Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 22

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 22

I. Mục tiêu:

Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- Bảng nhân 2,3,4,5.

- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.

II. Đồ dùng dạy - học:

(Đề bài do tổ chuyên môn nhà trường ra).

III. Các hoạt động dạy - học.

1. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh, nhắc nhở học sinh nghiêm túc trong khi làm bài.

2. Phát đề kiểm tra, học sinh làm bài.

3. Thu bài kiểm tra.

4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
Môn: TOÁN
Tiết 106 	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Bảng nhân 2,3,4,5.
- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
II. Đồ dùng dạy - học:
(Đề bài do tổ chuyên môn nhà trường ra).
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh, nhắc nhở học sinh nghiêm túc trong khi làm bài.
2. Phát đề kiểm tra, học sinh làm bài.
3. Thu bài kiểm tra.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 43 	Bài: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong câu chuyện.
-Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, của mỗi người. Chớ kiêu căng, xem thường người khác. (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; ra quyết định; ứng phó với căng thẳng; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Tranh minh họa trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu, đoạn cần luyện đọc. 
-HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Vè chim.
+ Kể tên các loài chim có trong bài ?
+ Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim?
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Treo bức tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Liệu con gà có thoát khỏi bàn tay của anh thợ săn không ? Lớp mình cùng học bài tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn để biết được điều đó nhé.
- Ghi tên bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS luyện đọc.
- GV đọc mẫu cả bài một lượt.
- HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ HD đọc từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm. 
- HDHS chia đoạn.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HD đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
+ HD đọc câu khó, gợi ý HS nêu cách đọc.
+HDHS giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS dọc theo nhóm 4.
- Cho HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- Hát đầu giờ.
3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Tham gia nhận xét, đánh giá cùng GV. 
Một anh thợ săn đang đuổi con gà.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
Theo dõi và đọc thầm theo.
+ HS đọc cá nhân, đồng thanh: cuống quýt, nghĩ kế, buồn bã, quẳng, thình lình, vùng chạy, chạy biến,
HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Bài tập đọc có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Gà Rừng  mình thì có hàng trăm.
+ Đoạn 2: Một buổi sáng  chẳng còn trí khôn nào cả.
+ Đoạn 3: Đắn đo một lúc  chạy biến vào rừng.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân/ nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.//
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo đoạn lần 2.
- HS đọc theo đoạn trong nhóm 4.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
-Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà Rừng?
- Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo chơi trên cánh đồng?
- Khi gặp nạn Chồn ta xử lí như thế nào?
- Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
- Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được những phẩm chất tốt nào của Gà Rừng?
- Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao?(HSKG)
-Câu văn nào cho ta thấy được điều đó?
-Vì sao Chồn lại thay đổi như vậy?
-Qua phần vừa tìm hiểu trên, bạn nào cho biết, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Con chọn tên nào cho truyện? Vì sao?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HDHS cách đọc toàn bài.
- HDHS cách đọc từng đoạn:
+ Để đọc hay đoạn văn này, các con còn cần chú ý thể hiện tình cảm của các nhân vật qua đoạn đối thoại. Giọng Chồn cần thể hiện sự huênh hoang (GV đọc mẫu), giọng Gà cần thể hiện sự khiêm tốn (GV đọc mẫu)
Yêu cầu HS đọc lại cả đoạn 1.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn: Để đọc tốt đoạn văn này các con cần chú ý ngắt giọng cho đúng sau các dấu câu, đặc biệt chú ý giọng khi đọc lời nói của Gà với Chồn hơi mất bình tĩnh, giọng của Chồn với Gà buồn bã, lo lắng. (GV đọc mẫu hai câu này).
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Gọi HS đọc đoạn 3.
Theo dõi HS đọc bài, thấy HS ngắt giọng sai câu nào thì hướng dẫn câu ấy. Chú ý nhắc HS đọc với giọng thong thả.
Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc câu nói của Chồn:
+ Chồn bảo Gà Rừng:// “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”// (giọng cảm phục chân thành).
Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Con thích con vật nào trong truyện? Vì sao? 
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc thầm đoạn, bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
+ Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Chúng gặp một thợ săn.
- Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào trong đầu.
- Gà nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn. Khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, bỗng nó vùng dậy chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn trốn thoát.
+ Gà Rừng rất thông minh.
+ Gà Rừng rất dũng cảm.
+ Gà Rừng biết liều mình vì bạn bè.
- Chồn trở nên khiêm tốn hơn.
Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”.
Vì Gà Rừng đã dùng một trí khôn của mình mà cứu được cả hai thoát nạn.
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn. 
+ Đồng thời cũng khuyên chúng ta không nên kiêu căng, coi thường người khác.
- Gặp nạn mới biết ai khôn vì câu chuyện ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của Gà Rừng khi gặp nạn.
- Chồn và Gà Rừng vì đây là câu chuyện kể về Chồn và Gà Rừng.
- Gà Rừng thông minh vì câu chuyện ca ngợi trí thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng.
Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai khôn.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
HS đọc lại đoạn 1.
1 HS đọc bài.
HS luyện đọc 2 câu:
+ Cậu có trăm trí khôn,/ nghĩ kế gì đi.// (Giọng hơi hoảng hốt)
+ Lúc này,/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// (Giọng buồn bã, thất vọng)
Một số HS đọc.
1 HS khá đọc bài.
Một số HS khác đọc lại bài theo hướng dẫn.
1 HS khá đọc bài.
4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Con thích Gà Rừng vì Gà Rừng đã thông minh lại khiêm tốn và dũng cảm.
- Con thích Chồn vì Chồn đã nhận thấy sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 22 	 Bài: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Ở tiết học này, HS:
- Biết nói một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
- Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.
- KNS: Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh trong SGK
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Trong giờ học vẽ em muốn mượn bút chì của bạn. Em sẽ nói gì với bạn của em?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD thực hành -Bày tỏ thái độ
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS đọc ý kiến để lớp biểu lộ thái độ bằng cách giơ tấm bìa vẽ khuôn mặt cười hoặc khuôn mặt mếu.
- Bày tỏ thái độ và giải thích tại sao?
HĐ 3. Liên hệ thực tế
 - Tự kể về một vài trường hợp đã biết, hoặc không biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Là anh chị muốn mượn đồ chơi của em cũng cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị
HĐ 4. Trò chơi : Chơi trò chơi : Làm người lịch sự.
- HD học sinh chơi.
* Kết luận: Cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
4. Củng cố dặn dò: 
- Cần biết nói lời yêu cầu, đề nghị, giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình,và người khác.Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS làm việc cá nhân trên phiếu
- Đọc ý kiến trên phiếu :
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi. S
+Với bạn bè, người thân, chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo. S
+ Nói lời yêu cầu, đề nghị làm ta mất thời gian S
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời yêu cầu, đề nghị. S
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác. Đ
- HS tự liên hệ
- Kể cho lớp nghe
*HSKG mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
- Lớp nhận xét về một số trường hợp bạn vừa đưa ra.
- Cử 1 bạn làm quản trò.
- Cách chơi: Khi nghe quản trò nói đề nghị 1 hoạt động, việc làm gì đó có chứa từ thể hiện sự lịch sự như: xin mời, làm ơn, giúp cho...Thì người chơi làm theo. Khi câu nói không có từ lịch sự thì không làm theo. Ai làm theo thì sai.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ ba 
Môn: TOÁN
Tiết 107 	 Bài: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
- HS: Vở.
 ... i là gì.
- Một HS lên bảng nói các đặc điểm của một loài chim, chẳng hạn như: 
- Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội dưới ao.
- Cậu là thiên nga.
- Xem lại bài, hoàn thiện bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học. 
- Hát đầu giờ.
- HS1: Cậu để quyển sách ở đâu ?
- HS2: Mình để quyển sách trên bàn.
- Cùng giáo viên nhận xét, đnáh giá.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Nói tên các loài chim trong tranh ( theo thứ tự ).
1. Chào mào. 4. Cò
2. Chim sẻ. 5. Vẹt
3. Đại bàng. 6. Sáo sậu
 7. Cú mèo
- Nhận xét - bổ sung (nếu có).
* Hãy chọn tên các loài chim thích hợp cho mỗi ô trống.
- Thảo luận nhóm 4. Đại diện các nhóm lên gắn.
 a. Đen như qụa.
 b. Hôi như cú.
 c. Nhanh như cắt.
 d. Nói như vẹt.
 e. Hót như khướu.
- Vì quạ có màu đen.
- Vì cú có mùi hôi khó chịu.
- Chim cắt là một loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi vì thế người ta có thành ngữ: nhanh như cắt.
-Vẹt là loài chim biết nói tiếng người, 
-Nói nhiều mà không hiểu mình nói gì.
* Điền dấu chấm, dấu chấm phẩy, sau đó chép lại đoạn văn.
 - 2 HS đọc.
- Các nhóm làm rồi trình bày.
- Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và cùng đi chơi với nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
- HS nêu.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 nhóm tham gia chơi.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 22 	Bài 22: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ 
(Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. 
- Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối. 
- Thích làm phong bì để sử dụng, rèn luyện kĩ năng phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên: 
- Phong bì mẫu. Mẫu thiệp chúc mừng.
- Quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. 
2.Học sinh: Giấy thủ công, vở.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán phong bì.
-Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Nhắc lại các bước thực hiện. 
- Nêu các bước gấp, cắt, dán phong bì.
HĐ 3. Thực hành.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh. 
-Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
-Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
(Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối).
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giờ sau mang giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
- Nhận xét tiết học.
-Gấp cắt dán phong bì, tiết 1.
- 2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.
- Cùng GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài: Gấp, cắt, dán phong bì/ tiết 2.
Bước 1: Gấp phong bì.
Bước 2: Cắt phong bì.
Bước 3: Dán thành phong bì.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Cùng nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn. 
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 22 Bài 22: ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
 -Biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản 
 -Tập sắp xếp được các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí 
 -GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết các tình huống ra băng giấy.
- Viết sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS đọc bài viết tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS làm bài tập.
 *Bài 1: 
- Treo tranh minh hoạ.
- Bức tranh minh hoạ điều gì?
- Khi đánh rơi bạn đã nói gì?
- Yêu cầu một số HS lên sắm vai.
- Nhận xét đánh giá.
- Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
- Nên đáp lời xin lỗi với người khác với thái độ như thế nào ?
* Bài 2.
- Hãy nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Gọi HS trình bày.
+ Tình huống a.
+ Tình huống b.
+ Tình huống c.
* Bài 3: 
-Yêu cầu đọc câu văn tả chim gáy.
- Yeu cầu HS làm bài.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn văn thêm sinh động.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài viết.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát tranh:
- Một bạn đánh rơi quyển sách của bạn ngồi bên cạnh
- Bạn nói: xin lỗi, tớ vô ý quá.
- Không sao.
- 2 cặp HS lên sắm vai.
- Nhận xét.
- Khi làm việc gì sai trái, hoặc làm phiền người khác.
- Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm.
- Nói lời đáp của em.
- Thảo luận nhóm đôi để sắm vai các tình huống:
+Tình huống a: Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.
 - Mời bạn, không sao đâu, bạn cứ đi trước đi.
+ Tình huống b: Không sao/ Có sao đâu/ Không có gì/ có gì đâu mà bạn phải xin lỗi.
 - Không sao lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
+ Tình huống c: Không sao/ có sao đâu.
 - Không sao lần sau bạn đừng nghịch nữa nhé.
* Đọc đoạn văn: Chim gáy.
- Làm bài:
b, Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.
d, Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.
a, Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.
c, Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
- Đọc bài viết. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 110 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng chia 2.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2).
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,5. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh . SGK.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức. 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Hình nào đã khoanh vào số con cá?
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2.HDHS vận dụng bảng chia 2.
Bài 1: Dựa vào bảng chia 2, HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: HS thực hiện mỗi lần một cặp hai phép tính: nhân 2 và chia 2.
 2 x 6 = 12
12 : 2 = 6
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- HS tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9.
- HS trình bày bài giải.
Bài 4: Khuyến khích HSKG.
- HS tính nhẩm: 20 chia 2 bằng 10.
- HS tự trình bày bài giải (như hình 3)
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
- HS quan sát tranh vẽ, nhận xét, trả lời.
- Hình a) có 4 con chim đang bay và 4 con chim đang đậu. Có số con chim đang bay.
- Hình c) có 3 con chim đang bay và 3 con chim đang đậu. Có số con chim đang bay.
- GV nhận xét - Tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trogn bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện: Hình b) đã khoanh vào số con cá.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài lên bảng.
- HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16
 12 : 2 = 6	 16 : 2 = 8
 2 x 2 = 4 2 x 1 = 2
 4 : 2 = 2	 2 : 2 = 1
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- 2 HS ngồi cạnh nhau tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9. 
- 2 HS lên bảng giải. HS dưới lớp giải vào vở.
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18 : 2 = 9 (lá cờ)	
 Đáp số: 9 lá cờ
- HS tính nhẩm.
Bài giải
Số hàng có tất cả:
 20 : 2 = 10 (hàng)
 Đáp số: 10 hàng
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh vẽ.
- 2 dãy HS thi đua trả lời.Bạn nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 22 	 Bài: Ch÷ hoa: S
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
 - Viết đúng chữ hoa S (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa. (3 lần).
-Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu chữ hoa trong khung chữ
- Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- 2 HS lên bảng viết: R – Ríu rít.	
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nhận xét mẫu
S
 Ǯ
 Ǯ
- Con có nhận xét gì về độ cao các nét ?
b. Hướng dẫn cách viết:
- Hướng dẫn HS trên chữ mẫu.
-Yêu cầu viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ:
a. Yêu cầu Đọc cụm từ ứng dụng:
 Sáo tắm thì mưa.
ȁȁȁȁȁȁȁ
ȁȁȁȁȁȁȁ
+ Con hiểu câu thành ngữ này như thế nào?
+ Con có nhận xét gì về độ cao các con chữ.
b. Hướng dẫn viết chữ : Sáo
- Hướng dẫn viết: Giới thiệu trên mẫu, sau đó vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- HD cách viết.
- Yêu cầu viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu ngồi đúng tư thế viết bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu 7-8 số vở để chấm.
- Trả vở - nhận xét.
4 .Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết bài viết ở nhà.
- Nhận xét chung tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
* Quan sát chữ mẫu trong khung.
- Cao 5 li, rộng 3 li.
- Gồm 1 nét viết liền mạch là kết hợp của 2 nét cơ bản. nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tại thành vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc vào trong. 
- Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dưới 4. Viết nét cong dưới lượn từ dưới lên rồi dừng bút ở đường kẻ ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên đường kẻ ngang 2.
- Lớp viết bảng con 2 lần. S
 Sáo tắm thì mưa.
- Là câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong nhân dân, hễ thấy sáo tắm thì trời có mưa
- Chữ S, h, g cao 2,5 li
- Chữ t cao 1,5 li.
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Viết bảng con: Sáo
- HS ngồi đúng tư thế viết.
- Viết vào vở theo đúng cỡ và mẫu chữ.
- Viết chữ hoa S (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa.(3 lần).
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc