Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 33 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 33 (buổi sáng)

Tuần 33: Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009

 Chào cờ

Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, đếm các số có 3 chữ số.

- So sánh các số có 3 chữ số.

- Củng cố về số lớn nhất,bé nhất có 3 chữ số.Số liền trớc, liền sau của 1 số.

- Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác khi học toán

II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn BT 2 lên bảng.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 33 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33:	Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
 Chào cờ
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, đếm các số có 3 chữ số.
- So sánh các số có 3 chữ số.
- Củng cố về số lớn nhất,bé nhất có 3 chữ số.Số liền trớc, liền sau của 1 số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác khi học toán
II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn BT 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kết hợp trong quá trình luyện tập.
2. Dạy – học bài mới : 
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn và HS làm lần lượt các BT.
Bài 1: GV cho nêu yêu cầu BT.
- Gv đọc các số .
- NX – kl .
Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Có thể dùng phép đếm để viết tiếp số còn thiếu vào ô trống.
- Yêu cầu HS đọc các số trong từng dãy số.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Những số ntn thì được gọi là số tròn trăm?
- Khi tìm và viết các số tròn trăm có thể dựa vào phép đếm (đếm cách 100) hoặc so sánh các số tròn trăm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Nhận xét, chữa bài,khuyến khích HS .
Bài 5: Đọc yêu cầu của từng bài.
- Yêu cầu HS viết số vào bảng con.
- Ví dụ số bé nhất có 3 chữ số là 100.
- Nhận xét bài làm của HS.
3.Củng cố dặn dò: 
- Gv chốt lại bài .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS nghe.
- Nêu yêu cầu .
- Viết các số vào bảng con – nx.
- Điền số còn thiếu vào ô trống.
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Đổi vở kiểm tra- NX.
- HS đọc và đọc đúng các số trong từng dãy số.
- Viết các số tròn trăm vào chỗ trống.
- HS nêu đặc điểm của số tròn trăm (số có 2 chữ số 0 ở tận cùng bên phải) rồi tự làm và chữa bài.
- So sánh và diền dấu thích hợp.
- HS tự làm bài vào vở.
- Giải thích lí do chọn dấu 
- HS đọc y/c - HS tự làm bài.
- HS viết đầy đủ các câu trả lời vào vở.
+ HS nghe dặn dò .
 Tập đọc
Bóp nát quả cam 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : nước ta, liều chết, phép 
nước, lăm le...,..Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
 -Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
- Học sinh hiểu nghĩa các từ khó, nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử trong bài đọc. 
- HS hiểu nội dung bài : Hiểu ý nghĩa truyện, ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn.
- GD HS : Học tập tinh thần yêu nước,căm thù giặc của Trần Quốc Toản.
II Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, Tranh SGK.
 HS : Sgk.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài:Tiếng chổi tre .
- Nhận xét cho điểm .
2. Dạy – học bài mới: 
a.Giới thiệu bài- ghi bảng:
b.Luyện đọc: Tiết 1.
*GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
*Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD : nước ta, liều chết, phép nước, lăm le...
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
*Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
*Đọc từng câu: 
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
*GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ
*Đọc nhóm: 
*Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuyến khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh
 Tiết 2
 c. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời:
- Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Thấy sứ giặc ngang ngược thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì?
- Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào?
- Vì sao sau khi tâu Vua xin đánh Quốc Toản lại đặt thanh gươm lên gáy?
- Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý
- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
d.Luyện đọc lại bài: 
- Yêu cầu HS đọc theo vai
- GV giúp đỡ HS yếu luyện đọc từ , HS khá đọc diễn cảm.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét giờ học .
- Đọc kĩ bài – c/bị bài kể chuyện.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Tiếng chổi tre. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe- đọc thầm .
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: : nước ta, liều chết, phép nước, lăm le...
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
VD + Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không 
được gặp,/ cậu liền liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
+ Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.//
+ Thảo luận và giải nghĩa các từ : 
 - HS nghe giải nghĩa từ. 
- HS đọc nhóm.
- Các nhóm thi đọc .
- NX.
- HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
*Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
- Giả vờ mợn đờng để xâm chiếm nước ta.
- Vô cùng căm giận.
- Để được nói hai tiếng "xin đánh"
- Đợi gặp Vua từ sáng đến tra, liều chết xô lính gác để vào nơi họp, xăm xăm xuống thuyền.
- Vì cậu biết xô lính gác, tự ý xông vào nơi Vua họp triều đình là trái với phép 
nước, phải bị trị tội.
- Vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước.
- Quốc Toản ấm ức vì bị Vua xem như trẻ con lại căm giận sôi sục khi nghĩ tới quân giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam vô tình bị bóp nát.
- HS tự phân vai thi đọc lại truyện.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhiều HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- Hiểu điều câu truyện muốn nói
- Học tập tinh thần yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Toản.
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp)
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố đọc, viết các số có 3 chữ số.
- Phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm. chục, đơn vị và ngợc lại.
- Sắp xếp các số theo thứ tự xác định. Tìm đặc điểm của dãy số để viết tiếp các số của dãy số đó.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: GV :Viết lên bảng phụ BT 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: GV viết bài tập trên bảng.
- Tổ chức cho HS nối nhanh các số.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:Viết số 842 lên bảng và hỏi:
- Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hãy viết số này thành tổng các trăm các chục, các đơn vị?
- Nhận xét, rút ra kết luận : 842= 800+ 40 + 2
- Yêu cầu Hs tự làm tiếp các phần còn lại.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
b) Có thể dùng phép cộng để tìm tổng đã cho
 300 + 60 + 9 = 369
Bài 3: 
+ GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV- kết luận.
Bài 4: Gọi học sinh nêu yêu cầu .
+ GV cho HS tự làm bài , chữa bài , nhận xét .
+ GV- kl .
3.Củng cố – dặn dò : 
- Gv chốt lại bài .
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành BT.
- HS nghe.
- HS thi đua nối nhanh các số với cách đọc tương ứng của nó.
- HS theo dõi.
- HS trả lời :
+ 842 có 8 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
- 2 HS lên bảng viết số.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Chữa bài.
700 + 60 + 8= 768
600 + 50 = 650 
800 + 8 = 808
- HS nêu đặc điểm của dãy số.
- HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét, bổ sung.
a) 297 ; 285 ; 279 ; 257.
b) 257 ; 279 ; 285 ; 297.
- Nêu yêu cầu – tự làm .
a) 462 ; 464 ; 466 ; 468.
b) 353 ; 355 ; 357 ; 359.
c) 815 ; 825 ; 835 ; 845.
- HS nghe dặn dò .
	Chính tả(Nghe viết )
Bóp nát quả cam.
I Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS nghe viết đúng đoạn tóm tắt truyện "Bóp nát quả cam"
- HS làm đúng các bài tập c/tả p/biệt có tiếng âm đầu s/x hoặc vần iê/i.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II Đồ dùng dạyhọc: GV :- Bảng phụ , phấn màu.
 HS : Bảng con , vở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm trabài cũ: 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào bảng con các tiếng :
- GV nhận xét, cho điểm, vào bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi bảng:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần.
- Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? 
*Hướng dẫn trình bày: 
- Đoạn văn có mấy câu?.
- Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?
- Trong bài những chữ nào viết hoa?Vì sao ?
*Hướng dẫn viết từ khó: 
- Y/c HS tìm các chữ khó viết. 
- Yêu cầu HS viết vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết. 
- GV nhận xét - sửa.
*Viết chính tả.
*Soát lỗi - chấm bài. 
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2a : 
- GV treo bảng phụ.
- GV cho HS lên bảng làm , nhận xét chữa bài.
 GV giúp HS chữa cách viết sai :
Đông sao thì nắng , vắng sao thì mưa.
- Con công ..sao ?...Nó xoè cánh ra.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về viết lại các chữ viết sai.
- Hoàn thành bài tập.
- HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở các từ VD:Lặng ngắt , núi non, lao công , lối đi, 
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm.
- 1 HS đọc lại.
+Tóm tắt câu chuyện bóp nát quả cam , ca ngợi lòng yêu nước của Trần Quốc Toản..
- Đoạn văn có 3 câu. 
- Viết lùi vào 1 ô,viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- Tìm và nêu các chữ : Quốc Toản (tên riêng),Thấy , Vua (chữ đầu câu)
- 2 HS lên bảng viết-lớp viết bảng con: nước, liều chết, trẻ con, căm giận lũ giặc,...
- NX.
- HS nghe đọc , chép bài vào vở. 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Cả lớp làm bảng con 
- Nhận xét bổ sung.
- Cả lớp làm vở bài tập .
b.Thuỷ Tiên chúm chím, tiếng nói dịu dàngNhư một cô tiên , Thuỷ Tiên thích giúp đỡ mọi người, khiến ai cũn ... m bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các câu mình đã đặt
- Nhận xét, bổ sung.
+Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng
+Bạn Nam rất thông minh.
 - Lớp làm bài vào vở bài tập. 
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009
Toán.
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp)
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố về phép cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ trong phạm vi 1000)
- Giải toán về cộng, trừ và tìm số hạng cha biết, số bị trừ cha biết.
- Ôn tập về đơn vị đo độ dài, giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học: GV : Bảng phụ . HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
2.Tổ chức cho HS làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm.
- GVgọi cho HS đọc nối tiếp phép tính và kq.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: Đặt tính và tính
- GV cho HS làm bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính của một số con tính.
-Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS .
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích dạng toán.
- Đội một trồng được bao nhiêu cây?
- Số cây đội 2 trồng như thế nào so với số cây của đội một?
- Cho HS làm vở.
- GV chấm bài - nhận xét.
Bài 5: - Gọi HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ chưa biết?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe .
- HS tính nhẩm, đọc phép tính và kết quả của từng phép tính nối tiếp.
- 3HS lên bảng làm- NX.
- Cả lớp làm bảng con.
- Lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính .
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Em cao số xăng ti mét là :
 165 – 33 = 132 (cm)
 Đáp số: 132 cm
- 1 HS đọc đề bài và p/tích đề.
- Cả lớp giải vào vở.
- Đội Một trồng được 530 cây.
Đội 2 trồng được nhiều hơn đội một 140 cây.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- HS làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm.
 a) x- 32 = 45 b,x+ 45= 79
 x = 45+ 32 x=79-45
 x = 77 x=34
- HS nghe dặn dò.
 Tập viết.
Chữ hoa V ( kiểu 2 )
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Học sinh biết viết chữ hoa V (kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng đúng mẫu, đúng cỡ, đều, đẹp. 
- Giáo dục HS ý thức viết đẹp, giữ vở sạch. yêu thích viết chữ đẹp , viết chữ nét thanh , nét đậm.
II.Đồ dùng dạy học: GV :-Mẫu chữ hoa ; Bảng phụ viết mẫu cụm từ ứng dụng.
 HS : Bảng con , vở tập viết.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 -HS viết chữ hoa Q ( kiểu 2 )
 -GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới.
a.Hướng dẫn viết chữ hoa.
*Quan sát, nhận xét.
 -Treo bảng mẫu chữ cho HS quan sát.
 + Chữ V hoa cao mấy li, gồm mấy nét, là những nét nào ?
- Cao mấy li?
- Rộng mấy li?
 *GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa .
- GV viết mẫu và nêu cách viết: đặt bút từ ĐK 2 (như nét đầu của chữ M hoa kiểu 2) viết nét móc 2 đầu, cuối nét đưa lên trên lượn thành nét khuyết ngang, dừng bút ở gần ĐK 6.
- GV cho HS nêu lại.
*Viết bảng.
 -Yêu cầu HS viết trong không trung.
 -Yêu cầu HS viết bảng con.
b.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
-Yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng.
-Em hiểu cụm từ : nghĩa là gì ?
-Cụm từ có mấy chữ, là những chữ nào ?
-Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ và cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
* Viết bảng con: 
c.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
d. Chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa V.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài viết.
 -2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con chữ hoa Q ( kiểu 2 )
 -HS quan sát chữ mẫu.
 - Gồm 1 nét viết liền.
- 5 li.
- 5 li.
- HS nghe, HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa 
- HS luyện viết tay không chữ hoa .
- HS viết bảng con chữ hoa 
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
"Việt Nam thân yêu".
- Ca ngợi tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
- Chữ V, N , h , y cao 2,5 li, 
Chữ t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
-HS viết bảng con
- HS viết vở từng dòng.
-2 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa V 
-HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2009
Toán
Ôn tập về phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố về nhân chia trong phạm vi bảng nhân chia đã học.
- Nhận biết một phần mấy của 1 số ( bằng hình vẽ)
- Tìm một thừa số, số bị chia cha biết. Giải toán về phép nhân.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ . HS : Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kết hợp trong quá trình luyện tập.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài
b. Tổ chức làm bài tập.
Bài 1: Cho HS ôn lại nhân chia trong bảng.
 - Tổ chức ôn lại bảng nhân và chia.
Bài 2: Cho HS ôn lại tính biểu thức trong đó có phép cộng và phép nhân hoặc phép nhân và phép chia.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS củng cố giải toán về phép nhân.
- GV nx – kl : Đáp số :24 học sinh
Bài 4: Cho HS quan sát SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nx –kl : 
- Hình (a) khoanh vào một phần ba số hình tròn.
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình tròn? Vì sao em biết ?
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
Bài 5: - Cho HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số bị chia.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nx – kl .
3.Củng cố dặn dò: 
- GV chốt lại bài .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS nhẩm và ghi kqvào vở.
- HS đọc kết quả (tiếp nối)
- HS nêu lại cách tính biểu thức 
- HS tự làm vào vở (có làm bước trung gian)
- Chữa bài - nhận xét.
VD: 4 x 6 + 16 = 20 : 4 x 6 =
 = 24 + 16 = 5 x 6 
 = 40 = 30 
- 1 HS đọc đề – P/tích đề.
- 1 HS lên bảng tóm tắt , giải.
- Cả lớp giải vào vở.
- HS quan sát tranh SGK và nhận xét.
- Nhiều HS trả lời. Nhận xét.
- Hình b đã khoanh vào một phần t số hình tròn vì hình b có tất cả 12 hình tròn đã khoanh vào 3 hình tròn. 
- HS nêu lại cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số bị chia.
- HS làm bài và chữa bài.
a) x: 3 = 5 b, 5 x x = 35
 x= 5 x 3 x = 35 : 5
 x = 15 x = 7
- HS nghe dặn dò .
 Chính tả(Nghe viết)
 Lượm.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 -HS nghe và viết lại đúng,trình bày đẹp 2 khổ thơ đầu của bài thơ Lượm.
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt : s / x ; i / iê.
 - Có ý thức viết đẹp, giữ vở sạch
II.Đồ dùng dạy học: GV:-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập chính tả.
 HS : Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
 -Yêu cầu 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con: chào mào, chiền chiện, chích choè, trâu bò, ngọc trai.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết chính tả.
 *Ghi nhớ nội dung: 
 - GV treo bảng phụ - đọc đoạn thơ.
 - Yêu cầu HS đọc bài. 
 - Đoạn trích nói về nội dung gì?. 
 *Hướng dẫn trình bày: 
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Nên bắt đầu viết từ ô nào?
- Trong bài có các dấu câu nào?. 
- Các chữ đầu câu thơ viết thế nào?. 
*Hướng dẫn viết từ khó: 
 -Yêu cầu HS tìm các từ khó. 
 - Yêu cầu HS viết vào bảng con. 
*Viết chính tả: 
 - GV đọc lại bài cho HS viết. 
*Soát lỗi- chấm bài: 
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài 2a :Yêu cầu HS đọc đề bài . 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu cả lớp làm bài tập vào vở bài tập. 
- Nhận xét - cho điểm HS. 
*Tiến hành tương tự với phần b. 
 Bài 3:
 - GV gọi HS làm nhóm ở bảng phụ chia 3- 4 cột.
- GV cho HS chữa bài , nhận xét , bổ sung.
- GV chốt bài.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Sửa lại các chữ viết sai.
 - Dặn HS hoàn thành bài tập.
 - 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con.
 - HS lớp nhận xét.
- 2 HS đọc lại- lớp theo dõi bài.
+ Tả lại hình ảnh đáng yêu của chú bé liên lạc
- 4 chữ.
- Ô thứ 3.
 - Dấu chấm, dấu ba chấm 
 - Viết hoa lùi vào 3 ô so với lề vở 
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu. 
- Tìm và nêu các tiếng: loắt choắt, hiểm nghèo, nhấp nhô,...
- HS nghe - viết bài. 
- HS nêu yêu cầu .
- HS lên bảng chữa bài:
a) hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say 
xưa, cư xử , lịch sử.
b)con kiến , kín mít, cơm chín, chiến đấu, kim tiêm , trái tim.
a) nước sôi/đĩa xôi,ngôi sao/xao xác,..
b) sa xuống/ xa xôi
cây sung / xung phong.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Tập làm văn
Đáp lời an ủi
Kể chuyện được chứng kiến.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Học sinh biết đáp lời an ủi.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
- Giáo dục HS : Thực hành giao tiếp trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập 1 SGK. Vở bài tập.
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho HS lên bảng làm bài tuần 32.
- HS chữa bài , nhận xét bổ sung.
- GV chốt bài, cho điểm .
2. Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- GV treo tranh.
- GV cho HS thảo luận, sau đó thực hành đóng vai.
- GV cho HS nhận xét , sau đó GV chốt lại bài.
Bài 2: 
- GV cho HS làm bài .
- Nhắc HS không nhất thiết phải nhắc đúng từng chữ lời nhân vật trong SGK.
- GV và HS nhận xét.
Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng : + Thế nào là việc làm tốt
 + Việc là đó diễn ra ở đâu?
 + Việc đó do ai làm?
- GV chấm bài - nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại bài .
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà liên hệ thực tế .
- HS 1 làm BT 2 tiết TLV trang 32
- HS 2 nói đọc nội dung trong sổ liên lạc.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh, đọc thầm.
- 3, 4 cặp HS thực hành đối - đáp
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 tình huống.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- Từng cặp HS thực hành đối - đáp
- Nhiều HS đợc nói.
VD: b) Cảm ơn bạn/
 c) Cháu cảm ơn bà/.
- HS nêu yêu cầu .
- Vài HS nói về các việc tốt.
- HS làm bài vào vở.
VD: Mấy hôm nay , mẹ sốt cao . Bố đi mời bác sĩ khám bệnh cho mẹ . Còn em thì chăm sóc mẹ.,.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Nhận xét.
- HS nghe dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33(sang).doc