Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 13

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 13

A/ Mục tiêu: - Biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn . Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị đối xử phân biệt của trẻ em. Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

B/Chuẩn bị: - Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: 5

2. Bài mới:

 Hoạt động1: 10 - Trò chơi : Đúng hay sai. - Chia lớp thành 2 đội.

- Phát cho mỗi đội 1 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.

- Đọc câu hỏi đội nào đưa lá cờ lên trước thì đội đó được quyền trả lời.

- Giáo viên làm giám khảo cho hai đội chơi, đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi hơn thì đội đó chiến thắng.

- Mời học sinh lên chơi mẫu. - Tổ chức cho 2 đội thi.

- Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. - Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn.

- Góp chung tiền để mua tặng bạn sách vở.

- Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ.

- Rủ bạn đi chơi.

- Nặng nề phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muôn.

- Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp .

- Khen những nhóm có cách xử lí hay nhất.

 Hoạt động 2: 7 - Liên hệ thực tế . - Mời một số em lên kể trước lớp câu chuyện về việc quan tâm giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.

- Khen những em có việc làm giúp đỡ bạn.

- Kết luận: -Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được.

 Hoạt động 3: 10 Tiểu phẩm. - Yêu cầu một số em lên đóng tiểu phẩm có nội dung như sau : Giờ ra chơi các bạn chơi đùa vui vẻ nhóm của Tuấn đang chơi bi thì Việt chạy đến xin chơi cùng. Tuấn không cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo bố mẹ làm nghề quét rác. Nam ở trong nhóm nghe nói vậy liền phán đối và kéo Việt vào cùng chơi.

- Yêu cầu lớp thảo luận : - Em đồng tình với cách cư xử của bạn nào? Vì sao?

- Theo em tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?

-Nhận xét ý kiến của học sinh.

* Kết luận : Cần cư xử tốt với bạn bè không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo gặp hoàn. cảnh khó khăn . Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.

3. Củng cố dặn dò : 5 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

 - Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học.

 

doc 19 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN 
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Quan tâm giúp đỡ bạn 
14 trừ đi một số 14- 8 
Bông hoa niềm vui
Thứ 3
Thể dục
Toán
Chính tả 
Kể chuyện 
Aâm nhạc
Ôn trò chơi “Bỏ khăn “và” Nhóm ba, nhóm bảy”
Luyện tập 
Bông hoa niềm vui. (tập chép)
Bông hoa niềm vui 
Học hát bài: Chiến sĩ tí hon 
Thứ 4
Luyện từ vàcâu 
Toán
Mĩ thuật 
Tập đọc 
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai là gì?
34-8
Vẽ tranh: Đề tài vườn hoa hoặc công viên 
Quà của bố 
Thứ 5
Thủ công
Thể dục
 Toán 
Chính tả
Tập viết
Cắt gấp dán hình tròn (T1)
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn. Bịt mắt bắt dê
Luyện tập
Nghe viết: Quà của bố
Chữ hoa L
Thứ 6
Tập làm văn
Toán 
TNXH
SHTT
Kể về gia đình
15.16.17.18.trừ đi một số 
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
Tuần 13 
 Thứ 2 - Đạo Đức : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN 
A/ Mục tiêu: - Biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn . Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị đối xử phân biệt của trẻ em. Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
B/Chuẩn bị: - Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới: 
ª Hoạt động1: 10’ - Trò chơi : Đúng hay sai. - Chia lớp thành 2 đội.
- Phát cho mỗi đội 1 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
- Đọc câu hỏi đội nào đưa lá cờ lên trước thì đội đó được quyền trả lời.
- Giáo viên làm giám khảo cho hai đội chơi, đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi hơn thì đội đó chiến thắng.
- Mời học sinh lên chơi mẫu. - Tổ chức cho 2 đội thi.
- Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. - Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn. 
- Góp chung tiền để mua tặng bạn sách vở.
- Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ. 
- Rủ bạn đi chơi.
- Nặng nề phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muôn.
- Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp .
- Khen những nhóm có cách xử lí hay nhất.
ª Hoạt động 2: 7’ - Liên hệ thực tế . - Mời một số em lên kể trước lớp câu chuyện về việc quan tâm giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
- Khen những em có việc làm giúp đỡ bạn.
- Kết luận: -Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được.
ª Hoạt động 3: 10’ Tiểu phẩm. - Yêu cầu một số em lên đóng tiểu phẩm có nội dung như sau : Giờ ra chơi các bạn chơi đùa vui vẻ nhóm của Tuấn đang chơi bi thì Việt chạy đến xin chơi cùng. Tuấn không cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo bố mẹ làm nghề quét rác. Nam ở trong nhóm nghe nói vậy liền phán đối và kéo Việt vào cùng chơi. 
- Yêu cầu lớp thảo luận : - Em đồng tình với cách cư xử của bạn nào? Vì sao?
- Theo em tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?
-Nhận xét ý kiến của học sinh.
* Kết luận : Cần cư xử tốt với bạn bè không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo gặp hoàn. cảnh khó khăn ... Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 
3. Củng cố dặn dò : 5’ - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
 - Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học. 
________________________oOo_________________________
 Tập đọc: BÔNG HOA NIỀM VUI 
A/ Mục đích: - Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như: bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái hiếu thảo, đẹp mê hồn ...
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng kể với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới như :lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu. 
- Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: -Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
B/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa, tranh hoa cúc đại đóa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
C/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ : 5’ “ Mẹ “ - Đọc thuộc 3 HS ; - Đọc thuộc + câu 3 :- 1 HS
2.Bài mới Phần giới thiệu: Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? Chỉ tranh và nêu : Cô giáo đang trao cho bạn học sinh một bó hoa cúc , vì sao bạn được nhận hoa.Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Bông hoa niềm vui ” 
Hoạt động 1: 40’ Luyện đọc - Đọc mẫu - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi tả .
- Yêu cầu đọc từng câu. - Hướng dẩn đọc câu dài.
- Em muốn tặng bố/ một bông hoa niềm vui/ để bố dịu cơn đau.
* Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
*Thi đọc: -Mời các nhóm thi đua đọc .
- Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân. -Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
* Đọc đồng thanh: -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
Hoạt động 2: 15’ - Tìm hiểu nội dung 
- Mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì?(Y)
- Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa niềm vui?(TB) 
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa ?cô giáo Chi đã nói gì?(K)
- Khi đã biết lí do Chi rất cần những bông hoa cô giáo đã làm gì?(K)
- Theo em bạn chi có những đức tính gì đáng quý?(Lớp)
Thi đọc theo vai: 10’
- Mời 3 em lên đọc truyện theo vai. 
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật.
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc.
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
3. Củng cố dặn dò : 5’ - Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
 ________________________oOo_________________________ 
 Toán: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 - 8 
A/ Mục đích: - Biết cách thực hiện phép trừ 14 – 8. Lập và học thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số. Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 - 8 để giải các bài toán liên quan. 
B/ Chuẩn bị: - Bảng gài - que tính.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 14 trừ đi một số. 
Hoạt động 1: 10’ Giới thiệu phép trừ 14 - 8 
Tiến hành: B1: - Nêu bài toán : - Có 14 que tính bớt đi 8 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính.
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? - Viết lên bảng 14 - 8 
B2: - Tìm kết quả : * Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Lấy 14 que tính, suy nghĩ tìm cách bớt 8 que tính, yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính. 
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình. - Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất .
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính? - Vậy 14 trừ 8 bằng mấy ?
- Viết lên bảng 14 - 8 = 6 
B3: - Đặt tính và thực hiện phép tính: Học sinh đặt tính bảng con và bảng lớp. 
Nêu được cách đặt tính và tính. 
B4: - Lập bảng công thức : 14 trừ đi một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép trừ trong phần bài học .
- Mời 2 em lên bảng lập công thức 14 trừ đi một số .
- Yêu cầu đọc đồng thanh và đọc thuộc lòng bảng công thức .
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng .
Hoạt động 2: 15’ - Luyện tập :
-Bài 1: - NHÓM ĐÔI: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài. -học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Khi biết 5 + 9 = 14 ta có cần tính 9 + 5 không ? Vì sao ?
- Khi biết 5 + 9 = 14 ta có thể ghi ngay kết quả của 14 - 9 và 14 - 5 không ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
Bài 2: (Y) - Bảng con 
 Bài 3 : (TB) - Vở + bảng lớp : - Mời một học sinh đọc đề bài .
 - Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào? - 14 và 5; 14 vá 7; 12 và 9.
 - Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4: - Vở + bảng con : - Có ? quạt điện ? đã bán ? cái ?
Bài toán cho biết những gì ? Bài toán hỏi gì ? - Bán đi nghĩa là thế nào ?
Học sinh tóm tắt bài toán – HS làm bài và chấm điểm.
3.Củng cố Dặn dò: 5’Muốn tính 14 trừ đi một số ta làm như thế nào? Nhận xét đánh giá tiết học 
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________oOo_________________________
 Thứ 3 - Chính tả: BÔNG HOA NIỀM VUI 
A/ Mục đích: -Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn văn từ : ( Em hãy hái ... cô bé hiếu thảo) trong bài “ Bông hoa niềm vui”. Phân biệt âm đầu : iê/ yê .Nói được câu phân biệt các thanh hỏi / ngã ; phụ âm r / d. Trình bày bài đẹp, sạch sẽ . 
B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Gọi 3 em lên bảng. Đọc các từ khó cho HS viết. Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp. Nhận xét ghi điểm học sinh.
 2. Bài mới - Giới thiệu bài:- Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng, viết đẹp đoạn tóm tắt trong bài “Bông hoa niềm vui”, và các tiếng có âm đầu r/ d ; iê / yê . 
Hoạt động 1: 15’ Hướng dẫn tập ché ...  
Bài 4: VỞ: - ? ô tô và máy bay? chiếc? trong đó ô tô? chiếc? ô tô và máy bay: 84 chiếc.
 - Bài toán cho biết những gì? Trong đó ô tô: 45 chiếc.
 - Bài toán hỏi gì? Máy bay :? chiếc.
- Muốn biết có bao nhiêu máy bay ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải. - Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 5: HS thực hành vẽ:
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ.
-Yêu cầu lớp thực hiện vẽ.
- Mời 2 em lên bảng thực hành vẽ . Em vừa vẽ hình gì? 
-Vậy hình vuông có mấy đỉnh?
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Oân lại các bảng trừ đã học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________oOo_________________________ 
Thứ 6 - Tập Làm Văn:
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
A/ Mục đích: - Biết cách giới thiệu về gia đình. Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt. Viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn kể về gia đình có logic và rõ ý. Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
B/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ cảnh gia đình có ba, mẹ và con. Bảng phụ ghi sẵn gợi ý bài tập 1.	
C/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ : 5’ 
- Mời 4 em lên bảng nói về bài tập 2 tuần 12 theo yêu cầu.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : 
Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
Trong bức tranh có những ai? 
 Bài TLV hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp.
Hoạt động 1: 10’ Thảo luận nhóm
*Bài 1 Miệng – Nhóm đôi
Trực quan : Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
Gọi 3 em đọc yêu cầu đề .
Thảo luận nhóm đôi và kể cho bạn nghe về gia đình mình.
-GV nhắc nhở HS : 
- Bài tập yêu cầu kể 5 câu hoặc hơn 5 câu về gia đình chứ không phải TLCH.
- GV tổ chức cho HS kể theo cặp.
- Mời lần lượt học sinh nói về gia đình mình trước lớp.
- Nhận xét sửa cho học sinh.
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt.
Hoạt động 2: 15’ Viết đoạn văn kể về gia đình
*Bài 2: Vở
- Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
- GV nhắc nhở:
- Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
 - Yêu cầu lớp suy nghĩ và làm. 
Mời một số HS đọc lại bài viết của mình.
Nhận xét góp ý, cho điểm.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Nhắc lại một số việc khi làm bài viết về gia đình?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
________________________oOo_________________________
 Toán : 1 5, 16 , 17 , 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ 
A/ Mục đích: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Lập và học thuộc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Aùp dụng để giải các bài toán liên quan. 
B/ Chuẩn bị: - Bảng nhóm - que tính.
C/ Các hoạt động dạy học:	
1.Kiểm tra bài cũ: 5’ 
- Gọi học sinh đọc bảng trừ 14 trừ đi một số.
- HS1: Đặt tính và thực hiện phép tính: 84 – 47; 30 - 6. -Giáo viên nhận xét đánh giá
- HS2: 43 - 26; 60 -12 ,90-45 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài: 15 , 16 , 17 , 18 trừ đi một số. 
Hoạt động 1: 10’ - Hướng dẫn tính và đặt tính.
Tiến hành: B1: - Nêu bài toán : - Có15 que tính bớt đi 6 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? - Viết lên bảng 15 - 6 
B2: Tìm kết quả : * Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Lấy 15 que tính, suy nghĩ tìm cách bớt 6 que tính, yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính. - Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình.
* Giáo viên : Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất.
- Vậy 15 que tính bớt 6 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 15 trừ 6 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 15 - 6 = 9 
- Có 15 que tính bớt đi 7 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? - Viết lên bảng: 15 – 7. 
+ tương tự với: 15-8 ; 15-9.
 16 trừ đi một số: - Có 16 que tính bớt đi 9 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
-16 bớt 9 còn mấy?-vậy 16 trừ 9 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 16 - 9 = 7. - Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả của: 16 - 8 ; 16 - 7.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. 
17 , 18 trừ đi một số: - Yêu cầu lớp tính kết quả: 17 - 8 ; 17 - 9 và 18 - 9 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các công thức: 15 , 16 , 17 , 18 trừ đi một số. 
Hoạt động 2: 15’ Luyện tập :
-Bài 1: (Y,TB) - Câu a. Bảng con + bảng lớp.
 Câu b. c ; Vở : 16-9. 16-7. 16-8. 17-8. 17-9.
 18-9. 13-7. 12-8. 14-6. 20-8.
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh chơi trò chơi «Nhanh mắt, khéo tay »
- Yêu cầu 4 tổ thi đua . 
- Phát lệnh “ Bắt đầu “ 4’
- Nhận xét bình chọn tổ chiến thắng.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Muốn tính 15 , 16 , 17 , 18 trừ đi một số ta làm như thế nào? 
________________________oOo_________________________
 Tự nhiên xã hội: Giữ sạch môi trường nhà ở 
A/ Mục đích: - Biết được những ích lợi và công việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. Thực hiện giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở như : ( sân nhà, vườn nhà, khu vệ sinh, nhà tắm ,..). Nói và thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở cùng các thành viên trong gia đình.
B/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ SGK trang 28, 29. bảng nhóm. 
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài “Đồ dùng trong gia đình “. Em làm gì để giữ đồ dùng trong nhà luôân bền và đẹp? 2 HS.
- Hãy kể những đồ dùng nhà em có?
2.Bài mới: Giới thiệu bài: * Yêu cầu lớp kể về việc làm giữ vệ sinh nơi làng, hoặc khu phố em đang ở. Đây chính là nội dung bài học hôm nay. 
Hoạt động 1 : 10’ -Thảo luận nhóm ( làm việc với SGK)
Tiến hành : *Bước 1 : -Yêu cầu lớp quan sát các hình 1 - 5 trong sách kết hợp thảo luận theo câu hỏi gợi ý .
- Mọi người trong các bức tranh đang làm gì ? Làm như thế có mục đích gì ?
*Bước 2: - Mời đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Hình 1: - Hình 2 :
- Hình 3: - Hình 4 :
- Hình 5 : - Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc .
- Theo em mọi người trong tranh sống ở vùng nào họăc nơi nào ?
* Giáo viên rút kết luận .
-Hoạt động 2 : 7’ - Thảo luận nhóm .
* Bước 1 : - Phát phiếu thảo luận đến các nhóm .
- Yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi :
- Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ , bạn đã làm gì ? 
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả .
* Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh .
-Hoạt động 3 : 10’ - Trò chơi thi ai ứng xử nhanh .
* Bước 1 : - Đưa ra1, 2 tình huống yêu cầu lớp thảo luận đưa ra câu trả lời .
- Hà vừa quét rác xong thì bác hàng xóm lại vứt rác ra trước cử. Hà nói thì bác nói lại: «Bác vứt rác trước cửa nhà bác chứ bác có vứt rác sang cửa nhà cháu đâu » Nếu em là bạn Hà thì em sẽ nói với bác hàng xóm ra sao? 
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên nêu cách xử lí.
* Nhận xét về cách xử lí của học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ 
 - Nhắc nhớ học sinh vận dụng bài học vào cuộc sống.
 - Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới.
______________________oOo________________________
Sinh hoạt tập thể
TUẦN 13
A/ Mục tiêu: 
- Đánh giá công việc thực hiện trong tuần về các mặt: 
- Đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ.
- Đề ra phương hướng tuần tới. 
B/ Chuẩn bị: 
- Mội dung của buổi sinh hoạt
C/ Các hoạt động dạy học:
1) Khởi động: - Hát tập thể
+hoạt động 1: - Sinh hoạt tập thể
+ Bước 1: - Đánh giá công tác tuần qua.
Lớp trưỡng đánh giá về các mặt.
Học tập.
Sinh hoạt.
Chuyên cần.
Vệ sinh.
Tham gia các phong trào do nhà trường phát động.
Đại diện các tổ báo cáo.
Yù kiến của học sinh.
Yù kiến của giáo viên sau khi nghe các tổ đánh giá.
Tổng kết.
+ Bước 2: - Trao giải thưởng.
- Cá nhân điển hình.
- Đồng đội xuất sắc.
+ Bước 3: - Kế hoạch tuần 14.
- Đôi bạn cùng tiến.
- Phong trào diểm 10 môn chính tả.
- Duy trì chuyên cần, tác phong, vệ sinh, sỉ số, nề nếp lớp, truy bài.
2) Kết thúc nhận xét giời sinh hoạt: 
- Chuẩn bị tuần sau.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________oOo_________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc