Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc cho học sinh lớp 2

LỜI NÓI ĐẦU

 Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu Tiếng Việt để đọc đúng, viết đúng, nói hay và viết đẹp là nhu cầu cần thiết của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp Tiểu học.

 Để những chủ nhân của thế kỉ 21 đưa nước ta trở thành một nước: “ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá”, có nền kinh tế phát triển hiện đại, nền văn hoá phong phú đa dạng. Vậy thì song song với việc lo cho trẻ tới trường, giảm tỉ lệ lưu ban ở mức thấp nhất, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học, coi chất lượng dạy học là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của mỗi nhà trường.

 Một trong những vấn đề cần nâng cao chất lượng Tiểu học là ngay từ khi trẻ bắt đầu cắp sách tới trường phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc thông viết thạo. Vì có đọc đúng mới hiểu được nội dung của văn bản, từ đó mới lĩnh hội được tri thức đúng, và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Do vậy việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì thông qua việc rèn đọc cho học sinh góp phần rèn luyện cho các em tính kiên trì, tính kỉ luật, óc thẩm mĩ tư duy sáng tạo Hơn nữa đọc đúng, đọc lưu loát, tốc độ đọc phù hợp với yêu cầu của từng khối lớp còn quyết định đến kểt quả học tập của các em. Mặt khác Tập Đọc là công cụ để giúp học sinh học tốt các môn học khác.

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
 Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu Tiếng Việt để đọc đúng, viết đúng, nói hay và viết đẹp là nhu cầu cần thiết của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp Tiểu học.
 Để những chủ nhân của thế kỉ 21 đưa nước ta trở thành một nước: “ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá”, có nền kinh tế phát triển hiện đại, nền văn hoá phong phú đa dạng. Vậy thì song song với việc lo cho trẻ tới trường, giảm tỉ lệ lưu ban ở mức thấp nhất, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học, coi chất lượng dạy học là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của mỗi nhà trường.
 Một trong những vấn đề cần nâng cao chất lượng Tiểu học là ngay từ khi trẻ bắt đầu cắp sách tới trường phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc thông viết thạo. Vì có đọc đúng mới hiểu được nội dung của văn bản, từ đó mới lĩnh hội được tri thức đúng, và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Do vậy việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì thông qua việc rèn đọc cho học sinh góp phần rèn luyện cho các em tính kiên trì, tính kỉ luật, óc thẩm mĩ tư duy sáng tạo  Hơn nữa đọc đúng, đọc lưu loát, tốc độ đọc phù hợp với yêu cầu của từng khối lớp còn quyết định đến kểt quả học tập của các em. Mặt khác Tập Đọc là công cụ để giúp học sinh học tốt các môn học khác.
 Với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập Đọc cho học sinh Tiểu học đặc biệt là những lớp đầu tiên của cấp học. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp rèn đọc cho các em học lớp 2. Những biện pháp mà tôi nghiên cứu và thực hiện đã được vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả đáng kể. Tôi hy vọng những biện pháp này sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học có biện pháp rèn đọc cho các em học sinh lớp 2 đạt kết quả cao hơn.
 Tuy bản thân tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm này. Song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Phần I- ĐẶT VẤN ĐỀ 
I- Lý do chọn đề tài: 
 Trong các nhà trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Xuân Phương nói riêng cho rằng môn học nào cũng quan trọng, liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Một trong những môn học quan trọng và coi như là môn học công cụ , môn học chủ đạo của mỗi nhà trường đó là môn Tiếng Việt. Những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần phải hướng tới là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ nghe - đọc - nói - viết . Đó là cơ sở nền tảng có tính chất công cụ giúp các em học sinh học tốt tất cả các môn học khác. 
 Tập đọc là phân môn quan trọng , có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với người đi học. ‘Đọc- giúp trẻ em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. 
 Để thực hiện mục tiêu: ‘Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: Nghe – nói- đọc - viết giúp các em học tập và giao tiếp tốt trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” thì việc dạy các em đọc tốt là một vấn đề vô cùng quan trọng với giáo viên Tiểu học. Đối với học sinh trước hết phải học đọc, sau đó phải đọc hiểu. Các em có đọc tốt thì mới có khả năng tái hiện lại được văn bản, tích lũy được kiến thức. Từ đó các em mới hứng thú với các môn học khác. Đọc tốt tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời.
II. Mục đích nghiên cứu: 
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đọc của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 trường Tiểu học Xuân Phương nói riêng.
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
1. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 2A. 
2. Phạm vi nghiên cứu: 
Tập trung bám sát vào nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 2. Từ đó có hướng rèn cho học sinh đọc để đạt được mục tiêu phân môn đề ra.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Thông qua việc rèn đọc cho học sinh để góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. Để thực hiện được đề tài mà đối tượng là học sinh lớp 2A tôi đã xác định rõ các nhiệm vụ cần làm:
Rèn cho học sinh đọc đúng các âm dễ lẫn.
- Dần dần hoàn thiện cho học sinh còn đọc ngọng bẩm sinh.
Rèn cho học sinh đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ còn dài.
Rèn cho học sinh đọc to, đọc đúng các loại văn bản, đọc rành mạch và đọc đúng tốc độ (50 tiếng /1 phút).
Từ nhiệm vụ trên việc cần phải làm để rèn cho học sinh đọc có kết quả tốt, tôi đã áp dụng một số phương pháp để đúc rút kinh nghiệm.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu nguyên nhân, điều tra khảo sát thực tế, tìm ra biện pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện kết hợp với tìm hiểu qua các tài liệu, sách tham khảo.
Cuối cùng là thực nghiệm, trắc nghiệm lấy kết quả đạt được.
*****
KẾT CẤU KINH NGHIỆM GỒM 3 PHẦN
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn nội dung kinh nghiệm.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Phần II. NỘI DUNG: gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận.
Chương II. Cơ sở thực tiễn.
Chương III. Khảo sát thực trạng.
Chương IV. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh (có dẫn chứng).
Phần III. KẾT LUẬN:
 Phần II. NỘI DUNG 
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Nhiệm vụ của phân môn tập đọc:
 1.Phát triển các kỹ năng đọc và nghe cho học sinh, yêu cầu cụ thể đối với học sinh:
Đọc thành tiếng:
Phát âm đúng.
Đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, từng đoạn và cả bài, biết ngắt nghỉ hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài hoặc giữa các mục, các phần trong bài đọc.
Cường độ đọc vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, đủ nghe.
Tốc độ đọc đạt yêu cầu tối thiểu (50 tiếng/ phút).
Đọc thầm và hiểu nội dung:
Biết đọc không thành tiếng.
Hiểu được nghĩa của các từ mới (chủ yếu là nghĩa trong văn bản), nắm được nội dung của câu, đoạn, bài đã đọc để trả lời các câu hỏi dưới mỗi bài học.
Nghe:
Nghe giáo viên đọc mẫu và nắm được cách đọc đúng các tiếng, các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Nghe hiểu các câu hỏi và các yêu cầu của thầy giáo, cô giáo hoặc của các bạn trong lớp.
Nghe bạn đọc, nói và bước đầu có khả năng nhận xét về cách đọc của bạn.
Tư thế đọc:
Biết cầm sách đọc với tư thế đúng, ngay ngắn, khoảng cách, độ nghiêng giữa sách phù hợp với mắt nhìn, biết hướng trang sách về phía nhiều ánh sáng.
Khi đặt sách trước bàn ngồi đọc, biết điều chỉnh khoảng cách giữa mắt với trang sách sao cho mỗi dòng chữ trên trang sách có khoảng cách hợp lý với mắt nhìn mà vẫn giữ được tư thế ngồi, không làm cong vẹo cột sống.
2.Trau dồi vốn Tiếng Việt:
Làm giàu tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
 b. Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, cung cấp một số mẫu thông thường để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập (như tự thuật đơn giản, đọc thời khoá biểu, đọc nội quy lớp, thông báo, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại)
 c. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh lựa chọn)
3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt, cụ thể là:
 a. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, thái độ lễ phép,lòng biết ơn và ý thức trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có lòng vị tha và nhân hậu.
b.Có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập và rèn luyện.
c. Ham đọc sách, có khả năng cảm nhận cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học Tiếng Việt.
CHƯƠNG II – CƠ SỞ THỰC TIỄN
Phân môn Tập Đọc là phân môn quan trọng trong nhiệm vụ dạy chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy khi học hết tiểu học mà việc đọc của học sinh còn hạn chế như: Có em còn đánh vần, đọc ngọng, đọc chưa lưu loát, đọc sai lỗi chính tả, đọc nhát gừng, đọc nhưng không hiểu văn bản, đọc nhỏ. Ngoài ra nhiều giáo viên còn chưa coi trọng việc đọc của học sinh.
Chính vì lẽ đó mà dẫn đến học sinh đọc còn yếu và học các môn khác dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn thấp, không đáp ứng được chương trình, trình độ phát triển hiện nay của giáo dục. Chính vì thế vấn đề cơ bản tôi phải đặt ra là làm thế nào để rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cơ bản đã đề ra. Việc đầu tiên tôi tiến hành khảo sát thực trạng để tìm ra hướng giải quyết khắc phục những tồn tại.
CHƯƠNG III - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Đầu năm học, tôi khảo sát trong lớp 2A có 4 lớp có 31 học sinh, tôi kiểm tra chất lượng đọc đầu năm kết quả cho thấy như sau:
- Số học sinh còn đọc đánh vần: 5 học sinh = 16,1%
- Số học sinh đọc ngọng bẩm sinh: 2 học sinh = 6,5 %
- Số học sinh phát âm nhầm lẫn: 9 học sinh = 29,0 %
- Số học sinh đọc to, đọc đúng: 15 học sinh = 48,4 %
Kết quả trên cho tôi thấy còn băn khoăn. Để đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ phân môn Tập đọc lớp 2 đổi mới với nhiều dạng bài có hiệu quả tôi đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Do học sinh đọc ngọng bẩm sinh.
Do ảnh hưởng của một số gia đình hướng dẫn con em mình học ở nhà không chuẩn mực, dạy theo kiểu cũ.
Do một số học sinh có động cơ học tập chưa đúng đắn, các em chỉ đọc qua loa, xong lần.
Do chương trình thay sách giáo khoa mới có nhiều nội dung mới, bài dài khó đọc.
Do tình hình dân trí nhận thức còn hạn chế. Đa phần là con em nông dân nên nhận thức của phụ huynh chưa đầy đủ.
Do phát âm tiếng địa phương.
Do các gia đình còn phó mặc việc giáo dục, dạy dỗ con cái cho nhà trường, về nhà không quan tâm, chưa chú ý nhắc nhở học sinh học ở nhà.
Chính vì lẽ đó đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhất là chất lượng đọc của học sinh.
Với thực trạng trên còn tồn tại trong thực tế, tôi thấy mình phải có một biện pháp để giải quyết những hạn chế trong việc đọc của học sinh giúp các em học tập tốt hơn.
CHƯƠNG IV - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 2
N ... ể học sinh luyện đúng mẫu, sau đó giáo viên phân luyện theo nhóm, giao cho những học sinh phát âm chuẩn làm nhóm trưởng và lấy chỉ tiêu thi đua cho các em hứng thú khi đua luyện. Khi các em đã phát âm chuẩn, giáo viên hướng dẫn các em luyện theo mẫu một số câu có phụ âm dễ lẫn. Ví dụ: khi luyện phụ âm l/n giáo viên hướng dẫn theo dòng thơ:
“Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”.
 + Hay khi luyện s/x:
 “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
- “Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con”
 (Tục ngữ)
Để luyện tổng hợp phụ âm này, giáo viên dùng bài thơ “Thỏ thẻ”:
 Hôm nay ông có khách
 Để cháu đun nước cho
 Nhưng cái siêu nó to
 Cháu nhờ ông với nhé
 Cháu ra sân rút rạ
 Ông phải ôm vào cơ 
 Ngọn lửa nó bùng to
 Cháu nhờ ông dập bớt
 (Hoàng Tá)
Từ một số ví dụ trên, các em được rèn luyện và phân biệt cách đọc một số phụ âm dễ lẫn. Nhờ vậy khi đọc bài gặp các phụ âm vần, các em đọc có hiệu quả cao hơn.
3. Rèn học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ dài, đọc câu, đoạn liền mạch đối với từng thể loại:
Đối với thể loại văn xuôi:
Đối với học sinh lớp 2, kỹ năng đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy còn hạn chế. Có em đọc ê a, rời dạc, nhất là những văn bản có câu văn dài, các em lấy đủ hơi để đọc. Do vậy, khi đọc theo tổ, nhóm đồng thanh các em không đọc đều, em đọc trước, em đọc sau làm cho người nghe khó chịu. Vậy giúp các em đọc câu, đoạn, cả văn bản lièn mạch thì việc đầu tiên người thầyphải đọc đúng mẫu, đọc chuẩn mực, từ đó giúp các em phát hiện cách đọc và luyện đọc theo mẫu.
Ví dụ:
Khi rèn đọc câu: “Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo”. Trích (Quà của bố)
Hay “Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo”. Trích (Bông hoa niềm vui).
Khi rèn cho học sinh những câu văn này, giáo viên chép lên bảng phụ sau đó đọc mẫu để học sinh phát hiện cách ngắt nhịp. Sau đó giáo viên hỏi học sinh đã ngắt nhịp sau những tiếng nào, từ nào. Học sinh nêu đúng, giáo viên gạch chéo bên cạnh. Tiếp đó treo bảng phụ đã hoàn chỉnh từng câu văn rồi gọi học sinh đọc theo đúng câu vừa hướng dẫn.
Ví dụ: “Mở thúng câu ra/ là cả một thế giới dưới nước: // Cà cuống,/ niềng niễng đực,/ niềng niễng cái bò nhộn nhạo”//.
Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ chị ạ! //Một bông cho em/ vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ// đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.//
Khi học sinh đã biết ngắt nghỉ các dấu chấm, phẩy và các câu văn dài, giáo viên giúp các em đọc câu, đoạn sẽ liền mạch làm cho người nghe thoải mái và hiểu được nội dung cơ bản.
b. Ở lứa tuổi các em, phần lớn các em thích đọc các bài thơ hơn các bài văn xuôi. Bởi vì đặc trưng của thơ là ngắn, gieo vần, dễ đọc. Nhưng phần lớn các em chỉ đọc thật to, thật nhanh, muốn xong trước các bạn, đọc được nhiều chứ không cần biết đến ý của câu thơ, bài thơ nói đến điều gì, vần điệu ra sao, ngắt nhịp thơ ở chỗ nào, nhấn giọng như thế nào
Thường thường khi đọc thơ các em thường ngắt nghỉ ở cuối mỗi câu thơ khi gắp dấu câu ở giữa dòng thơ. Song có những câu thơ ta phải đọc liền mạch từ câu nọ vắt sang câu kia thì học sinh chưa làm được. Ví dụ trong bài “Chiếc chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu:
“Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác”
Khi đọc bài thơ này cần hướng dẫn các em đọc vắt dòng thơ kết hợp nghỉ hơi đúng mức ở cuối mỗi dòng thơ, nghỉ hơi dài hơn giữa các ý thơ và nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm như: Như sắt, Như đồng”. Có như vậy người nghe sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mạnh mẽ, khoẻ khoắn của chị lao công.
Song bên cạnh những câu thơ ta phải đọc vắt liền sang như vậy thì lại không ít câu có yêu cầu ngược lại: Đó là ta phải đọc ngắt nhịp, không đọc liền cả dòng.
Ví dụ
“Lặng rồi/ cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi”.
Hoặc
“Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con”
Cần hướng dẫn các em ngắt đúng nhịp thơ, ngắt tự nhiên, tránh đọc nhát gừng và nhấn giọng ở một số từ như: “lặng , mệt, nắng oi, chẳng bằng”
Như vậy khi rèn đọc thơ, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ từng câu thơ, khổ thơ trong bài cho từng thể thơ. Giúp các em thấy được cái hay của nội dung, cái đẹp của nghệ thuật trong bài mà chính các em đã làm toát lên được, từ đó gây hứng thú đọc bài tốt hơn.
c. Đối với các văn bản khoa học, báo chí, hành chính, tự thuật, thời khoá biểu, thời gian biểu, mục lục sách Đối với loại văn bản này hoàn toàn mới đối với các em, đọc bài không giống với văn bản thơ, văn bản văn xuôi, cá em cảm thấy rất khó đọc. Do vậy khi rèn giáo viên đọc mẫu phải chuẩn, chép những nội dung khó đọc lên bảng phụ, giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh phát hiện cách đọc, cách ngắt nhịp trên bảng phụ gọi học sinh đọc tốt đọc mẫu sau đó cho các em luyện đọc theo tổ, nhóm, cả lớp.
Ví dụ: Họ và tên:// Bùi Thanh Hà
Nam (nữ): // Nữ
Ngày sinh: // 23/4/1996
Trích( Tự thuật Tiếng Việt 2 - Tập I).
Khi rèn đọc cần hướng dẫn các em ngắt nhịp theo gạch chéo và dòng:
Ví dụ:
Nam, Nữ đọc là: nam hay nữ.
Ngày sinh: 23/4/1996 (đọc là hai mươi ba / tháng tư/ năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu).
Hay:
Số thứ tự	Tác giả	Tác phẩm	Trang
 1	Quang Dũng	Mùa quả cọ	7
(Mục lục sách Tiếng Việt 2 Tập I)
Cần hướng dẫn học sinh đọc: Một // tác giả Quang Dũng // tác phẩm Mùa quả cọ // trang 7//
4. Rèn học sinh đọc nhỏ, đọc chậm:
Để rèn kỹ năng đọc cho học sinh được tốt, khi học sinh đọc giáo viên cần quan sát giọng đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc.
Biết nghe đọc có nghĩa là khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì của học sinh đọc mẫu, đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em với mẫu của mình.
Khi nhận xét giọng đọc của học sinh, giáo viên hãy nhận xét và chỉ ra cái đã được và chưa được của các em.
Ví dụ: Em đang đọc như thế này “” và bây giờ chúng ta cần đọc như thế “” và giáo viên thường nhắc các em: “Các em phải đọc theo giọng của cô, giọng của chúng ta phải theo một tiếng nói chung. Giáo viên muốn giúp các em đọc đúng, đọc hay bài đọc của các em”
Để chuẩn bị việc đọc của các em được tốt, trước khi đọc, giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc.
Ví dụ: “Khi ngồi đọc, các em phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 50cm, đầu thẳng. Khi đọc các em phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp”
Để luyện cho học sinh đọc to, khi học sinh đọc, giáo viên nhắc nhở để các em hiểu rằng: “Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần đọc với giọng đủ lớn để mọi người nghe được rõ.”
Khi học sinh đọc nhỏ, giáo viên tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe rõ mới thôi. Giáo viên nhận thấy các em đọc quá nhỏ vì nhiều lý do: Trước hết vì các em thiếu tự tin do chưa quen giao tiếp với nhiều người nên giáo viên phải chú ý động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho các em được đứng trước các bạn và cô giáo nhiều lần để các em tự tin hơn.
Bên cạnh đó, giáo viên cần nhắc học sinh: Đọc to không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên gây mệt người và mệt tai người khác. Giáo viên đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn giọng đọc của cô giáo thế nào là vừa phải.
Ngoài việc rèn cho học sinh đọc đúng, đọc to giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh đọc nhanh, có nghĩa là đọc lưu loát, trôi chảy, không vấp váp. Đây là nói đến phẩm chất của đọc về mặt tốc độ, vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi học sinh đọc đúng.
* Tôi có một số biện pháp đọc nhanh cho học sinh:
- Khi học sinh đọc, giáo viên phải theo dõi tốc độ của học sinh và giữ nhịp đọc cho học sinh, giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc cho học sinh bằng lệnh “đọc nhanh hơn”, “đọc chậm lại”. Lúc đầu giáo viên cần theo học sinh để giữ nhịp đọc. Ngoài ra giáo viên cho học sinh đọc tiếp nối trên lớp, đó là sự điều chỉnh tốc độ. Giáo viên phải xác định tốc độ trong bài bằng cách đếm số tiếng trong bài và ấn định thời gian, sau đó yêu cầu học sinh đọc đúng với thời gian đã định.
Tóm lại, bằng những biện pháp thiết thực để rèn học sinh lớp 2 đọc tốt, tôi đã hướng dẫn học sinh dần nâng cao chất lượng đọc cho các em và thúc đẩy các em đọc tốt hơn, ngày càng tạo cho học sinh hứng thú say mê trong các giờ học. Đến nay khi khảo sát lại thu được kết quả tương đối khả quan.
Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả
Ngọng bẩm sinh
Đọc chưa đúng phụ âm: l/n; tr/ch; s/x
Chưa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, phẩy
Đọc to và đúng
Đọc nhỏ
Đọc chậm
Khảo sát đầu năm
2
9
5
7
3
5
Khảo sát cuổi năm
2
3
2
20
2
2
Phần III- KẾT LUẬN
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đã thực hiện trong việc rèn cho học sinh lớp 2 đọc tốt hơn. Vậy tôi thiết nghĩ:
Rèn đọc tốt cho học sinh Tiểu học là điều mọi giáo viên bậc Tiểu học ai cũng muốn làm để giúp các em học tốt. Tuy nhiên kinh nghiệm này tôi cũng đã được học tập ở các bạn đồng nghiệp và qua tài liệu sách báo. Chính vì vậy qua một năm thực hiện việc rèn cho học sinh lớp 2A do tôi chủ nhiệm đã được tốt hơn.
Vậy muốn thành công trong quá trình rèn đọc cho học sinh trước hết người giáo viên phải hết mình vì học sinh. Luôn có ý thức tự điều chỉnh bản thân để có giọng đọc chuẩn mực, đọc tốt hơn, đúng hơn. Tạo cho học sinh một gương để học sinh noi theo.
Chính vì vậy mọi giáo viên luôn phải cố gắng vươn lên. Tự rèn mình để có giọng hay. Ngoài ra còn phải có lòng kiên trì và nhiệt tình yêu thương và có trách nhiệm đối với học sinh.
Là người giáo viên luôn phải tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học để khích lệ, động viên kịp thời gây hứng thú cho học sinh khi học tập.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Xuân Phương, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Người viết
Chu Thị Duyên
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tØnh th¸i nguyªn
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn phó b×nh
@&?
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Tªn ®Ò tµi: RÌn ®äc cho häc sinh líp 2
 Hä vµ tªn: Chu Thị Duyên
Chøc danh: Giáo viên
§¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng TiÓu häc Xuân Phương-
 Phó B×nh – Th¸i Nguyªn
Phó B×nh, th¸ng 4 n¨m 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem ve phuong phap ren doc cho HS lop 2.doc