Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7

A/ Mục tiêu: - Trẻ em có bổn phận tham gia làm các công việc nhà phù hợp với khả năng và sức lực của mình. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.

- Đồng tình ủng hộ với các bạn chăm làm việc nhà. Không đồng tình, ủng hộ những người không chăm chỉ làm việc nhà.

- Tự giác tích cực tham gia làm những công việc nhà giúp đỡ ông bà, bố mẹ.

B/ Chuẩn bị: - Nội dung bài thơ: “Khi mẹ vắng nhà” Trần Đăng Khoa.

Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 ở tiết 2. Một số câu hỏi cho hoạt động 2 tiết 2.

C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy 
Thứ 2
Đạo đức
Tập đọc(2t)
Toán 
Chăm làm việc nhà 
Người thầy cũ 
Luyện Tập
Thứ 3
Thể dục
Chính tả
Toán
Kể truyện
Động tác toàn thân 
Người thầy cũ 
Ki lô gam
Người thầy cũ 
Thứ 4
Luyện từ câu
Toán
Mỹ thuật
Tập đọc
Từ ngữ vể các môn học.Từ chỉ hoạt động
 Luyện tập 
 Vẽ tranh: đề tài em đi học 
Thời khóa biểu
Thứ 5
 Thể dục
Chính tả
Thủ công
Toán
Tập viết
Động tác nhảy - Trò chơi bịt mắt bắt dê
Cô giáo lớp em
Gấp thuyền phẳng đáy không mui
6 cộng với một số 6+5
Chữ E hoa
Thứ 6
Tập làm văn
Toán
Tự nhiên xã hội
Kể ngắn theo tranh - Luyện tập về thời 
26+5
Aên, uống đầy đủ
 Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
A/ Mục tiêu: - Trẻ em có bổn phận tham gia làm các công việc nhà phù hợp với khả năng và sức lực của mình. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.
- Đồng tình ủng hộ với các bạn chăm làm việc nhà. Không đồng tình, ủng hộ những người không chăm chỉ làm việc nhà.
- Tự giác tích cực tham gia làm những công việc nhà giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
B/ Chuẩn bị: - Nội dung bài thơ: “Khi mẹ vắng nhà” Trần Đăng Khoa.
Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 ở tiết 2. Một số câu hỏi cho hoạt động 2 tiết 2. 
C/ Các hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra bài cũ: 5’ – Em cần làm gì để góc học tập của mình luôn gọn gàng.
- Gọn gàng ngăn nắp có ích lợi gì?
2.Bài mới: 
+ Hoạt động: 10’ Phân tích bài thơ khi mẹ vắng nhà. 
- Đọc diễn cảm bài thơ:”Khi mẹ vắng nhà”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi đã ghi trong phiếu thảo luận.
- Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Thông qua những công việc bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ?
- Theo em mẹ bạn sẽ nghĩ gì khi các công việc bạn nhỏ đã làm?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
* Kết luận : - Bạn nhỏ làm các công việc nhà vì bạn nhỏ thương me, muốn chia sẻ nỗi vất vả đối với mẹ. Việc làm của bạn nhỏ mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
+ Hoạt động2 : 10’ Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì. 
- Mời 2 đội mỗi đội 5 em .
- Phổ biến cách chơi :
- Lượt 1: Đội 1 cử một bạn làm một việc bất kì . Đội kia có nhiệm vụ quan sát sau đó nói xem đội bạn đang làm việc gì. Nếu nói đúng thì được ghi 5 điểm.
Lượt 2: ngược lại cứ như thế cho đến hết 5 bạn.
- Đội nào ghi được nhiều điểm hơn là chiến thắng.
-Kết luận : Chúng ta cần làm các công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Hoạt động 3: 10’ Tự liên hệ bản thân 
- Yêu cầu một số em lên kể về những công việc nhà mà em đã tham gia.
- Nhận xét tổng kết ý kiến học sinh .
*Kết luận : - Ở nhà các em nên giúp đỡ ông bà , cha mẹ làm các công việc phù hợp với khả năng của bản thân mình .
3. Củng cố dặn dò : 5’ – kể những việc mà em đã làm giúp đỡ gia đình.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học, giáo dục tư tưởng. 
_______________________oOo_____________________
Toán: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: - Củng cố cách giải bài toán có lời văn về dạng “ Ít hơn và nhiều hơn “ bằng một phép . 
- Đặc điểm ở trong và ở ngoài của một hình.
B/ Chuẩn bị: 
C/ Các hoạt động dạy học:	
1.Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài toán về ít hơn.
Bài 1: Lan làm : 18 cái bánh.
 Hùng làm ít hơn Lan : 6 cái bánh .
 Hùng làm được : ? cái bánh. 
Bảng con: 86 - 15; 99 - 77.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố về dạng toán ít hơn và nhiều hơn .
+ Hoạt động 1: 20’ - rèn kĩ năng giải toán về ít hơn
-Bài 1: - Thảo luận cặp đôi- trả lời miệng.
Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp
- Tại sao em biết trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao ?
-Tại sao em vẽ thêm hai ngôi sao ?
Bài 2: (K) - vở + bảng 
Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
Anh ? tuổi? – Em kém anh ? tuổi?
Bài toán cho biết những gì?
-Kém hơn nghĩa là thế nào ? 
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở. Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh .
Bài 3: (lớp) - Vở + bảng
Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Yêu cầu lớp làm tương tự làm bài 2 
- Em bao nhiêu tuổi? – Anh hơn em ? tuổi?
-Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi ?
- Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi ?
- Vậy : bài toán 2 và bài 3 là hai bài toán ngược của nhau 
- Bài4: - Thi làm nhóm - thi giải nhanh: Chia 1 nhóm 4 HS. Thảo luận - tóm tắt và giải.
- Yêu cầu 1 em đọc đề. Nhận xét chữa bài.
 - Tóm tắt - Tòa nhà thứ nhất : 16 tầng
- Tòa nhà thứ hai ít hơn tòa nhà thứ nhất : 4 tầng - Tòa nhà thứ hai : ? tầng.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập 
_______________________oOo_____________________
Tập Đọc NGƯỜI THẦY CŨ
A/ Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như:- cổng trường, lớp , lễ phép, liền nói, nhộn nhịp, xúc động, hình phạt
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng kể với lời nhân vật: Người dẫn chuyện: Chậm rãi; Thầy giáo: Vui vẻ, ân cần; Chú bộ đội: lễ phép. 
- Hiểu nghĩa các từ mới như: lễ phép, mắc lỗi, xúc động, hình phạt . 
- Hiểu nội dung: - Lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ. Câu chuyện khuyên các em phải biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em.
B/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa cho bài tập đọc. 
C/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ: 5’- Ngôi trường mới: - Gọi học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên
2.Bài mới: Phần giới thiệu: - Treo tranh và hỏi học sinh: Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì?
+ Hoạt động 1: 20’ Luyện đọc: - Đọc mẫu: - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. 
 - Yêu cầu đọc từng câu.
Hướng dẫn ngắt giọng : Thưa thầy em là Khánh/ . Cửa sổ lớp/.đấy
Bốlỗi/hát, nhưng bố nhận đó là hình phạt/ nhớ mãi.
 Đọc từng đoạn : Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Kết hợp đọc từ chú giải SGK. Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
*/ Thi đọc: - nhóm theo tổ. Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 15’
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
*Đọc đồng thanh: -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài. 
+ Hoạt động 2: 15’ - Tìm hiểu bài: -Yêu cầu lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: -Bố Dũng đến trường làm gì? Bố Dũng làm nghề gì?(Y)
- Giải nghĩa từ “lễ phép”. Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng thể hiện sự kính trọng người thầy giáo cũ như thế nào?(TB) 
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy giáo?(K)
- Thầy đã nói gì với cậu học trò năm xưa trèo cửa sổ?
- Vì sao Dũng xúc động khi bố ra về?(K)
- Tìm từ gần nghĩa với từ “ lễ phép “?Đặt câu từ tìm được (K)
* Luyện đọc lại truyện : 20’ -Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em. Chú ý giọng đọc từng nhân vật. Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 3. Củng cố dặn dò : 5’ - Qua bài tập này em học được đức tính gì?-Của ai ? 
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________oOo_____________________
Thứ 3 Thể dục 
 ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN
A/ Mục đích: - Học động tác toàn thân 
- Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác , đúng nhịp , đúng phương hướng.
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng nhanh và trật tự hơn giờ trứơc.
- Oân đi đều hai hàng dọc. 
B/ Địa điểm phương tiện: - Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi 
C/ Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng 
phương pháp
 1.Bài mới: a/Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng vỗ tay và hát .
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
- Oân 5 động tác thể dục.
- Trò chơi ( do giáo viên chọn ) . 
* Kiểm tra bài cũ: Mời 1 -2 em lên kiểm tra 4 động tác đã học 
 b/ Phần cơ bản : - học động tác toàn thân
- ôn 5 động vươn thở, tay chân lường bụng
- học dộng tác toàn thân.
-Học động tác Bụng ( 4 - 5 lần )
- Như cách dạy động tác chân nhưng chú ý khi cúi ở nhịp 2 và 6 HS hay khuỵu gối . GV có thể cho các em dừng ở nhịp này chỉ dẫn phải thẳng gối mới đúng .
 Ôn lại 5 động tác mới học .( 4 - 5 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 4 động tác 2 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp . Lần 1 do GV điều khiển lần 2 -5 do cán sự điều khiển . Xen kẽ giáo viên nhận xét học có thể chia tổ tập luyện.
- Đi đều theo hai hàng dọc
c/Phần kết thúc: - Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
- Giáo viên hệ thống bài học. nhận xét đánh giá tiết học. giao bài tập về nhà cho học sinh.
 5’
20’
10’
 ... 
 _______________________oOo_____________________
 Chính tả
CÔ GIÁO LỚP EM
A/ Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi khổ thơ cuối trong bài “Cô giáo lớp em”. Biết cách trình bày bài thơ 5 chữ: Chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa , bắt đầu viết từ ô thứ 3. Phân biệt tr/ ch vần iêng / iêng. Phân tích các tiếng. Tìm đúng từ ngữ điền vào chỗ trống.
B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 ,3 
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
-Mời 2 em lên bảng làm bài tập điền : ia / tr / ch vào chỗ trống . 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết hai khổ thơ cuối trong bài “ Cô giáo lớp em “ 
+ Hoạt động 1: 15’ Hướng dẫn nghe viết : 
 Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết .
-Tìm những những hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy học sinh tập viết ?
- Bạn nhỏ có tình cảm gì với côgiáo ?
 Hướng dẫn cách trình bày :
-Một khổ thơ có mấy dòng thơ ?
-Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ? Vì sao ?
- Đây là bài thơ 5 chữ vì vậy ta nên trình bày thế nào cho đẹp ?
 Hướng dẫn viết từ khó:
-Đọc và yêu cầu viết các từ khó .
-Yêu cầu lên bảng viết các từ vừa tìm được .
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh .
 Đọc viết – Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm 
- Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần .
 Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
+ Hoạt động 2: 10’ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : (Y) - làm vở 
Bài 3 : (K,TB) - nhóm b _ câu a vở,
( điền Tre, che, trăng, trắng)
iên hay iêng.
-Nhận xét chốt ý đúng .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________oOo_____________________
Thứ 6 Tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH - LUYỆN TẬP VEA THÒI KHOAU BIỂU
A/ Mục tiêu : - Biết trả lời đúng các câu hỏi và kể lại được toàn bộ câu chuyện « Bút của cô giáo ». Viết lại được thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp.
B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa câu chuyện. Các đồ dùng học tập: bút, vở, thước ...
C/ Các hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
-Gọi hai em lên làm bài tập về mục lục sách thiếu nhi 
- Nhâïn xét cho điểm 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài : 
Hôm nay các em sẽ thực hành viết lại thời khóa biểu và kể câu chuyện : Bút của cô giáo .
+ Hoạt động 1: 10’ - Rèn kĩ năng nghe nói.
+ Tiến hành:
*Bài 1 - Gọi 1 em đọc yêu cầu đề .
-Treo 4 bức tranh .
-Tranh 1 : Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
- Hai bạn học sinh đang làm gì?
- Bạn trai nói gì ?
- Bạn gái trả lời ra sao ?
- Gọi học sinh kể lại nội dung câu chuyện .
-Tranh 2 : Bức tranh 2 có thêm nhân vật nào ?
-Cô giáo đã làm gì?
- Bạn trai đã nói gìvới cô giáo?
-Tranh 3 : - Hai bạn nhỏ đang làm gì?
-Tranh4 : Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
- Bạn trai đang nói chuyện với ai ?
- Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ ?
- Mẹ bạn có thái độ như thế nào ?
-Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương những em kể tốt .
*Bài 2 - Vở 
Mời một em đọc nội dung bài tập 2
- Theo dõi nhận xét bài làm học sinh.
+ Hoạt động 2: 15’ – Lập thời khóa biểu
Bài 3 : - vở 
Yêu cầu đọc đề bài.
- Yêu cầu một số em đọc thời khóa biểu đã lập.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 5 - 7em nối tiếp đọc bài viết .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
_______________________oOo_____________________
Toán
26 + 5
A/ Mục tiêu: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 26 + 5. Aùp dụng để giải các bài tập liên quan. Củng cố cách giải toán về nhiều hơn. Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
B/ Chuẩn bị: - Bảng gài, Que tính - Nội dung bài tập 2, bài tập 4 viết sẵn .
C/ Các hoạt động dạy học:	
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
 - HS : đọc thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với 1 số .
-HS’: - Tính nhẩm : 6 + 5 + 3 ; 6 + 9 + 2 
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 26 +5 .
+ Hoạt động 1: 10’ - Hướng dẫn tính vá tính.
+ Tiến hành:
+ B1: - Nêu bài toán : có 26 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
-Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
+ B2: - Tìm kết quả: - Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện phép cộng trên .
+ B3: - Đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêu lại cách thực hiện tính .
+ Hoạt đồng 2: 15’ Luyện tập :
-Bài 1: (Y) - Bảng + vở Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Dãy 1bài 1: bảng con + bảng lớp .
Dãy 2: làm vở.
-Yêu cầu đặt tính và thực hiện phép tính tính 
16 + 4 và 56 + 8 ; 18 + 9 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Thảo luận theo cặp đôi.- nêu kết quả. Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
-Hướng dẫn học sinh trong bài này chúng ta phải thực hiện liên tiếp các phép cộng .
Bài 3: (K) - vở + bảng lớp . Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Tháng trước tổ em được ? điểm 10? Tháng này hơn tháng trước ? 10?
Bài toán cho ta biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng nào ?
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt đề bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 4: - Làm việc cá nhân. Yêu cầu 1 em đọc đề.
- Hãy đo độ dài đoạn thẳng ? 
- Khi đã biết được độ dài đoạn thẳng AB và BC , không cần thực hiện phép đố biết AC dài bao nhiêu không ? Làm thế nào để biết ?
-Nhận xét và ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
về ôn lạibảng cộng đã học.
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
_______________________oOo_____________________
Tự nhiên xã hội
ĂN - UỐNG ĐẦY ĐỦ 
A/ Mục tiêu: - Học sinh biết: - Ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
- Có ý thứcc ăn đủ 3 bữa chính, upống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
B/ Chuẩn bị : Tranh vẽ trang 16, 17. Sưu tầm tranh ảnh thức ăn, nước uống hàng ngày.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài
 “ Tiêu hóa thức ăn “
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
* Giáo viên nêu tựa bài học 
-Hoạt động 1: 10’ -Các bữa ăn , thức ăn hàng ngày .
* Bước 1 : Làm việc theo nhóm : Các nhóm trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi 
- Hàng ngày bạn ăn mấy bữa ? Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu ?
-Ngoài ra bạn còn ăn thêm gì ? 
- Bạn thích ăn gì ? Uống gì ?
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp .-Yêu cầu đại diện trả lời trước lớp .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
Kết luận.
-Hoạt động 2: 10’ - liên hệ thực tế bản thân
Bước 1 : thảo luận theo cặp
Thảo luận cặp đôivề bữa ăn hàng ngày của mình cho bạn nghe.
Bạn ăn cơm mấy bữa một ngày? Bạn ăn những gì? Bạn có ăn thêm hoa quahay uống nước không?
*Bước 2 : cả lớp - Yêu cầu một số em lên kể về việc ăn uống của mình.
Trước và sau bữa ăn ta nên làm gì?
Kết luận về ăn uống đầy đủ.
-Hoạt động 3: 10’ - ăn uống đầy đủ giúp ta mau lớn và khỏe mạnh.
Cá nhân.Trong dạ dày và ruột nonT.a được biến đổi như thế nào?
a. Thành chất bổ. B,thành chất thải. C. không biến đổi.
Chất bổ thu được từ T.a đưa đi đâu? Làm gì?
đưa đến các bộ phận của cơ thể và nuôi cơ thể.
ra ngoài theo đường tiểu tiện, đại tiện.
HĐ 4. lên thực đơn.
Nhóm – chia 4 nhóm /thảo luận và đưa ra thực đơn sao cho phù hợp.
Bữa sáng- trưa và tối sau đó ghi vào giấy.
Thức ăn từ đạm( Thịt động vật )
Thức ăn cung cấp đường ( lương thực )
Thức ăn cung cấp vitamin ( hoa quả, rau xanh)
Nước 
Thực đơn tốt là thực đơn có đủ 4 nhóm nêu trên.
Nhận xét tuyên dương.
Củng cố - Dặn dò: 3’
-Tại sao chúng ta cần ăn đủ no và đủ chất ?
- Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới .
Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________oOo_____________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc