nhiệt tình 
3. Phần kết thúc 
- Cùng HS hệ thống bài 
-Nhận xét , đánh giá kết quả học và giao bài tập về nhà .
Thứ năm ngày 02 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 MÔN : THỂ DỤC
BÀI : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI ‘’ ĐUA NGỰA ‘’
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ :Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái .
- Trò chơi ‘’ đua ngựa ‘’ 
2. Kĩ năng: 
- 	 Yêu cầu HS biết tập hợp hàng nhanh chóng , trật tự , đi đều vòng phải , vòng trái đúng kĩ thuật , đúng khẩu lệnh.
- Yêu cầu HS chơi trò chơi đúng luật , nhanh nhẹ khéo léo , tập trung chú ý , hành hứng trong khi chơi .
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh thái độ học tập đúng và có hứng thú trong khi chơi trò chơi .. 
II. CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi , 4 con ngựa làm bằng cây tre 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu 
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học 
- Học sinh đứng vỗ tay hát 
2. Phần cơ bản 
a) Đội hình đội ngũ 
- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải quay trái , quay sau , dàn hàng , dồn hàng .
- Điều khiển lớp tập 1 lần 
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển 
- GV quan sát sửa sai cho HS 
- Tập cả lớp 
b) Chơi trò chơi ‘’ đua ngựa ‘’ 
- GV nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi 
- HS xếp hàng theo đội hình chơi .
- Một nhóm HS lên làm mẫu 
- Cả lớp chơi thử 
- GV quan sát nhận xét biểu dương tổ chơi nhiệt tình 
3. Phần kết thúc 
- Cùng HS hệ thống bài 
-Nhận xét , đánh giá kết quả học và giao bài tập về nhà .
Tiết 3 	 MÔN : KĨ THUẬT 
 BÀI : THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	HS biết cách thêu dấu nhân.
2. Kĩ năng: 
- 	Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật ,đúng quy trình. 
3. Thái độ: 
. - Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được .
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Mẫu thêu dấu nhân. 
- 	Học sinh: một mảnh vải có kích thước 20 x 30 cm , chỉ , kim khâu , phấn , thước .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học
1.Ổn định lớp 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu quy trình đính khuy hai lỗ . 
3. Giới thiệu bài mới: 
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .
- Học sinh lắng nghe 
4. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1:Quan sát , nhận xét mẫu 
Phương pháp: đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV đặt câu hỏi :
- HS quan sát một số mẫu thêu dấu nhân và hình .
- Đặc điểm của thêu dấu nhân ở mặt phải đường thêu ? 
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống nhau như dấu nhân nối nhau liên tiếp giứa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu
- - Đặc điểm của thêu dấu nhân ở mặt trái đường thêu ?
- Những đường chỉ khâu tạo thành song song với nhau theo hai đường thẳng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV cho HS đọc nội dung mục 1 
- 1 HS đứng dậy đọc , cả lớp theo dõi .
- Để thêu được các mũi thêu dấu nhân đều nhau ,em cần phải làm gì? 
- Vạch dấu đường thêu dấu nhân 
Vạch dấu hai đường thẳng song song cách nhau 1 cm trên mặt phải của vải .Vạch dấu các điểm từ phải sang trái và cách đều nhau 1 cm trên hai đường vạch dấu.
- HS lên bảng vạch dấu đường thêu – Cả lớp quan sát nhận xét
- HS đọc mục 2 và quan sát hình a nêu cách bắt đầu thêu
- Giáo viên vừa thêu dấu nhân theo đường vạch dấu vừa hướng dẫn các bước.
- - Quan sát hình 4c và 4d , em hãy nêu cách thêu mũi thứ hai? 
- Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất. Xuống kim tại điểm B.Mũi kim hướng sang trái .Lên kim tại điểm C.Rút chỉ lên,được nửa mũi thêu thứ hai
- GV yêu cầu học sinh thực hiện các mũi thêu tiếp theo. Quan sát sửa sai cho học sinh 
- HS theo tác 
-Quan sát hình 5a,b em hãy nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân? 
- Xuống kim.Lật vài và nút chỉ cuố đường thêu.Nút chỉ đường thêu giống như cách nút chỉ đường khâu.
- GV Hướng dẫn nhanh lại một lần toàn bộ các thao tác.
- HS thực hiện .
5. Củng cố , dặn dò 
- Nêu các bước thêu dấu nhân? 
- Học sinh nhắc lại 
- Dặn HS tiết sau mang dụng cụ thực hành .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(24).doc