Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 1

Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 1

I. Yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành bài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc, quay; các từ có âm, vần dễ viết sai: làm, lúc nắn nót, tảng đá, sắt.

- Biết nghỉ hơi sang các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

 

doc 4 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV:Lê Thị Thuý Huyên
TUẦN 1
30.8.07	TẬP ĐỌC
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
(2 tiết)
I. Yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành bài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc, quay; các từ có âm, vần dễ viết sai: làm, lúc  nắn nót, tảng đá, sắt.
- Biết nghỉ hơi sang các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Giáo viên giới thiệu 8 chủ điểm của sách TV2, tập 1.
Em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Truyện đọc mở đầu chủ điểm.
Em là học sinh có tên gọi: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Luyện đọc đoạn 1 + 2.
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Nghệch ngoạc, viết hoặc vẽ không cẩn thận
- Đọc từng câu
- Nắn nót, cẩn thận, tỉ mĩ.
- Các từ ngữ khó phát âm, từ có dấu thanh hỏi, ngã, các âm cuối dễ lẫn.
- đã, bỏ, dở, chữ: an /ang (chán, táng, ngắn, nắn); c/t (việc, viết, mải miết ).
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Câu hỏi (câu nghi vấn).
- Câu cảm: cần thể hiện đúng.
- Lời gọi với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
-Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi – viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện. 
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Để làm thành 1 cái kim khâu.
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
- Cậu bé không tin.
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
- Ngạc nhiên, thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được?
TIẾT 2
- Luyện đọc tiếp các đoạn 3, 4.
- Học từng câu.
- Từ có vần khó	- Hiểu, quay.
- Từ khó phát âm	- Giảng giải, mài, sắt, sẽ 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Cần biết nghỉ hơi đúng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Bà cụ giảng giải như thế nào?	- Mỗi ngày mài  thành bài.
- Đến lúc này, cậu bé có tin lời	- Cậu bé tin: CM: Cậu bé hiểu ra, 
 bà cụ không? Chi tiết nào chứng 	 quay về nhà học bài.	
 tỏ điều đó.
- Câu chuyện này khuyên em	- Khuyên em làm việc chăm chỉ, 
 điều gì?	 cần cù, không ngại khó, ngại khổ.
IV. Luyện đọc lại:
Giáo viên đánh dấu chỉ nhấn giọng hoặc ngắt giọng, không đọc nhát gừng hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn.
V. Củng cố – dặn dò:
Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao?
Cho HS nối tiếp nhau nói ý kiến của mình.
GV nhận xét tiết học: Khen ngợi HS đọc tốt, hiểu bài về nhà đọc kĩ lại truyện, xem tranh minh họa trong tiết kể chuyện để chuẩn bị tốt cho việc kể câu chuyện: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.	
 GV:Lê Thị Thuý Huyên
Tiết 3	TẬP ĐỌC
TỰ THUẬT
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ có vần khó (quê quán, quân, trường, các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của địa phương).
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
- Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ rằng, rành mạch.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới được giải nghĩa ở sau bài học, các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, quận, huyện).
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài.
- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp: viết sẵn một số nội dung tự thuật.
III. Lên lớp.
* Các hoạt động dạy học:
- Bài cũ: kiểm tra 2 HS, mỗi em đọc 2 đoạn của bài ‘Có công mài sắt, có ngày nên kim”. TL các câu hỏi về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tự thuật (SGK).
- Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Tự thuật:
Quê quán:
- Kể về mình
- Nơi gia đình đã sống nhiều đời.
- Đọc từng câu.
- Từ có vần khó.
- Huyện.
- Từ khó phát âm đối với học sinh từng địa phương.
- Nam, nữ, nơi sinh, hiện nay.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đọan trong nhóm.
- HS tổng hợp lại, nói lại những điều đã biết về Thanh Hà.
- Thi đua giữa các nhóm, hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
- Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
- Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy.
- Hãy cho biết họ và tên em?
- HS tự trả lời.
- Hãy cho biết tên địa phương em ở?
- HS nói tên địa phương em ở.
IV. Luyện đọc lại.
V. Củng cố – dặn dò: GV cho HS ghi nhớ.
Ai cũng cần biết viết bản tự thuật, HS viết cho nhà trường, người đi làm viết cho cơ quan, xí nghiệp, công ty.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc