Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giứp học sinh rèn đọc trong phân môn Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giứp học sinh rèn đọc trong phân môn Tập đọc

v PHẦN MỞ ĐẦU

1. Nhận thức về môn học

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

v PHẦN NỘI DUNG

A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH – TỔ CHỨC DẠY RÈN ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

I. Xác định tầm quan trọng của việc rèn đọc và nắm vững chương trình SGK

1. Mục tiêu của việc hình thành kĩ năng rèn đọc

2. Nội dung chương trình SGK

3. Những yêu cầu cần đạt đối với GV và HS

II. Cách tổ chức một tiết luyện đọc

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giứp học sinh rèn đọc trong phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
 Nhận thức về môn học
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
PHẦN NỘI DUNG
A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH – TỔ CHỨC DẠY RÈN ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Xác định tầm quan trọng của việc rèn đọc và nắm vững chương trình SGK
Mục tiêu của việc hình thành kĩ năng rèn đọc
Nội dung chương trình SGK 
Những yêu cầu cần đạt đối với GV và HS
Cách tổ chức một tiết luyện đọc
Những biện pháp chủ yếu khi luyện đọc thành
Lựa chọn phương pháp dạy học ki tổ chức luyện đọc
	B/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY HỌC LUYỆN ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Trình tự 1 tiết rèn đọc
Một vài biện pháp giúp giáo viên luyện đọc
Hình thức tổ chức hoạt động trước giờ luyện đọc
Đọc mẫu của giáo viên
Rèn kĩ năng luyện đọc câu
Rèn kĩ năng luyện đọc đoạn
Rèn kĩ năng luyện đọc cả bài
Rèn kĩ năng luyện đọc sáng tạo
Tổ chức trò chơi ôn tập
Giáo án minh hoạ
Kết quả
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhận thức về môn học
	Trong cuộc sống hằng ngày, các em gặp rất nhiều thông tin mà để nắm được nội dung những thông tin đó các em cần phải biết đọc, hiểu nội dung từng thông tin. Đọc như thế nào và hiểu nó như thế nào đó là điều cần thiết và rất quan trọng. Tất cả những thông tin đó là hành trang trong cuộc sống ở mỗi cá nhân học sinh.
	Giáo dục Tiếng Việt hiện nay hình thành cho học sinh tất cả những kĩ năng cần thiết để làm hành trang vào đời cho các em. Với việc cải cách giáo dục mới, nhằm mục đích hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp các em học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động ngôn ngữ theo lứa tuổi. Thông qua Tiếng Việt trong dạy học, giao tiếp góp phần rèn luyện thao tác tư duy bằng Tiếng Việt. Lấy quan điểm học tập giao tiếp làm chủ đạo trong cải cách giáo dục, hình thành kĩ năng : NGHE – ĐỌC – NÓI - VIẾT
	Thông qua môn Tiếng Việt, giáo dục Tập đọc cho học sinh góp phần rèn cho các kĩ năng đọc, nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài học theo từng chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài tập đọc, phân môn tập đọc giúp các em hiểu biết thêm về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Ngoài ra thông qua môn này góp phần rèn luyện nhân cách mới cho các em.
	Một khi các em đã biết đọc, biết diễn đạt nội dung văn bản cần trình bày và quan trọng là biết cảm thụ nội dung câu chuyện, văn bản sẽ giúp các em tự tin trong giao tiếp mà các em hằng ngày phải đối mặt. Nhất là những em còn nhút nhát, các em sẽ có vốn ngôn ngữ cần thiết của môn học mang đến sẽ giúp các em có niềm tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.
	Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tôi luôn trăn trở một điều : Hiện nay tất cả học sinh khi học tập đọc rất thờ ơ với phân môn này. Các em chỉ cần đọc trôi chảy bài văn, văn bản nào đó mà không cần biết cần đọc chúng như thế nào cho diễn đạt đúng nội dung của nó. Vì thế tôi đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu và đưa ra giải pháp để giúp các em có khả năng cảm thụ và diễn đạt nội dung một bài Tập đọc thông qua hình thức kĩ năng rèn luyện đọc cho học sinh. 
	Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi tìm và đưa ra một vài giải pháp cũng như phương pháp để hình thành kĩ năng rèn đọc cho học sinh lớp 2 với tinh thần giáo dục theo chương trình cải cách lớp 2 trong năm học 2003 – 2004.Vì vậy bản thân là một giáo viên tiểu học đang trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 2, tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “Hình thành kĩ năng rèn đọc cho học sinh trong tiết tập đọc lớp 2 có hiệu quả cao hơn”
Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu 
	Chúng ta đều thấy được tầm quan quan trọng của quá trình hình thành kĩ năng luyện đọc cho học sinh thông qua môn Tập đọc. Chính vì thế, trọng phạm vi nghiên cứu để tìm ra giải pháp thích hợp, tôi xin đề cập đến việc “Hình thành khả năng đọc thành tiếng, phát âm đúng trong quá trình đọc, ngắt nghỉ hợp lý, cường độ đọc, tốc độ đọc. Đọc diễn cảm bài văn, thơ, cách đọc từng thể loại văn bản cụ thể. Rèn kĩ năng đọc thầm, nắm nội dung bài đọc, trau đồi vốn ngôn ngữ, tâm hồn và đặc biệt là hứng thú học tập ở mỗi cá nhân học sinh”
	Đối tượng của tôi nghiên cứu là học sinh lớp 2. Đây là lớp trẻ em được giáo dục trong một nền cải cách hoàn toàn mới về tất cả các mặt tư duy lẫn nhận thức. Vì thế để nghiên cứu và tìm ra phương pháp tích cực để giảng dạy tốt rất quan trong và cần nhiều thời gian nghiên cứu tìm tòi và vận dụng của tôi cùng đồng nghiệp trong năm học này.
	Trong quá trình tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài. Bước đầu gặp được những thuận lợi - khó khăn sau :
Thuận lợi 
Điều kiện dạy học trong một môi trường cơ sở vật chất khang trang. Sự ủng hộ và xây dựng góp ý chân tình của BGH nhà trường.
Lớp tôi phụ trách là một học bán trú nên có nhiều thời gian rèn đọc cho các em và được sự quan tâm rất cao của quý phụ huynh. Ngoài ra các em được tiếp cận rất nhiều thông tin hằng ngày, qua đó ở mỗi em đều bộc rõ khả năng giao tiếp rất cao, hiểu vấn đề một cách nhanh chóng. Điều này giúp tôi rất nhiều trong quá trình hình thành khả năng giao tiếp thông qua việc rèn đọc.
 	Bên cạnh những thuận lợi trên tôi cũng đã gặp phải những khó khăn sau 
Khó khăn
Do điều kiện ngôn ngữ phát âm của địa phương nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình rèn phát âm và kĩ năng đọc đúng ngôn ngữ. Đây là điều trăn trở của tôi và vấn đề này rất bức xúc và để tìm ra hướng giải quyết không phải là một điều dễ dàng và ít thời gian. Ngoài ra có một số học sinh do bị ngọng bẩm sinh.
Các em học sinh rất thờ ơ với việc cảm thụ nội dung bài văn, văn bản, các em đọc với giọng đọc nhạt nhẽo, không cảm giác. đọc không có cảm xúc và nhất là giọng của nhân vật trong bài.
Khi đọc bài văn, văn bản một bài tập đọc, các em không biết ngắt nghỉ hơi, không biết ngắt giọng đối với câu văn, câu thơ.
Khi học tiết tập đọc các em không có hứng thú. Tiết học trôi qua tẻ nhạt buồn chán.
PHẦN NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH – TỔ CHỨC DẠY RÈN ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
I. Xác định tầm quan trọng của việc rèn đọc và nắm vững chương trình sách giáo khoa.
Mục tiêu của việc hình thành kĩ năng rèn đọc.
	Đọc chính là hình thức biểu thị bằng lời nói được phát ra từ miệng để người nghe hiểu được điều mình muốn nói. Đọc sẽ giúp con người nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy, giúp con người sử dụng các nguồn thông tin có sẵn trên báo, trên sách, trên ti vi, v.v
	Ơû đề tài này tôi chỉ đề cập đến một vài biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng luyên đọc trong phân môn Tập đọc có hiệu quả. Đọc thành tiếng tức là giúp học sinh biết đọc đúng, biết phát âm đúng, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, biết đọc với tốc độ vừa phải với tốc độ đạt khoảng 50 tiếng/ 1phút và biết đọc diễn cảm. Đọc thành tiếng được thể hiện dưới các hình thức đọc cá nhân, đọc theo nhóm, đọc cả lớp và hình thức phân vai theo nhóm. Nhằm mục đích phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh phải tự phát hiện ra những tiếng khó đọc, những từ khó đọc, trên cơ sở đó giáo viên mới hướng dẫn các em.
	HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG : Phát âm đúng, cách ngắt nghỉ hơi hợp lý, cường động đọc.
	HÌNH THÀNH CÁCH ĐỌC THẦM : Biết cách đọc thầm và cách kiểm tra của giáo viên, hiểu từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nghĩa của các từ
	HÌNH THÀNH KĨ NĂNG NGHE VÀ NHẬN XÉT 
	BIẾT CÁCH TRAO ĐỔI CÙNG BẠN BÈ TRONG NHÓM VỀ BÀI TẬP ĐỌC VỪA HỌC.
	XÂY DỰNG CÁCH HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC.
	Các tổ chức, hình thành một số hình thức để gây hứng thú học tập môn tập đọc.
Nội dung chương trình sách giáo khoa
	Sách giáo khoa môn Tập đọc chú ý đến tâm lý nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi, phong phú và đa dạng. Mức độ vừa sức với học sinh lớp 2.
	Sách được xây dựng theo hai trục là chủ điểm và kỹ năng. Ơû phân môn Tập đọc học sinh được học ba bài tập đọc trong một tuần, trong đó có một bài học trong hai tiết, hai bài còn lại mỗi bài học trong một tiết. Như vậy, tính cả năm học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết. Nó được phân theo các mảng. Trong đó có 60 bài tập đọc là văn bản văn học (45 bài văn xuôi – 15 bài thơ) trong đó có 18 văn bản văn học nước ngoài ( phân phối đều cho mỗi học kỳ là 9 văn bản)
	Có 33 bài tập đọc là văn bản phi văn học : khoa học – báo chí – hành chính ( tự thuật, thời khoá biểu, thời gian biểu, mục lục sách)
	Trung bình một tuần học 3 bài tập đọc. Trong đó có một bài học 2 tiết, hai bài còn lại mỗi bài học 1 tiết. Tổng cộng 4 tiết/tuần.
	Ơû tập một tập trung vào mảng “ Học sinh – Nhà trường –Gia đình” với các chủ điểm có tên gọi như sau :
	Bạn bè (Em là học sinh ( tuần 1+ 2 )
Tuần 3 + 4)
Trường học (tuân 5+ 6)
Thầy cô (tuần7 +8 )
 ... ược từ phương pháp này là đa số 100% học sinh đọc tốt phần luyện đọc cả bài bằng giọng đọc, cách phát âm, ngữ điệu câu văn rất tốt.
Rèn kĩ năng đọc sáng tạo
	Đây là hình thức rất mơi trong chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 2 năm nay, mục đích cần đạt ở việc rèn kĩ năng đọc sáng tạo là :
Học sinh biết đọc bằng giọng đọc của từng nhân vật trong bài tập đọc.
Đọc bài bằng giọng diễn cảm, phù hợp với nội dung câu chuyện đọc.
Thể hiện tốt tình cảm của mình để hoà nhập vào tình cảm của người viết.
Cảm thụ được bài văn (bài thơ).
	Như vậy chỉ cần giáo viên giúp học sinh cảm thụ được bài tập đọc là từ đó hình thành biết thể hiện vai từng nhân vật, biết đọc bằng giọng đọc diễn cảm, biết được tình cảm của người viết. Khi đã hiểu được và cảm thụ được bài văn học sinh sẽ rất say mê môn học.
	Trong bài “Mẹ” thì yêu cầu học sinh phải cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. Như vậy để học sinh cảm nhận được bài thơ, tôi đặt một số câu hỏi sau 
Người mẹ trong bài thơ của tác giả đã cho ta thấy mẹ đang làm gì
Mẹ vì ai mà phải thức ?
Mẹ là gì cho con khi con ngủ ?
Tiếng ru của mẹ giúp em như thế nào ?
	Khi các em đã trả lời những câu hỏi như thế thì chính lúc ấy các em có những kỉ niệm về mẹ của mình. Thế là việc cảm nhận bài thơ của các em nâng dần lên, các em hoà mình vào nội dung bài thơ cảm nhận sâu sắc hơn. Khi việc cảm nhận có trong mỗi em thì việc đọc diễn cảm lại bài thơ không quá khó khăn. Qua đó tôi tổ chức cho các em thi đọc giữa các nhóm với nhau để các em cùng nhận xét đánh giá lẫn nhau.
	Đối với truyện ngắn, việc đọc và thể hiện giọng đọc của từng nhân vật trong bài đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn đọc sáng tạo.
	Trước hết các em cần hiểu thật kĩ đặc điểm của từng nhân vật. Tôi luôn để cho các em tự tìm và tôi chỉ hướng dẫn khi cần thiết. Qua giảng dạy và áp dụng, tôi nhận thấy các em có nhận thức rất tốt về câu chuyện cũng như cách thể hiện từng nhân vật có trong bài.
	Bài “Bàn tay dịu dàng” khi tôi đặt ra yêu cầu tìm hiểu về giọng đọc của từng nhân vật và tổ chức cho các em thi đọc theo nhân vật. Các em đọc rất tốt :Người dẫn chuyện thì các em đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, chậm rãi – Nhân vật An đau thương, mất mát, hối hận khi thầy cảm thông. – Nhân vật thầy giáo giọng đọc cảm thông chia sẻ nổi đau thương cùng An.
	Nhìn chung việc dạy học sinh rèn kĩ năng đọc sáng tạo giúp các em hình thành cảm thụ văn học và biết hoà nhập vào nội dung câu chuyện. Qua đó tạo cho các em lòng say mê văn học, tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng hơn, không gò bó vào cứng ngắc vào bài tập đọc.
	Ngoài ra để hình thành cho học sinh lòng yêu và cảm nhận văn học, tôi cho các em ghi lại cảm nhận của mình vào sổ tay ở nhà. Hình thức này rèn luyện kĩ năng viết văn và các em cảm nhận bài văn sâu sắc hơn.
Tổ chức trò chơi ôn tập
	Sau khi đã luyện đọc, phần cuối tôi tổ chức cho các em một số trò chơi củng cố lại kiến thức vừa học, qua đó hình thành kĩ năng giao tiếp và tạo hứng thú cho học sinh cuối buổi học. Tôi thường xuyên tổ chức, như thi bốc thăm tổ nào bốc trúng đoạn nào thì đọc đoạn đó. 
Giáo án minh họa : Bài “..”
	PHẦN NÀY CHỊ NGA TỰ SỌAN GIÁO ÁN VÀ ĐÁNH VÀO ĐÂY ĐỂ IN NHÉ. CHỊ ĐỌC THẬT KĨ NỘI DUNG BÊN TRÊN CỦA EM ĐỂ SOẠN GIÁO ÁN ĐÚNG VỚI CÁC BIỆN PHÁP EM VỪA NÊU Ở TRÊN ( đọc xong nhớ xóa phần màu đỏ và màu xanh này nha)
Mục đích yêu cầu :
Đồ dùng dạy học
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổ định : GV hướng dẫn
Trò chơi thư giản
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : 
Củng cố – dặn dò : 
Kết quả 
	Quá trình thực hiện và nghiên cứu quá trình thực hiện việc rèn kĩ năng đọc bằng một số biện pháp nêu trên. Tôi thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệch. Từ đầu năm các em rất nhút nhát khi tham gia đọc trước lớp, đọc còn yếu và sai từ ngữ rất nhiều. Đọc bài tập đọc bằng giọng đọc bình thản, không cảm xúc, thơ ơ, không gây được hứng thú cho người đọc lẫn người nghe, giọng đọc rời rạc.
	 Nhưng qua quá trình học các em có những chuyển biến rất rõ nét. Đến với giờ học tập đọc không còn là nổi chán chường, mệt mỏi như trước. Các em rất hứng khởi cho tiết tập đọc. Khi tham gia luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, được trước lớp, tôi nhìn thấy trong gương mặt của các em đó là cả một sự tự tin, thích thú được thể hiện mình. Nhìn những cánh tay giơ lên tranh nhau được nêu lên ý kiến của mình và được đọc để thể hiện dung câu,đoạn, và bài tập đọc. Đó là kết quả rất đáng trân trọng và tự hào của một thế hệ học tập mới một thế hệ với sự cải cách giáo dục về tất cả các mặt cho một thế hệ măng non nước nhà.
	Kết quả mà tôi thu nhặt được nữa là hầu hết các em đến tiết tập đọc mang cả một sự mong mỏi và ham thích. Chính lúc ấy các em mới thật sự bộc lộ hết khả năng của chúng. Tôi xin thống kê lại như sau
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẦU NĂM
(TSHS : 38)
CUỐI NĂM
Tạo hứng thú tiết học
05
38
Phát biểu ý kiến
10
38
Đọc, phát âm đúng từ ngữ khó
08
37(bị ngọng BS)
Đọc diễn cảm
02
38
Đọc thể hiện nhân vật 
00
38
Thích đọc trước lớp
00
38
Hoạt động nhóm tích cực 
00
38
Cảm thụ nội dung bài
00
38
Biết ngắt, nghỉ hơi 
00
38
Tự phát hiện và giải quyết vấn đề
00
38
PHẦN KẾT LUẬN
	Dạy tập đọc là một quá trình làm việc khoa học và phải có nghệ thuật. Nó đảm nhiệm một nhiệm vụ rất quan trọng là hình thành và phát triển kĩ năng đọc, đây là kĩ năng hàng đầu của học sinh bậc tiểu học. Vì thế dạy tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Biết đọc là yêu cầu đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Các em cần bíêt đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Và sau đó các em cần được học đọc như thế nào cho phù hợp.
Tất cả những vấn để gần gũi xung quanh đời sống, những phương tiện thông tin hiện đại đều được thể hiện thành chữ viết, vì thế các em cần biết đọc để biết đựơc nội dung đó như thế nào. Từ đó mới có thể tiếp thu được nền văn minh ngày càng hiện đại của xã hội ngày nay.
	Đặc biệt đối với một bài văn, bài thơ, một câu chuyện cảm động nào đó, cao hơn nữa là một tác phẩm văn chương, các em khi tham gi a đọc và phần nào cảm nhận được tình cảm nội dung tác phẩm mà chúng đọc. Để có được điều này các em đã đựơc giáo dục rất tốt thông qua môn tập đọc ở nhà trường. Từ đó lòng say mê văn học sẽ được sống dậy trong tâm trí trẻ thơ của các em. Hiện nay một số em rất thờ ơ với văn học, đọc một tác phẩm hay không hề có cảm xúc.
Vì vậy giáo dục tập đọc chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục hiện nay. Ngay từ nhỏ các em sẽ được làm quen dần về mức độ đọc và cảm nhận về văn thông qua một số bài đơn giản từ đó ngày càng hình thành cho các em cách cảm thụ với văn học.
	Quá trình nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp để giáo viên giảng dạy rèn luyện đọc cho học sinh. Và tôi xin rút ra những điều cơ bản sau :
Nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên lớp
Nghiên cứu thật kĩ cách rèn đọc cho học sinh
Tạo không khí lớp học thật thoải mái. Không gò ép gây sự chán nản cho học sinh .
Tổ chức sắp xếp cách ngồi học phù hợp với tiết học. 
Giáo viên phải nắm thật kĩ mục đích yêu cầu của từng bài
Sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.
Tổ chức nhiều hình thức nhằm kích thích sự thi đua ở các em
Xác định học tập của học sinh là vai trò chủ đạo trong suốt quá trình dạy học.
Tạo cho học sinh biết thể hiện giọng đọc của nhân vật trong bàiù.
Thường xuyên theo dõi và giúp đỡ các em còn nhút nhát – chưa tự tin khi tham gia đọc.
Điều cần đạt ở đây là học sinh phải biết đọc - lắng nghe – quan sát và nhận xét – góp ý cho các bạn và tự mình rút ra cho mình những điều cần thiết.
Giáo dục lòng yêu và cảm thụ văn học ở học sinh. 
Chương trình cải cách hiện nay với các dạy mới thì yêu cầu giáo viên hãy trân trọng kinh nghiệm trong cuộc sống của học sinh. Giúp đỡ học sinh làm và nhất thiết phải đạt kết quả tốt và luôn dẫn dắt các em vươn lên. Hãy ca ngợi công việc các em đang làm. Hãy quan tâm đến việc học sinh học cái gì và học như thế nào. Lắng nghe cách học tập của học sinh để có cách dạy tốt hơn. Hãy dồn sức vào những gì các em có khả năng làm để giúp các em làm tốt hơn là nhồi nhét vào các em những việc các em không là nổi.
	Trên đây là quá trình dạy và nghiên cứu của tôi từ năm học này với sự nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ, tôi luôn tìm tòi và học hỏi ở đồng nghiệp và thầy cô để nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế tôi rất mong sự đóng góp chân tình của quý thầy cô, lãnh đạo các cấp để tôi bổ sung vào chương trình giảng dạy của mình
	Đông Hoà, ngày 15 tháng 4 năm 2004
	Người viết
	Lê Thị Nga 
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA BGH
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD – ĐT
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA SỞ GD – ĐT

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_ren_do.doc