Tiểu luận Một số biện pháp chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khuyết tật thính giác dưới 6 tuổi vào học tại Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị

Tiểu luận Một số biện pháp chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khuyết tật thính giác dưới 6 tuổi vào học tại Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích - Ý nghĩa của đề tài:

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chuẩn bị tâm lí sẵn sàng vào trương tiểu học cho trẻ nói chung, cho trẻ khuyết tật thính giác nói riêng nhằm phát huy tổi đa tiềm năng của trẻ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục trong nhà trường tiểu hoc.Chúng tôi đề xuất một số biện pháp để trẻ khuyết tật thính giác lứa tuổi mẫu giáo lớn có được tâm lí sẵn sàng vào học ở Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị.

2. Lịch sử vấn đề:

 Trẻ em là một bộ phận dân cư tồn tại khách quan trong xã hội loài người, kể cả người khuyết tật. Tồn tại trong xã hội văn minh ngày nay trong tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này. Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em là một ví dụ tiêu biểu. Đây là văn bản quốc tế về trẻ em khá toàn diện và hoàn hảo, mang tính pháp lí cao. Tính đến 1 – 7- 1998 đã có 191 quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia công ước 96. Căn cứ vào trình độ phát triển, phong tục tập quán, mỗi quốc gia có cách giải quyết riêng vấn đề về người khuyết tật để đảm bảo cho nhóm dân cư này được hoà nhập vào xã hội .Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại có một câu nói nổi tiếng: “ Tàn mà không phế”., đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.

Việt Nam là một nước có số lượng người khuyết tật nói chung và trẻ em bị khuyết tật nói riêng khá lớn và đa dạng. Theo số liệu điều tra sơ bộ có khoảng gần 5 triệu người khuyết tật, chiếm 5% dân số trong đó trẻ em dưới 15 tuổi bị khuyết tật chiếm khoảng 1,2 đến 1,5 % dân số .

Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “ thương người như thể thương thân”, đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội nhất là đối với trẻ em. Trong đó điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn kinh tế chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho trẻ em bị khuyết tật. Giúp trẻ vượt qua khó khăn do bị khuyết tật để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về người tàn tật và ký lệnh công bố ngày 8-8-1998. Chính phủ đã ban hành nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10-7-1999, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số pháp lệnh về người tàn tật.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí công ước về quyền trẻ em. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu học được ban hành vào năm 1991và nhiều hoạt động khác vì trẻ em đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà nước và xã hội ta đến sự nghiệp chăm lo thế hệ trẻ, trong đó bao gồm cả trẻ em khuyết tật. .

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Một số biện pháp chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khuyết tật thính giác dưới 6 tuổi vào học tại Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu - Khoa tiểu học Trường Đại học Sư phạm Huế, quý thầy cô giảng dạy lớp Đại học khoá 24 tại Quảng Trị, các cô giáo và học sinh trường Khuyết tật Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tiểu luận nghiệp vụ sư phạm.
Do thời gian và khả năng có hạn không sao tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Trần Kim Hoà.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích - Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
3.1. Đối tượng ...................................................................................................................5
3.2 .Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................6
6. Cấu trúc tiểu luận .........................................................................................................6
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Các khái niệm .............................................................................................................7
1.1.1.Tâm lí là gì ...............................................................................................................7
1.1.2.Tâm lí sẵn sàng đến trường tiểu học.....................................................................7
1.2.Vì sao cần chuẩn bị sẵn sàng vào trường tiểu học cho trẻ mẫu giáo.....................7
1.3.Các yêu cầu về mặt tâm lí người học sịnh lớp một cần phải có ...........................8
1.4. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn .....................................................................9
1.5. Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thính 5-6 tuổi ......................................................10
1.5.1. Khái niệm về Khuyết tật thính giác ( hearing impairment )............................10
1.5.2. Trẻ khuyết tật thính giác - đắc trưng tâm sinh lý và cuộc sống xã hội ..........11
1.5.3. Những đặc điểm cảm giác, tri giác của trẻ khuyết tật thính giác ...................12
1.5.4. Một số đặc điểm của khuyết tật thính giác ............................................................13
1.5.5. Một số đặc điểm tưởng tượng ở trẻ khuyết tật thính giác ...............................14
1.5.6. Một số đặc điểm tư duy ở trẻ khuyết tật thính giác ............................................15
1.5.7. Ngôn ngữ của trẻ khuyết tật thính giác .............................................................16
CHƯƠNG 2:
CHUẨN BỊ TÂM LÍ SẴN SÀNG ĐỂ TRẺ KHIẾM THÍNH VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC - TRƯỜNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT QUẢNG TRỊ.
2.1. Đặc điểm, tình hình của Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng trị .......................18
2.1.1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc- giáo dục trẻ khuyết tật ..........................18
2.1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ khuyết tật
 tỉnh Quảng Trị .........................................................................................................................18
2.2. Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính vào học lớp một ở trường 
Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị ......................................................................................22
2.2.1. Đánh giá chung ....................................................................................................22
2.2.2. Các việc làm cụ thể......................................................................................................22
2.2.2.1. Tư vấn và can thiềp sớm cho trẻ khiếm thính ở trường
Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị ......................................................................................22
2.2.2.2. Lập kế hoạch giáo dục cá nhân .......................................................................23
2.2.2.3. Định hướng giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính ở trường 
 Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị .....................................................................................23
2.2.2.4.Công tác tiền hoà nhập ở Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng trị ................24
2.2.2.5. Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học 
 Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng trị ........................................................................24
2.2.2.6. Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập ........................................25
2.2.2.7.Giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh .....................................28
2.3. Kiến nghị .........................................................................................................30 KẾT LUẬN .....................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................32
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích - Ý nghĩa của đề tài:
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chuẩn bị tâm lí sẵn sàng vào trương tiểu học cho trẻ nói chung, cho trẻ khuyết tật thính giác nói riêng nhằm phát huy tổi đa tiềm năng của trẻ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục trong nhà trường tiểu hoc.Chúng tôi đề xuất một số biện pháp để trẻ khuyết tật thính giác lứa tuổi mẫu giáo lớn có được tâm lí sẵn sàng vào học ở Trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị.
2. Lịch sử vấn đề: 
 	Trẻ em là một bộ phận dân cư tồn tại khách quan trong xã hội loài người, kể cả người khuyết tật. Tồn tại trong xã hội văn minh ngày nay trong tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này. Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em là một ví dụ tiêu biểu. Đây là văn bản quốc tế về trẻ em khá toàn diện và hoàn hảo, mang tính pháp lí cao. Tính đến 1 – 7- 1998 đã có 191 quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia công ước 96. Căn cứ vào trình độ phát triển, phong tục tập quán, mỗi quốc gia có cách giải quyết riêng vấn đề về người khuyết tật để đảm bảo cho nhóm dân cư này được hoà nhập vào xã hội.Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại có một câu nói nổi tiếng: “ Tàn mà không phế”., đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
Việt Nam là một nước có số lượng người khuyết tật nói chung và trẻ em bị khuyết tật nói riêng khá lớn và đa dạng. Theo số liệu điều tra sơ bộ có khoảng gần 5 triệu người khuyết tật, chiếm 5% dân số trong đó trẻ em dưới 15 tuổi bị khuyết tật chiếm khoảng 1,2 đến 1,5 % dân số . 
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “ thương người như thể thương thân”, đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội nhất là đối với trẻ em. Trong đó điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn kinh tế chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho trẻ em bị khuyết tật. Giúp trẻ vượt qua khó khăn do bị khuyết tật để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về người tàn tật và ký lệnh công bố ngày 8-8-1998. Chính phủ đã ban hành nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10-7-1999, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số pháp lệnh về người tàn tật. 
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí công ước về quyền trẻ em. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu học được ban hành vào năm 1991và nhiều hoạt động khác vì trẻ em đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà nước và xã hội ta đến sự nghiệp chăm lo thế hệ trẻ, trong đó bao gồm cả trẻ em khuyết tật. .
tuy nhiên, đối với Việt Nam giáo dục đặc biệt là một lĩnh vực vẫn còn mới mẻ cả về lí luận và thực tiễn. Về mặt nhận thức, nhiều người còn coi giáo dục trẻ khuyết tật là vấn đề nhân đạo đơn thuần hoặc đề cao khía cạnh nhân đạo và xem nhẹ khía cạnh khoa học. Điều này không sai bởi giáo dụẩttẻ khuyết tật mang đậm tính nhân đạo khi nhìn ở góc độ xã hội. Đã đến lúc phải đặt vấn đề nghiên cứu và xem xét giáo dục đặc biệt trên góc độ khoa học. Đề tài này sẽ nghiên cứu một trong những vấn đề giáo dục đặc biệt ở góc độ khoa học giáo dục.
Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khuyết tật vào các trường học đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp tốt nhất và duy nhất để giải quyết vấn đề học tập cho trẻ khuyết tật. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm có hiệu quả về giáo dục trẻ khuyết tật song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét và lí giải. Đây là vấn đề còn mới mẻ dối với giáo dục Việt Nam. Chúng ta sẽ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng nào? Trong báo cáo định hướng phát triển giáo dục cho trẻ khuyết tật tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện nghị định 26/CP , Bộ GD- ĐT đã quyết định giáo dục hoà nhập là hướng phát triển chính. Nếu lấy giáo dục hoà nhập là biện pháp cơ bản để giải quyết vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam thì phải biết tổ chức tốt tâm lí sănn sàng cho trẻ trước khi đến trường.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới, giáo dục cho nhóm trẻ khuyết tật thính giác luôn luôn tiên phong đi đầu trong các thử nghiệm giáo dục và cũng là lĩnh vực phát triển mạnh nhất so với các lĩnh vực giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật khác. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật thính giác nói riêng của Việt Nam có thể đi sau nhiều nước nhưng điều đó không thể cản trở chúng ta có những bước phát triển nhảy vọt nếu chúng ta biết tổng kết và kế thừa những thành tựu đã có, rút kinh nghiệm qua những thất bại trong quá khứ và hiện tại để tìm đư ... trên dưới... để nhận ra các con chữ như: bvà d, q và p,p và b... hướng đúng của việc đọc và viết. Trong nhiều sinh hoạt khác như thể dục, múa, vẽ... việc xác định hướng và khoảng cách không gian là không thể thiếu được. Do đó hướng dẫn trẻ biết định hướng đúng trong không gian là hết sức cần thiết, bởi thiếu nó đứa trẻ sẽ bị rối loạn trong hành vi và trở nên vụng về trong cuộc sống và trong học tập. Lúc đầu trẻ thường lấy bản thân mình làm chuẩn để nhận ra đằng trước, đằng sau, bên trên, bên dưới, phía trái, phía phải. Tiến tới cần dạy trẻ biết lấy một vật khác trong không gian làm chuẩn để xác định phương hướng đối với nó. Lại cần phải dạy trẻ biết xác định tính tương đối của phương hướng là một vấn đề rất phức tạp nhưng lai rất cần cho cuộc sống và học tập. Ngoài việc xác định phương hướng không gian, trẻ còn phải tập ước lượng những khoảng cách đơn giản trong không gian.
Biết định hướng đúng vào thời gian cũng là một yêu cầu để sống và học tập của mỗi người. Cần dạy trẻ biết xác định đúng thời điểm trong ngày, tuần, tháng... Trước hết là dạy trẻ dựa vào các công việc sinh hoạt của con người và quan sát cảnh vật xung quanh để nhận ra các thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Trẻ cũng cần biết số ngày trong mỗi tuần và thứ tự các ngày đó. Tiến tới chúng ta có thể cho trẻ nhận biết các mùa trong mỗi năm. Đặc biệt là dạy trẻ biết quá khứ, hiện tại và tương lai... 
2.2.2.7.Giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh:
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không chỉ chuẩn bị những điều kiện tâm lí để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông, thích ứng với hoạt động học tập mà còn giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh, những tri thức sơ đẳng về thế giới con người và tự nhiên để hình thành ở một thái độ sống tích cực, gắn bó với con người và thiên nhiên.
- Về đời sống xã hội:
Qua việc tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, tham quan dã ngoại. Người lớn có thể giúp trẻ hiểu biết sơ bộ về cuộc sống xã hội. Cần cho trẻ biết mỗi người sống trong xã hội đều có nghĩa vụ đối với người xung quanh, đối với cộng đồng, như cha mẹ phải nuôi dạy con cái, con cái phải chăm sóc cha mẹ...
Cần dạy trẻ một số qui tắc sống chung trong xã hội, đặc biệt là luật lệ đi đường.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện hữu hiệu để giới thiệu trẻ các ngành nghề trong xã hội, như nghề lái xe, nghề dạy học, nghề xây dựng... qua việc nhập vai vào các trò chơi dưới sự chỉ dẫn của con người trong các ngành nghề. Đặc biệt qua những cuộc tiếp xúc hay qua các phương tiện thông tin đại chúng trẻ thấy được sự đóng góp tích cực cho xã hội của những người lao động. Từ đó trẻ biết kính yêu những người lao động, quí trọng sản phẩm do họ làm ra, biết sống tiết kiệm. Thông qua các ngành nghề chúng ta có thể kể cho trẻ nghe những gương hi sinh dũng cảm, lao động quên mình hoặc người tốt, việc tốt ..., giúp trẻ càng thêm cố gắng trong mọi việc để khi lớn lên sẽ trở thành người tốt.
- Về thế giới tự nhiên:
Thế giới tự nhiên bao quanh trẻ rất phong phú, nhưng trẻ chưa thể hiểu rõ thế giới đó. Chúng ta cần dạy trẻ hiểu biết sơ lược về những sự vật hiện tượng trong thiên nhiên qua tiếp xúc hàng ngày, qua trò chơi, qua phim ảnh... Mục đích không phải nhồi nhét đầy đầu óc trẻ những tri thức về thế giới tự nhiên, cái chính là thông qua đó mà hình thành ở trẻ một cách ứng xử có văn hoá với thiên nhiên, thể hiện:
+ Luôn tìm tòi khám phá đối với thiên nhiên: Qua nhiều hoạt động, chúng ta có thể dạy trẻ biết tên một số đặc điểm dễ thấy, phân loại, quá trình sinh trưởng, lợi ích của một số con vật nuôi trong nhà hay động vật hoang dã đã được thuần hoá đang có mặt ở các vườn bách thú. Đặc biệt là giúp trẻ phát hiên được mối quan hệ mang tính quy luật giữa điều kiện sống với hành vi và cấu tạo bên ngoài của con vật. Những tri thức sơ dẳng không những làm giàu vốn biểu tượng của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn giúp trẻ nâng cao hiệu quả hoạt động của quá trình tâm lí như chú ý, quan sát...
+ Luôn gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân của mình: chúng ta luôn tạo điều kiện để trẻ gần gũi với thiên nhiên, nói cho trẻ biết thiên nhiên không những ban cho con người những gì để sống mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp của nó. Sống giữa thiên nhiên trẻ em dễ nảy sinh những cảm xúc tốt đẹp. Những tình cảm đó sẽ khơi dậy trong lòng trẻ một niềm khao khát muốn làm việc gì có ích cho cuộc đời.
+ Luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên: Trẻ ở tuổi mầm non còn rất nhỏ dại, thường thiếu ý thức trong hành động của mình, kể cả hành động bột phát đối với thiên nhiên. Những hành vi đó nếu không ngăn chặn, lâu dần sẽ thành thói quen cần phải dạy trẻ biết quan tâm chăm sóc những vật nuôi cây trồng gần gũi quanh nhà...
Như vậy, chuẩn bị cho trẻ đi học cần phải làm rất nhiều việc và rất công phu. Nhưng việc chuẩn bị này không phải chờ đến gần ngày trẻ bước vào lớp Một mới bắt đầu mà tất cả đều phải tiến hành suốt cả thời kì mẫu giáo trong nhiều hoạt động ở trường mầm non cũng như ở gia đình. Vì trong quá trình phát triển của một con người, những thành tựu đạt được ở mỗi giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho giai đoạn sau. Tất nhiên về cuối tuổi mẫu giáo thì việc chuẩn bị đó cần phải tích cực hơn, rõ nét hơn, tạo ra ở mỗi trẻ em một tinh thần phấn chấn, sẵn sàng đi học.
2.3. Kiến nghị.
 	Để chuẩn bị tâm lí sắn sàng cho trẻ khuyết tật vào học lớp một, “ Định hướng lấy giáo dục hoà nhập là giải pháp chính” trường trẻ em khuyết tật Quảng Trị có một số đề xuất, cụ thể như sau:
Cần thống nhất phân cấp quản lí cho các cơ sở dạy trẻ khuyết tật, phải có định biên chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Mở rộng khuôn viên tạo điều kiện cho trường có khu vực hoạt động ngoài giờ cho học sinh.
Cần có giải pháp đào tạo bồi dưỡng cho tất cả đội ngũ giáo viên giảng dạỷơ bcác cấp phương pháp dạy trẻ khuyết tật để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật.
Cần có định hướng, xây dựng trường trẻ em khuyết tật thành trung tâm bổ trợ cho giáo dục trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh đáp ứng mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ từ nay đến năm 2010.
Có chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm non cũng như các bậc học có học sinh khuyết tật học học nhập.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm kể từ khi trường mới được thành lập cho đến nay, trường trẻ em khuyết tật đã dần dần đi vào ổn định có nề nếp, chương trình dạy học đã được thống nhất trong hội đồng nhà trường cho từng khối lớp đảm bảo được nội dung kiến thức bài học tạo cho học sinh học tập thoải mái, dễ tiếp thu. Vì thế trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền các cấp, các ngành cũng như sự lãnh đạo sát sao của chi bộ Đảng nhà trường, cùng với sự cống hiến nhiệt tình của đội ngũ giáo viên đã ngày đêm chăm lo cho các em. Trường trẻ em khuyết tật Quảng Trị nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp ngành, cấp tỉnh và đã có những bước phát triển vững chắc. Song trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất ở trường vẫn còn thiếu nhiều. Nhà trường đã vận động các cơ quan trường học đóng trên địa bàn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho các em để học tập tốt hơn, khuyến khích giáo viên sáng tạo làm đồ dùng dạy học đáp ứng nội dung yêu cầu của từng bài dạy nhằm truyền thụ kiến thức cho các em một cách sinh động dễ hiểu.Từ những nhu cầu thiết thực đó đã trang bị cho các em một lượng kiến thức cơ bản trong cộng đồng và trong xã hội. Trường luôn sát sao theo dõi công tác tư vấn can thiệp sớm, lập kế hoạch cá nhân, định hướng hoà nhập cũng như công tác tiền hoà nhập nhằm chuẩn bị tốt tâm lí cho trẻ khuyết tật thính giác được đến trường, sớm có một cuộc sống tương đối ổn định hoà nhập với xã hội. Bước đầu các em tự lo cho cuộc sống hiện tại và sinh hoạt hàng ngày. Nhờ làm được điều đó, nhà trường đã tạo được lòng tin với phụ huynh nên số lượng học sinh đến trường ngày càng đông. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về chất lượng. Phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ khuyết tật cũng được thay đổi, các cấp lãnh đạo tin tưởng, các tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ, nhân dân và phụ huynh tin cậy đưa con em đến trường.Cơ sở vật chất ngày một khang trang thêm, có nhiều phương tiện đồ dùng giúp cho việc dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật ngày càng tốt hơn.
Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đến trường tiểu học cho trẻ nói chung, trẻ khuyết tật thính giác lứa tuổi mẫu giáo lớn nói riêng là một nhiện vụ trọng tâm rất quan trọng trong việc đưa trẻ vào lớp một. Để có hiệu quả trong việc chuẩn bị tâm lí sẵn sàngcho trẻ khuyết tật thính giác vào Trường Trẻ Em Khuyết Tật, nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội. Việc tuyên truyền tầm quan trọng của vấn đề này cần phải được đẩy mạnh ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.
Nhìn chung, chúng tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Qua thực tế áp dụng các biện pháp chuẩn bị tâm lí sẵn sàng vào trường tiểu học cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Trẻ Em Khuyết Tật Quảng Trị là một việc làm khả thi, cần được gia đình, xã hội quan tâm ủng hộ.
Do thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong muốn nhận thấy được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (1997), Báo cáo tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 
2. Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (1998), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
3. Những quy tắc phổ biến về cơ hội bình đẵng cho người tàn tật của liên hiệp quốc (1998), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
	4. Pháp lệng về người tàn tật và các văn bản hướng dẫn thi hành (1991), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
	5. V.A.Sinhiak; M.M.Nudenman (1999), Những đặc điểm của sự phát triển tâm lỉtẻ điếc ( sách dịch từ tiếng nga), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
6. V.A.Sinhiak; M.M.Nudenman (1999), Những đặc điểm của sự phát triển tâm lỉtẻ điếc ( sách dịch từ tiếng nga), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
 	7. V.A.Sinhiak; M.M.Nudenman (1999), Những đặc điểm của sự phát triển tâm lỉtẻ điếc ( sách dịch từ tiếng nga), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 
8. V.A.Sinhiak; M.M.Nudenman (1999), Những đặc điểm của sự phát triển tâm lỉtẻ điếc ( sách dịch từ tiếng nga), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu luan SP chuan bi tamli cho tre khiem thinh 6 tuoi vao lop 1.doc