Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Trường Tiểu học Văn Nhân

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Trường Tiểu học Văn Nhân

I. MỤC TIÊU KIẾN THỨC:

 - Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 129 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Trường Tiểu học Văn Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
CHÀO CỜ
________________________________________
toán
đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
- Ghi tên bài lên bảng
2. Ôn tập về đọc viết số:
Bài 1: Giáo viên đọc cho học sinh viết số theo lời đọc.
- 4 học sinh viết số trên bảng lớp.
- Cả lớp làm vào nháp.
- Giáo viên đọc: Bốn trăm năm mươi sáu.
- Học sinh viết: 456.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 sách giáo khoa.
- Học sinh đổi vở kiểm tra bài cho bạn.
Bài 2: Ôn tập về thứ tự số.
- Học sinh suy nghĩ điền số thích hợp vào ô trống.
- 2 học sinh làm trên bảng, cả lớp làm ra nháp.
- Học sinh nêu qui luật dãy số.
a. 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318.
b. 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392
Bài 3:
- Học sinh đọc bài 3 nêu yêu cầu
- Bài yêu cầu so sánh các số.
- Cho 3 em làm trên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
303 < 330 30 + 100 < 131
615 > 516 410 - 10 < 400 + 1
199 < 200 234 = 200 + 30 + 4
Bài 4: Học sinh đọc đầu bài và dãy số
- Các số 375, 421, 573, 241, 735, 142
- Số nào trong dãy số là số lớn?
- Số 735
- Số nào trong dãy số là số bé?
- Số 142
Bài 5: 1 học sinh đọc đề bài.
- Viết các số: 537, 162, 830, 241, 519, 425.
- Cho học sinh tự làm bài.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 162, 241, 425, 519, 537, 830.
- Giáo viên chữa bài.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 830, 537, 519, 425, 241, 162.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
_______________________________
Tập đọc - kể chuyện
cậu bé thông minh
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Đọc đúng các tiếng khó: nước, hạ lệnh, vùng nọ, làng, lo, lấy làm lạ.
- Hiểu nghĩa các từ: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.
	- Hiểu nội dung câu chuyện.
	- Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.
	- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
IIi. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Mở đầu: 
- Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét bài bạn.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc:
- Đọc mẫu.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm.
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Học sinh đọc từng đoạn trong bài.
- Giáo viên giải nghĩa các từ khó:
- Bình tĩnh, kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
- Cậu bé đã có cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
- Cậu bé nói với đức vua là bố của cậu mới đẻ em bé.
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- Cậu yêu cầu vua rèn một chiếc kim khâu thành một con dao vì cậu biết một con chim xẻ nhỏ không làm được ba mâm cỗ.
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 của bài.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em luyện đọc phân vai.
- Học sinh thực hành luyện đọc theo vai người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua
- Giáo viên tổ chức cho một số nhóm học sinh thi đọc trước lớp.
- Giáo viên tuyên dương những nhóm đọc tốt.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc
- Lớp theo dõi nhận xét.
5. Kể chuyện:
- Giáo viên treo tranh minh hoạ.
- Học sinh quan sát tranh, giới thiệu tranh.
- Giáo viên hướng dẫn kể chuyện.
- 3 học sinh khá kể từng đoạn của chuyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Giáo viên cho học sinh kể theo nhóm mỗi nhóm 3 em.
- Các nhóm thi kể chuyện.
- Giáo viên theo dõi và tuyên dương học sinh kể chuyện tốt, có sáng tạo.
6. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về kể chuyện cho người thân nghe.
- Tuyên dương em học tốt.
___________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Toán
cộng ,trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ các số có ba chữ số 9ko nhớ).
	- áp dụng vào giải toán có lời văn nhiều hơn, ít hơn.
iiI. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập giao về nhà của tiết 1.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh.
- Học sinh lên bảng thực hiện.
- Lớp nhận xét bài bạn.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu ghi đầu bài.
Bài 1: Tính nhẩm
- Học sinh nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài
a. 400 + 300 = 700
700 - 300 = 400
700 - 400 = 300
- Các phần b, c làm tương tự.
- Học sinh đỏi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- 4 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.
 352 732 418 395
+ 416 - 511 + 201 - 44
 768 221 617 351
Bài 3: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho ta biết gì?
- Khói lớp 1 có 245 học sinh, khối lớp 2 ít hơn khối 1 là 32 học sinh.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Khối lớp 2 có bao nhiêu?
- Muốn tính được số học sinh lớp 2 ta làm thế nào?
- Ta thực hiện phép trừ:
245 - 32
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. 
- 1 học sinh làm trên bảng.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài giải
Khối 2 có số học sinh là:
245 - 32 = 213 (học sinh)
Đáp số: 213 học sinh.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh tương tự bài 3
 Bài 5: Học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập phép tính.
315 + 40 = 355 355 - 40 = 315
40 + 315 = 355 355 - 315 = 40
3.Củng cố dặn dò: 
- Về làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________________
chính tả 
cậu bé thông minh
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Rèn kĩ năng viết chính tả.
	- Chép lại chính xác đoạn văn "Cậu bé thông minh".
	- Viết đúng các tiếng có âm l/ n hay vần am/ ang.
	- Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
	- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học .
2. Hướng dẫn học sinh tập chép:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Giáo viên treo đoạn chép lên bảng.
- Học sinh quan sát.
- Đoạn văn cho chúng ta biết gì?
- Học sinh trả lời.
- Cậu bé nói như thế nào?
-  Rèn con dao thật sắc để xẻ thịt chim .
- Cuối cùng nhà vua xử lí ra sao?
b. Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu.
- Lời nói của nhân vật viết như thế nào?
- Sau dấu hai chấm xuống dòng gạch đầu dòng.
- Trong bài từ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Học sinh tìm.
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khó trong bài và viết ra bảng con.
- Học sinh viết ra bảng con.
- Giáo viên theo dõi và sửa lỗi cho học sinh.
- Nhận xét.
d. Chép bài và soát lỗi.
- Giáo viên đọc cho học sinh chép bài.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
g. Chấm bài.
- Giáo viên thu 7 - 10 bài chấm điểm và nhận xét.
3. Luyện tập.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh tự làm bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại bảng vừa điền.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.
______________________________
Tập đọc
hai bàn tay em
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ, tiếng khó: Nụ, nằm ngue, lòng.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện "Cậu bé thông minh" và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- 3 học sinh lên bảng kể.
- Học sinh nhận xét bạn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc:
- 3 học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh.
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng.
- Giáo viên giúp các em hiểu các từ ngữ mới trong từng khổ thơ.
- Học sinh đọc từng khổ thơ nối tiếp.
- Học sinh đặt câu với từ mới.
- Giáo viên cho 3 nhóm thi đọc.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Đọc đồng thanh.
- Từng cặp đọc
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Hoa đầu cành.
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
- Học sinh thảo luận theo cặp và trả lời.
- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
4. Học thuộc lòng:
- Giáo viên mở bảng phụ xoá dần các từ, cụm từ.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Hai tổ thi đọc tiếp sức.
- Học sinh thi đọc thuộc cả bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_________________________
thể dục
giới thiệu chương trình. trò chơi nhanh lên bạn ới
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Phổ biến một số yêu cầu khi tập luyện. Yêu cầu học sinh hiểu, tập đúng.
	- Giới thiệu chương trình môn học. Yêu cầu học sinh biết được đặc điểm cơ bản của chương trình.
	- Chơi trò chơi: nhanh lên bạn ơi.
II. địa điểm - phương tiện:
	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, còi, vạch kẻ cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Quay phải, quay trái.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát "Trái đất này "
- Tập bài thể dục phát triển chung lớp 2.
- Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tập.
- Học sinh tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Cả lớp tập mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: 
- Phân công tổ, nhóm ... 
Toán
phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
	- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Các tấm bìa có các chấm tròn hoặc que tính.
iiI. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tiết trước.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn chia.
- Giáo viên viết bảng.
- Học sinh nêu cách thực hiện.
 8 2
 8 4
 0 
- 8 chia 2 bằng 4, 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng o.
8 : 2 = 4
 9 2
 8 4
 1 
9 : 2 = 4 (dư 1)
- 9 chia 2 bằng 4, 4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1
- Chú ý: Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
3. Luyện tập:
Bài 1: 1 học sinh đọc đề.
- Nói rõ phép chia còn dư và không.
- Học sinh lên bảng làm nêu rõ cách chia.
- Nhận biết được phép chia hết hay phép chia có dư.
Bài 2: Phần b tiến hành giống phần a.
- Số dư trong phép chia bao giò cũng nhỏ hơn số chia.
19 : 3 = 6 dư 1 ; 1 < 3
27 : 4 = 6 dư 3 ; 3 < 4
19 : 4 = 4 dư 3; 3 < 4
Bài 3: Yêu cầu học sinh kiểm tra các phép chia trong bài.
- Chữa bài cho điểm học sinh.
Bài 4:Học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Học sinh làm vào vở đổi vở kiểm tra 
a. Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
b. Ghi S vì 36 : 6 = 5
- Hình a đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về học các bảng nhân chia đã học.
______________________________________
chính tả (nghe viết)
nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Nghe và viết lại chính xác từ: "Cũng như tôi  đi học".
	- Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt eo, oeo, tìm đúng các từ có chứa s/x, ươn/ ương.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép sẵn các bài tập chính tả
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc một số từ khó viết: Khoèo chân, xanh xao, giềng.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- 3 học sinh lên viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn văn.
- Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Đám học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè.
- Hình ảnh nào cho em biết điều đó?
- Đứng nép bên người thân đi từng bước nhẹ.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu.
- Những chữ nào phải viết hoa?
- Viết hoa những chữ cái đầu câu.
- Học sinh viết từ khó ra bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh chép bài vào vở.
- Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
- Bỡ ngỡ, nép, quãng trời, rụt rè 
3. Luyện tập:
Bài 2: 
- 3 học sinh lên bảng, ở dưới làm ra nháp.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
- nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
Bài 3: 
 - Giáo viên chia nhóm làm bài.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm tự làm ra nháp.
- 2 nhóm đọc lời giải.
- Siêng năng, xa, xiết.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại các từ sai cho đúng.
______________________________
tự nhiêN và xã hộI
cơ quan thần kinh
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Học sinh kể tên, chỉ được vị trí và nêu được vai trò của các bộ phận của cơ quan thần kinh.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài học trang 26, 27 SGK.
	- Giấy, bút dạ cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao cần phải uống đủ nước?
- Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan bài tiết?
- 2 học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- học sinh chia nhóm bầu nhóm trưởng.
- Cơ quan thần kinh gồm bộ phận nào? Kể tên và chỉ các bộ phận đó?
- Có ba bộ phận: não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
- Bộ não nằm ở đâu? Dây thần kinh nằm ở đâu? Chúng được bảo vệ thế nào?
- Não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống, dây thần kinh nằm trên khắp cơ thể.
- Giáo viên rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 2:Vai trò của cơ quan thần kinh.
- Tìm hiểu nội dung mục bạn cần biết.
- Nêu vai trò của cơ quan thần kinh?
- Giáo viên kết luận về vai trò của các bộ phận trong cơ quan thần kinh.
Hoạt động 3: Trò chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi.
- Giáo viên kết luận ghi bảng.
- Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Dây thần kinh chia hai nhóm: 1 là dẫn luồng thần kinh từ não đến các cơ quan và 1 dẫn luồng thần kinh từ cơ quan về não
- Lớp chia 4 đội.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò bài sau.
_____________________________________________
thể dục
đi chuyển hướng phải trái. trò chơi: mèo đuổi chuột
. Mục tiêu kiến thức:
	- Tiếp tục ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, ôn đi vựơt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
	- Học động tác đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng.
	- Học trò chơi: "Mèo đuổi chuột". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. địa điểm - phương tiện:
	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, còi, vạch kẻ cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay. 
- Học sinh hát bài ca đi học
- Trò chơi: kéo cưu lừa xẻ
- học sinh tự chơi.
2. Phần cơ bản: 
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Cho các em tập theo đơn vị tổ, các em thay nhau chỉ huy.
- Học đi chuyển hướng phải trái.
- Cô làm mẫu.
- học sinh làm theo cô, lúc đầu đi chậm sau tăng dần.
- Giáo viên dùng tiếng vỗ tay theo nhịp để điều khiển học sinh tập luyện
- học sinh tập luyện theo đội hình 4 hàng dọc, người nọ cách người kia 1m
- Cho học sinh chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột".
- Học sinh nêu luật chơi.
- Học sinh tự tổ chức chơi.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý an toàn khi chơi.
3. Phần kết thúc:
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài.
- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn võ tay theo nhịp hát
- Vỗ tay và hát theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
__________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu kiến thức:
	- Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
II. đồ dùng dạy học:
	- 12 hình tròn trong bộ đồ dùng.
iiI. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh làm bài tiết trước.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Học sinh làm vào vở
- 3 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nêu rõ cách thực hiện phép tính mình làm.
- Tìm các phép tính chia hết trong bài.
 17 2
 16 8
 1 
Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Học sinh tự làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra bài nhau.
Bài 3:
- Học sinh đọc thầm rồi giải
- Chú ý: Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
Bài giải
Số học sinh giỏi của lớp đó là:
27 : 3 = 9 (học sinh )
Đáp số: 9 học sinh 
Bài 4:Học sinh đọc đầu bài.
- Trong phép chia có dư nếu số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào?
- a = 3 ; c = 1
 b = 2 ; d = 0
- Đáp án đúng là b = 2.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về luyện tập thêm: 24 : 4 ; 26 : 4 ; 27 : 3 ; 28 : 3 ; 29 : 3
_______________________
tập làm văn 
kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục tiêu kiến thức:
- Học sinh kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn 5 - 7 câu, diễn đạt rõ ràng.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập tiếng việt.
IiI. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên nêu trình tự nội dung của một cuộc họp tổ.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.
b. Kể lại buổi đầu đi học.
- Giáo viên hướng dẫn kể và đưa ra một số câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên gọi 1 -2 học sinh khá kể trước lớp làm mẫu.
- Học sinh kể, cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Giáo viên gọi một số học sinh kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bài kể của học sinh.
- Từ 5 đến 6 học sinh kể.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
c. Viết đoạn văn.
- Học sinh đọc bài trước lớp (3 - 5 em).
- Học sinh đọc bài đã làm trước lớp.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
- Giáo viên chỉnh sửa cho các em.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Giáo viên thu vở về chấm.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Các em bài làm chưa xong, chưa hay về nhà làm lại.
- Dặn học sinh về học bài.
_______________________________
âm nhạc
 giáo viên âm nhạc dạy và soạn 
_________________________________________
sinh hoạt tập thể 
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu kiến thức:
- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
- Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
iI. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nhận xét:
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt hoạt động của học sinh trong tuần.
- Lớp trưởng lên tổng kết thi đua trong tuần.
- Ưu điểm: Các mặt hoạt động đã đi vào ổn định, xếp hàng ra vào lớp thẳng, ngay ngắn, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, học tập hăng hái, tích cực.
- Học sinh vỗ tay biểu dương các bạn có nhiều thanh tích.
- Tồn tại: Vẫn còn có em quên đồ dùng trong giờ vẽ.
- Học sinh lắng nghe để rút kinh nghiệm.
2. Phương hướng hoạt động của tuần tới:
- Phát huy học tập tốt và các nề nếp tốt.
- Lắng nghe để tuần tới hoạt động tốt hơn.
- Chấm dứt hiện tượng quên đồ dùng.
- Cố gắng thi đua trong tuần tới.
- Các tổ trưởng lên hưởng ứng, thách đố thi đua.
3. Vui văn nghệ:
- Cho học sinh chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chuẩn bị đón ngày 20 - 11
- Học sinh đăng kí tiết mục văn nghệ và biểu diễn thử.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an 2 tuan 1.doc