Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A

GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

I. MỤC TIÊU.

 -Bieát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Gv: SGK, bảng phụ

- Hs: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
(Từ ngày 20/09 đến ngày 24/09 năm 2010)
TUẦN 6
–ª—
Thứ/ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
20/09
- Chào cờ
- Đạo đức
- Tập đọc
- Toán
6
6
16, 17
26
- Gọn gàng, ngăn nắp.
- Mẩu giấy vụn.
- 7 cộng với một số: 7 + 5.
Thứ ba
21/09
- Thể dục
- Kể chuyện
- Chính tả
- Toán
- Thủ công
 11
 6
11
27
6
- Mẩu giấy vụn.
- Tập chép: Mẩu giấy vụn.
- 47 + 5
- Gấp máy bay đuôi rời.
Thứ tư
22/09
- Tập đọc
- Tập viết
- Toán
- Mỹ thuật
18
6
28
6
- Ngôi trường mới.
- Chữ hoa: Đ.
- 47 + 25.
Thứ năm
23/09
- Thể dục
- Luyện từ và câu
- Toán
- Tự nhiên xã hội
12
6
29
6
- Ttên riêng. Kiểu câu ai là gì?
- Luyện tập.
- Tiêu hóa thức ăn.
Thứ sáu
24/09
- Chính tả
- Tập làm văn
- Toán
- Nhạc
- Sinh hoạt lớp
12
6
30
6
6
- N/v: Ngôi trường mới.
- Khẳng định, phủ định, luyện tập về Lập mục lục sách.
- Bài toán về nhiều hơn.
- Sinh hoạt lớp.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 09 năm 2010
Tiết 6
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài:
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. MỤC TIÊU.
	-Bieát. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: SGK, bảng phụ
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đồ dùng để gọn gàng, ngăn nắp sẽ có ích lợi gì?
- Em hãy tự đánh giá việc xếp gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi của bản thân.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu ngắn gọn và viết tên bài lên bảng.
3.2. Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống.
- Hs biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. 
- GV chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
a) Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn măm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ làm như thế nào?
b) Nhà sắp có khách mẹ bảo em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ làm như thế nào?
c) Lan được phân công lao bảng lớp, nhưng em thấy Lan không làm. Em sẽ làm như thế nào?
d) Tuấn mỗi khi học bài, làm bài xong tập vở vứt lung tung ở sàn nhà và trên bàn. Em sẽ làm như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Em cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp chổ ở của mình.
3.3. Hoạt động 2: Thực hành.
- Hs thực hành giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Bài tập 3: Trang 9.
- Yêu cầu Hs lắng nghe các tình huống và giơ bảng Đ, S để nhận xét.
- Gv yêu cầu Hs so sánh giữa các nhóm và nhận xét tuyên dương.
- Học tập, sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp góp phần giảm các chi phí không cần thiết cho việc giữ vệ sinh,
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét xem lớp mình đã gọn gàng, ngăn nắp chưa?
- Các em cần phải làm gì để lớp được gọn gàng, ngăn nắp?
- Liên hệ GD BVMT (như ở MT):
+ Yêu cầu HS đoc lại ghi nhớ.
+ Chuẩn bị bài: “Chăm làm việc nhà” (tiết 1)
- Hát.
- Đẹp bền không mất công tìm kiếm.
- Liên hệ bản thân.
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận nhóm.
- Em cần dọn mâm bát trước khi đi chơi.
- Em sẽ quét nhà xong rồi mới xem phim.
- Em khuyên Lan phải hoàn thành công việc và em phụ giúp Lan để lau.
- Em nhắc Tuấn phải sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng ngăn nắp.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý của nhóm mình trước lớp.
- 5 – 7 Hs nhắc lại.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Hs đọc yêu cầu.
- 4 HS đọc 4 nội dung a, b, c, d. Cả lớp giơ bảng đúng, sai.
- Nhận xét.
- Hoạt động lớp.
- Hs trả lời qua nhận xét bản thân.
- Thực hành xếp lại đồ dùng học tập của các em
Tiết 16, 17
Môn: TẬP ĐỌC
Bài:
MẨU GIẤY VỤN
I. MỤC TIÊU.
- Đọc đúng, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp (trả lời được câu hỏi 1,2,3; Hs khá giỏi trả lời được câu hỏi 4).
- Hs hứng thú học tập.
- GD BVMT (Khai thác trực tiếp): Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi tường lớp học luôn sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Tranh, Bảng cài, Bút dạ.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mời Hs đọc bài “Mục lục sách” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Gv sử dụng tranh SGK.
- Giới thiệu ngắn gọn và viết tên bài lên bảng.
3.2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu.
+ Gv đọc mẫu toàn bài lần 1.
+ Phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ Gv yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
+ Sửa lỗi phát âm cho Hs. 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
+ Yêu cầu HS tìm cách đọc đúng các câu khó.
+ Luyện đọc câu dài:
a) Lớp học rộng rãi, /sáng sủa và sạch sẽ/ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào//.
b) Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá!// Thật đáng khen!// (Lên giọng cuối câu).
c) Nào!// Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết/ mẩu giấy đang nói gì nhé!//
d) Các bạn ơi!//Hãy bỏ tôi vào sọt rác!// (Giọng vui đùa dí dỏm).
- Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
+ Nghe và chỉnh sửa cho Hs.
+ Kết hợp giải thích từ khó.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp.
- Đọc đồng thanh.
- Nhận xét.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi 1 Hs khá đọc đoạn 1.
- Hỏi: Mẩu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
- Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2.
- Hỏi: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
- Yêu cầu Hs đọc đoạn 3, 4.
- Hỏi: Tại sao lớp lại xì xào?
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
- Đó có đúng là lời của mẩu giấy không? Vì sao?
- Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở Hs điều gì?
+ Muốn trường học sạch đẹp, mỗi Hs phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Cần tránh những thái độ thấy rác không nhặt. Nếu mỗi em biết giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
3.4. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn Hs đọc theo vai.
- Cho Hs thi đọc toàn bài theo kiểu phân vai.
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
- Tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
- Gv tổng kết bài, giáo dục Hs ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Dặn về đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Hoạt động lớp.
- Hs nghe, cả lớp mở SGK, đọc thầm theo.
- Mỗi Hs đọc một câu cho đến hết bài.
- Hs đọc.
- Hs đọc.
- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2, 3, 4 cho đến hết bài.
- Đọc chú giải: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Hs trong các nhóm luyện đọc
- Chia theo bàn và thực hiện.
- Đại diện tổ đọc cả bài trước lớp.
- Cả lớp đọc
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay lối ra vào, rất dễ thấy.
- Đọc đoạn 2.
- Cô yêu cầu cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy nói gì?
- Đọc đoạn 3, 4.
- Vì các em không nghe mẩu giấy nói gì.
- “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
- Đó không phải là lời của mẩu giấy vì giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
- Biết giữ trường lớp luôn sạch sẽ.
- Hoạt động nhóm.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv.
- Chia nhóm theo tổ.
- Các nhóm thi.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs nghe
- Nhận xét tiết học.
Tiết 26
Môn: TOÁN
Bài:
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I. MỤC TIÊU.
- Hs biết thực hiện phép tính cộng dạng 7+ 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, 2, 4.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Rèn Hs yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Que tính, bảng cài.
	+ SGK.	
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng.
- Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:
An có: 11 bưu ảnh.
Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh.
Bình: Bao nhiêu bưu ảnh?
- Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
3.2. Giới thiệu phép cộng 7 + 5:
- Bước 1:
+ Gv nêu bài toán.
+ Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Bước 2: Tìm kết quả.
+ Yêu cầu Hs sử dụng que tính để tìm kết quả.
+ 7 Que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
+ Yêu cầu Hs nêu cách làm của mình?
- Bước 3: Đặt tính thực hiện phép tính.
+ Yêu cầu Hs lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
+ Hãy nêu cách đặt tính?
+ Em tính như thế nào?
- Nhận xét.
3.3. Lập bảng công thức 7 cộng với một số và học thuộc bảng: 
- Gv yêu cầu Hs dùng que tính đẻ tìm kết quả của các phép tính trong phần bài học.
- Yêu cầu Hs báo cáo kết quả các phép tính.
- Gv ghi bảng.
- Xoá dần các công thức cho Hs học thuộc các công thức.
- Nhận xét.
3.4. Thực hành:
- Bài 1: Tính nhẩm
+ Yêu cầu Hs tự làm bài.
+ Gv nhận xét, sửa: 
 7+4 = 11 7+6 = 13
 4+7 = 11 6+7 = 13
- Bài 2: Yêu cầu Hs tự làm bài. Gọi Hs lên bảng làm.
+ Yêu cầu nhận xét bài bạn.
+ Gv nhận xét, sửa: 
 7
 9
+
16
 7
 4
+
11
 7
 8
+
15
- Bài 3: ND ĐC
- Bài 4: Gọi 1 Hs lên bảng làm tóm tắt.
 - Tóm tắt:
 Em 	 : 7 tuổi
 Anh hơn em : 5 tuổi
 Anh	 : ..tuổi?
- Yêu cầu Hs tự trình bày bài giải.
- Gv chấm, chữa bài.
4. Củng cố và dặn dò:
- Gọi 1 Hs đọc lại bảng các công thức 7 cộng với 1 số.
- Về học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số.
- Chuẩn bị: 47 + 25.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 1 Hs làm bảng lớp.
- Cả lớp làm bảng con.
- Hs nhận xét, sửa bài.
- 1 Hs nhắc lại.
- Hs nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 7 + 5.
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả. (đếm)
- 12 que tính.
- Hs trả lời.
- Đặt tính.
 7
 5
+
12
- Hs nêu.
- 7 Cộng với 5 bằng 12 viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5. Viết 1 vào cột chục.
- Thao tác trên que tính.
- Hs nối tiếp nhau (theo bàn) lần lượt báo cáo kết quả phép tính.
7 + 4 = 11	7 + 7 = 14
7 + 5 = 12	7 + 8 = 15
7 + 6 = 13	7 + 9 = 16
- Thi học thuộc các công thức.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Hs tự làm.
- Hs nêu miệng.
- Nhận xét bài bạn làm đúng hay sai.
- Cả lớp làm miệng.
- Hs nhận xét, sửa.
- Hs làm bài.
	Giải:
Tuổi của anh là:
	7 + 5 = 12 (tuổi)
	Đáp số: 12 tuổi.
- Hs sửa bài.
- Hs đọc lại bảng các công thức 7 cộng với 1 số.
- Nhận xét tiết học.
Thứ Ba, ngày 21 tháng 09 năm 2010
Tiết 6
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài:
MẨU GIẤY VỤN
I. MỤC TIÊU.
- Dựa vào tranh, kể lạ ... ác câu hỏi nêu trên.
+ Gv chốt ý: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống dạ dày, biến thành phân rồi đưa ra ngoài.
3.4. Bảo vệ hệ tiêu hoá:
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
- Gv đặt vấn đề: chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để giúp cho sự tiêu hoá dễ dàng? 
- Gv hỏi:
+ Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kỹ?
+ Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
+ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
- Gv chốt ý: Hằng ngày nên thực hiện những điều đã học: ăn chậm, nhai kỹ, không nô đùa, chạy nhảy khi ăn no, đi đại tiện hằng ngày đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường. 
4. Củng cố và dặn dò:
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
- Chuẩn bị bài: “Ăn uống đầy đủ”.
- Hát.
- 2 Hs nêu.
- Hs thảo luận nhóm đôi ( 2 bạn).
- Răng nghiền nát thức ăn, lưỡi đảo thức ăn, nước bọt làm mềm thức ăn
- Vào đến dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- 5 – 7 Hs nhắc lại.
- Hs hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý. 
- Thức ăn được biến đổ thành chất bổ dưỡng. 
- Chất bổ dưỡng thấm qua thành ruột non, vào máu, để đi nuôi cơ thể.
- Chất bã được đưa xuống ruột già.
- Chất bã biến thành phân đưa ra ngoài (qua hậu môn).
- Hs trả lời.
- Hs trả lời theo ý riêng của mình
- Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Thức ăn chóng được tiêu hoá và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Sau khi ăn no ta cần nghĩ ngơi để cho dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tốc dộ tiêu hoá thức ăn ở dạ dày.
- Để tránh bị táo bón.
- 5 – 7 Hs nhắc lại.
Thứ Sáu, ngày 24 tháng 09 năm 2010
Tiết 12
Môn: CHÍNH TẢ
Bài:
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. MỤC TIÊU.
- Chép chính xác bài Chính tả, trình bày đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được Bài tập 2 ; Bài tập 3 (a/b); Hoặc Bài tập Chính tả phương ngữ do Gv soạn.
- Rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Bảng phụ, bút dạ.
	+ SGK.
- Hs: SGK, Vở, Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho Hs viết bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu và viết tên bài lên bảng lớp.
3.2. Nắm nội dung đoạn viết:
- Gv đọc lần 1.
- Bạn Hs cảm thấy thế nào khi đứng dưới mái trường mới?
- Trong bài ta thấy có dấu câu nào?
3.3. Phát hiện những từ hay viết sai:
- Hs nêu từ khó và ngữ địa phương và nêu phần cần chú ý.
- Gv cùng Hs phân tích những phần khó viết có trong mỗi từ.
- Mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
3.4. Luyện viết từ khó và viết bài:
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con những từ khó.
- Nhận xét.
 - Hãy nêu lại cách trình bày bài chính tả dạng văn xuôi 
 - Gv đọc từng câu cho Hs viết.
 - Gv đọc cả bài. 
- Gv lấy bảng phụ đọc lại cả bài lần nữa, yêu cầu Hs gạch bằng bút chì dưới những tiếng sai.
- Chấm 5 bài, nhận xét.
3.5. Luyện tập: 
- Bài 2:
+ Gv nêu luật chơi.
+ Mỗi dãy cử 6 bạn, từng bạn lên viết 1 từ có vần ai, ay, dãy nào xong trước là thắng cuộc.
- Bài 3:
+ Gv nêu luật chơi: Trò chơi tìm bạn. Mỗi bên cử 6 bạn, mỗi bạn cầm 1 thẻ chữ, sau tiếng đếm thứ 3 tự tìm tiếng để tạo thành từ: san sẻ, than đá, bán hàng.
+ San; sẻ; than; đá; bán; hàng
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về làm hết bài, sửa hết lỗi.
- Chuẩn bị: Thầy giáo cũ.
- Hát.
- HS viết bảng con:
+ 2 tiếng có vần ai: Tai, nhai.
+ 2 tiếng có vần ay: Tay, chạy.
- 1 Hs nhắc lại tựa.
- 1 Hs đọc lại.
- Cảm thấy cái gì cũng mới, cũng gần gũi, cũng đáng yêu..
- Dấu chấm và dấu chấm than, dấu phẩy.
- Hs nêu.
- Hs viết bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
- Nêu cách trình bày bài.
- Hs chép vở. 
- Hs dò bài.
- Hs nhìn bảng gạch chân dưới lỗi.
- Tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Các dãy tiếp tục tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Nhận xét.
Tiết 6
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài:
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH
LẬP MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU.
- Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (Bài tập 1, 2).
- Biết đọc và ghi lại thông tin từ mục lục sách (Bài tập 3).
- Thực hiện Bài tập 3 như ở SGK hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.
- Giáo dục lại Hs tự tin trong giao tiếp, yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ SGK, Bảng phụ ghi câu hỏi.
	+ Mục lục tuần 3, 4.
- Hs: SGK, Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về 
- Muốn tìm nhanh 1 mục lục, em làm sao?
- Hãy đọc mục lục tuần 7.
- Hãy nêu những bài chính tả có trong tuần 7?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách 
3.2. Trả lời câu hỏi theo mẫu:
- Bài 1: (Làm miệng)
+ Gọi Hs đọc yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu 1 Hs đọc mẫu.
+ Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý?
+ Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý?
+ Gọi 3 Hs yêu cầu thực hành câu hỏi: Em có đi xem phim không?
+ Yêu cầu lớp chia nhóm 3 Hs thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại.
+ Tổ chức thi hỏi đáp giữa các nhóm.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài 2:
+ Gọi 1 Hs đọc đề bài.
+ Gọi 1 Hs đọc mẫu.
+ Gọi 3 Hs đặt mẫu.
+ Yêu cầu Hs tự đặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc cho cả lớp nghe, nhận xét.
3.3. Đọc, viết đúng mục lục của một tập truyện: 
- Bài tập 3:
+ Gọi Hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu Hs để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục.
+ Yêu cầu vài em đọc.
+ Cho Hs cả lớp tự làm bài vào vở bài tập.
+ Sửa lỗi, gọi 5 – 7 Hs nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
+ Nhận xét và cho điểm Hs.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Dặn dò Hs về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục.
- Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu.
- Hát.
- 1 Hs nhắc lại.
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách đọc theo mẫu.
- 1 Hs đọc.
- Có, em rất thích đọc thơ.
- Không, em không thích đọc thơ.
- Hs 1: Em (bạn) có đi xem phim không?
- Hs 2: Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim.
- Hs 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim.
- Hs thảo luận nhóm 3 Hs..
- HS thi đua.
- Hs đọc.
- 3 Hs đọc, mỗi em đọc 1 câu.
- 3 Hs đặt 3 câu theo 3 mẫu:
+ Quyển truyện này không hay đâu
+ Chiếc vòng của em có mới đâu
+ Em đâu có đi chơi
- Thực hành đặt câu, vở bài tập.
- Tìm mục lục cuốn truyện của mình.
- Hs đọc bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài viết.
Tiết 30
Môn: TOÁN
Bài:
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I. MỤC TIÊU.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, 2.
- Ham thích hoạt động qua thực hành. Hs tính nhanh, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Bảng phụ.
	+ SGK.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv cho Hs sửa bài 3/29.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Bài toán về ít hơn.
3.2. Giới thiệu bài toán về ít hơn:
- Hàng trên có 7 quả cam.
- Hàng dưới có ít hơn cành trên 2 quả cam.
- Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam?
- Gọi Hs nêu lại bài toán. 
- Hàng dưới ít hơn 2 quả, nghĩa là thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs tóm tắt (có thể tóm tắt bằng lời văn, có thể tóm tắt bằng đoạn thẳng).
- Nhận xét:
+ Khi thực hiện bài toán giải thuộc dạng ít hơn. Ta thực hiện phép trừ: lấy số lớn trừ phần ít hơn.
3.3. Luyện tập:
- Bài 1:
+ Gọi 1 Hs đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Nhận xét và sửa bài.
- Bài 2: 
+ Gọi 1 Hs đọc đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng gì?
+ Yêu cầu Hs viết tóm tắt và trình bày bài giải. 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
+ Nhận xét.
- Bài 3: ND ĐC
4. Củng cố và dặn dò:
- Gv đưa đề toán, yêu cầu Hs giải bài tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà sửa lại bài làm sai.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
- Hát.
- Hs sửa bài.
- 1 Hs đọc lại đề.
- Là hàng trên nhiều hơn 2 quả.
- Tóm tắt:
+ Hàng trên	 : 7 quả
+ Hàng dưới ít hơn cành trên: 2 quả
+ Hàng dưới	 : quả?
- Hs đọc đề bài.
 - Hs giải.
	Giải:
Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
	17 – 7 = 10 (cây)
	Đáp số: 10 cây.
- Hs đọc đề bài.
- Bài toán về dạng ít hơn.
- Hs làm bài ở vở bài tập toán.
Tóm tắt:
+ An cao	 : 95 cm
+ Bình thấp hơn Hoa : 3 cm
+ Bình cao	 :  cm?
	 Giải:
 Bình cao là:
 95 – 3 = 92 (cm)
 Đáp số: 92 cm.
- Hs cử đại diện thi đua. Nhóm nào giải nhanh, chính xác sẽ thắng.
Tiết 6
Môn: SINH HOẠT LỚP
Bài:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
I. MỤC TIÊU.
- Hs biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục Hs thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN QUA.
- Nề nếp: 
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ.
+ Duy trì Sĩ số lớp tốt.
- Học tập: 
+ Dạy - học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
+ Hs yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực chuẩn bị bài và tự học. 
- Văn thể mĩ:
+ Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
+ Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
+ Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống: tốt.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 7.
- Nề nếp:
+ Tiếp tục duy trì Sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
+ Nhắc nhở Hs đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Học tập:
+ Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ lớn.
+ Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 7.
+ Tích cực tự ôn tập kiến thức.
+ Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Vệ sinh:
+ Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp.
+ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Hoạt động khác:
+ Tiếp tục thực hiện giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp; tiết kiệm điện, nước và các loại chất đốt.
+ Vận động Hs đi học đều, không nghỉ học tuỳ tiện.
IV. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI. 
- Gv tổ chức cho Hs chơi một số trò chơi dân gian.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2(8).doc