Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì I - Tuần 6, 7

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì I - Tuần 6, 7

Tiết 2+3: Tập đọc

BÀI 11: MẨU GIẤY VỤN (T16 + 17)

I/ Mục đích - yêu cầu:

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bớc đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trờng lớp luôn sạch đẹp.(trả lời đợc câu hỏi 1,2,3). Học sinh khá giỏi trả lời đợc câu hỏi 4.

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trờng lớp học luôn sạch đẹp.

 II/ Đồ dùng dạy - học.

 - Tranh minh hoạ trong SGK.

 - HT: Nhóm 2, cá nhân, cả lớp .

 

doc 41 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì I - Tuần 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2+3: Tập đọc
Bài 11: Mẩu giấy vụn (T16 + 17)
I/ Mục đích - yêu cầu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bớc đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trờng lớp luôn sạch đẹp.(trả lời đợc câu hỏi 1,2,3). Học sinh khá giỏi trả lời đợc câu hỏi 4.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trờng lớp học luôn sạch đẹp. 
 II/ Đồ dùng dạy - học.
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - HT: Nhóm 2, cá nhân, cả lớp .
 III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài Mục lục sách.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: 
 2/ Luyện đọc:
- GV đọc toàn bài.
- HD học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
Đọc đúng: rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe....
b) Đọc từng đoạn trớc lớp:
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Chú ý 1 số câu ( GVHD trên bảng )
Giúp HS hiểu 1 số từ mới: sáng sủa, đồng thanh, hởng ứng, thích thú
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài).
Tiết 2
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
Câu hỏi 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Câu hỏi 3: Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
Có thật đó là tiếng nói của mẩu giấy không? Vì sao?
Câu hỏi 4: (Học sinh khá, giỏi)
Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở HS điều gì?
- ở trường, lớp mình các em có vứt rác bừa bài không? 
- Nếu em thấy các bạn vứt rác bừa bài em cần làm gì?
GVgiảng: Muốn trường học sạch đẹp, mỗi học sinh phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những việc làm xấu, làm bẩn trờng lớp. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm. Mỗi HS đều có ý thức giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
4/ Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn đọc.
- Thi đọc truyện theo vai:
3, 4 nhóm tự phân vai thi đọc toàn truyện. Cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
5 / Củng cố - dặn dò:
- Qua bài nói lên điều gì?
- Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao? 
- Về nhà chuẩn bị cho tiết kể chuyện : Mẩu giấy vụn 
- 3 học sinh đọc bài 
- Học sinh khác nhận xét 
- Học sinh nghe
- Học sinh đọc tiếp sức câu.
Kết hợp luyện đọc đúng
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn.
Kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc nhóm 2
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
- Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho biết mẩu giấy nói gì.
- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!
+ Đó không phải là tiếng nói của mẩu giấy vì giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. 
- HS suy nghĩ và trả lời
Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp luôn chú ý giữ gìn vệ sinh chung.
- Học sinh trả lời
- HS lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm , phân vai
- Các nhóm thi đọc 
- Học sinh trả lời.
- Thích vì bạn ấy thông minh, hiểu ý cô giáo, biết nhặt rác bỏ vào sọt. Trong lớp chỉ có mình bạn hiểu ý cô giáo.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Tiết 26: 7 cộng với một số: 7 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Que tính và bảng gài.
- HT: Nhóm2, cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ.
- Cho học sinh lên bảng giải bài tập 3,
GV kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Chữa bài, nhận xét đánh giá cho điểm.
B/ Bài mới.
1, Giới thiệu phép cộng 7 + 5
- GV nêu thành bài toán
- Nhận xét rồi ghi kết quả lên bảng
HDHS đặt tính
Các số 7, 5, 2 phải thẳng cột
2) HS tự lập bảng 7 cộng với một số và học thuộc
- HD học sinh đọc thuộc bàng cách xoá dần 
C/ Thực hành.
Bài 1: Đọc yêu cầu.
- Dựa vào bảng cộng để tính và ghi kết quả
- GV ghi kết quả lên bảng 
Bài 2: GV HD cách làm
Đặt tính thẳng các hàng đơn vị với nhau.
Bài 4: HD học sinh làm bài.
GV gợi ý: Anh hơn em 5 tuổi tức là anh nhiều hơn em 5 tuổi
C/ Củng cố - dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
- 1 học sinh lên bảng giải 
- Cả lớp chữa bài nhận xét 
- Học sinh nhắc lại đầu bài toán
- HS thao tác trên que tính bằng
 nhiều cách để tìm ra kết quả
 7 + 5 =?
7 + 4 = 11
7 + 5 = 12
7 + 6 = 13
7 + 7 = 14
7 + 8 = 15
7 + 9 = 16
- Học sinh đọc thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Nhiều HS đọc và nhận xét
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Làm miệng
- Học sinh làm bài vào BC - BL
- Học sinh đọc đề và phân tích đề 
Nhiều HS nêu tóm tắt
Cả lớp giải bài tập vào vở
 Giải
 Tuổi anh là:
 7 + 5 = 12 ( tuổi )
 Đáp số: 12 tuổi
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
Tiết 6: Gọn gàng ngăn nắp (tiết 2)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết cần phải giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào.
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ.
 - Thực hiện giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. 
 - GDMT: Giúp HS biết sống gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
 II.Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở bài tập của HS
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu- bài ghi bảng.
2.2. Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống.
* Cách tiến hành:
+ Chia nhóm: Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi sắm vai.
a. Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn đến rủ đi chơi. Em sẽ...
b.Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem hoạt hình. Em sẽ...
c. Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi em ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ...
* HS làm việc theo nhóm:
- Mời các nhóm lên đóng vai.
_ GV kết luận chung: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi mình ở.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ
 Mức độ a: Thường xuyên xếp gọn chỗ học chỗ chơi
 Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở
 Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ
GV đếm số HS theo mức độ
* Kết luận chung: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
6. Củng cố, dặn dò
 - Liên hệ: ở nhà, ở trường em làm gì để gọn gàng ngăn nắp, góp phần làm sạch đẹp môi trường?( HS suy nghĩ trả lời
- HS mở vở bài tập 
- Em cần dọn mâm bát trước khi đi chơi
- Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim.
- Em cần nhắc và giúp bạn dọn chiếu.
- HS giơ tay theo mức độ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
(Nghỉ công tổ khối đ/c Quyết dạy thay)
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Tiết 2: Âm nhạc
Tiết 6: Học hát bài múa vui
I/Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/Đồ dùng dạy - học:
- Nhạc cụ.
- Giáo viên hát thuộc bài hát.
III/ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra đầu giờ.
- KT học sinh hát cá nhân bài 
'' Thật là hay''
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Hớng dẫn học sinh học hát
Hoạt động 1: Dạy bài hát múa vui
- Tên bài hát là gì?
- Tác giả bài hát là ai?
Giáo viên giới thiệu qua một số bài hát mà ông sáng tác
- Giáo viên hát mẫu
- Đọc lời ca
- Dạy từng câu.
( Dạy theo lối móc xích ) 
Hoạt động 2: Vỗ tay theo phách
- Hớng dẫn học sinh thực hiện 
- Vỗ tay theo nhịp.
- Hát kết hợp vận động
- Dùng thanh phách đệm theo bài hát
3 /Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc bài hát.
- 2, 3 học sinh sung phong hát 
- Học sinh nghe 
-Múa vui
-Lê Hữu Phước
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc từng câu
-Học sinh hát theo cả lớp, dãy, bàn, cá nhân.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách hay vỗ tay theo nhịp.
- Học sinh thực hiện CN- CL
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Tiết 28: 47 + 25
I/ Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- 6 bó 1 chục que tính và 12 que tính rời.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ.
- 2 Học sinh lên bảng làm bài tập 3.
- Giáo viên nhận xét ... ức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể, làm cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn. Nếu bị đói khát ta sẽ bị mắc bệnh, mệt mỏi, gầy yếu làm việc và học tập kém.
Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ.
*Mục tiêu: Biết lựa chọn từng bữa ăn một cách phù hợp
* Cách tiến hành
Thi kể, viết, vẽ, thức ăn đồ uống hàng ngày.
- Gioá viên nhận xét kết luận.
3 / Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà nên ăn, uống đủ chất và ăn thêm hoa quả.
- Học sinh nghe 
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Một số học sinh nhắc lại.
- Nên ăn nhiều vào bữa sáng, bữa tối không nên ăn quá no, không nên bỏ bữa.
Kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là ăn đủ cả về số lượng và chất lượng.
- Học sinh thực hiện 
- Thức ăn được dạ dày co bóp, chất bổ ngấm vào ruột non.
- Những chất bổ nuôi cơ thể. 
- Cần ăn đủ lọai thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể, làm cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn.
- Nếu bị đói khát ta sẽ bị mắc bệnh, mệt mỏi, gầy yếu làm việc và học tập kém.
- Học sinh nêu lại 
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 35: 26 + 5
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn. Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- 2 bó và 12 que tính rời.
- DK: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
HTĐB: Que tính, lời giải.
III/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc bảng cộng 6 cộng với một số
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
B/Bài mới :
1/Giới thiệu phép cộng 26 + 5
Nêu bài toán dẫn ra phép tính 
26 + 5 =?
Nêu cách tính
- Hướng dẫn tính cột dọc
- Nhận xét và sửa.
2/Thực hành
Bài 1:Tính.
Làm bảng con
- Chữa bài nhận xét 
Bài 3: Bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Một học sinh làm trên bảng. 
Bài 4: Học sinh đo mỗi đoạn thẳng rồi trả lời
3/ Củng cố - dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
- 2 học sinh đọc bảng 6 công với một số. 
HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả 
 26 + 5 = 31
- Học sinh nêu cách thực hiện 
 .6 cộng 5 bằng 11 Viết 1 nhớ 1.
 .2 thêm 1 bằng 3 viết 3
- Học sinh làm bảng con
- Học sinh làm BC - BL
- Học sinh đọc đề - phân tích đề.
- HS đọc y/c - TLCH
- 1 Học sinh lên bảng - cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Số điểm 10 trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm )
Đáp số : 21 điểm
- Học sinh đo và trả lời câu hỏi 
Đoạn AB = 7cm
Đoạn BC = 5cm
Đoạn AC = 7 + 5 = 12 cm
 .............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 14: Cô giáo lớp em 
I/ Mục đích - yêu cầu. 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
- Làm được BT2; BT (3) a/b. 
- Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận trong khi viết.
II /Đồ dùng dạy - học:
- Chuẩn bị nội dung bài tập 2, 3 
- DK: Cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ : 
- HS viết bảng con: Lúng túng, huy hiệu, con trăn.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
1/Giới thiệu bài : Nêu MĐYC của tiết học
2/Hướng dẫn nghe viết :
GV đọc mẫu.
-Khi cô giáo dạy viết gió và nắng thế nào?
- Câu thơ nào cho biết bạn học sinh rất thích những điểm 10 cô cho?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
- Viết chữ khó vào bảng con.
3/ HS viết bài vào vở
GV đọc bài.
Xong cho học sinh soát lỗi 
- Chấm và chữa bài.
- Chấm 5 bài, chả bài, nhận xét.
4/ HD làm bài tập
Bài 2: Đọc yêu cầu.
Tìm được càng nhiều từ càng tốt
HS làm bài
HS đọc bài
NX bổ xung
Bài 3: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống? 
( che , tre , trăng , trắng )
a/Đọc kỹ đề
- HD học sinh làm bài a.
- Chữa bài nhận xét 
4/ Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh viết BC
2 HS đọc.
- Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.
- Yêu thương em ngắm mãi .Những điểm 10 cô cho.
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ
Viết cách lề 3 ô và viết hoa.
- Học sinh viết BC 
Lớp , dạy , giảng . . . 
- HS viết bài
- Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng.
Vui : vui mừng , vui vẻ , vui thích
vui vầy , yên vui .. .. ..
Thuỷ : Thuỷ chung , tàu thuỷ , thuỷ chiến , thuỷ quân ...
Núi: Sông núi, núi non, núi đá, núi rừng, đồi núi ...
Luỹ : Tích luỹ , thành luỹ , luỹ tre
- Học sinh làm bài theo nhóm 4
Quê hương là cầu tre nhỏ 
Mẹ về nón lá nghiêng che 
Quê hương là đêm trăng tỏ 
Hoa cău rụng trắng ngoài thềm 
- Cáo nhóm báo cáo 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 7: Kể ngắn theo tranh - Luyện tập về thời khóa biểu.
 I/ Mục đích - yêu cầu: 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1).
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
- Giáo dục học sinh ý thức học.
- HSKT: Đánh vần bài tập 1.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Chuẩn bị giấy cho các nhóm viết thời khoá biểu.
-DK: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
-HTĐB: Tranh vẽ, lời dẫn.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
Đặt 3 câu theo mẫu : 
Cây này không cao đâu? 
Giáo viên chữa bài nhận xét 
B/ Bài mới :
1/Giới thiệu bài : Nêu MĐYC của tiết học
2/Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Đọc Y/C của bài
GV HD thực hiện
QS tranh, đọc lời nhân vật hình dung diễn biến câu chuyện ,Kể nội dung từng tranh .
HS kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh
Nhận xét đánh giá.
Bài tập 3: Y/C HS dựa vào câu hỏi trong SGK để trả lời.
- Giáo viên chữa bài nhận xét 
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà kể lại câu chuyện Bút của cô giáo
- Học sinh nêu 
- Học sinh khác nhận xét 
 - HS đọc y/c của bài.
- HSKT: Đánh vần bài tập 1.
 Hằng và Nam đang làm bài tập, Nam quên không mang bút liền hỏi Hằng ơi! Tớ quên bút ở nhà rồi, bạn có mang thừa bút nào theo khônsg?
Tớ chỉ có một bút 
Cô giáo đưa bút cho bạn Nam.
Em cám ơn cô ạ.
Hai bạn chăm chú viết bài. Bạn Nam được điểm 10 về nhà khoe với mẹ ( Nhờ bút của cô con được điểm 10 đấy mẹ ạ )
Mẹ rất vui vì con được điểm 10 và
con của mẹ đã biết : ( biết ơn cô giáo ) .
- Học sinh kể 
- Học sinh làm bài theo nhóm 2 
- Trình bày trước lớp.
Ngày mai có 7 tiết.
. . . 
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Thủ công 
Tiết 7: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Học sinh thích gấp thuyền để chơi.
II/ Chuẩn bị: 
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui. 
- Qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Giấy để HD gấp.
III/ Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. HD QS và nhận xét
 - Yêu cầu HS QS thuyền phẳng đáy không mui
- Hình dáng thuyền nh thế nào?
- Có mấy phần?
- GV mở thuyền mẫu ra 
thành tờ giấy và gấp lại theo nếp gấp để HS nắm được cách gấp thuyền.
2. GV hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Gấp các nét gấp cách đều
- Đặt ngang tờ giấy, gấp theo chiều dài, gấp đôi mặt trước lật ra mặt sau
* Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
-Gấp theo đường dấu cạnh ngắn trùng với cạnh dài, lật mặt sau gấp giống như mặt trước,
* Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui
-Lách 2 ngón tay vào 2 mép giấy lộn mép giấy vào trong lòng thuyền miết phẳng 2 cạnh được thuyền phẳng đáy không mui
- GV theo dõi giúp đỡ HS 
3. Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành.
- Nhận xét, khen sản phẩm đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về thực hành gấp.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- Nhỏ, dài, nhọn 2 đầu, không có mui ở giữa
- 3 Phần: 2 bên mạn thuyền, đáy tuyền, mũi thuyền.
- HS quan sát
- HS thực hành gấp.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5:	 hoạt động cuối tuần
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
 - Đề ra phương hướng tuần sau.
II.Thời gian:
 - 10 giờ 30 
III. Đối tượng:
 - HS lớp 2A: 19 HS
IV:Chuẩn bị:
* Phương tiện: + Sổ theo dõi của cán sự lớp.
 + Một số bài hát múa.
*Hình thức: + Cá nhân, nhóm, cả lớp.
V.Nội dung 
 1. Nhận xét chung: 
 - HS đi học đúng giờ, đầy đủ đảm bảo số lượng HS.
 -Thực hiện tốt mọi nội quy, nền nếp của trường, của lớp đề ra.
 - Một số em có ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp: 
- Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
 - Thực hiện tốt các hoạt động Đội.
*Tồn tại:- Một số em chưa có ý thức trong học tập: 
 - Một số HS còn hay nghỉ học và đi học muộn: Thả, Tuấn. 
VI. Tiến hành hoạt động:
1. ổn định tổ chức.
2. Phụ trách sao kiểm tra thi đua.
3. Thực hiện chủ điểm:"Chăm ngoan học giỏi".
4. Phương hướng tuần 8.
 - Duy trì tốt nền nếp của lớp.
 - Học bài và làm trước khi đến lớp.
- Duy trì tốt số lượng được giao.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6+7.doc