Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chi tiết)

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chi tiết)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Giúp học sinh củng cố về:

 + Biết viết, đọc, đếm các số đến 100.

 + Nhận biết được các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số, số liền trước, số liền sau.

- Yêu thích học toán.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài các ô vuông.

- HS: Sách Toán, bảng con, bảng số, vở Bài tập, nháp.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Cho lớp hát một bài.

2. Kiểm tra bài cũ:

- KT dụng cụ học tập của HS.

 

doc 41 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/8/2012	Ngày dạy:20/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: TOÁN
TIẾT: 1	BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh củng cố về:
 + Biết viết, đọc, đếm các số đến 100.
 + Nhận biết được các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số, số liền trước, số liền sau.
- Yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài các ô vuông.
- HS: Sách Toán, bảng con, bảng số, vở Bài tập, nháp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: Cho lớp hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét chung.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Nêu các số có 1 chữ số ?
- Gọi HS nhận xét.
- Cho HS làm phần a.
- Chữa bài.
- Gọi vài HS đọc theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Cho HS làm phần b, c.
- Chữa phần b,c.
- Có mấy số có 1 chữ số?
- Số có 1 chữ số bé nhất, lớn nhất .
* Chốt lại: Có 10 số có một chữ số là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9; số 0 là số bé nhất có 1 chữ số, số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS làm bài.
- Cho HS lên bảng sửa bài.
- Số bé nhất có hai chữ số là số nào? 
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
* Chốt ý: (Theo câu hỏi gợi ý HS trả lời)
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Tổ chức trò chơi” Ai nhanh, ai đúng.”
- Phổ biến cách chơi: GV nêu một số ( VD số 72 ) rồi chỉ vào một HS ở tổ 1,HS phải nêu ngay số liền trước của số đó (số 71); Tiếp theo GV chỉ vào một HS ở tổ 2, HS phải nêu ngay số liền sau số đó (số 73)
- Mỗi lần HS nêu đúng số cần tìm thì được 1 điểm .Sau 3 lần chơi, tổ nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
- Cho các tổ thi đua chơi.
- Nhận xét
- HS nhắc lại tựa bài.
- 2 đến 3 HS.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp làm vở.
- Theo dõi và KT.
- 4 HS.
- Có 10 số có 1 chữ số.
- Bé nhất là số 0, lớn nhất là số 9.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp làm bài.
- Mỗi HS làm 1 dòng. HS đổi vở kiểm tra.
- Số 10.
- Số 99.
-1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- Chơi thử.
- Tổ 1 và tổ 2 chơi trước, tổ 3 và tổ 4 chơi sau.
-Hs lắng nghe.
Củng cố:
- Có mấy số có một chữ số?
- Số bé nhất có một chữ số, hai chữ số?
- Số lớn nhất có một chữ số, hai chữ số?
Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà làm bài tập.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy:20/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 1 + 2	BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM. (GDKNS)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên câu chuyện: làm việc gì cũng kiên trì, nhẫn nại, mới thành công. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu , khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).
- Lắng nghe tích cực.
- Kiên định.
- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Trình bày một phút.
- Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẽ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
IV. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa, bảng phụ.
- HS: Sách Tiếng việt.
V. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: Hát.
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra SGK đầu năm.
- Nhận xét chung.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
*TIẾT 1
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài:
Gv đọc mẫu
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng từ:
+ Đọc từng câu:
- Hướng dẫn HS đọcđúng các từ ngữ khó: quyển, nguệch ngoạc - làm, lúc, nắn nót - đã, bỏ dở, chữ - chán, tảng, ngắn, nắn
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài, câu hỏi, câu cảm.
+ Khi cầm quyển sách / cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài / rồi bỏ dở.//
+ Bà ơi,/ bà làm gì thế?//
+ Thỏi sắt to như thế. / làm sao bà mài thành kim được?//
+ Giảng từ: Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc.
- Yêu cầu chia nhóm đọc.
- Tổ chức cho Hs thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
*TIẾT 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Gv đọc lại bài.
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim không?
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
- Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
- Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Vậy em hiểu câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” là như thế nào?
- Thi đọc lại bài.
- Nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS nhắc lại.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (CN, ĐT).
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Khi cầm sách, cậu chỉ đọc vài ba dòng, viết vài ba chữ lại nguệch ngoặc
- Cầm thỏi sắt mải miết mài...
- Làm thành cái kim khâu.
- Không tin vì thấy thỏi sắt to quá.
- HS trả lời.
- Mỗi ngày ... thành tài.
- Cậu bé tin.
- Hiểu và quay về học.
- Trao đổi nhóm.
- HS trả lời.
- Thi đọc lại bài (5-10 HS).
-Hs lắng nghe.
- HS khá giỏi
Củng cố:
- Em thích ai trong câu truyện trên? Vì sao?
- Gv giáo dục tư tưởng. Nhận xét.
Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò luyện đọc và trả lời câu hỏi bài cũ, xem trước bài mới.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy:20/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 1	BÀI: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (T1).
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt,dán được ít nhất ba vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
- Yêu thích sản phẩm lao động của mình làm ra.
II. Chuẩn bị:
- GV:Vật mẫu. Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh họa cho từng bước.
 - HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, thước.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: Hát.
Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị.
- Nhận xét
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
- GV giới thiệu dây xúc xích mẫu 
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng hình gì?
- Để có được dây xúc xích trang trí ta làm thế nào?
- Kết luận: Để có dây xúc xích trang trí ta phải cắt nhiều nan giấy mùa dài bằng nhau . Sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau 
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: 
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy 
- Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công cắt thành các nan rộng 1 ô, dài 20 ô, mỗi tờ giấy cắt thành 4-6 nan 
+ Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
- Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn 
- Luồn nan thứ 2 khác màu vào vòng nan thứ nhất, sau đó bôi hồ vào 1 đầu nan và dán tiếp thành vòng tròn nan thứ 2
- Luồn tiếp nan thứ 3 khác màu vào vòng nan thứ 2, bơi hồ vào 1 đầu nan và dán thành vòng tròn thứ 3
- Làm giống như vậy với các vòng nan còn lại 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm dây xúc xích .
- Tổ chức cho học sinh tập cắt các nan giấy .
- GV theo dõi nhắc nhở .
- HS nhắc lại 
- Hình tròn 
- Cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau 
-Hs lắng nghe
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc lại 
- HS thực hành cắt các nan giấy 
Củng cố:
-Yêu cầu Hs nhắc lại các bước cắt, dán dây xúc xích.
Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành làm dây xúc xích trang trí.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: 19/8/2012 Ngày dạy:21/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 1	BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH. 
TRÒ CHƠI: “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2 .Một số qui định trong giờ học thể dục. Biên chế tổ, chọn cán sự. Học giậm chân tại chỗ- đứng lại. Ôn trò chơi “diệt các con vật có hại”.
- HS biết được 1 số nội dung cơ bản của chương trình, tham gia chơi một cách chủ động và linh hoạt.
- HS tập trung lắng nghe và tham gia tiết học tích cực, hăng hái.
II. Chuẩn bị:
- Vệ sinh sân tập
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: 
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu chương trình thể dục lớp 2.
- Một số qui định khi học giờ TD: GV nhắc lại nội qui học tập
- Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự.
- Giậm chân tại chỗ – đứng lại.
*Tổ chức trò chơi: “Diệt các con vật có hại”:
+ GV nêu tên trò chơi.
+ HD học sinh chơi
* Cho hs nêu tên các con vật có ích, các con vật có hại.
* GV nêu:Khi cô nói đến tên con vật, các em suy nghĩ xem con vật đó có lợi hay hại, nếu có hại các em đồng thanh hô: “Diệt! Diệt! Diệt”, nếu có lợi các em im lặng. 
+ Cho hs chơi thử 
+ Cho hs chơi, GV theo dõi phát hiện những em nói sai.
-Nhận xét 
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện theo hướng dẫn của Gv.
-Hs lắng nghe
-Hs chơi thử
-Hs lắng nghe.
Củng cố:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Gv củng cố hệ thống bài học.
5. Dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Gv giao bài tập về nhà. 
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn: 19/8/2012 Ngày dạy:21/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: TOÁN
TIẾT: 2	BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng các chục và đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sách các số trong phạm vi 100.
- Thích sự chính xác của toán học.
II. Chuẩn bị:
- GV: ĐDDT, bảng phụ.
- HS: Bảng con, SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: Lớp hát một bài.
Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Tiết học toán trước học bài gì?
- Chấm vở bài tập 
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
*Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
Bảng kẻ ô chục, đơn vị, đọc số, viết số
Chục
Đơn vị
Đọc số
Viết số
8
5
3
6
7
1
8
4
- Gọi HS nêu cách làm bài.
- GV gợi ý:
+ Số có 3 chục và 6 đơn vị viết là bao nhiêu?
+ Đọc thế nào ?
- Cho HS làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng sửa ... xi met viết tắt là dm và viết dm lên bảng.
- Nói và viết : 10 cm = 1 dm
 1 dm = 10 cm.
- Cho HS quan sát thước thẳng.
- Gọi HS đọc.
- Cho HS mở SGK trang 7 và quan sát hình vẽ bài 1.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Cho HS mở SGK trang 7 và quan sát hình vẽ bài 1.
- Cho HS trả lời miệng.
- Chữa bài.
- Câu b tương tự .
- Nhận xét
Bài 2:
- Cho HS đọc phép tính mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
* Lưu ý: HS không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả tính.
- HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đo.
- Băng giấy dài 10 cm.
- HS đọc dm.
- HS đọc: 10cm = 1dm; 1dm = 10cm
- Cả lớp đọc.
- Cả lớp quan sát.
- Vài HS đọc 1 dm ;2 dm ; 3 dm trên thước.
- HS mở sách, quan sát, so sánh độ dài của mỗi đoạn thẳng AB hoặc CD với độ dài 1 dm.
- Đoạn thẳng AB > 1 dm.
- Đoạn thẳng CD < 1 dm.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở KT.
4. Củng cố:
- Đơn vị viết tắt của dm là gì?
- 1 dm bằng bao nhiêu cm ?
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Tập đo bằng đơn vị Đề-xi-mét.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn:22/8/2012	 Ngày dạy:24/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: TNXH
TIẾT: 1	BÀI: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Ý thức bảo vệ cơ thể, giữ cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ cơ quan vận động.
- HS: Vở BT TNXH.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định lớp: Cho lớp hát một bài.
Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra vở BT của Hs.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Hoạt động 1: Giới thiệu về xương và cơ.
B1: Làm việc theo nhóm.
 + Hình 1, 2, 3, 4/ SGK tr18
-Cho Hs thực hiện động tác
B2: Trong các động tác em vừa làm, bộ phận nào trong cơ thể cử động?
- GV kết luận.
- Hoạt động 2: Thực hành.
- Dưới lớp da của cơ thể có gì?
- Nhờ đâu mà các bộ phận cử động được?
KL: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
+ Hình 5 - 6.
KL: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Trò chơi: ”Vật tay”.
- Hướng dẫn cách chơi.
- GV nhận xét.
- Trò chơi cho thấy được điều gì?
- Y/c Hs cho ví dụ về sự phối hợp cử động của xương và cơ?
- Tranh vẽ: Chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động?
- Yêu cầu làm bài tập. Nhận xét.
-Hs lắng nghe
- Q/sát và làm theo động tác.
- Đại diên nhóm thực hiện động tác: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
- Hs thực hiện các động tác.
- Đầu, mình, chân, tay.
-Hs lắng nghe.
- HS tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay.
- Xương và bắp thịt.
- HS thực hành cử động: ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ.
- Phối hợp của cơ và xương.
- Hs nhắc lại.
- HS chỉ các cơ quan vận động. 
- Thực hành chơi.
 - Ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động đó khoẻ, chúng ta cần chăm tập thể dục và vận động.
- HS trả lời.
- HS làm BT
- HS khá giỏi
Củng cố:
- Nhờ đâu mà các bộ phận cử động được?
- Giáo dục tư tưởng. 
Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – học bài, tập thể dục đều.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn:22/8/2012	 Ngày dạy:24/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 1	BÀI: TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình (BT1).
- Nói lại được vài thông tin đã biết về một bạn trong lớp (BT2).
- Ý thức bảo vệ của công.
III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức về bản thân.
- Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
IV. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích hợp có thể sử dụng:
- Làm việc nhóm- chia sẽ thông tin
- Đóng vai
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ. Tranh minh họa bài 3.
- HS: Sách TV, vở.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Lớp hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động dạycủa giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
Tiếp theo bài tập đọc Tự thuật đã học, trong tiết TLV này các em sẽ luyện tập giới thiệu về mình và về bạn mình.
Cũng trong tiết học này các em sẽ làm quen với một đơn vị mới là bài; học cách sắp xếp các câu thành một bài văn ngắn.
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 (Làm miệng)
- Giáo viên chia nhóm nhỏ.
- Giáo viên làm mẫu lần lượt hỏi từng câu.
+ Bạn tên là gì?
+ Quê bạn ở đâu?
+ Bạn học lớp nào, trường nào?
+ Bạn thích những môn học nào?
+ Bạn thích làm những việc gì?
Giáo viên gọi 5 cặp trả lời trước lớp.
Nhận xét.
Bài 2 (làm miệng)
Qua bài tập 1 chúng ta đã giới thiệu với nhau về bản thân và những sở thích của mình cho bạn nghe, bây giờ chúng ta sẽ nói lại những điều vừa biết, vừa nghe về bạn mình.
Chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng.
Yêu cầu nhận xét nói về bạn có chính xác không, cách diễn đạt như thế nào?
Bài 3 (làm viết)
Treo 4 bức tranh trong sách giáo khoa lên bảng rồi hỏi:
Trong 4 tranh có tranh nào em đã kể và viết rồi?
Hãy kể mỗi sự việc bằng 1 hoặc 2 câu sau đó em hãy gộp thành một câu chuyện.
Giáo viên kể mẫu: 
“Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp, Huệ thích lắm (tranh 2). Huệ giơ tay định ngắt một bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại (tranh 3). Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa trong vườn.Hoa của vườn hoa phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm
(Tranh 4)”
- Nhận xét.
- Cho HS làm vào vở.
- Giáo viên thu vở chấm bài, nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
Hai em đọc yêu cầu của bài 1.
Hai học sinh một nhóm.
Một h/s trả lời mẫu.
 + Tên tôi là Nguyễn Hương Giang
 + Quê tôi ở Hà Nội.
 + Tôi học lớp 2A1 trường tiểu học Quang Trung
 + Tôi thích học môn Toán, Tiếng Việt, Xã hội
 + Tôi thích học Hát và học Vẽ.
Các em từng cặp thảo luận, một bạn hỏi, bạn kia trả lời.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Các nhóm thảo luận nội dung bài tập 2.
Nhóm trưởng đại diện trả lời phần thảo luận.
Học sinh nhận xét, bổ sung – Giáo viên nhận xét.
Hai HS nêu yêu cầu bài tập 3.
Tranh 1 và tranh 2.
- Hai em HS kể lại nội dung tranh 1 và tranh 2.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc độc lập trên giấy nháp.
4 học sinh kể lại sự việc theo từng tranh.
Học sinh nhận xét, bổ sung .
Hai em kể, mỗi em kể lại sự việc theo 2 tranh.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Hai em kể toàn bộ câu chuyện.
Học sinh nhận xét, bổ sung 
Học sinh làm vào vở.
3 học sinh đọc bài trước lớp.
-Hs khá, giỏi.
4.Củng cố:
- Em dùng từ để làm gì?
- Có thể dùng câu để làm gì?
- Giáo dục tư tưởng. 
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – Về nhà xem lại bài.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn:22/8/2012	 Ngày dạy:24/8/2012
TUẦN: 1	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 1	BÀI: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA
I. Mục đích, yêu cầu:
-Kể được tên một số bài hát đã học ở lớp 1.
-Biết hát theo giai điệu lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1.
-Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
II/ ChuÈn bÞ :
1. Gi¸o viªn : 
- §µn h¸t thuÇn thôc c¸c bµi líp 1vµ bµi Quèc ca.
- §µn organ , b¶ng phô , b¨ng ®Øa nh¹c, tranh minh ho¹ 
2. Häc sinh:
- SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Lớp hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động dạycủa giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Ghi chú
 * Néi dung:- ¤n tËp mét sè bµi h¸t ®· häc ë líp 1 vµ nghe nh¹c.
 H«m nay c¸c em sÏ ®­îc «n mét sè bµi h¸t trong sè 12 bµi h¸t mµ ®· häc ë líp .
 Bµi tËp1: Em h·y kÓ tªn 12 bµi h¸t ®· häc ë líp 1( th¶o luËn theo nhãm 1 phót sau ®ã nhãm tr­ëng lªn viÕt trong vßng 1 phót nhãm nµo ghi ®óng nhiÒu bµi nhãm ®ã th¾ng cuéc.
 - NhËn xÐt
 * Ho¹t ®éng1: ¤n tËp bµi h¸t líp 1
 - ¤n tËp bµi h¸t "Quª h­¬ng t­¬i ®Ñp( d©n ca nïng)
 + Më b¨ng cho hs nghe qua bµi h¸t
 + H­íng dÉn HS «n bµi h¸t "Quª h­¬ng t­¬i ®Ñp( d©n ca nïng)
 + Yªu cÇu hs kÕt hîp gá ®Öm theo ph¸ch, nhÞp, tiÕt tÊu.
 + Söa nh÷ng chæ h¸t ch­a ®¹t.
 + Tõng nhãm thùc hiÖn
 NhËn xÐt
 - ¤n tËp bµi tËp tÇm v«ng(Lª H÷u Léc)
 + Cho HS h¸t bµi tËp tÇm v«ng trªn nÒn nh¹c ®Öm kÕt hîp gá ph¸ch.
 + Ai cßn nhí trß ch¬i cña bµi tËp tÇm v«ng? (Söa sai nh÷ng chæ ch­a ®¹t)
 + Tõng HS lªn thùc hiÖn b¾t ®Çu tõ líp tr­ëng b¹n nµo ®o¸n ®óng vËt cÇm trong tay th× b¹n ®ã tiÕn hµnh ®i ®è b¹n kh¸c trß ch¬i trong vßng 3 phót.
 -NhËn xÐt
 - ¤n tËp bµi : Hoµ b×nh cho bÐ.
 Nh¹c vµ lêi: Huy Tr©n
 + HS quan s¸t tranh vÏ. Bøc tranh nµy gièng víi néi dung bµi h¸t nµo?
 - GV nhËn xÐt
 - Yªu cÇu HS h¸t toµn bé bµi h¸t
 + HS tr×nh bµy h¸t kÕt hîp vËn ®éng phô ho¹.
 - GV nhËn xÐt(khen ngîi nh÷ng ®iÓm tèt, nh¾c nhë nh÷ng chç ch­a ®¹t)
 * * Ho¹t ®éng 2: Nghe bµi h¸t "Quèc ca".Nh¹c vµ lêi: V¨n Cao.
 - Bµi h¸t "Quèc ca"nguyªn lµ bµi h¸t tiÕn qu©n ca
 + Më b¨ng cho HS nghe bµi "Quèc ca"
Em h·y cho biÕt bµi h¸t nµy ®­îc h¸t khi nµo?
 + Khi chµo cê c¸c em ph¶i ®øng nh­ thÕ nµo?(nghiªm trang kh«ng c­êi ®ïa m¾t nh×n theo h­íng cê quèc kú.
 + NhËn xÐt
 GV h¸t bµi "Quèc ca" trªn nÒn nh¹c ®Öm
 +§øng t¹i chæ thùc hiÖn t­ thÕ nghiªm (h­íng dÉn nh÷ng chç h¸t ch­a ®¹t). GV h­íng dÉn hs thùc hiÖn víi th¸i ®é nghiªm tóc
 - GV nhËn xÐt
- L¾ng nghe vµ ghi bµi
- Thi ®ua theo tæ: c¸c bµi h¸t ®ã lµ"Quª h­¬ng t­¬i ®Ñp(d©n ca Nïng,lý c©y xanh( D©n ca Nam Bé), TËp tÇm v«ng(Lª H÷u Léc), Hoµ b×nh cho bÐ ( Huy Tr©n)...
- C¸ nh©n nhËn xÐt
- L¾ng nghe 
- C¶ líp h¸t cÇn h¸t râ lêi, cã s¾c th¸i nh­ yªu cÇu cña GV
- C¶ líp h¸t kÕt hîp gá ®Öm. D·y bµn thùc hiÖn
- L¾ng nghe nh÷ng chæ h¸t dÔ sai
+ Tõng nhãm thùc hiÖn
- NhËn xÐt
+ C¶ líp h¸t.
- HS thùc hiÖn trß ch¬i
- NhËn xÐt 
- Bøc tranh cã l¸ cê, em bÐ, bå c©u tr¾ng gièng nh­ néi dung cña bµi h¸t hoµ b×nh cho bÐ
- NhËn xÐt
- C¶ líp h¸t. D·y bµn thùc hiÖn.
- C¶ líp thùc hiÖn. C¸ nh©n tr×nh bµy
- C¸ nh©n thùc hiÖn
+ HS nhËn xÐt
L¾ng nghe	
- Khi chµo cê
- Thùc hiÖn víi t¸c phong nghiªm trang, chØnh tÒ.
- L¾ng nghe
- C¶ líp h¸t theo yªu cÇu cña GV
4.Củng cố:
- Em h·y nh¾c l¹i tªn c¸c bµi h¸t ®· ®­îc «n vµ tªn t¸c gi¶?
 - Cho HS nghe l¹i 3 bµi h¸t trªn b¨ng nh¹c
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – Về nhà «n l¹i c¸c bµi h¸t ®· häc.
 §äc tr­íc lêi ca bµi "ThËt lµ hay".
Điều chỉnh, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1ke hoach day hoc.doc