Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Điền Lộc - Năm học: 2012 - 2013

Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Điền Lộc - Năm học: 2012 - 2013

I .Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài

- Biết đọc liền mạch các tư, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng, rõ ràng.

- Hiểu được câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người bạn sẵn lòng cứu giúp người khác

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.

 - Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Điền Lộc - Năm học: 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3.
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2012
TOÁN
BÀI KIỂM TRA
TẬP ĐỌC: 
 BẠN CỦA NAI NHỎ
 I .Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài
- Biết đọc liền mạch các tư, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng, rõ ràng.
- Hiểu được câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người bạn sẵn lòng cứu giúp người khác
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
	- Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
	Tiết 1
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(15’)
(10’)
 A. Bài cũ:
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
- Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và tập đọc bạn của Nai Nhỏ.
2. Luyện đọc :
2.1. Đọc mẫu toàn bài : Lời Nai Nhỏ hồn nhiên , ngây thơ.
- Lời của cha Nai Nhỏ lúc đầu lo ngại, vui vẻ, hài lòng.
 2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc + giải nghĩa từ
 a. Đọc từng câu :
 - Hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ khó:
 b. Đọc từng đoạn trước lớp :
 - Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi và giọng đọc : 
 + Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con dã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngữa.//
 + Con trai bé bổng của cha,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa .// Rình: nấp ở một chổ kín để theo dõi để chờ bắt.
 c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - Theo dõi + hướng dẫn đọc đúng.
 d. Thi đọc trong các nhóm:
 - Theo dõi + nhận xét.
 e. Cả lớp đọc đồng thanh
 3. Tìm hiểu bài :
 + Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
 + Cha Nai Nhỏ nói gì?
 + Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
 + Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy . Em thích một điểm nào ?
 + Theo em, người bạn tốt là người như thế nào? 
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đọc và nhận xét cách đọc của giáo viên.
- Học sinh nối tiếp nhau đoc câu.
- Đọc từ khó: hích vai, lão hổ
- Học sinh đọc từng đoạn theo nhóm.
- Luyện đọc câu.
 + Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con dã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngữa.//
 + Con trai bé bổng ccủa cha,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa//
- Giải nghĩa các từ ngữ:
 . Ngăn cản ,. Hích vai
 . Thông minh,. Hung ác, gạc
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi nhau đọc trong nhóm ( cá nhân, đồng thanh)
- Nai Nhỏ xin cha đi chơi xa cùng bạn.
- Con hãy cho cha biết về người bạn của con.
+ Bạn con gặp một hòn đá to chặn lối, bạn con chỉ hích vai hòn đá đã lăn sang một bên.
+Thấy lão hổ hung dữ rình sau bụi cây, bạn co đã kéo con chạy như bay.
+ Thấy gã sói hung ác đang đuổi bắt cậu dê non, bạn con dùng đôi gạc chắc khỏe húc sói ngã ngữa.
- Học sinh nói lên những đức tính mà mình thích.
-Người bạn tốt là người bạn đáng tin cậy, sẵn lòng cứu người, giúp người.
(5’)
 4. Luyện đọc lại:
 - Chia nhóm.
 5. Củng cố - dặn dò:
 - Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏvui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
- Các em có muốn mình trở thành người bạn đáng tin cậy không?
* Các em phải là những con người biết hết lòng vì người khác.
 3.Nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại bài + ghi nhớ nội dung
Chuẩn bị tiết học sau.
Mỗi nhóm 3 em thi đọc toàn truyện 
- Vì cha của Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng với một người bạn tốt đáng tin cậy,dám liều mình giúp người cứu người.
- Có.
* Học sinh biết rằng phải làm người bạn tốt và hết lòng vì bạn bè, người khác.
- Học sinh về nhà đọc thuộc bài để tiết sau học kể chuyện tốt hơn
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10.
 	I. Mục tiêu: 
 	- Giúp học sinh cũng cố về phếp cộng có tổng băng10.
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.
- Biết viết thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.
- Biết cọng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12.
II. Đồ dùng dạy học:
 	 - 10 que tính
Bảng để tính que tínhvà có ghi các cột đơn vị chục.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(15’)
(10’)
(5’)
 A. Bài cũ:
 B. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn học sinh: 
a. Giới thiệu phép cộng: 6 + 4 =1
 * Bước 1: Quan sát 
 - Thao tác que tính. 
 - Viết 6 vào cột đơn vị hay cột chục?
 Viết 6 que tính vào cột đơn vị.
 + Viết tiếp số nào vào cột đơn vị ?
 Viết 4 vào cột đơn vị.
 - Vậy trên bảng có tất cả bao nhiêu que tính?
 - 6 cộng 4 bằng bao nhiêu?
Vừa viết trên bảng + nói “ 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 thẳng cột với 6 và 4 viết1 ở cột hàng chục”.
* Bước 2: Hướng dẫn cách đặt tính và tính:
- Đặt tính.
-Tính:
Viết 6 + 4=10 ,thì gọi là phép tính hàng ngang.
b. Thực hành:
Bài1:(cột 1,2,3) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2: Tính
Baì:3 ( Dòng 1) tính nhẩm
Bài 4 Đồng hồ chỉ mấy giờ?.
Chú ý: Cộng tròn chục.
 3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
- Có 6 que tính và đặt trên bàn.
- Học sinh làm theo giáo viên.
- Vào cột đơn vị.
+ Có 4 que tính
 lấy 4 que tính đặt trên bàn.
 - Viết số 4
- 6 cộng 4 bằng 10 ( kiểm tra lại số que tính trên bàn của mình).
Bó lại thành 1 bó 10 que tính.
.
- Học sinh nêu cách đặt tính.
Viết 6, viết 4 thẳng cột với 6,viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Học sinh nêu cách tính
6 cộng 4 bằng10, viêt 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục 
Như vậy: 6+4= 10
- Học sinh nêu yêu cầu, làm bài rồi chữa bài.
- Học sinh tự làm rồi đổi vở cho nhau để chấm chữa.
- thi nhau tính nhanh. Nhắc lại cách đặt tính.
- Học sinh nhẩm và nêu kết quả.
- Nhìn tranh vẽ nêu đồng hồ chỉ mấy giờ.
A. chỉ 7 giờ, B. chỉ 5 giờ, C. chỉ 1o giờ.
- Học sinh về nhà làm bài ở vở bài tập, học thuộc bảng cộng có tổng bằng 10
KỂ CHUYỆN:
BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh nhắc lại đựơc lời kể của Nai Nhỏ về bạn; Nhắc lại lời kể của cha Nai Nhỏ khi nghe con kể về bạn
- Nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
* Học sinh giỏi phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
-Bảng đeo trước ngực ghi tên nhân vật Nai Nhỏ ,cha Nai Nhỏ và người dẩn chuyện để thực hiện bài tập kể chuyện theo vai.
III. Các hoạt động dạy học.
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(20’)
(5’)
A .Bài cũ.
 -Gọi học sinh kể tiếp nối nhau của ba đoạn của câu chuyện: “Phần Thưởng ‘’.
- Nhận xét + ghi điểm.
B . Bài mới : 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẩn kể chuyện.
2.1. Dựa theo tranh,nhắc lại lời kể của câu chuyện ,nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình
-Theo tranh
 .
+Nói tự nhiên, đủ ý, diển đạt bằng lời của mình.
- Nhận xét những nhóm kể tốt. 
2.2. Nhắclại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
- Lời kể tự nhiên chỉ cần dùng một nhân vật, không nhất thiết phải nêu nguyên văn từng câu nói trong sách giáo khoa.
Gợi ý
-Nghe Nai Nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá của bạn, cha nai Nhỏ nói thế nào?
-Nghe Nai Nhỏ kể lại chuyện người bạn đả nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lảo Hổ hung dữ, cha Nai Nhỏ nói gì?
- Nghe xong chuyện bạn của con húc ngã Sói để cứu Dê Non, cha Nai Nhỏ đã mừng rở như thế nào ?
Nhận xét + bình chọn.
2.3. Phân các vai(người dẩn chuyện,Nai Nhỏ,cha Nai Nhỏ) dựng lại câu chuyện.
Các bước:
-Lần 1: +GV làm người dẩn chuyện.
 +1 HS nói lời Nai Nhỏ.
 +1 HS nói lời cha nai Nhỏ.
-Lần 2: Cách dẩn chuyện+lời nói đối thoại sao cho phối hợp nhịp nhàng tự nhiên (lời nói kết hơp hành động).
-Lần3: 
4.Củng cố- dặn dò . 
Nhận xét tiết học
- Nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Phần thưởng”
-Đọc yêu cầu của bài.
-Quan sát bức tranh minh họa trong sách giáo khoa.
+Một học sinh giỏi làm mẩu kể:
.lần 1: bạn của Nai Nhỏ.
bạn của con khoẻ lắm. Có lần chung con đang đi trên đuờng thì gặp một hòn đá to chắn lối..Bạn con chỉ hích vai một cái thế là hòn đá lăn ngay sang một bên.
-Tập kể theo nhón.lần lượt nhắc lại theo 1 tranh kể cả 3 lời của Nai Nhỏ .
-Đại diện nhón thi nói lại lời kể của Nai Nhỏ.
 Nhận xét + đánh giá
-Quan sát tranh nhớ + nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ.
- Bạn con khoẻ thế cơ à? Nhưng cha vẫn lo lắm.
- Bạn của con thật thông minh và nhanh nhẹn .nhưng cha vẫn chưa yên đâu.
- Đấy chính là cha mong đợi. Con trai bé bỏng của cha quả là con đã có một người bạn thật tốt.dán liều mình cứu bạn. cha không còn phải lo lắng điều gì nửa. Cha cho phép con đi chơi xa với bạn.
-Tập kể theo nhóm.
- Các nhóm đại diện lần lượt nhắc lại từng lời của cha Nai Nhỏ nói với con
- Lớp nhận xét+ bình chọn học sinh nói tốt nhất.
+Kể chuyện theo sự phân vai.
+3 HS đóng vai như trên kể
+Tự hình thành nhóm, nhận vai,dựng lai câu chuyện kể lại trước lớp.
Về nhà kể lại câu chuyện đã học cho bạn bè và người thân nghe.
ĐẠO ĐỨC:
BIẾT NHẬN VÀ SỬA LỖI.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện được nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
* Học sinh biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi gặp sai lầm, cảm phục các bạn biết nhận và sửa lỗi .
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu thảo luận nhóm .
- Vở bài tập và đậo đức .
III.Các hoạt động dạy học 
TIẾT 1
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(20’)
(5’)
1 Giới thiệu bài 
2 Hướng dẫn học sinh:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện Cái bình hoa.
-chia nhóm
-Kể chuyện cái bình hoa. Kể từ đầu đến đoạn “Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình vỡ”.
-H:
+Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
+Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó?
+Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn. Vì sao?
- Kể phần còn lại của câu chuyện.
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm.
+Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi.
+ Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Kết luận:
Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em, nhưng điều quan trọng là biết nhận và sửa lỗi. Nhận và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộvà được mọi người yêu quý.
* Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- Yêu cầu học sinh lấy bìa màu đã chuẩn bị:
+ Nói rõ quy định màu (như tiết trước).
- Lần lượt đọc từng ý kiến. a. 
b.
c.
d.
đ. 
3. Hướng dẫn thực hành ở nhà:
* HSKG: Biết nhắc nhở bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
-Theo  ... ề nhà tập đặt câu theo mẫu vừa học để giới thiệu về bạn bè, người thân.
- Cuối câu hỏi có dáu chấm hỏi.
- Đọc yêu cầu của bài
- Lớp quan sát.+ suy nghĩ + tìm từ
+ Viết từng tên gọi theo thứ tự trong tranh.
Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu dừa, mía.
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài.
+ Đọc tên các từ chỉ sự vật: Thước kẻ, bảng, sách, viết.
- Nhắc lại +Làm vở
- Đọc mô hình câu và mẫu câu
- Làm vở bài tập.
+ Bố tôi là bộ đội
+ Mẹ tôi là giáo viên.
- Trình bày bài
- Nhắc lại những kiến thức đã luyện tập tìm:
. Từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.
. Đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
HỆ CƠ
I. Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể :
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí của vùng cơ chính: Cơ đầu, cơ ngực, cơ tay, cơ chân, cơ bụng. 
	- Biết quan sát và chỉ được các vùng cơ chính.
 - Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
	* Học sinh giỏi biết được sự co duỗi khi cơ hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hệ cơ
III. Các hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(20’)
(5’)
1.Giới thiệu bài:
 2. Hướng.dẫn học sinh QS - TLCH:
 * Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ ( Chuẩn kiến thức)
 * Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể
- Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Treo tranh vẽ 
+ Hỏi Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể 
. Theo dõi
- Bước 2 : Làm việc cả lớp
=> Kết luận : Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ : Có các cơ chính sau; Cơ đầu, cơ ngực, cơ tay, cơ chân, cơ bụng, cơ mong, cơ lưng, cơ mặt 
* Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay (Học sinh khá giỏi.)
- Nhờ đâu mà cánh tay ta co duỗi được?
+ Bắp cơ ở cánh tay khi , co - duỗi
=> Kết luận : Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn . Khi cơ duỗi (giãn ) cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ sự co và duỗi cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
* Hoạt động 3 : Thảo luận làm gì để cơ được săn chắc?(Giáo dục)
- Chúng ta nên làm gì để cơ thể được săn chắc ?
+ Kết luận : chúng ta nên ăn uống đầy đủ, tập TD rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được săn chắc.
3 . Củng cố - dặn dò:
+ Quan sát tranh và TLCH
+ Thảo luận -> ý kiến
. Như : cơ tay , cơ vai
+ Các nhóm xung phong lên bảng chỉ và nói tên các cơ. (Cơ đầu, cơ ngực, cơ tay, cơ chân, cơ bụng, cơ mông, cơ lưng, cơ mặt ) 
 -> nhận xét.
+ Quan sát H2 trong sách giáo khoa 
Quan sát + sờ nắn + mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co
Quan sát +sờ nắn+ mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co .
Quan sát +sờ nắn +mô tả bắp cơ ở cánh tay khi duổi ra .
Bắp cơ khi duổi có thay đổi bắp cơ khi co ntn?
+ Làm đ.tác khác hình vẽ
+ Thực. hành và trao đổi với nhau
+ Khi cơ co thì cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn
 + Khi cơ duỗi thì cơ sẽ dài và mềm hơn.
 + Quan sát H2 trong sách giáo khoa.
- Thảo luận -> ý kiến 
. Vận động hàng ngày 
. Tập TDTT
. Lao động vừa sức
- Vui chơi thoải mái
- Ăn uống đầy đủ
- Học sinh thực hiện tập thể dục thừng xuyên
TOÁN:
9 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 9+5
 	I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 -Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5; lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận bbiết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải toán bằng một phép tính cộng.
* Học sinh khá giỏi làm tất cả các bài tập trong SGK
 II. Đồ dùng dạy học:
 Que tính
 Bảng để tính que tính.
I. Các hoạt động dạy học
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(5’)
(20’)
(5’)
A. Bài cũ:
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh:
a. Giới thiệu phép cộng: 9 +5 
 - Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
 + Đính lên bảng 9 que tính 
 + Đính thêm lên bảng 5 que nữa. 
 + Có bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, cách tính.
 - Giáo viên chốt lai, ghi bảng. 
b. Hướng dẫn học sinh tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số: Tương tự như trên 
Nhận thấy rằng các số dầu dều là 9.
c. Thực hành :
 Bài 1 :
- Dựa trên bảng cộng vừa lập xong có nhận xét gì về cách cộng khi đổi chổ các số hạng trong một tổng ?
Bài 2:
- Nhận xét
Bài 3 * Học sinh khá giỏi
 Bài 4:
 - Gọi học sinh đọc đề.
 + Ghi tóm tắt 
 + Hướng dẫn
 Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Đọc lại bảng 9 cộng với một số
 - Nhận xét tiết học và về nhà xem lại bài 
+ Lấy 9 que tính đặt trên bàn.
+ Lấy 5 que tính đặt trên bàn 
+ 14 que tính 
+ Có nhiều cách tính khác nhau(làm và giải thích cách làm ).
 - Học sinh giải thích cách làm.( 9 que tính thiếu 1 que là 10, tách 5 ra 1 que bỏ vào 9 đủ 10, dư 4 là 14
- Học sinh thao tác trên que tính.
- Học sinh nêu cách đặt tính, cách tính.
- Viết 4 thẳng cột 9 và 5.
- Viết 1 vào cột chục.
 Vậy : 9 + 5 = 14 viết 14 vào sau dấu bằng.
- Học sinh nêu cách đặt tính.
- Nêu cách tính.
- Đọc yêu cầu, làm bài và nhận ra được tính chất giao hoán trong phép cộng.
- Đọc yêu cầu, làm bài và chữa bài.
* Học sinh giỏi có thể làm bài 3.
- Học sinh đọc đề, phân tích đề
- Giải bài toán.
Bài giải
Trong vườn có số cây táo là
9 + 6 = 15 ( cây táo)
Đáp số: 15 cây táo
* Học sinh giỏi đọc lại bảng công; 9 cộng với một 
	CHÍNH TẢ( Nghe viết)
 GỌI BẠN
 I. Mục tiêu:
 	- . Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ 5 chữ “ Gọi bạn”.
	- Làm được bài tập 2, 3 (a/b)
 	II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Bảng phụ viết bài chính tả .
 	- Bảng phụ viết bài nội dung bài 2
III. Các hoạt động dạy học
TG
(5’)
(20’)
(5’)
A. Bài cũ
- Gọi hoc sinh lên bảng = lớp viết bảng con
 + nghe ngóng , nghỉ ngơi
 + đổ rác , thi đỗ
 - Nhận xét.
B. Bài mới;
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ;
- Đọc đầu bài + hai khổ cuối.
- Hướng dẫn TLCH:
 + Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào?
 + Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì?
- Hướng dẫn nhận xét :
 + Bài chính tả có những chổ nào viết hoa ? Vì sao?
 + Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì?
- Hướng dẫn viết vài tiếng vài từ khó:
 + suối cạn 
 + hạn hán
 + đôi bạn 
 + quên đường 
 + khắp nẻo 
 + gọi hoài
2.2.Nghe - đọc , viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết đảm bảo tốc độ.
- Nghe chính xác lời đọc 
3. Hướng dẫn làmbài tập chính tả:
Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống.
Bài3: Tự chọn 
4. Củng cố- dăn dò:
- Học sinh về nhà chép lại bài chính tả và làm lại ở vở bài tập.
- Học sinh lên bảng viết từ mà giáo viên yêu cầu.
- Học sinh giỏi đọc bài.
- Theo dõi 
- Đọc lại 2 khổ thơ
 +Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cỏ cây héo khô, không có gì để nuôi sống đôi bạn 
 + Dê Trắng chạy khắp nơi để tìm bạn , đến giờ vẫn gọi hoài “ Bê! Bê”
+ Viết hoa chữ cái đầu bài thơ, đầu mỗi dòng thơ, đầu câu.
+ Viết hoa tên riêng nhân vật:
 Bê Vàng 
 Dê Trắng
+ Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi sau dấu hai chấm, dặt trong dấu ngoặc kép. Sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm than( dấu cảm)
- Học sinh viết từ khó vào bảng con.
+ suối cạn
+ hạn hán
+ đôi bạn
+ quên đường
+ khắp nẻo
+ gọi hoài
- Viết vở
- Trình bày vở theo yêu cầu
Viết đúng chính tả + đạt tóc độ cao.
- Chữa lỗi chính tả.
- Đọc yêu cầu bài
- Bảng con
 . nghiêng ngã, nghi ngờ.
 . nghe ngóng, ngon ngọt 
- Đọc qui tắc chính tả ngh/ng(i, ê,e)
 . trắng tinh , chăm chỉ
 . màu mở , mở cửa, gây gỗ
- Nhắc lại quy tắc chính tả ng/ngh.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những lỗi sai chính tả
TẬP LÀM VĂN
SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI. LẬP DANH SÁCH HỌC SINH.
 I. Mục tiêu:
 - Biết sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn 
 (Bài tập 1). 
 	- Xếp đúng câu chuyện Kiến và Chim Gáy ( Bài tâp 2)
	- Lập được dnh sách từ 3 – 5 học sinh theo mẫu.
	* HSGK: Đọc được danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A trước khi làm bài tập 3.
 II Các hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(3’)
(25’)
(7’)
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
2.1. Học sinh làm bài tập 1:
Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện “ Bạn của Nai Nhỏ” 
- Dựa vào nội dung trangh để kể lại toàn bộ câu chuyện.
2.2. Học sinh làm bài tập 2:
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài:
3.2: Học sinh làm bài tập 3:
- Gọi học sinh giỏi đọc yêu cầu bài.
 Nhận xét chốt lại bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà tập kêt lại câu chuyện theo tranh 
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Đánh số thứ tự vào tranh.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh thảo luận trong nhóm đôi, kể cho bạn mình nghe.
- Học sinh lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cách kể của bạn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh hoạt động theo nhóm sắp xếp các câu theo đúng nội dung câu chuyện. Kiến và Chim Gáy.
- Học sinh đọc lại câu chuyện.( b, d, a, c)
- Học sinh đọc lại yêu cầu bài tập 3.
- Làm việc theo nhóm 4: Học sinh sắp xếp tên theo bảng chữ cái.
- Nhận xét bài làm của các nhóm.
- Về nhà thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
I Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 3
- Kế hoạch tuần 4.
II Nội dung:.
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
(10’)
(10’)
(10’)
1 Đánh giá công tác tuần 3
. Giáo viên tổng kết :
- Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép ( có tiến bộ hơn tuần trước đó là em Huy, ít nghỉ học)
- Nề nếp khá ổn định đầu năm học, xây dựng nề nếp đầu năm rất tốt. Đã thực hiện tốt 15 phút đầu giờ một cách có hiệu quả.
- Lao động vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng
* Học tập: 
- Một số em có nhiều học sinh chưa chịu học bài ở nhà, cần luyện đọc nhiều hơn: 
* Hạn chế :
 - Một số em không có bảng tên, không đội mũ cac lô trong giờ chào cờ.
- Nói chuyện riêng quá nhiều ;. Phê bình nhắc nhở 1 số em : 
* Tuần học vừa qua mắc 4 lỗi; có tiến bộ.
2.Kế hoạch tuần 4:
- Học chương trình tuần 4
* Học tập: Tham gia học tập tốt, đọc bài và làm bài tập ở nhà, chuẩn bị tốt đồ dùng để phục vụ công tác học tập của mình.
- Kèm cặp cho các em yếu: Trinh,Van .
* Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
* Nề nếp: Trật tự trong giờ học. Không ăn quà vặt trong giờ học
* Đạo đức: Cần lễ phép, yêu thương giúp đỡ bạn bè: Kèm cặp cho các bạn học còn chậm.
- Đi học đúng giờ.
3. Văn nghệ:
- Múa hát, trò chơi..
.Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần 3 
 ***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2TUAN 3.doc