Tổ chức dạy học cả ngày

Tổ chức dạy học cả ngày

Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.

Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đó là: Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học các bậc học cao hơn. Dạy học 2 buổi/ngày được xem là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, tránh tình trạng dạy thêm, học thêm, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Nhận thức được tầm quan trọng của dạy học cả ngày, tôi chọn học tập bồi dưỡng chuyên đề: “Dạy học cả ngày” nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong thực tiễn công tác.

3. Nội dung chuyên đề

3.1. Một số khái niệm liên quan

* Khái niệm dạy học cả ngày:

Dạy học cả ngày ở trường tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi cả ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu cho học sinh, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể .

 - Giáo viên có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.

 - Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại lớp mà không phải mang bài về nhà.

 

docx 8 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức dạy học cả ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH XÃ THƯỢNG CƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ KHỐI 2+3
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thượng Cường, ngày 22 tháng 4 năm 2019
BÀI THU HOẠCH
Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Năm học 2018 – 2019
Họ và tên: Nguyễn Thị Viện
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Tổ chuyên môn: Tiểu học
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A.
Tên chuyên đề 
TH31: TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
Lí do chọn chuyên đề 
Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống  của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đó là: Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học các bậc học cao hơn. Dạy học 2 buổi/ngày được xem là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, tránh tình trạng dạy thêm, học thêm, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của dạy học cả ngày, tôi chọn học tập bồi dưỡng chuyên đề: “Dạy học cả ngày” nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong thực tiễn công tác.
3. Nội dung chuyên đề
3.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm dạy học cả ngày:
Dạy học cả ngày ở trường tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi cả ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu cho học sinh, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể .
 	 - Giáo viên có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.
 - Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại lớp mà không phải mang bài về nhà.
  - Học sinh học đủ môn và có chất lượng đối với các môn học bắt buộc , đồng thời được tiếp xúc với các môn tự chọn, các môn học được phân bổ hợp lý trong ngày, trong tuần. Nội dung dạy học gồm toàn bộ nội dung của dạy học 1 buổi/ngày và thêm một số nội dung: thực hành kiến thức đã học; phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
3.2. Nội dung chuyên đề
Nguyên tắc tổ chức dạy học cả ngày
Nguyên tắc tổ chức dạy học học sinh có nhu cầu, cha mẹ tự nguyện;
Nhà trường đảm bảo cơ sở vật chất, đảm bảo thiết bị, đồ dùng dạy học. 
Đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định. 
Công khai, minh bạch thu chi trong nhà trường.
Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa nhân cách học sinh. 
Nội dung dạy học cả ngày
Đảm bảo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Đảm bảo việc tổ chức dạy học sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lồng ghép các nội dung: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp có định hướng theo chủ đề, tăng cường các hình thức học theo nhóm, như nhóm Vẽ, Hát-Múa, Thể thao, Tiếng Anh, Tin học, 
Các nội dung khác:
+ Thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; 
+ Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập.
+ Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt, môn Toán, các môn năng khiếu;
+ Dạy học các môn học và nội dung tự chọn được quy định trong CT (Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc); 
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: các câu lạc bộ, hoạt động dã ngoại.
 a) Môn Tiếng Anh và Tin học:
Dạy học theo tài liệu in sẵn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tiếng Anh dạy học theo chương trình mới 4 tiết/tuần; Tin học dạy học theo tài liệu của Bộ: Cùng học Tin học quyển 1, quyển 2, quyển 3).
 b) Môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục:
Nên học theo các nhóm năng khiếu, tổ chức thành các hoạt động. Ví dụ: học hát, múa, trò chơi âm nhạc, nghe nói chuyện và giao lưu về nghệ thuật âm nhạc,; thi vẽ tranh theo chủ đề, vẽ tranh tập thể, thi tìm hiểu về mĩ thuật, làm quen với màu sắc, xé dán,; trò chơi vận động, các môn thể thao tự chọn.	
 c) Môn Tiếng Việt và Toán: 
Trên cơ sở sách giáo khoa và các tài liệu dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh, lựa chọn bài tập phù hợp để thực hành những kiến thức buổi 1 chưa được luyện kĩ; dành nhiều thời lượng cho đối tượng học sinh yếu, chậm về đọc hiểu; biên soạn nội dung riêng và dành thời gian thích hợp cho đối tượng học sinh khá, giỏi. Kết hợp tổ chức các hoạt động học vui để học sinh bớt căng thẳng, chẳng hạn Tiếng Việt: thi đọc diễn cảm, đọc thơ, hùng biện, kể chuyện, viết chữ đẹp,; môn Toán: thi giải toán nhanh, toán vui, ảo thuật toán học, trò chơi toán
 d) Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Căn cứ vào chủ đề năm học, chủ đề từng tháng, các nội dung giáo dục lồng ghép (giáo dục môi trường, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống,) và tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, giáo viên lựa chọn những nội dung phù hợp chủ đề để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (Hoạt động thư viện; Trò chơi dân gian; Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch; Vẽ tranh; Thể dục thể thao; Tổ chức các ngày Hội; Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn; Hoạt động tham quan du lịch; Hoạt động nhân đạo; Hoạt động giao lưu; Hoạt động môi trường; Hoạt động Đội, Sao; Hoạt động câu lạc bộ;).
Hình thức dạy học cả ngày
 	Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng làm việc hợp tác, giao tiếp, kĩ năng học tập, .... 
	Thực hiện phân hóa trong dạy học, phát triển năng lực cá nhân. Tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp giáo dục. Dành thời gian cho việc tự học của học sinh với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. 
 	Khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất.
	Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo hứng thú, hỗ trợ và thúc đẩy việc học tập của học sinh; phát huy tính tích cực, tự giác, vai trò làm chủ ở trường của học sinh.
* Hình thức dạy học
	Nội dung 1 được dạy chủ yếu trong 1 buổi, Nội dung 2 -trong buổi còn lại, nhưng cũng có thể bố trí linh hoạt. 
	Tổ chức theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng, có thể chia học sinh ở cùng một khối lớp (hoặc khác khối lớp) theo các nhóm hoạt động trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu.
Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng, theo các nhóm phù hợp khả năng và nhu cầu của học sinh, có thể là:
- Nhóm củng cố kiến thức.
- Nhóm bồi dưỡng năng khiếu, sở thích (giải toán nhanh, đọc thơ, kể chuyện...)
- Nhóm phát triển thể chất (võ, cờ vua, cầu lông...)
- Nhóm phát triển nghệ thuật (nhạc dân tộc, đàn oocgan, vẽ, nặn...)
- Nhóm hoạt động xã hội (tìm hiểu, TNXH, lịch sử, địa lý...)
Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp đặc điểm địa phương
Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở:
Vùng khó khăn: trước mắt thực hiện chương trình khoảng 30 T/tuần
Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm căn cứ trình độ học sinh của lớp bố trí nội dung, yêu cầu và thời lượng hợp lí để đảm bảo mọi học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng 2 môn Tiếng Việt, Toán và tổ chức một số hoạt động giáo dục.
Vùng thuận lợi: thực hiện chương trình khoảng 35 T/tuần. Hiệu trưởng, giáo viên căn cứ trình độ học sinh của lớp bố trí thời lượng hợp lí để đảm bảo mọi học sinh đạt chuẩn kiến thức-kĩ năng các môn học; căn cứ điều kiện của nhà trường, nhu cầu của cha mẹ học sinh để dạy ngoại ngữ, tin học và phát triển năng khiếu học sinh; tổ chức một số hoạt động giáo dục để học sinh thấy vui, thích học và học được các môn học. 
Những yêu cầu sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong dạy học cả ngày
          a. Về cơ sở vật chất:
     	+ Đảm bảo khuôn viên :Cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch- đẹp, an toàn.
+ Đủ phòng học ( Mỗi lớp có một phòng học riêng theo đúng quy cách, Phòng phục vụ học tập ) Phòng thư viện thiết bị, phòng truyền thống, phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật... , phòng chức năng, sân chơi, sân tập, khu phục vụ học tập, vui chơi, chỗ ăn, nghỉ và các hoạt động văn hoá, thể thao: Phòng học đủ phục vụ cho việc học 2 buổi/ ngày. Các phòng làm việc, phòng hội đồng; phòng dạy hát nhạc, mỹ thuật, tin học, các phòng chức năng phục vụ đầy đủ cho dạy các môn văn hoá, các môn Tự chọn; 
     + Trang thiết bị dạy học: Có máy vi tính, máy potôcopy, máy chiếu đa năng, ti vi, điện thoại, đài catset; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ, phục vụ tốt cho  dạy - học 2 buổi/ngày và các hoạt động khác của nhà trường.
b.Về đội ngũ :
- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên: Giáo dạy hầu hết các môn. Ngoài ra có các giáo viên chuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,. 5/ Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường tiểu học.
	+ Cán bộ quản lý: Có năng lực tổ chức, quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động bán trú...
	+ Giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học, quản lí và tổ chức hoạt động giáo dục; có năng lực tổng hợp, có kĩ năng lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục...
     Trường có đủ tỉ lệ giáo viên 1,5/lớp, đủ giáo viên dạy các môn đặc thù, các môn Tự chọn ; Giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn.
      Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học tốt .
+ Cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý về tổ chức dạy học cả ngày (năng lực phân phối, sử dụng thời gian ...) 
Quá trình vận dụng
Trong quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên đề, tôi đã vận dụng chuyên đề thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học sinh.
- Giáo viên phải thực hiện việc dạy học cá thể hóa học sinh trong từng tiết dạy như: việc phân chia nhóm thực hành hoạt động theo từng nhóm đối tượng và hướng dẫn kiến thức cho phù hợp với trình độ từng nhóm, cá nhân,  tạo điều kiện cho các em được tự thể hiện mình, tăng cường trò chơi học tập tránh để học sinh thụ động trong giờ học.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học: Khi lên lớp dạy học ở buổi 2 nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống chán, tạo nhu cầu học cho học sinh và để phát huy tốt nhất vai trò chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh.
- Tăng cường thực hành trong các tiết học, đặc biệt là các hoạt động giáo dục: Lý thuyết gắn với thực hành là  giải pháp, là con đường ngắn nhất để người học lĩnh hội kiến thức và đó cũng là cái đích trong cả quá trình giáo dục, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi xác định tăng cường thực hành trong tất cả các tiết dạy là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dạy học.
- Tổ chức các hoạt động tập thể thông qua tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL). Nội dung hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của cấp học, phối hợp giữa các nội dung, hình thức hoạt động mang tính xã hội - chính trị, tính pháp luật, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật và hoạt động theo hứng thú sở thích của các em
- Các nội dung về giáo dục pháp luật (Quyền trẻ em, ATGT . . . ), giáo dục môi trường, kĩ năng sống, Chữ thập đỏ, vệ sinh răng miệng, Giáo dục truyền thống Đội, truyền thống lịch sử địa phương, ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm . . . được lồng ghép vào các nội dung của các chủ điểm và thực hiện theo kế hoạch thời gian của từng lĩnh vực.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm như tham quan, lao động công ích phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Hoạt động này hỗ trợ cho học sinh được thực hành, luyện tập, được trực tiếp mắt thấy tai nghe những gì mà các em được thầy cô hướng dẫn, giảng dạy trên lớp. Tổ chức giao lưu văn nghệ, vẽ tranh, viết thư làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22 / 12. Tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt của các chú, học tập và làm theo tấm gương chú bộ đội Cụ Hồ.
            5. Kết quả đạt được
* Kết quả đạt được:
	- Tất cả HS rất hồ hởi đón nhận tiết học buổi 2. Các em đều hăng say học tập, đều tự giác, đều mong đợi nhiệm vụ giáo viên giao cho trong mỗi tiết.
	- HS có ý thức hợp tác lẫn nhau, giúp đỡ nhau giải quyết nhiệm vụ học tập.
	- Từng nhóm đối tượng HS đều tiến bộ rõ nét. Không có học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tất cả các em đều đạt được yêu cầu chuẩn KT-KN
	- Với các phong trào bề nổi khác, lớp cũng đều dành thành tích cao.
	* Ưu điểm:
	- Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ. Được trang bị đầy đủ SGK, đồ dùng DH.
	- Giáo viên tích cực trong đổi mới PPDH. Tổ chức các hoạt động học tập phù hợp lứa tuổi.
	- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện tốt cho việc dạy học cả ngày.
	- Có sự phối hợp của cha mẹ học sinh.
	* Hạn chế:
	- Nhà trường chưa có đủ các phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động (Thiếu phòng đa năng, phòng y tế, thư viện).
	- Thời lượng tổ chức học 2 buổi/ngày đôi khi còn hạn chế.
6. Những kiến nghị, đề xuất.
 - Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới PPDH và công tác dạy học cả ngày, đặc biệt là dạy học buổi 2.
	- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về dạy học cả ngày.
	- Tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học./.
Thượng Cường, ngày 22 tháng 4 năm 2019.
 Người viết bài thu hoạch
	Nguyễn Thị Viện

Tài liệu đính kèm:

  • docxto_chuc_day_hoc_ca_ngay.docx