Thiết kế giáo án môn Luyện từ và câu lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 17

Thiết kế giáo án môn Luyện từ và câu lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 17

I. Mục đích.

1. Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình).

2. Luyện tập về kiểu câu – Ai làm gì.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ hoặc bảng quay viết 4 câu văn ở BT2.

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh làm lại BT1 + 3 (viết LTVC – tuần 12)

 

doc 7 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Luyện từ và câu lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	GV:Lê Thị Thuý Huyên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH
KIỂU CÂU – AI LÀM GÌ ?
I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình).
2. Luyện tập về kiểu câu – Ai làm gì.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ hoặc bảng quay viết 4 câu văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: 	2 học sinh làm lại BT1 + 3 (viết LTVC – tuần 12)
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
HD làm bài tập.
 - Bài tập 1: (Miệng)
- Kể tên những việc em làm ở nhà giúp cha mẹ.
- Quét nhà, trông em, nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, rửa cốc 
- Bài tập 2: (Miệng).
Tìm các bộ phận câu tự luyện cho từng câu hỏi Ai ? Làm gì ?
a. Cây xòe cành ôm cậu bé.
c. Em học thuộc đoạn thơ.
d. Em làm ba bài tập toán.
Bài tập 3: (Viết)
VD: Ai 
làm gì?
- Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:
 Em
 Chị em
 Linh
 Cậu bé
quét dọn nhà cửa.
giặt quần áo.
rửa bát đĩa.
xếp sách vở.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Học sinh nhắc lại nội dung tiết học, mở rộng vốn từ chỉ công việc gia đình, củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu.
TUẦN 14	GV:Lê Thị Thuý Huyên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 CÂU KIỂU – AI LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM – DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
Bút dạ và 4, 5 tờ phiểu khổ to kẻ bảng.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh làm lại BT1 + 3 (tiết LTVC tuần trước)
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về tình cảm gia đình.
	Câu kiểu – Ai làm gì ?
HD làm bài tập.
 - Bài tập 1: (Miệng)
- Nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, chăm bẳm, yêu, quý, yêu thương.
- Mỗi học sinh tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.
- Bài tập 2: (Miệng).
- Ai
Anh
Chị
Em
Chị em
Anh em
Chị em
Anh em
Làm gì?
khuyên bảo em.
chăm sóc em.
chăm sóc chị.
trông nom nhau.
trông nom nhau.
giúp đỡ nhau.
giúp đỡ nhau.
Bài tập 3: (Viết)
Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền váo ô trống ?
- Con xin mẹ tờ giấy để con viết thư cho bạn Hà · 
- Nhưng con đã biết viết đâu ?
- Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc · . 
IV. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi.
TUẦN 15	GV:Lê Thị Thuý Huyên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU – AI THẾ NÀO ?
I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
2. Rèn luyện kĩ năng câu kiểu – Ai thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa nội dung BT1. Dưới mỗi tranh viết các từ trong ngoặc đơn.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh làm lại BT1 + 2 (tiết LTVC tuần 14)
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu – Ai thế nào ?
HD làm bài tập.
 - Bài tập 1: (Miệng)
Dựa vào tranh TLCH.
a. Em bé thế nào ?
- Xinh đẹp, dễ thương.
b. Con voi thế nào?
- Khỏe, to, chăm chỉ.
c. Những quyển vở thế nào ?
- Đẹp, nhiều màu, xinh xắn.
d. Những cây cao thế nào ?
- Cao, thẳng, xanh tốt.
Bài tập 2: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.
a. Đặc điểm về tính tình của một người.
- Tốt, xấu, ngoan, he, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, cần cù, lười biếng, khiêm tốn.
b. Đặc điểm về màu sắc của một vật.
- Trắng, trắng muốt, xanh, xanh lè, xanh xẫm, đỏ, đỏ tươi, đỏ chói, vàng, vàng tươi, vàng ối, đen, đen sì, đen sạm, xám.
c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật.
- Cao, dong dỏng, ngắn, dài, thấp, to, bé, béo (mập), béo múp, gầy (ốm), gầy (nhau), tròn, tròn xoe, méo.
Bài tập 3: (Viết):
Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả ?
IV. Củng cố – dặn dò: 
Học sinh nhắc lại những điều vừa học, mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật, tập đặt câu kiểu – Ai thế nào ?
Nhận xét tiết học. Học sinh về nhà xem lại các bài tập.
TUẦN 16	GV:Lê Thị Thuý Huyên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT – CÂU KIỂU – AI THẾ NÀO? 
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. Mục đích.
1. Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa và tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu. Ai (cái gì, con gì) thế nào ?
Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết nội dung Bài tập 1, mô hình kiểu câu ở bài tập 2.
- Tranh minh họa các con vật hay tranh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh làm lại BT2 học sinh làm bài tập 3. 
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ chỉ tính chất – Kiểu câu – Ai thế nào ?
Từ ngữ về vật nuôi.
HD làm bài tập.
 - Bài tập 1: (Miệng)
- Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
- tốt / xấu, ngoan / hư, nhanh / chậm, trắng / đen, cao / thấo, khỏe / yếu.
- Bài tập 2: (Miệng)
Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu về mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
- VD: Cái bút này rất tốt.
 Bé Nga ngoan lắm.
 Chiếc áo rất trắng.
Bài tập 3: (Viết)
Viết tên các con vật trong hình.
- gà trống, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, bê, cừu, thỏ, bò, trâu.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.Học sinh về nhà
TUẦN 17	GV:Lê Thị Thuý Huyên
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI – CÂU KIỂU – AI THẾ NÀO ?
I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ: các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
2. Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa: viết tên 4 con vật trong BT1.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra 2 học sinh làm lại bài trong tiết Luyện tập và 
câu + 16.
	+ 1 em làm lại BT1, 2 em làm lại BT2. 
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về vật nuôi – Câu kiểu – Ai thế nào ?
 - Bài 1: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành.
1. Trâu khỏe 2. Rùa chậm
3. Chó Thành 4. Thỏ nhanh.
- Bài 2: Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây:
- Đẹp như tranh (như hoa, như trên).
- Cao như sến (như cái sào).
- Khỏe như trâu (như bò mộng, như voi, như vâm).
- Nhanh như chớp.
- Chậm như sên (như rùa).
- Hiền như đất (như Bụt).
- Trắng như tuyết.
- Xanh như tàu lá.
- Đỏ như gấc (như son, như lửa)
Bài 3: Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau:
- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve, toàn thân nó như một lớp lông màu tro, mượt như nhung. Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non /.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Học sinh về nhà xem bài tập 2, 3.

Tài liệu đính kèm:

  • doc13-14-15-16-17.doc