Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp hai

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp hai

I.Đặt vấn đề :

 1.Lý do chọn đề tài :

 -Giai đoạn lớp hai , học sinh cần có kiến thức , kỹ năng tính tốt để tạo cơ sở cho các em học lên các lớp trên .

 -Hơn nữa có kiến thức, kỹ năng tính toán tốt giúp học sinh vận dụng tính toán trong cuộc sống hằng ngày .

 Đó là lý do tôi chọn đề tài .

 2.Ý nghĩa đề tài :

 a/Về mặt lý luận :

 -Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán, xây dựng nền tảng vững chắc cho các lớp học trên .

 -Nâng cao yêu cầu kiến thức và kỹ năng đối với môn học toán do Bộ GD & ĐT quy định cho học sinh lớp hai trên phạm vi cả nước .

 b/ Về mặc thực tiễn:

 -Đề tài góp phần xóa dần quan niệm xem nhẹ việc rèn kỹ năng tính toán cho từng đối tượng học sinh hơn nội dung bài dạy ở một số giáo viên.

 -Nâng dần chất lượng học sinh, giúp học sinh thích thú khi học toán .

 

doc 4 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 907Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT DUYÊN HẢI
Trường TH Long Khánh A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
MÔN TOÁN Ở LỚP HAI
 *Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thảo
I.Đặt vấn đề :
	1.Lý do chọn đề tài :
	 -Giai đoạn lớp hai , học sinh cần có kiến thức , kỹ năng tính tốt để tạo cơ sở cho các em học lên các lớp trên .
	 -Hơn nữa có kiến thức, kỹ năng tính toán tốt giúp học sinh vận dụng tính toán trong cuộc sống hằng ngày .
	 Đó là lý do tôi chọn đề tài .
	2.Ý nghĩa đề tài :
	 a/Về mặt lý luận :
	-Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán, xây dựng nền tảng vững chắc cho các lớp học trên .
	-Nâng cao yêu cầu kiến thức và kỹ năng đối với môn học toán do Bộ GD & ĐT quy định cho học sinh lớp hai trên phạm vi cả nước .
	b/ Về mặc thực tiễn:
	-Đề tài góp phần xóa dần quan niệm xem nhẹ việc rèn kỹ năng tính toán cho từng đối tượng học sinh hơn nội dung bài dạy ở một số giáo viên.
	-Nâng dần chất lượng học sinh, giúp học sinh thích thú khi học toán .
	3. Thực trạng:
	Sĩ số lớp tôi là 35 em. Ngay đầu năm, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá , sơ kết chất lượng như sau:
	-Giỏi :6 HS
	-Khá : 9 HS
	-Trung bình :10 HS 
	-Yếu : 10 HS
	Nắm được số HS yếu toán quá nhiều .Tôi lo lắng và tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu toán như vậy . Qua hai tuần lễ đầu tôi thấy các em nhút nhát , thụ động thờ ơ học tập , các em này cũng khó khăn ngay cả quyển sách toán các em còn chưa có . Gia đình thì chưa quan tâm . Bản thân các em thì ham chơi . Chưa làm quen với việc học tập theo hướng tích cực .Vì thế kiến thức toán không có , kỹ năng tính toán rất chậm , các em rất lúng túng khi làm một phép tính .
II.Các biện pháp thực hiện :
	Sau khi nắm rõ các nguyên nhân trên , tôi tiến hành các biện pháp khắc phục như sau:
	-Kiểm tra nắm chắc những mặc hạn chế của từng em , chia theo từng nhóm cụ thể : nhóm khá giỏi , nhóm trung bình , nhóm yếu (nhóm cần quan tâm hỗ trợ )
	-Mỗi tiết học tôi đều kết hợp các hình thức dạy học phù hợp với nội dung của từng bài cụ thể , tạo điều kiện để học sinh hoạt động tích cực như :Hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm , hoạt động theo lớp .
	-Hoạt động theo lớp được áp dụng khi hình thành kiến thức mới cho HS , giúp HS tự tìm ra kiến thức 
	-Hoạt động cá nhân được áp dụng khi cần nắm xem HS đã hiểu bài chưa. Bằng cách cho HS hoạt động cá nhân , có thể cho HS làm bài tập trên bảng con, bảng lớp, trong vở hoặc trong phiếu học tập .Khi làm bài học sinh có thể sử dụng đồ dùng học tập như :que tính , hình vuông, hình tròn 
	-Hoạt động theo nhóm được áp dụng ở những hoạt động cần rèn luyện kỹ năng cho từng học sinh.
	Ví dụ :bài “đặt tính rồi tính 41-25 “ .Loại bài này cần rèn cho học sinh kĩ năng đặt tính thẳng cột và tính đúng .
	-Hoạt động theo nhóm được áp dụng ở những hoạt động cần có ý kiến của nhiều thành viên thảo luận để tìm ra cách giải đúng, giải nhanh.
Khi đưa ra hoạt động phải phù hợp với đối tượng học sinh.
	Ví dụ :Hoạt động điền dấu >,<,= vào chỗ chấm 
	 Đối với nhóm khá giỏi : 695.600 + 95
	 Đối với nhóm yếu :670676
	-Đặc biệt tôi rất quan tâm đến nhóm yếu, không để các em giải các bài toán quá sức đối với mình , theo sự tiến bộ của các em tôi mới nâng dần mức độ của các bài tập lên.
	-Đối với những học sinh yếu tôi thường xuyên liên hệ , trao đổi với phụ huynh, yêu cầu phụ huynh nhắc nhở các em tự học , tự rèn thêm ở nhà .
	-Ngoài ra , trò chơi học tập cũng được sử dụng trong tiết dạy học toán nhằm làm cho giờ học toán thêm sinh động , học sinh không cảm thấy nhàm chán .
III.Kết quả đạt được :
	Thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, chất lượng môn toán lớp tôi đã được nâng lên .Tất cả học sinh đều nắm được kiến thức và kỹ năng tính toán tốt .Kết quả kiểm tra định kì như sau:
	*Sĩ số HS là 35
	-Giỏi :15
	-Khá: 17
	-Trung bình : 3
	Không còn HS yếu
IV.Bài học kinh nghiệm :
	Sau khi thực hiện , tôi đúc kết một số kinh nghiệm sau:
	1.Giáo viên chủ nhiệm ngay đầu năm phải thực hiện tốt khâu đánh giá , phân loại HS để có biện pháp khắc phục phù hợp .
	2.Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng đối tượng HS.
	3.Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh HS
	4.Phải kiên trì trong khi thực hiện 
*Tóm lại :Cần có sự kết hợp các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt trong mỗi tiết toán , không nên lạm dụng hình thức dạy học theo nhóm cũng không nên xem nhẹ hình thức này . Kết hợp sau cho mỗi tiết học dều mang lại hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao chất lương cho học sinh. Tạo nền tảng cho các em học tiếp các lớp trên và vận dung tính toán trong cuộc sống hằng ngày .
 *Trên đây là những biện pháp tôi đã thực hiện trong năm học 2009-2010 .Tuy bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng chắc chắn đây chưa phải là những biện pháp tối ưu mà vẫn còn những hạn chế nhất định . Rất mong sự tham khảo , đóng góp ý kiến của các cấp quản lí giáo dục và quý đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn , nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp 5 , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học .
 Long Khánh , Ngày tháng năm 2010
 Hiệu trưởng Người viết 
Nguyễn Thị Thu Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-NANG CAO CHAT LUONG DAY - HOC TOAN 2.doc