Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 13

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 13

A/ MỤC TIÊU :

I/ Đọc :

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: Bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm cảnh đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc đúng giọng của các nhân vật.

+ Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

+ Giọng Chi : cầu khẩn.

+ Lời cô giáo : dịu dàng, trìu mến.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.

- Hiểu nội dung của bài : Tấm lòng hiều thảo của Chi đối với cha mẹ.

 

doc 33 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 13 : Từ ngày 29/11 đến ngày 03/12/2004
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Mỹ thuật
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Chào cờ
Bông hoa niềm vui (T1)
Bông hoa niềm vui ( T2)
14 trừ đi một số 14 – 8
3
Toán
Chính tả
Đạo đ ức
Thể dục
Kể chuyện
34 – 8
TC: Bông hoa niềm vui
Giữ gìn vệ sinh trường lớp ( T1)
Bài 25
Bông hoa niềm vui
4
Toán
Tập đọc
Thủ công
Tập viết
TNXH
54 – 18
Quà của bố
Gấp, cắt dán hình tròn (T2)
Chữ hoa L
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
5
Tập đọc
Toán
Chính tả
Thể dục
Há miệng chờ sung
Luyện tập
NV : Quà của bố
Bài 26
6
Toán
Từ và câu
TLV
Hát nhạc
SH lớp
15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số
Từ ngữ về công việc gia đìmh – câu kiểu: Ai ,làm gì ?
Kể về gia đình
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2004.
TẬP ĐỌC : BÔNG HOA NIỀM VUI.
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ: Bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm cảnh đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc đúng giọng của các nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Giọng Chi : cầu khẩn.
+ Lời cô giáo : dịu dàng, trìu mến.
II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.
Hiểu nội dung của bài : Tấm lòng hiều thảo của Chi đối với cha mẹ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ.
Tranh ( ảnh) hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ : Mẹ và trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét ghi điểm từng HS.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Luyện đọc đoạn 1 và 2 :
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu đoạn 1 và 2.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
c/ Hướng dẫn ngắt giọng
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
d/ Đọc theo đoạn
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh
g/ Đọc đồng thanh
 3/ Tìm hiểu đoạn 1 và 2:
+ Đoạn 1 và 2 kể về ai ?
+ Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
+ Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì ?
+ Vì sao bông hoa màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui ?
+ Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào ?
+ Bông hoa Niềm Vui đẹp như thế nào ?
+ Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
+ 3 HS đọc bài và trả lời lần lượt:
- Hình ảnh nào cho biết mẹ vất vả vì con ?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào ?
- Trong bài, em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
 Em muốn . . .tặng bố/ một . . niềm vui/ để bố dịu cơn đau.//
 Những . . .màu xanh/lộng lẫy . . .buổi sáng
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn
+ Từng HS được đọc trong nhóm
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Bạn Chi.
+ Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niềm Vui.
+ Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố.
+ Màu xanh là màu của hi vọng vào những điều tốt lành.
+ Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏe mạnh. Biết bảo vệ của công.
+ Rất lộng lẫy.
+ Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
 4/ Luyện đọc đoạn 3 và 4:
+ Tiến hành như các bước luyện đọc ở tiết 1
+ Gọi HS đọc phần chú giải.
+ GV giải thích một số từ ngữ.
 5/ Tìm hiểu đoạn 3 và 4 :
+ Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì ?
+ Khi biết lí do Chi rất cần bông hoa cô giáo làm gì ?
+ Thái độ của cô giáo ra sao ?
+ Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh ?
+ Theo em, bạn Chi có những đức tính nào đáng quý ?
 6/ Thi đọc theo vai
+ Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo đúng yêu cầu.
+ Đọc các từ ngữ còn lại thuộc đoạn 3 ; 4.
+ Luyện đọc các câu :
 Em hãy . . bông nữa/Chi ạ!//Một . .em/vì trái tim nhân hậu của em.//Một . . mẹ/vì . .cô bé hiếu thảo.//
+ Xin cô cho em . . bố em đang ốm nặng.
+ Ôm Cho vào lòng và nói: Em . . hiếu thảo.
+ Trìu mến, cảm động.
+ Đến trường cảm ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím.
+ Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
+ Đóng vai: Người dẫn chuyện, cô giáo và Chi
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 2 HS đọc đoạn tự thích và nêu vì sao thích ?
Qua bài, em học được những đức tính tốt nào?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8.
A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8.
Tự lập và học thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số.
Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính.
Bảng phụ chép sẵn một số bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS đọc lại bảng trừ 13 trừ đi 1 số , tính
+ 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện
+ Cả lớp thực hiện ghi kết quả ở bảng con 
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn :
Bước 1 : Nêu vấn đề
+ Nêu bài toán: Có 14 que tính ( cầm que tính) bớt đi 8 que tính. Hỏi còn ? que tính
+ Yêu cầu nhắc lại bài toán
+ Để biết còn lại bao nhiêu que tính cần làm gì
+ Viết lên bảng : 14 – 8
Bước 2 : Tìm kết quả
+ Hướng dẫn cách bớt: GV dùng que tính và hướng dẫn từng thao tác.
+ Yêu cầu HS thao tác và nêu cách bớt, sau đó nêu kết quảkết quả
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình
+ Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ
63 – 15 ; 33 -25
13 – 7 ; 13 – 5 ; 13 – 9
Nhắc lại tựa bài.
+ Nghe đề toán
+ Nhắc lại đề.
+ Thực hiện phép trừ 14 – 8.
+ Theo dõi GV thao tác.
+ Thực hành các thao tác trên bảng cài và nêu kết quả. 14 – 8 = 6
 14 * Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột
- 8 với 4, viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
 6 * Trừ từ phải sang trái, 4 không trừ được 8
 lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6 nhớ 1. 1 trừ 1
 3/ Bảng công thức : 14 trừ đi một số :
+ Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số.
+ Yêu cầu HS thông báo kết quả, GV ghi bảng
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng, sau đó xóa dần cho HS học thuộc
+ Thao tác trên que tính, tìm và ghi kết quả vào bảng con.
+ Nối tiếp nhau ( theo bàn) thông báo kết quả.
+ Học thuộc bảng công thức
 4/ Luyện tập – thực hành :
Bài 1 :
+ Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu ngay kết quả các phép tính phần a theo hình thức thi đua.
+ Yêu cầu nhận xét vế kết quả.
+ Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không?
+ Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay 14 – 9 và 14 – 5 không ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS tự làm tiếp tục phần b.
+ Yêu cầu so sánh 4+2 và 6, 14 – 4 – 2 và14-6
Bài 2 :
+ Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9 ; 14 – 8
Bài 3 :
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Muốn tính hiệu ta làm như thế nào ?
+ Yêu cầu Làm bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng
+ Yêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện tính 3 phép tính trên.
+ Nhận xét ghi điểm.
Bài 4 :
+ Yêu cầu đọc đề bài.
+ Bán đi nghĩa là thế nào ?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở
+ Thu vở chấm và nhận xét
+ Các nhóm thảo luận nhanh và cử đại diện báo cáo nhanh kết quả.
+ Nhận xét các nhóm báo cáo.
+ Không, vì đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
+ Có thể ghi ngay vì : 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5. Vì 5 và 9 là các số hạng trong p cộng 9 + 5 = 14 Khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia.
+ Làm bài và báo cáo kết quả
+ Ta có 4 + 2 = 6 ; Có cùng kết quả là 8.
+ Làm bài và trả lời câu hỏi
+ Đọc đề bài.
+ Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
 14 14 12
 - 5 - 7 - 9
 9 7 3
+ Trả lời.
+ Đọc đề bài.
+ Bán đi nghĩa là bớt đi.
+ Cả lớp làm vào vở. 1 HS giải ở bảng lớp
Bài giải :
Số quạt điện cửa hàng đó còn lại là :
14 – 6 = 8 ( quạt điện )
Đáp số : 8 quạt điện
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nêu lại bảng công thức 14 trừ đi một số.
Dặn HS về học thuộc bảng công thức và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2004.
TOÁN : 34 – 8
A/ MỤC TIÊU : 
 Giúp học sinh.
Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 – 8.
Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 34 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính, bảng cài.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
 I/ KTBC :
Yêu cầu 3 HS lên bảng đọc thuộc bảng trừ 14 trừ đi một số. Nhẩm nhanh một số phép tính thuộc dạng 14 trừ đi một số.
1 HS giải bài 4. Cả lớp đặt tính và thực hiện 14 – 9 ở bảng con.
Nhận xét ghi điểm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Phép trừ 34 – 8 :
Bước 1 : Nêu vấn đề
+ Có 34 que tính, bớt đi 8 ... 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Địa điểm : Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
Dụng cụ : 1 còi và 5 khăn bịt mắt.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ GV phổ biến nội dung giờ học.
+ Yêu cầu HS ra sân tập theo 5 hàng dọc.
+ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
+ Ôn bài thể dục 8 động tác.
II/ PHẦN CƠ BẢN: 
+ Điểm số 1 – 2 ; 1 – 2 theo vòng tròn. Chọn 1 HS làm chuẩn( ngược chiều kim đồng hồ)
+ Theo dõi nhận xét.
+ Chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện chơi một cách chủ động.
- Chọn 3 HS làm dê bị lạc và 2 HS đóng vai người tìm.
+ Theo dõi, động viên
+ HS lắng nghe.
+ Tập hợp thành 5 hàng dọc.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Cả lớp cùng thực hiện
+ Điểm số theo 2 lần.
- Cả lớp cùng tham gia chơi
- Thay phiên nhau đóng vai để chơi vui hơn
III/ PHẦN KẾT THÚC :
+ Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
+ GV hệ thống lại nội dung tiết học.
+ Dặn HS về nhà tập luyện và chuẩn bị tiết sau, nhớ đi đều mỗi ngày vào buổi sáng.
+ HS thực hiện dưới sự giám sát của GV.
+ Thực hiện
+ Lắng nghe
+ Nghe để thực hiện.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ sáu, ngày 03 tháng 12 năm 2004.
TOÁN :15 ,16 ,17 ,18 , TRỪ ĐI MỘT SỐ 
A/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS củng cố về :
Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng : 15, 16 ,17 ,18 trừ đi một số .
Lập và học thuộc lòng các bảng công thức : 15, 16 ,17 ,18 trừ đi một số .
Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Que tính.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC : 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu
+ HS 1 đặt tính rồi tính: 84 – 47 ; 60 – 12.
+ HS2: Giải bài 4
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ 15 trừ đi một số
* Bước 1: 15 - 6 .
+ Có 15 que tính ,bớt đi 6 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?( GV vừa thao tác que tính .Yêu cầu HS cũng thực hiện )
+ Muốn biết còn lại ? que tính taphảilàmgì?
+ Khi HS nêu GV ghi bảng :15 – 6 = 9
*Bước 2 :
+ Nêu: tương tự như trên, 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? 
+ Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng, GV viết lên bảng: 15 – 7 = 8
+ Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8 ; 15 – 9 
 + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ: 15 trừ đi một số .
 3/ 16 trừ đi một số:
+ Có 16 que tính ,bớt đi 9 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?.
+ Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy ?
+ Vậy 16 trừ 9 bằng mấy ?
+ GV viết bảng: 16 – 9 = 7
+ Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 16 – 8 ; 16 – 7
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ: 16 trừ đi một số.
 4/ 17 ; 18 trừ đi một số:
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 
+ Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng và công thức.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức 15;16;17;18 trừ đi một số.
 3/ Luyện tập – Thực hành
Bài 1: 
+ Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào vở
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốm tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 – 1 và ghi ngay kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai?
+ Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. 
+ 2 HS lên thực hiện theo yêu cầu . 
+ Lên bảng thực hiện.
+ Cả lớp đặt tính và tính 30 – 6.
HS nhắc lại tựa bài
+ HS lắng nghe và thao tác que tính theo .
+ Ta thực hiện phép trừ 15 – 6. 
+ HS thực hiện 15 – 6 = 9 . HS khác nhận xét .
+ Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính bớt 7 que tính còn lại 8 que tính .
+ 15 trừ 7 bằng 8.
15 – 8 = 7
15 – 9 = 6
+ Đọc đồng thanh bảng trừ .
+ Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính .
+ 16 bớt 9 còn 7.
+ 16 trừ 9 bằng 7.
+ Trả lời: 16 – 8 = 8
16 – 7 = 9
+ Đọc bài
+ Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả.
+ Điền số để có:
17 – 8 = 9
17 – 9 = 8
18 – 9 = 9
+ Đọc bài và ghi nhớ . 
+ Ghi kết quả các phép tính .
+ Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính .
+ Cho nhiều HS trả lời: Bạn đó nói đúng vì: 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 – 8 – 1hay 7 – 1 ( 7 là kết quả từng bước của 15 – 8) .
+ Một số HS giải thích theo yêu cầu của GV.
Trò chơi: Nhanh mắt – khéo tay.
Nội dung: Bài tập 2
Cách chơi: 
Thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký(mỗi tổ cử 1 bạn). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Sau 5 phút có nhiều bạn xong và đúng là tổ chiến thắng.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
Yêu cầu HS đọc lại bảng công thức 15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số .
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà học thuộc bảng công thức 15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số và làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH ; KIỂU CÂU: AI , LÀM GÌ?
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ hoạt động(công việc trong gia đình).
Luyện tập về mẫu câu: Ai làm gì ?
Nói được câu theo mẫu Ai làm gì ?
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 .
Giấy khổ to để HS thảo luận nhóm, bút dạ.
3 bộ thẻ có ghi mỗi từ ở bài tập 3 vào mỗi thẻ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 HS lên bảng.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát giáy, bút và nêu yêu cầu bài tập..
+ Gọi các nhóm đọc hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
+ Nhận xét từng nhóm.
Bài 2 :
+ Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề
+ Tổ chức cho HS làm từng câu, mỗi câu cho nhiều HS phát biểu, nhận xét chỉnh sửa.
+ Yêu cầu HS gạch 1 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? gạch 2 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Nhận xét ghi điểm.
Bài 3 :
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Cho HS Hoạt động nhóm( 3 nhóm) mỗi nhóm 3 HS, phát thẻ từ cho HS và yêu cầu trong 3 phút nhóm nào ghép được nhiều câu có nghĩa theo mẫu Ai làm gì? nhất sẽ thắng.
+ Cho thảo luận nhóm sau đó gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét sữa chữa.
+ Mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu Ai(cái gì,con gì) làm gì?
+ HS dưới lớp phát biểu, chữa bài tập về nhà.
Nhắc lại tựa bài.
+ Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi các việc làm của mình ở nhà trong 5 phút
+ Nghe và nhận xét bổ sung
+ Đọc đề bài
+ Mỗi HS nêu 1 câu và nhiều HS được nêu
+ Làm vào vở, 3 HS lên bảng
a/ Chị tìm đến bông cúa màu xanh.
b/ Cây xòa cành ôm cậu bé.
c/ Em học thuộc đoạn thơ.
d/ Em làm ba bài tập toán.
+ Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm thành câu.
+ Nhận thẻ từ và ghép:
- Em giặt quần áo.
- Chị em xếp sách vở.
- Linh rửa bát đũa/xếp sách vở.
- Cậu bé giặt quần áo/ rửa bát đũa
- Em và Linh quét dọn nhà cửa
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học kiến thức gì?
Dặn HS về nhà mỗi đặt 5 câu theo mẫu : Ai làm gì ? 
GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN : KỂ VỀ GIA ĐÌNH
A/ MỤC TIÊU :
Biết cách giới thiệu về gia đình.
Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
Viết được những điều vừa nói thành một đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý.
Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh về cảnh gia đình có bố, mẹ và hai con.
Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1.
Phiếu bài tập cho HS.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 4 HS lên bảng 
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: 
+ Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai?
+ Đây là bức tranh về gia đình bạn Minh, bây gi7ò qua bài tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp.
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1 :
+ Treo bảng phụ..
+ Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
+ Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. Nhận xét chỉnh sửa cho từng em.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Phát phiếu học tập cho HS..
+ Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho HS.
+ HS thành 2 cặp theo yêu cầu nói các nội dung về gọi điện.
+ Cả lớp nghe và nhận xét
+ Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. Trong tranh có bố, mẹ và em gái của Minh.
+ 3 HS đọc yêu cầu.
+ Lắng nghe và ghi nhớ.
+ HS tập nói trong nhóm trong 5 phút và chỉnh sửa cho nhau.
+ Cho HS thực hành tập nói trước lớp.
+ Nhận xét bổ sung.
+ Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn(3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
+ Nhận phiếu và làm bài. 3 đến 5 HS đọc bài.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nhắc HS về nhà viết tiếp bài tập 2..
Dặn HS chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 13.doc