Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 4 năm 2009

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 4 năm 2009

TOÁN

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số

2. Kĩ năng: - Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa

- Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 132 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 4 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1.
 Thứ 2 ngày 07 tháng 9 năm 2009
TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số 
2. Kĩ năng: - Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số 
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học: 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1. Khởi động: 
Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra Sách- vở - bảng con ...
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số 
- Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- Hoạt động nhóm đôi
 Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Quan sát và thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
- Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
Gv ghi bảng các phân số vừa thực hiện.
 Hoạt động 2:
Mục tiêu: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân sô.
-Phương pháp: Thực hành 
- Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây
 dưới dạng phân số: 1:3; 4 : 10 ; 9 : 2
Hoạt động cá nhân
Hs viết bảng con
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 1: 3
- Phân số là kết quả của phép chia 1: 
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
- Yêu cầu học sinh viết thương với các phép chia còn lại.
- Từng học sinh viết phân số: 
là kết quả của 4 : 10
là kết quả của 9 : 2
- Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? 
- Yêu cầu Hs viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số: 5 ; 12 ; 2001; .
- ... mẫu số là 1
- (ghi bảng) 
- Hs lên viết trên bảng lớp.
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. 
- Từng học sinh viết phân số: 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? 
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Nêu VD: 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 0. 
- Từng học sinh viết phân số: 
;... 
- Số 0 viết thành phân số, phân số có đặc điểm gì? (ghi bảng) 
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Rèn kỹ năng thực hành 
- Hoạt động cá nhân + lớp 
Phương pháp: Thực hành
- Hướng học sinh làm bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. 
- Từng học sinh làm bài vào vở bài tập. 
Bài 1: a, Đọc các phân số
 b, Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên
- Hs nêu miệng kết quả 
- Lớp nhận xét 
 Bài 2: Viết thương sau dưới dạng phân số
Bài 3: Viếi các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Hs sửa bảng lớp – Hs nhận xét
HS thi đua điền vào ô trống
+ Hoạt động 4: Củng cố
- GV viết sẵn bài tập vào bảng phụ
 7= ; 1= ; 0= ; 5 : 3 = 
- Hs thi đua điền vào chỗ chấm .
- Nhận xét 
5. Củng cố - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”
- Nhận xét tiết học 
ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
2. Kĩ năng: - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 
3. Thái độ: - Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-rô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học: 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1. Khởi động: 
Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập
3. Giới thiệu bài mới: 
- Em là học sinh lớp 5 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
- HS thảo luận nhóm đôi
* Phương pháp: Thảo luận, thực hành 
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- Tranh vẽ gì? 
- 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. 
- 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời 
-> Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Năm. 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 và 2 
- Hoạt động cá nhân
* Phương pháp: Thực hành 
- Nêu yêu cầu bài tập 1 và 2 
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp 
-> Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, hài lòng riêng; đồng thời cũng có những điểm yếu riêng cần phải cố gắng khắc phục để xứng đáng là học sinh lớp 5 - lớp đàn anh trong trường. 
* Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
* Phương pháp: Trò chơi, hỏi đáp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Theo bạn, học sinh lớp Năm có gì khác so với các học sinh lớp dưới? 
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? 
- Hãy nêu những điểm bạn thấy hài lòng về mình? 
- Dự kiến các câu hỏi của học sinh
- Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. 
- Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về chủ đề “Trường em” 
- Nhận xét và kết luận. 
- Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 
5. Củng cố - dặn dò:
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em”. 
- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu 
- Vẽ tranh về chủ đề “Trường em” 
LỊCH SỬ
TIẾT 1 : BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì. 
- Học sinh biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp xâm lược. 
2. Kĩ năng: - Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định. 
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. Các hoạt động dạy học: 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1. Khởi động: 
Ổn định tổ chức 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
* Phương pháp: Giảng giải, trực quan
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Chiều ngày 31/8/1858, thực dân Pháp điều 13 tàu chiến dàn trận ở cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9 chúng nổ súng tấn công xâm lược nước ta. Ở Đa Nẵng, quân và dân ta chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
* Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải 
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Nêu hiểu biết của em về Trương Định? 
- HS trình bày 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Trương Định có điều gì phải băn khoăn, lo nghĩ? 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
- Trước những băn khoăn đó, ngh ... lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trực quan 
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 31 SGK và trả lời câu hỏi: 
+ HIV lây truyền qua những đường nào? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
- Học sinh nhắc lại
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS. Trẻ em tham gia phòng chống AIDS” 
- Nhận xét tiết học 
ĐỊA LÍ
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học xong bài này, HS biết: 
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta. - Biết được nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh. 
2. Kĩ năng: Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh. 
3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 (phóng to). 
- Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. 
- Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Dân số. 
Mục tiêu: HS biết: Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta. 
Tiến hành: 
- HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK. 
- Gọi HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
KL: GV kết luận như SGV/96. 
Hoạt động 2: Gia tăng dân số
Mục tiêu: Biết được nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh. Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ qua các năm và đọc thông tin trong SGK/83 và TLCH. 
- Gọi HS trả lời câu hỏi, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận SGV/96. 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh. Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh và vốn hiểu biết để nêu một số hậu quả do dân số tăng. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/84. 
- Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS làm việc theo cặp. 
- HS trình bày câu trả lời. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2009
TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI 
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn: Bảng đơn vị đo độ dài. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng. Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 
2. Kĩ năng: 	Rèn cho học sinh đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng cách đổi đơn vị đo độ dài vào thực tế cuộc sống. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Bảng phụ, phấn màu, tình huống giải đáp. 
- Trò: Bảng con, vở nháp kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. SGK, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1. Khởi động: 
- Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé? 
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn? 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Lớp nhận xét 
3. Bài mới: 
“Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
1/ Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, động não, thực hành
- Tiết học hôm nay, việc đầu tiên thầy và trò chúng ta cùng nhau hệ thống lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Giáo viên hỏi - học sinh trả lời - học sinh thực hành điền vào vở nháp đã chuẩn bị sẵn ở nhà; giáo viên ghi bảng: 
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m. 
dm ; cm ; mm 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn m. 
km ; hm ; dam 
2/ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, thầy hệ thống: 
1 km bằng bao nhiêu hm 
1 km = 10 hm 
1 hm bằng 1 phần mấy của km 
1 hm = km hay = 0,1 km 
1 hm bằng bao nhiêu dam 
1 hm = 10 dam 
1 dam bằng bao nhiêu m 
1 dam = 10 m 
1 dam bằng bao nhiêu hm 
1 dam = hm hay = 0,1 hm 
- Tương tự các đơn vị còn lại
3/ Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng:
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. 
- Giáo viên đem bảng phụ ghi sẵn:
1 km = 	m 	 1 m = 	km 
1 m = 	cm 	 1 cm = 	m 
1 m = 	mm 1 mm = 	m 
- Học sinh hỏi 
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên ghi kết quả 
- Giáo viên giới thiệu bài dựa vào kết quả: từ 	1m = 0,001km; 1mm = 0,001m 
Ghi bảng: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
- Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập số 1 hoặc bảng con. 
- Học sinh làm vở hoặc bảng con. 
- Học sinh sửa bài miệng nếu làm vở. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
* Hoạt động 2: HDHS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo
- Hoạt động nhóm đôi 
Phương pháp: Thực hành, động não, quan sát, hỏi đáp 
- Giáo viên đưa ra 4 hoặc 5 bài VD
- Học sinh thảo luận 
4564m = 	km 
- Học sinh làm ra nháp 
4m 7dm = 	m 
8km 7dam = 	km 
4,75m = 	dm 
- Học sinh trình bày theo hiểu biết của các em. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết dưới dạng số thập phân. 
- Học sinh thảo luận tìm cách giải đổi ra vở nháp. 
* Học sinh thảo luận tìm được kết quả và nêu ý kiến: 
- Thời gian 5’ 
* Tình huống xảy ra 
- Giáo viên chỉ ghi kết quả đúng 
1/ Học sinh đưa về phân số thập phân ® chuyển thành số thập phân
2/ Học sinh chỉ đưa về phân số thập phân. 
3/ 4m 7dm: học sinh đổi 4m = 40dm cộng với 7dm = 47dm rồi đưa về phân số thập phân ® đổi về số thập phân. 
* Sau cùng giáo viên đồng ý với cách làm đúng và giới thiệu cách đổi nhờ bảng đơn vị đo. 
* Để đổi các số đo độ dài thành số thập phân nhanh, chính xác các bạn làm theo các bước sau: 
Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số). 
Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi. 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thực hành, động não, quan sát 
* Lưu ý: Hàng đơn vị đo bị khuyết thêm 1 chữ số 0. 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài 
- Học sinh thi đua giải nhanh hái hoa điểm 10. 
- Giáo viên chọn 10 bạn làm nhanh sẽ được tặng 1 bạn 1 bông hoa điểm 10. 
- Chọn các bạn giải nhanh sửa bảng lớp (mỗi bạn 1 bài). 
Ÿ Bài 3: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên tổ chức cho HS sửa bài bằng hình thức bốc thăm trúng thưởng. 
- Học sinh sửa bài 
- Giáo viên chuẩn bị sẵn số hiệu của từng học sinh trong lớp. 
- Học sinh nhận xét 
- Giáo viên bốc ngẫu nhiên trúng số thứ tự em nào em đó lên sửa. 
Ÿ Bài 4: 
- Giáo viên tổ chức cho HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên yêu cầu 1 HS tổ chức sửa bài bằng 1 trò chơi: “Tôi bảo”. 
- Học sinh sửa bài 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh có thể gọi STT 
- Giáo viên nhận xét cuối cùng 
- Học sinh có thể gọi tên có chữ cái đầu tiên “t” 
* Lưu ý mỗi bạn sửa đúng giáo viên cho 1 bông hoa điểm 10. 
- Học sinh có thể gọi tổ trưởng 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhắc học sinh ôn lại kiến thức vừa học. 
- Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. Chuẩn bị:
- GV : Công tác tuần.
- HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. Các hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
Ổn định:
Nội dung:
GV chủ trì.
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Nhắc nhở công việc tuần tới:
3. Kết thúc tiết sinh hoạt
Ổn định tổ chức
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo, cả lớp biểu quyết.
 Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
- Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
- HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA day tre khiem thinh lop 7 chieu.doc