Thiết kế giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 3

Thiết kế giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 3

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ mới : ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.

- Thấy được đức tính của bạn Nai Nhỏ: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

- Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 45 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 574Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Bạn của Nai Nhỏ
(2 Tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ mới : ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
- Thấy được đức tính của bạn Nai Nhỏ: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. 
- Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
- Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
A. KTBC: Làm việc thật là vui.
- HS1 đọc đoạn 1 và TL câu hỏi:
? Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
- HS2 đọc đoạn 2 và TL câu hỏi:
? Bé làm những việc gì?
B. Bài mới:
1. GTB:
- GV giới thiệu chủ điểm mới (Bạn bè)
- GV giới thiệu vào bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và truyện đọc Bạn của Nai Nhỏ.
2.Luyện đọc
a. GV đọc mẫu.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp câu.
- GV viết các từ cần luyện đọc lên bảng:
 lần khác nữa, hích vai, lao tới, lo lắng.
- HS luyện đọc các từ.
- GV lắng nghe, sửa cách phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đọc nối tiếp đoạn.
- GV hướng dẫn HS cách đọc các câu dài.
- 1 HS đọc chú giải cuối bài.
- GV giải nghĩa từ khó:
? Em có hiểu nghĩa của từ rình không?
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc đoạn trong nhóm đôi.
- GV quan sát, nhắc nhở HS.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn
- Lớp NX – GVNX.
* Đọc đồng thanh:
- HS đọc đồng thanh cả bài.
- Các vật:
+ Cái đồng hồ báo giờ, báo phút.
+ Cành đào nở hoa, làm cho mùa xuân thêm đẹp.
- Các con vật:
+ Con gà trống báo trời sắp sáng.
+ Con tu hú báo mùa vải chín.
+ Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.
- Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc các câu trong bài.
- 3, 4 em đọc; cả lớp đọc.
- Từng nhóm 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Sói sắp túm được Dê non / thì bạn con đã kịp lao tớ, / dùng đôi gạc chắc khỏe / húc Sói ngã ngửa.// (giọng tự hào).
- Con trai bé bỏng của cha, / con có một người bạn như thế / thì cha không còn phải lo lắng một chút nào nữa.// (giọng vui vẻ, hài lòng).
- rình: nấp ở chỗ kín đáo để theo dõi hoặc để chờ bắt.
- 2
 HS ngồi cùng bàn đọc và nhận xét cho
 nhau.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm theo.
? Nai nhỏ xin phép cha đi đâu?
? Cha Nai nhỏ nói gì?
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo.
? Nai nhỏ đã kể cho cha nghe về hành động nào của bạn mình?
- 1HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm theo.
? Hành động thứ hai của bạn Nai Nhỏ là gì?
- 1 HS đọc đoạn 4, lớp đọc thầm theo.
? Hành động thứ ba của bạn Nai Nhỏ là gì?
? Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm tốt nào của bạn Nai nhỏ?
? Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- 3 nhóm HS thi đọc phân vai.
 - Lớp NX – GV NX, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5. Củng cố dặn dò:
? Theo em vì sao cha của Nai nhỏ đồng ý cho con của mình đi chơi xa?
- GV NX giờ học.
1. Nai nhỏ xin phép cha đi chơi với bạn:
- Đi chơi xa cùng bạn.
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
2. Bạn Nai nhỏ thật khỏe mạnh:
- Hành động 1: Lấy vai hích hòn đá to chặn ngang lối đi.
3. Bạn Nai nhỏ thật nhanh nhẹn:
- Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.
4. Bạn Nai nhỏ dám liều mình vì người khác:
- Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê non.
- Dám liều mình vì người khác.
- Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy.
- Mỗi nhóm gồm 3 bạn:
+ Người dẫn truyện.
+ Nai Nhỏ.
+ Cha của Nai Nhỏ.
- Vì cha của Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng với một người bạn tốt, đáng tin cậy, dám lièu mình cứu người, giúp người.
------------------------------------------------
Toán
 Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS, tập trung vào:
+ Đọc, viết các số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.
+ Kỹ năng thực hiện phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
+ Giải bài toán bằng một phép tính (cộng hoặc trừ, chủ yếu là dạng thêm hoặc bớt một số đơn vị từ số đã cho.
+ Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. Đề bài:
* Bài 1: Viết các số?
a) Từ 60 đến 73:
b) Từ 91 đến 99:
* Bài 2: Số?
a) Số liền sau của 99 là:
b) Số liền trước của 11 là:
* Bài 3: Tính:
 31 68 40 79 6
+ - + - +
 27 33 25 77 32
* Bài 4:
Mẹ và chị hái được 48 quả cam, riêng mẹ hái được 22 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam?
* Bài 5: 
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1dm.
* Bài 6:
Trong các số em đã học, số bé nhất là:
a) 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73.
b) 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99.
a) Số liền sau của 99 là: 100
b) Số liền trước của 11 là: 10
 31 68 40 
+ - + - 
 27 33 25 77 
 48 35 65 02 
 Bài giải
Chị hái được số quả cam là:
 48 – 22 = 26 (quả cam
 Đáp số: 26 quả cam.
 	1dm
Trong các số đã học, số bé nhất là: 0
-------------------------------------------
 Đạo đức
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu: Khi có lỗi nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
2. HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi , biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3. HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
? Học tập, sinh hoạt đúng giờ có tác dụng gì?
- 2 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
B. Bài mới:
1. GTB:
2. Hoạt động:
a) HĐ1: Phân tích truyện: Cái bình hoa.
- GV chia nhóm HS (nhóm 4), yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
- GV kể chuyện với kết cục để mở (GV kể từ đầu đến cái bình bị vỡ).
? Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
? Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó?
- Các nhóm thảo luận và phán đoán phần kết.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?
- GV kể nốt đoạn cuối câu chuyện.
? Qua câu chuyện trên, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
GVKL: Trong c/s, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
b) HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- HS đọc y/c của BT2.
- GV đọc từng ý kiến.
GVKL: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
3. Củng cố, dặn dò:
? Khi mắc lỗi chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét giờ hoc.
- Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn.
- Giờ nào việc nấy.
- Việc hôm nay chớ để ngày mai.
- Nếu Vô-va không nhận lỗi thì cô sẽ nghĩ lỗi do tất cả các cháu gây ra.
- Vô-va hối hận và sẽ nhận lỗi với cô.
- Khi mắc lỗi cần nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do:
a) ý kiến a là đúng.
b) ý kiến b cần thiết nhưng chưa đủ.
c) ý kiến c chưa đúng vì đó sẽ là lời nói suông. Cần sửa lỗi để mau tiến bộ.
d) ý kiến d là đúng. Cần phải nhận lỗi ngay cả khi không ai biết mình mắc lỗi.
đ) ý kiến đ là đúng vì trẻ em cũng cần được tôn trọng như người lớn.
e) ý kiến e là sai. Cần phải xin lỗi cả người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi với họ.
-------------------------------------------------
Toán
Phép cộng có tổng bằng 10
(Tiết 11)
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính cộng theo cột.
- Củng cố về xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- 10 que tính.
- Bảng gài có ghi các cột đơn vị, chục.
III. Các hoạt động dạy học:
A. GTB:
- GV nêu MĐYC của giờ học.
B. Hoạt động:
1. Giới thiệu phép cộng: 6 + 4 = 10:
a) Bước 1: 
- GV giơ 6 que tính và hỏi:
? Có mấy que tính?
- GV y/c HS lấy 6 que tính để lên bàn.
- GV lấy 6 que tính gài lên bảng gài.
? Viết 6 vào cột đơn vị hay cột chục?
- GV viết 6 vào cột đơn vị.
- GV giơ 4 que tính và hỏi HS:
? Lấy thêm mấy que tính nữa?
- HS lấy thêm 4 que tính để lên bàn.
- GV gài 4 que tính vào bảng gài.
? Viết tiếp số mấy vào cột đơn vị?
- GV viết 4 vào cột đơn vị.
? Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Cho HS kiểm tra trên số que tính của các em rồi bó thành một bó.
? 6 cộng 4 bằng bao nhiêu?
- GV viết dấu cộng trên bảng gài, viết 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục.
b) Bước 2: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
- GV vừa thực hiện vừa nêu và gọi HS nhắc lại.
2. Thực hành:
* Bài 1: (VBT – 14)
a) Số?
- HS nêu y/c của bài.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
? Em có nhận xét gì về vị trí các số trong hai phép tính ở cột thứ nhất?
GV: Vị trí của các số trong phép tính cộng có thể thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
b) Viết (theo mẫu):
- 1 HS làm mẫu.
- HS làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
GV: Củng cố phép cộng có tổng bằng 10.
* Bài 2: (VBT – 14 ) - Đặt tính rồi tính:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
- GV gọi 2, 3 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài cho nhau.
GV: Củng cố cách đặt tính và làm tính cộng có tổng bằng 10.
* Bài 3: (VBT – 14) – Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
- GV y/c HS nêu cách tính nhẩm.
GV: Củng cố cách tính nhẩm.
* Bài 4: (VBT – 14) – Số?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát từng đồng hồ, cho biết giờ của từng đồng hồ.
- Tại sao em biết đồng hồ thứ nhất chỉ 9 giờ?
GV: Củng cố cách xem giờ đún ... iết 4 thẳng cột với 9 và 5, viết 1 vào cột chục. 
 9
 +
 5
 14
9 + 2 =
9 + 3 =
9 + 4 =
9 + 5 =
9 + 6 =
9 + 7 =
9 + 8 = 
9 + 9 =
a) Tính nhẩm:
9 + 2 = 11 9 + 4 = 13 9 + 5 = 14
2 + 9 = 11 4 + 9 = 13 5 + 9 = 14
 9 + 6 = 15 9 + 8 = 17
 6 + 9 = 15 8 + 9 = 17
b) Viết tiếp vào chỗ chấm:
Trong phép cộng, khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
9 + 6 9 + 9 9 + 4 9 + 3 9 + 7
 9 9 9 9 9
+ + + + +
 6 9 4 3 7
16
20
17
40
9
9
 15 18 13 12 16
	+ 7	+ 4
	+ 8	+ 23
Tóm tắt
Trong vườn có: 9 cây cam
 Trồng thêm : 8 cây cam
 Có tất cả : ... cây cam?
Bài giải
Trong vườn đó có tất cả số cây cam là:
 9 + 8 = 17 (cây)
 Đáp số: 17 cây.
Tự nhiên xã hội
Hê cơ
I. Muc tiêu:
 Sau bài học HS có thể:
- Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.
- Biết được rằng cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
- Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hệ cơ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
? Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng?
? Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
B. Bài mới:
1. GTB:
? Hình dạng của chúng ta sẽ như thế nào nếu dưới lớp da của cơ thể chỉ có bộ xương?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động:
a) HĐ1: Quan sát hệ cơ.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK:
? Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV treo hình vẽ hệ cơ lên bảng.
- HS lên bảng vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ. 
- GV bổ sung, sửa chữa những ý kiến chưa đúng.
GVKL: Trong cơ thể của chúng ta có rất nhiều cơ. Cơ bao bọc toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như: chạy, nhảy, ăn, uống,...
b) HĐ2: Thực hành co và duỗi tay.
* Bước 1: Làm việc cá nhân và theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK – 9, làm động tác giống như hình vẽ.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số nhóm xung phong lên trình diễn trước lớp. 
GVKL: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi (dãn ra), cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của co mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
c) HĐ3: Thảo luận: Làm gì để cơ được săn chắc?
? Chúng ta cần làm gì để cơ được săn chắc?
- GV chốt lại và nhắc nhở các em nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ được săn chắc.
3. Củng cố, dặn dò:
? Hãy kể tên một số cơ của cơ thể.
- Nhận xét giờ học.
- Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu mang, vác, xách các vật nặng sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp sách trên hai vai.
- Một số em phát biểu ý kiến.
- 2 bạn ngồi cùng bàn thảo luận câu hỏi.
- 2, 3 HS lên bảng.
- HS làm động tác giống như hình vẽ, đồng thời quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co. Sau đó lại duỗi tay và tiếp tục quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi như thế nào so với bắp khi co.
- HS vừa làm động tác vừa nói về sự thay đổi của bắp tay khi co và duỗi.
- Tập thể dục thể thao.
- Vận động hằng ngày.
- Lao động vừa sức.
- Vui chơi.
- Ăn uống đầy đủ.
--------------------------------------------
Sinh HOẠT TẬP THỂ.
I. Mục đớch
- ủaựnh giaự caực hoaùt ủoọng trong tuaàn qua.
- HS hoaùt ủoọng theo quy trỡnh cuỷa ẹoọi
- Phửụng hửụựng tuaàn tụựi
II. Chuaồn bũ
- Noọi dung ủũa ủieồm
III. Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc.
Hoaùt ủoọng daùy
Hoaùt ủoọng hoùc
1. OÅn ủũnh
2. Nhaọn xeựt caực hoaùt ủoọng tuaàn qua
a. Lụựp trửụỷng ủaựnh giaự caực vieọc ủaừ laứm ủửụùc
b. Sinh hoaùt ẹoọi
3. Phửụng hửụựng tuaàn tụựi
- Hoùc chửụng trỡnh tuaàn 3
- Tieõp tuùc phuù ủaùo hs yeỏu
- Lao ủoọng veọ sinh trửụứng lụựp 
- thi ủua hoùc taọp toỏt
- nghe
- Hoùc sinh hoaùt theo quy trỡnh
Mĩ thuật
 Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây.
- HS: + Một số lá cây.
 + Vở Tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới:
1. GTB:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động:
a) HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây.
? Nêu đặc điểm về hình dáng và màu sắc của các lá cây?
GVKL: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
b) HĐ2: Cách vẽ lá cây
- GV vẽ lên bảng để HS thấy cách vẽ chiếc lá:
+ Vẽ hình dáng chung của chiếc lá trước
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
c) HĐ3: Thực hành
- GV cho HS xem một số bài vẽ lá cây của HS năm trước.
- GV gợi ý HS làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong vở.
+ Vẽ hình dáng của trước lá.
+ Vẽ màu theo ý thích: có màu đậm, có màu nhạt.
- 2 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở Tập vẽ
- GV quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng.
d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV thu một số bài, cho HS quan sát và y/c HS nhận xét.
- GV cho HS tự xếp loại các bài vẽ theo ý thích (Bài vẽ đẹp, bài vẽ chưa đẹp)
- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
3. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc của một vài loại cây.
- Sưu tầm tranh ảnh về cây.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- HS quan sát, nêu tên gọi của các lá cây
- Mỗi HS nói về hình dáng và màu sắc của một lá cây (Lá bưởi, lá bàng, lá trầu, lá cây hoa hồng...)
- HS nhận xét về hình dáng (rõ đặc điểm) và màu sắc (phong phú) của bài vẽ.
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
Âm nhạc
 Ôn tập bài hát: Thật là hay
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung của bài.
- Trò chơi Dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ.
- Tập biểu diễn.
II. Chuẩn bị:
- Thanh phách.
III. các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới:
1. GTB:
- GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Hoạt động:
a) HĐ1: Ôn tập bài hát: Thật là hay
- GV bắt nhịp cho HS hát.
- GV lắng nghe, sửa những chỗ HS hát chưa chuẩn.
b) HĐ2: Hướng dẫn cách đánh nhịp 2/4:
- GV hướng dẫn HS cách đánh nhịp 2/4: một phách mạnh, một phách nhẹ.
- Hát kết hợp đánh nhịp.
- GV gọi quản ca lên điều khiển cho cả lớp hát.
c) HĐ3: Sử dụng thanh phách.
- GV cho HS tập gõ theo âm hình tiết tấu.
- Một số HS thể hiện lại âm hình tiết tấu trên.
- Tập biểu diễn từng nhóm.
- GV quan sát, lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học thuộc bài hát.
- Lần 1: Tốc độ vừa phải.
- Lần 2: Tốc độ nhanh hơn.
- HS tập đánh nhịp.
- HS vừa hát, vừa kết hợp với đánh nhịp.
................................................................
- Mỗi nhóm hát cho 4 em gõ đệm.
An toàn giao thông
(Bài 3)
 Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- HS biết CSGT dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT.
- Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 103.
3. Thái độ:
- Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT.
- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông.
II. Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
? Hàng ngày đi trên đường phố . . . các em thường nhìn thấy cá chú CSGT làm nhiệm vụ gì?
- GV giới thiệu biển báo giao thông.
2. Hoạt động 2: Hiệu lệnh của CSGT.
* Mục tiêu: Giúp HS biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện hiệu lệnh đó
* Cách tiến hành: 
- GV lần lượt treo 5 bức tranh H1, 2, 3, 4, 5 hướng dẫn HS cùng quan sát, tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT và việc thực hiện hiệu lệnh đó như thế nào?
+ Hình 1: Hai tay dang ngang.
+ Hình 2, 3: Một tay dang ngang.
+ Hình 4, 5: Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng.
- GV làm mẫu tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
- 2 HS thực hành làm CSGT.
- Thực hành đi đường theo hiệu lệnh của CSGT.
* GVKL: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
* Mục tiêu:
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 biển báo.
- Nhóm 1, 2, 3: 3 biển báo cấm.
- Nhóm 4, 5, 6: 3 biển báo cấm.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm , ý nghĩa của nhóm biển báo này. 
- GV gợi ý cho HS nêu lên đặc điểm của biển báo về:
+ Hình dáng.
+ Màu sắc.
+ Hình vẽ bên trong.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- GV viết những đặc điểm đó lên bảng và so sánh sự khác nhau của từng biển.
* GVKL: Biển báo cấm có đặc điểm là: hình tròn viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Biển này có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn.
+ Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại.
+ Biển 112: Cấm người đi bộ.
+ Biển 102: Cấm đi ngược chiều (Lưu ý biển này không có viền đỏ, nền màu đỏ, vạch ngang màu trắng ở giữa.
? Đường này các loại xe có đi được không?
? Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trên đương phố?
? Khi đi trên đường phố gặp biển báo cấm, người đi đường phải đi như thế nào?
* GVKL: Khi đi trên đường gặp biển báo cấm, người và các loaị xe phải thực hiện đúng hiệu lệnh ghi trên biển đó.
4. Hoạt động 4: Trò chơi Ai nhanh hơn.
* Mục tiêu:
- HS học thuộc tên các biển báo vừa học.
* Tiến hành:
- GV chọn 2 đội, mỗi đội 2 em.
- GV đặt ở 2 bàn 5 đến 6 biển (có cả những biển chưa học), úp mặt biển xuống bàn
- GV hô: “Bắt đầu”, các em phải lật nhanh biển lên, mỗi đội phải chọn ra 3 biển vừa học và đọc tên biển. 
- Lớp NX các đội chơi- GV NX trò chơi.
* Kết luận : 
- GV nhắc lại nội dung đặc điểm từng biển.
5 . Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về quan sát xem ở đoạn đường nào có các biển báo vừa học.
- GVNX giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc