Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 - Trường TH Lê Văn Tám

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 - Trường TH Lê Văn Tám

TẬP ĐỌC

BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái

- Trả lời được các CH trong SGK

II/ Đồ dùng dạy học:

 GV: -Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 HS: SGK

III/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 - Trường TH Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
(tuần 4)
Thứ 
 Ngày 
Môn
Đề bài giảng
Thứ hai
10/9
Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
Toán
29 + 5
Đạo đức
Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tt)
Thứ ba
11/9
Thể dục
Bài tập phát triển chung. Trò chơi
Toán
49 + 25
Chính tả
Tập chép: Bím tóc đuôi sam
Kể chuyện
Bím tóc đuôi sam
Âm nhạc
Thứ tư
12/9
Tập đọc
Trên chiếc bè
Toán
Luyện tập
Tập viết
Chữ hoa C
Mĩ thuật
Thứ năm
13/9
Thể dục
Bài tập phát triển chung. Trò chơi
Toán
8 cộng với một số; 8 + 5 
LTVC
Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày, tháng. năm
Thủ công
Gấp máy bay phản lực (tt)
Thứ sáu
14/9
TLV
Cảm ơn. Xin lỗi
Toán
28 + 5
Chính tả
Nghe – viết: Trên chiếc bè
TNXH
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
Sinh hoạt
Sinh hoạt cuối tuần 4
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 + 2: TẬP ĐỌC
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái 
- Trả lời được các CH trong SGK 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 GV: -Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
 HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định : 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Bím tóc đuôi sam”.
- GV ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Đọc mẫu tòan bài
- Yêu cầu HS khá đọc lại.
- Rút ra từ khó, hướng dẫn đọc từ khó
- Yêu cầu HS đọc chú giải
- Yêu cầu đọc từng câu.
- Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
- Rút từ, hướng dẫn giải nghĩa từ: đầm đìa nước mắt
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt, thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp. 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
- Tổ chức thi đọc 
- Mời các nhóm thi đua đọc .
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1,2 và TLCH:
-?: Các bạn gái khen Hà thế nào?
-?: Vì sao Hà Khóc?
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 3 của bài.
-?: Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào?
-?: Nghe lời thầy,Tuấn đã làm gì?
- GV rút nội dung bài. 
4. Luyện đọc lại :
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
IV. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Về nhà tập kể chuyện này hôm sau chúng ta học tiết kể chuyện
- 3 hs đọc và trả lời câu hỏi
- Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- 1 hs đọc
- Cả lớp đọc các từ khó trên bảng
- 1 hs đọc
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- HS chú ý.
- Vì vậy/ mỗi lần kéo bím tóc/ cô bé loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất/
- Đọc từng đoạn trong nhóm ( 4 em ) .
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc 
- Các nhóm thi đua đọc bài, nhận xét bình chọn nhóm đọc đúng, hay.
- Lớp đọc thầm đoạn 
- Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!
- Tuấn kéo bím tóc Hà làm Hà ngã
- Đọc đoạn 3. 
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp .
- Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà .
- Hai em nhắc lại nội dung bài.
- Luyện đọc trong nhóm 
- Nghe nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
29+5
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng 
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
* HS làm được BT 1, 2, 3
HS khá giỏi: bài 1(cột 4,5),bài 2(c)
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng gài - que tính 
- HS: Bút chì, SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu thực hiện 9 + 5, 9 + 3, 9 + 7 và nêu cách đặt tính 
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài va ghi đề bài
2. Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Nêu bài toán: có 29 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính?
-?: Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 9 que tính.
- GV: Có 29 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục 9 vào cột đơn vị.
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính.
- Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 9 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói:
- Thêm 5 que tính .
- Nêu: 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 4 que tính rời là 34 que. Vậy 29 + 5 = 34 
- Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm của mình .
3. Thực hành:
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu 3HS lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét đánh giá
*HD học sinh khá giỏi làm thêm cột 4, 5
Bài 2: Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-?: Cần chú ý điều gì khi đặt tính?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, dứoi lớp làm vào vở 
Bài 3: 
- Yêu cầu đọc bài toán
-?: Bài toán cho biết gì?
-?: Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu giải vào vở
- GV chấm 1 số bài làm nhanh, nhận xét, sửa sai
IV. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu hs nêu lại cách tính 29+5
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm lại bài tập
- HS lên bảng
- HS nhắc lại tên bài
- Lắng nghe và phân tích bài toán
- Ta thực hiện phép cộng 29 + 5 
- Lắng nghe 
- Lấy 29 que tính.
- Lấy thêm 5 que tính 
- Làm theo các thao tác GV nêu: 29 + 5 = 34 
 29 Viết số 29 rồi viết số 5 ở dưới sao 
+ cho 5 thẳng hàng với 9, viết dấu cộng
 5 ở giữa 2 hàng. Thực hiện phép cộng từ
 34 trái sang phải (9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng hàng với 9 và 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3 vào cột hàng chục, thẳng với 2 
 Vậy: 29 + 5 = 34 
* Bài 1: Tính
 59 79 69 79 89 9
+ + + + + +
 5 2 3 1 6 63
 64 81 72 80 95 72 
* Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là
- Viết hàng chục thẳng với hàng chục, hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị
a. 59 và 6 b. 19 và 7
 59 19
 + + 
 6 7
 65 26
- Nêu bài toán
- Buổi sáng bán được 19 áo sơ mi, buổi chiều bán được 8 áo sơ mi
- Hỏi cả hai buổi bán đươc bao nhiêu áo sơ mi?
 Bài giải:
Số áo sơ mi cả hai buổi bán được là:
 19 + 8 = 27 (cái)
 Đáp số: 27 cái
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC 
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI (Tiết2)
I/ Mục đích yêu cầu: 
Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II/ Đồ dùng dạy- học : 
 - Giáo viên: Phiếu 3 màu làm HĐ2
 - HS: Vở bài tập. 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giaó viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS kể lại chuyện “Cái bình hoa”
-?: Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- GV nhận xét, ghi điểm
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu – ghi bảng
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai? Em hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lí.
- Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ, lại ngồi bàn cuối lớp. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào?
- Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên không ăn suất cơm. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lý do.
Kết luận:
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách lầm lỗi cho bạn.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ:
GV lần lượt đọc từng ý kiến:
a. Em nói:” Đùa một tí mà cũng cáu”
b. Em xin lỗi bạn.
c. Tiếp tục trêu bạn.
d. Em không trêu bạn nữa mà nói: “Không thích thì thôi”
- GV kết luận.
c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
- Yêu cầu một số em lên kể những câu chuyện về việc mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân hoặc những người thân trong gia đình em .
- Yêu cầu tự nhận xét sau mỗi hành vi đưa ra .
- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi 
III. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Giáo dục HS ghi nhớ thực theo bài học.
- Làm lỗi biết nhận lỗi là trò ngoan
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Vân cần nói rõ khó khăn của mình với cô chủ nhiệm để cô có biện pháp giúp đỡ 
- Các bạn không nên trách Dương. Nên nói với phụ trách để tổ khỏi bị trừ điểm.
HS bày tỏ thái độ
- Không tán thành
- Tán thành
- Không tán thành
- Tán thành
- Lần lượt một số em lên kể trước lớp .
- Lớp lắng nghe nhận xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa .
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI
I/ Mục đích yêu cầu: 
Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung (chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác).
Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
II/ Đồ dùng dạy- học : 
 - Sân tập.
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của tiết học.
- Kiểm tra bài cũ: động tác vươn thở và tay của BTDPTC
- Nhân xét HS thực hiện
2. Khởi động
- Quan sát, nhắc nhở HS khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
II. Phần cơ bản
1. Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài TDPTC
- Điều khiển cho HS thực hiện
- Quan sát, nhắc nhở đồng thời sửa sai cho HS
2. Học động tác chân của bài TDPTC
- GV phân tích đồng thời kết hợp thị phạm cho HS nắm được kỹ thuật của động tác chân của bài TDPTC
- Điều khiển cho HS thực hiện
- Quan sát, nhắc nhở đồng thời sửa sai cho HS
3. Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi
- Cho HS chơi thử
- Sau đó cho HS chơi thật và nêu hình thức xử phạt
III. Phần kết thúc
- Hướng dẫn cho HS các động tác thả lỏng toàn thân
- Nhận xét buổi học và hệ thống lại bài, giao bài tập về nhà
- Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số, báo cáo cho GV 
˜˜˜˜˜˜
˜˜˜˜˜˜
˜˜˜˜˜˜
p
˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜
 ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜
˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜
p
- Tập trung theo dõi lời giảng của GV
- Tích cực tập luyện theo hướng dẫ ... i để thành câu chuyện “Gọi bạn”
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài :
- Hôm nay các em sẽ học bài: Cám on, xin lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
-?: Em sẽ nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
- Nhận xét tuyên dương những em biết nói lời cảm ơn lịch sự .
Vậy: khi nói lời cảm ơn ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành nói lời cảm ơn với người lớn phải lễ phép, với bạn bè phải thân mật .
- Hướng dẫn tương tự với các tình huống còn lại .
- Sau mỗi em nói gọi em khác nhận xét bổ sung . 
- Lắng nghe chỉnh sửa cho học sinh .
Bài 2: -Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
- Hướng dẫn tương tự như bài tập 1 .
- Nhắc nhớ học sinh khi nói lời xin lỗi cần có thái độ thành khẩn 
- Yêu cầu dưới lớp quan sát nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu đọc đề bài .
- Treo bức tranh 1 lên bảng và hỏi :
-?: Tranh vẽ gì?
-?: Khi nhận được quà bạn nhỏ phải nói gì ?
- Hãy dùng lời của em kể lại bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn .
- Yêu cầu nhiều bạn nối tiếp đứng lên nhìn tranh tập nói .
- Lắng nghe và nhận xét bài làm học sinh .
Bài 4: (HSK, G)
- Yêu cầu học sinh tự viết vào vở những điều đã nói ở trên dựa theo một trong hai bức tranh .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung học
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT
- Cảm ơn bạn!, cảm ơn bạn nhiều lắm! ...
- Theo dõi nhận xét bạn
- HS tự làm theo sự hướng dẫn của GV
Bài 2: HS đọc nội dung Bt2
- Lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Em lỡ giẫm vào chân bạn: Ôi! Tớ xin lỗi bạn!, Tớ xin lỗi bạn nhé!, ...
- HS tự làm
Bài 3: 
- Quan sát tranh
- Một bạn nhỏ đang nhận quà của mẹ
- Bạn phải cảm ơn mẹ
- HS tự thực hiện
Bài 4: HSK, G tự làm
- Viết lại những điều đã nói dựa vào bưc tranh 1, 2
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN
28 + 5
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
*HS làm được BT1, 4
HS khá giỏi: bài 1(cột 4,5),bài 2
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy và học 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
- HS1: đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số .
- HS2: Tính nhẩm : 8 + 3 + 5 ; 8 + 4 + 2 
- Giáo viên nhận xét đánh giá , ghi điểm.
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta học bài: 28+5
- GV ghi đề bài
2. Giới thiệu phép cộng 28+5:
- Nêu đề toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa, có tất cả bao nhiêu que tính?
- Gộp 8 que tính với 5 que tính được 1 chục que tính (1 bó) và 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục, thêm 3 que tính rời, có tất cả 33, que tính.
Vậy: 28 + 5 = 33
- Cho HS lên bảng đặt tính.
- Cho HS lên tính kết quả.
3. Thực hành:
Bài 1: HS đọc đề
- Quan sát, hướng dẫn HS làm bảng 
- Hd chữa bài và cho tự chấm đúng sai.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS tóm tắt.
 Bò	 : 18 con
 Trâu	 : 7 con
 Tất cả : ... con ?
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Thu vở chấm, nhận xét.
Bài 4: 
- Nêu yêu cầu đề bài?
- Cho HS vẽ.
IV.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài và chuẩn bị tiết tiếp theo
- Hai em lên bảng mỗi em thực hiện theo một yêu cầu của giáo viên .
- Nhận xét bài bạn .
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS thao tác trên que tính
- 28 que tính thêm 5 que tính nữa, được 33 que tính.
- HS đặt 28 8 cộng 5 bằng 13 viết 3,
 +	 nhớ 1, 2 thêm 1 được 3
	 5 viết 3.
	 33
Bài 1: Tính
 18 38 58 38 79 19
+ + + + + + 
 3 4 5 9 2 4
 21 42 63 47 81 23 
Bài 3: Một em lên bảng giải bài .
Giải :
Số con bò và trâu có là :
18 + 7= 25 (con)
 Đáp số: 25 con.
*Bài 4: Vẽ 1 đoạn thẳng dài 5 cm
 5 cm
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
TRÊN CHIẾC BÈ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét.
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT.
- Làm được BT2; BT3a 
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên : -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 
HS : VBT
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2 em lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
III/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi đề bài
2. Hướng dẫn nghe viết :
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ GV đọc đoạn trích
-?: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
-?: Mùa thu mới chớm nhìn mặt nước như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày 
-?: Đoạn trích có mấy câu?
-?: Chữ đầu câu viết như thế nào?
-?: Bài viết có mấy đoạn?
-?: Chữ đầu đoạn viết như thế nào? 
-?: Ngoài những chữ đầu câu, đầu đoạn ta còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết .
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
- GV đọc bài cho HS viết. 
- Soát lỗi chấm bài :
- Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài
- HD HS làm BT
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn .
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
Bài 3 a: - Yêu cầu nêu bài tập . 
- HS làm miệng
- GV nhận xét
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo 
- 2HS lên bảng. 
- HS nhắc lại tên bài
- HS đọc lại đoạn trích
- Ghép 3, 4 lá bèo sen lại thành chiếc bè
- Mặt nước trong vắt, nhìn thấy cả hòn cuội dưới đáy
- Có 5 câu
- Chữ đầu câu viết hoa
- Có 3 đoạn
- Viết hoa chữ đầu tiên và lùi vào 1 ô li
- Viết hoa tên bài (Trên) và tên riêng của loài vật (Dế Mèn, Dế Trũi)
- Nêu các từ khó và thực hành viết vở nháp
- HS viết bài vào vở
- HS tự soát lỗi chéo 
Bài 2: Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê
Viên, liên, tiên, yến, yếm, yên
Bài 3a. Phân biệt cách viết các chữ in đậm
a. dỗ - giỗ: d – gi
 dòng – ròng: d – r 
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt 
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài Hệ cơ 
 - Nhận xét,đánh giá.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay các em học “Làm gì để xương và cơ phát triển tốt”
2. Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1 : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt .
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Yêu cầu quan sát hình vẽ 1, 2, 3, 4 , 5 SGK chỉ và nói cho nhau nghe về nội dung mỗi hình.
- Yêu cầu các nhóm làm việc .
Bước 2: Hoạt động cả lớp .
- Yêu cầu một số em lên bảng thực hành hỏi và đáp các câu hỏi về nội dung các tranh .
Giáo viên rút ra kết luận: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin . . . ngoài ra chúng ta cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.
b. Hoạt động 2 : Trò chơi: Nhấc một vật .
Bước 1: Giáo viên làm mẫu nhấc một vật như hình 6 trang 11 đồng thời phổ biến cách chơi Bước 2: Tổ chức cho lớp chơi .
- Yêu cầu 2 em lên nhấc mẫu trước lớp. Lớp quan sát và góp ý .
- Yêu cầu lớp chia thành hai đội, các đội có số người như nhau .
- Hô: “Bắt đầu” để hai đội thi .
- Quan sát nhận xét những học sinh thực hiện đúng cách nhấc vật nặng 
- Giáo viên làm mẫu lại cả động tác nhấc đúng và nhấc sai để học sinh quan sát so sánh .
IV. Củng cố - Dặn dò:
-?: Hôm nay học bài gì ?
- Nhận xét chung tiết học 
- Chuẩn bị: Cơ quan tiêu hóa.
- Ba em lên bảng chỉ tranh và kể tên, nêu vai trò của hệ cơ đối với các hoạt động .
- Hs nhắc lại
- Lớp mở sách quan sát hình vẽ hệ cơ .
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói cho nhau nghe những nội dung được thể hiện trong mỗi hình .
- 1 số em lên thực hành hỏi và đáp trước lớp 
Tranh 1: Vẽ bạn trai đang ăn.
Tranh 2: Vẽ 1 bạn ngồi học sai tư thế.
Tranh 3: Vẽ 1 bạn đang bơi ở bể bơi.
Tranh 4,5: Vẽ 1 bạn xách nặng, 1bạn xách nhẹ.
- Quan sát giáo viên làm mẫu 
- Theo dõi bạn làm mẫu và nhận xét .
- Lớp chia thành hai đội, có số người bằng nhau. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc đứng vào vạch qui định .
- Lần lượt mỗi đội một em lên thi nhấc vật nặng đưa về cuối hàng .
- Theo dõi nhận xét những bạn nhấc đúng cách và những bạn nhấc chưa đúng cách .
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục đích yêu cầu:
Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. 
Lập kế hoạch hoạt động trong tuần tiếp theo.
Giáo dục HS thực hiện tốt các nội quy trường, lớp
II. Các hoạt động trong tuần:
1. Ưu điểm:
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Vệ sinh trường, lớp tương đối sạch sẽ.
Đồ dùng học tập đầy đủ, sách vở bao bọc cẩn thận.
Một số em tích cực xây dựng bài trong giờ học.
Phấn đấu thi đua nhiều hoa điểm 10: Viên, Lam, Tuấn
Đa số các em đi học làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. 
Thi khảo sát đầu năm học, đạt tỉ lệ tương đối tốt.
Tổ chức thành công họp PHHS lớp, triển khai 1 số nhiệm vụ trong năm học 2012 – 2013.
2. Tồn tại:
Nề nếp ra vào lớp chưa được ổn định, tác phong học sinh đang còn chậm.
Vệ sinh trường, lớp chưa được sạch, vẫn còn thói quen xả rác sân trường.
Về nhà không chịu học bài, làm bài cũ: Ngân, Mao
Đến lớp còn đánh bạn, chửi thề: Đoan
Thường xuyên nghỉ học: Tiêm (chưa đi học), Hồng (chưa đi học)
III. Kế hoạch tuần 5:
Tiếp tục duy trì nề nếp ra vào lớp.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Học bài và làm bài về nhà đầy đủ trước khi vào lớp học.
Không nói tục, chửi thề, đánh bạn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Rèn luyện chữ viết và kiến thức cũ cho học sinh yếu.
Thi đua dành nhiều học điểm 10.
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 3 nam hoc 2012 2013.doc