Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 31

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 31

Tuần 31

 Thứ hai

Tập đọc

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung bài : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật; trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4; học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 5

 II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.

 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.

 III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Thứ hai	
Tập đọc
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
 I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu nội dung bài : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật; trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4; học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 5
 II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài “Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- Cho học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Giáo viên liên hệ GTB.
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu 
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Hướng dẫn luyện đọc
* Từ: ngoằn ngoèo, rễ đa, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, 
* Câu: . Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài, ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất.//
. Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc
Tiết 2:
c. Tìm hiểu bài
- Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
-Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
- Chiếc rễ đa ấy trở thành cây có hình dáng như thế nào?
- Các bạn nhỏ thích chơi trò chơi gì bên cây đa? 
- Yêu cầu học sinh khá giỏi : Hãy nói một câu
a. Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
b. Về thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh?
d. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Cho học sinh đọc từng đoạn và đọc toàn bài
- Cho học sinh đọc theo vai ở nhóm và trước lớp.
3.Củng cố- dặn dò :
- Bài văn cho biết điều gì?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh kính yêu Bác Hồ.
- Dặn học sinh đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Mỗi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi.
- Học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Đọc nối tiếp mỗi học sinh một câu
- Học sinh đọc CN- ĐT
- Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ (như SGK).
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 
- Cả lớp nhận xét , bình chọn
- Bác bảo chú cần vụ cu
- Chú xới đất vùi chiếc rễ xuống.
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi lại hai đầu rễ xuống đất. 
- Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
- Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác, thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
- Học sinh khá giỏi có thể nêu 
+ Bác muốn những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.
+ Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại. Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu. Bác rất quan tâm đến mọi vật xung quanh../ Bác thương cây cỏ, hoa lá.
- Một số học sinh đọc
- Đọc theo vai ở nhóm và trước lớp
- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây bác cũng muốn uốn cái rễ thành vòng tròn để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
Toán (Tiết 151)
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu. 
 - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Biết tính chu vi hình tam giác.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng ghi sẵn các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính
456 + 123; 547 + 311
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2
- Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng con.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi giải bài toán
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 5
- Gọi học sinh đọc đề bài toán
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- Yêu cầu học sinh nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Tổng kết:
- Tổng kết giờ học, tuyên dương, nhắc nhở học sinh 
- 2 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài – Nhận xét.
 +
225
 +
362
 +
683
 +
502
 +
261
634
425
204
256
 27
 859
 787
 887
 758
 288
- Học sinh đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng con- 1 học sinh lần lượt lên bảng
 +
245
 +
217
 +
 68
 +
 61
312
572
 27
 29
 557
 789
 95
 90
- Học sinh đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
 Bài giải:
Sư tử nặng là:
210 + 18 = 228 (kg)
Đáp số: 228 kg
- Tính chu vi hình tam giác
- Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
- Cạnh AB dài 300cm, cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm.
- Học sinh làm vào vở.
- Lên bảng sửa bài.
 Chu vi của hình tam giác ABC là: 
 300 + 400 + 200 = 900 (cm)
 Đáp số: 900 cm
 Thứ ba
Kể chuyện (Tiết 31)
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
 I. Mục tiêu. 
 Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Học sinh khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ ở SGK.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Hướng dẫn kể chuyện:
* Sắp xếp lại trật tự các tranh:
- Cho học sinh quan sát tranh – nêu nội dung từng tranh.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại trật tự các tranh
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Chia nhóm 3 học sinh.
- Yêu cầu các nhóm kể ở nhóm và trước lớp.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- Cho học sinh khá giỏi xung phong kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Qua câu chuyện, em thấy Bác Hồ đối với thiếu nhi thế nào?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
- 3 học sinh kể 3 đoạn.
- Học sinh quan sát tranh – nêu nội dung từng tranh.
Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa.
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng lá tròn của cây đa.
Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa và bao chú cần vụ đem trồng.
- Nêu thứ tự các tranh.
- Học sinh kể ở nhóm và trước lớp (Mỗi học sinh kể 1 đoạn dựa vào 1 tranh)
- Một số học sinh khá giỏi xung phong kể toàn bộ câu chuyện – Nhận xét – Bình chọn bạn kể hay.
- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, luôn nghĩ đến thiếu nhi.
Toán (Tiết 152)
PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000.
 I. Mục tiêu. 
 - Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng ô vuông và các cột ô vuông.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng đặt tính và tính:
214 + 585 ; 693 + 104 ; 120 + 805
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
 b. Hướng dẫn thực hiện phép trừ
- Giáo viên nêu bài toán: Có 635 ô vuông, bớt đi 214 ô vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
 - Chia nhóm – Yêu cầu các nhóm thao tác trên ô vuông để tìm kết quả.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu ô vuông ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính ở bảng con.
- Gọi học sinh nêu cách thực hiện – Giáo viên ghi lên bảng
 - 
635
214
421
* Tính từ phải sang trái.
5 trừ 4 bằng 1, viết 1.
3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
c. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và kiểm tra kết quả.
Bài 2
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con
- Giáo viên nhận xét cho diểm học sinh 
Bài 3
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm ghi kết quả vào vở.
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 học sinh 
Bài 4
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- Gọi học sinh nêu lại cách thực hiện tính trừ .
- Nhận xét tiết học tuyên dương.
- 3 học sinh lần lượt lên bảng thực hiện – Cả lớp làm vào bảng con.
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh thảo luận nhóm – Nêu kết quả:
Còn lại 421 ô vuông.
- Thực hiện phép trừ: 635 – 214
- Học sinh đặt tính và tính ở bảng con.
- Học sinh nêu như ở SGK.
- Học sinh đọc lại bảng ghi.
- Học sinh làm vào vở.
- Lên bảng sửa bài
 - 
484
 - 
586
 - 
590
 - 
693
241
253
470
152
243
333
120
541
- Đặt tính rồi tính.
- Học sinh làm vào bảng con.
 - 
 568
 - 
395
 312
 23
 236
372
- Tính nhẩm ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
600 – 100 = 500 900 – 300 = 600
700 – 300 = 400 800 – 500 = 300
600 – 400 = 200 1000 – 500 = 500
1000 – 400 = 600
- Đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi làm vào vở.
- Lên bảng sửa bài.
 Đàn gà có số con là:
 183 – 121 = 62 (con)
 Đáp số: 62 con gà. 
- Nêu như bài học.
Chính tả (Tiết 61)
Nghe viết: VIỆT NAM CÓ BÁC.
Phân biệt: DẤU HỎI – DẤU NGÃ.
 I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Việt Nam có Bác”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt dấu hỏi – dấu ngã. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn bài thơ và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: bâng khuâng, vầng t ...  rất đáng quý, đáng trọng vì con người là tinh hoa của đất trời.
- Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ?
- Giáo viên hướng dẫn và viết mẫu: Người - Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên chấm bài 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho học sinh thi viết đẹp viết nhanh chữ N- Người 
- Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- 1 học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Cao 5 li, rộng 5 li.
- Gồm 3 nét. 
- Giống chữ M
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bảng con chữ N từ 2, 3 lần. 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- Chữ N , g, l, h cao 2 li rưỡi, đ cao 2 li, t cao 1 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết chữ Người vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt 2 học sinh thi viết
Toán (Tiết 154)
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu. 
 - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
 - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn nội dung các bài tập 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đặt tính và tính
 698 - 104; 673 + 202
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
 b. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên bảng sửa bài. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh sửa bài – Nhận xét.
- Nhận xét – Sửa chữa.
Bài 3
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Tổ chức trò chơi: “Tính tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào bảng con.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Tổng kết:
- Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý học bài.
- 2 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Học sinh tự làm bài, sau đó sửa bài.
 +
35
 +
57
 +
83
28
26
 7
 63
 83
 90
- Học sinh làm bài vào vở - Sửa bài.
 -
75
 -
63
 -
81
 9
17
34
 66
 46
 47
- Học sinh đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi- Nhận xét.
Kết quả:
 700 + 300 = 1000 800 + 200 = 1000
1000 – 300 = 700 1000 – 200 = 800
- Đọc đề bài.
- Làm lần lượt từng phép tính.
+
351
+
247
-
876
-
999
216
142
231
542
 567
 389
 645
 457
 Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 31)
ĐÁP LỜI KHEN NGỢI – TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
 I. Mục tiêu. 
 - Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước.
 - Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác.
 - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Qua suối”
- Nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và các tình huống
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi đóng vai.
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Chia nhóm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh dựa vào các ý trả lời ở Bt2 để viết vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
3.Củng cố : 
- Khi đáp lời khen, em cần nói với giọng thế nào?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh kể và nhận xét.
- Đọc yêu cầu và các tình huống
- Thảo luận nhóm đôi đóng vai ở nhóm và trước lớp – Nhận xét
VD về lời đáp: 
a/ Con cảm ơn bố mẹ!Từ hôm nay con sẽ quét nhà hàng ngày để giúp bố mẹ.
b/ Thế à? Cảm ơn bạn!/ Bạn đã quá khen mình rồi!
c/ Cháu cảm ơn cụ! Không có gì đâu ạ.
 Dạ, cảm ơn cụ quá khen.
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm – nêu trước lớp – Nhận xét
a/ Ảnh Bác được treo trên tường.
b/ Râu tóc Bác trắng như cước (bạc phơ, bạc trắng, ). Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời (hiền từ, )
c/ Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan, học giỏi.
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài làm – Nhận xét.
- Giọng vui vẻ, khiêm tốn.
]
Toán (Tiết 155)
TIỀN VIỆT NAM
 I. Mục tiêu. 
 - Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
 - Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
 - Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
 - Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
 - Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính:
 247 +530 ; 498 – 208
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000
b. Giới thiệu tiền Việt Nam
- Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. 
- Vậy đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam làgì?
- Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc nào?
- Cho học sinh quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
- Hỏi: Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng?
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng.
c. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu học sinh quan sát – Nêu và giải thích.
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán.
Bài 2
- Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
 Giáo viên nêu: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
- Vì sao?
- Yêu cầu học sinh quan sát và ghi tiếp vào vở.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Tổ chức trò chơi: “Tính tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh .
- Nhận xét- Tuyên dương.
- Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?
3. Củng cố 
- Hỏi: 1000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 200 đồng (500 đồng)?
- Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm tiền. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con.
- HS nhắc lại tựa bài: Tiền Việt Nam
- Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Học sinh quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Lấy tờ giấy bạc 100 đồng.
- Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”.
- Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời
VD: - Đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng.
Tương tự: 
- 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Học sinh trả lời: Có tất cả 600 đồng.
- Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng.
- Làm bài vào vở.
- Nêu kết quả: 700 đồng, 800 đồng, 1000 đồng.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
100 đồng + 400 đồng = 500 đồng.
700 đồng + 100 đồng = 800 đồng.
900 đồng - 200 đồng = 700 đồng.
800 đồng - 300 đồng = 500 đồng.
- Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính. 
- 1000 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc 200 đồng (2 tờ giấy bạc 500 đồng)
Chính tả (Tiết 62)
Nghe viết: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC.
Phân biệt: DẤU HỎI – DẤU NGÃ.
 I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài “Cây và hoa bên lăng Bác”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt dấu hỏi – dấu ngã. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn đoạn văn và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: lục bát, chung đúc.
- Nhận xét.
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Những loài hoa nào được trồng ở đây?
- Tìm các từ chỉ tên riêng trong bài.
- Gợi ý cho học sinh nêu từ khó - Giáo viên gạch dưới: Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, reo vui, trắng mịn, toả hương, ngào ngạt,
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 2.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát bài – sửa lỗi.
- Giáo viên chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2b: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
3.Củng cố : 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con.
- Theo dõi.
- 3-4 em đọc lại.
- Ở sau lăng Bác.
- Hoa đào, sứ, dạ hương, mộc, ngâu.
- Sơn La, Nam Bộ, Bác
- Học sinh nêu từ khó 
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nghe và viết vở.
- Soát bài – Sửa lỗi.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài – Nhận xét
Kết quả:
b/ - Cây nhỏ, thân mền, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa: cỏ
- Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu: gõ.
- Vật dùng để quét nhà: chổi
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 31:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- Giáo viên nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở học sinh .
 	2/ Kế hoạch tuần 32:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 31 .
 	 	- Giáo dục học sinh học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.. 
 	- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày 30 / 4 và 1 / 5
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc