Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh lớp hai biết kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh lớp hai biết kể chuyện sáng tạo

? PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Yêu cầu dạy học

1.2. Thực tế dạy học

1.3. Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ SP của bản thân

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu tài liệu dạy học

3.2. Điều tra khảo sát thực tế

3.3. Dạy thực nghiệm

3.4. Kiểm tra đánh giá trước vàsau TN

? PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo

 

doc 46 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh lớp hai biết kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Yêu cầu dạy học 
Thực tế dạy học
Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ SP của bản thân
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu dạy học 
Điều tra khảo sát thực tế
Dạy thực nghiệm 
Kiểm tra đánh giá trước vàsau TN
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo
Mục tiêu dạy học
Nội dung chương trình SGK 
Những kĩ năng cần đạt đối với GV và HS
Phương pháp dạy học chủ yếu của môn kể chuyện
Các bước lên lớp của tiết kể chuyện
	Chương 2 : Quá trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát học sinh trong giờ kể chuyện
Quá trình NCPPDH và trao đổi dự giờ đồng nghiệp
Khảo sát thực tế ở học sinh 
Kết quả trước và sau khi thực nghiệm
	Chương 3 : Một số giải pháp để giúp học sinh kể chuyện bằng hình thức kể chuyện sáng tạo
Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh hoạ và diễn đạt bằng giọng nói điệu bộ
Yêu cầu kĩ năng cần đạt
Giúp học sinh kể chuyện theo tranh
Hình thành kể chuyện cá nhân
Kết luận
Giúp học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện
Mục đích – yêu cầu cần đạt khi tham gia đóng vai
Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo NDCC
Kết luận
Giúp học sinh biết quan sát và nhận xét 
	Chương 4 : Dạy thực nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN	trang 45
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 
Yêu cầu dạy học
Tâm lý trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện. Chúng thường được nghe ông bà, cha mẹ, thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có các nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng. Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em niềm vui, sự thích thú, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp trong thiên nhiên, xã hội của con người. Nâng cao tâm hồn trong sáng, hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hoà, toàn diện của bản thân. Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thông thường về tự nhiên, xã hội. Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ, mở ra cho các em những chân trời mới, cho trí tưởng tượng làm phong phú các hình thức màu sắc lý tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em. Aùnh mắt vui tươi, những tiếng cười sảng khoái, không khí nhộn nhịp, thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi, cảm thông, lòng tin cậy giữa thầy cô và các em. Đặc biệt với những em còn rụt rè, nhút nhát, do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống. Khi học tiết kể chuyện, các em sẽ có cơ hội gần gũi, hoà đồng với các bạn, các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn. Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường tiểu học là có cơ sở. 
Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn, khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình. Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các em tự tin vào khả năng diễn đạt của mình. Trong tiết kể chuyện các em có thể hoà mình vào những nhận vật mình yêu thích. Các em được sống trong thế giới riêng của mình. Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện. 
Thực tế dạy học
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện, và những yêu cầu dạy học phân môn này. Giáo viên phải thấy được : “ Việc dạy kể chuyện như thế nào hấp dẫn, thu hút các em ?”. Để thực hiện được điều này đòi hỏi ở người giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy, lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ, hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em, phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?
Nhưng qua thực tế giảng dạy hiện nay, một số giáo viên vẫn chưa dành cho môn học này sự đầu tư xứng đáng. Tiết học kể chuyện diễn ra rất tẻ nhạt, buồn chán. Giáo viên giảng dạy rất sơ sài. Có khi lên lớp giáo viên chỉ cầm sách đọc câu chuyện cho học sinh nghe một cách thờ ơ qua loa và không có cảm xúc sau đó cho học sinh đọc lại. Một tiết kể chuyện diễn ra trong không khí buồn chán và rất đơn điệu.
Giáo viên dạy tiết kể chuyện còn dạy theo hứng thú riêng của mình vì vậy tiết kể chuyện chưa lôi cuốn học sinh, chưa tạo được hứng thú, lòng say mê học đối với phân môn này. Tiết kể chuyện diễn ra dứơi hình thức độc thoại của giáo viên trong một giọng kể tẻ nhạt, một thái độ hờ hững, không có tranh minh họa và học sinh chưa được hoà nhập vào từng nhân vật trong truyện vì giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện.
Giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập và phát huy tích tích cực của học sinh. Các em chưa được bộc lộ hết khả năng kể chuyện cũng như tính sáng tạo ở mỗi em. Hiện nay phân môn kể chuyện dường như bị xem như là môn học phụ, vị trí của phân môn này vẫn chưa được coi trọng đứng mức.
Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
Từ lâu môn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, nhất là với tư cách của một phân môn riêng. Song nhiều năm qua, tiết kể chuyện chưa được quan tâm đúng mức, kể cả trong cải cách giáo dục, kể chuyện vẫn chưa chuyển biến được là bao bởi nhiều nguyên nhân như :
Trong thời khoá biểu, tiết kể chuyện thường được xếp cuối cùng của tuần.
Văn bản truyện đọc dài, nhiều tình tiết khó nhớ, khó thuộc. Vì vậy tiết kể chuyện thường biến thành một tiết truyện đọc thiếu tính hấp dẫn, ít thuyết phục.
Thậm chí có những giáo viên còn xem phân môn này là môn học phụ nên bỏ qua không dạy hoặc dạy rất sơ sài.
Xuất phát từ những đặc điểm tình hình qua quá trình giảng dạy môn kể chuyện. Bản thân nhận thức rằng quá trình dạy kể chuyện là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp, tinh tế nhiều mặt và có tính chất độc đáo. Và điều này càng bộc rõ nét hơn qua phân môn kể chuyện. Vì vậy bản thân là giáo viên tiểu học, tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “Một tiết kể chuyện theo hình thức giúp học sinh biết kể chuyện sáng tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn”. 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn kể chuyện sáng tạo lớp 2. Với nhiều năm tham gia giảng dạy lớp hai và đặc biệt là chương trình cải cách giáo khoa lớp hai trong năm học 2003 – 2004. Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp hai biết kể chuyện sáng tạo thông qua kể chuyện theo tranh minh họa các em biết kể lại nội dung cốt chuyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể. 
Hiện nay tôi đang giảng dạy lớp 2D – trường TH Đông Hoà, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trường nằm trong khuôn viên ở gần trung tâm của huyện nên điều kiện sinh hoạt của các em cũng rất tốt. Đặc điểm học sinh lớp tôi phụ trách là học sinh đa số ở tại thị trấn, có điều kiện gần gũi với nhiều phương tiện thông tin hiện đại nên các em rất mạnh dạn, tự tin. Đa số học sinh là con em cán bộ, công nhân viên chức. Lớp tôi phụ trách là lớp học bán trú nên các em được sự quan tâm rất cao của quí phụ huynh. Nên đó cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc nghiên cứu đề tài này. Tính chất mạnh dạn đã có sẵn trong mỗi bản thân của từng em và sự quan tâm đến quá trình học cũng như chất lượng con em mình mà tất cả phụ huynh đều rất chú trọng. Đó cũng là bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả hơn, và đạt chất lượng cao.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu dạy học 
Để nghiên cứu đề tài này, tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2 mới. Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên. Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọc truyện, tâm lý trẻ em, một số sách, truyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Sách tham khảo của nhà xuất bản giáo dục và nhất là tôi rất chú trọng đến việc luyện giọng kể của mình. Nhằm phát triển nghệ thuật kể chuyện, tôi thường xuyên quan tâm đến chương trình đọc truyện thiếu nhi trên đài truyền thanh và xem các chương trình kể chuyện cho trẻ em được các phát sóng trên tivi. Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu thêm từng nhân vật thể hiện qua các diễn xuất của từng diễn viên nhí. Những nhân vật thật trên phim sẽ có tác độâng rất mạnh mẽ đến trẻ em. Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả vấn đề liên quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
Tôi thực hiện một số cuộc khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay. Đa số học sinh rất thích tiết kể chuy ... i nhau nhằm động viên khuyến khích các em tự tin khi tham gia kể chuyện.
Cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
Cho học sinh đóng vai theo nhân vật :
	+ Câu chuyện này gồm mấy nhân vật?
	+ Các em có thích lên đóng vai không ?
	+ GV cho các em hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử ra bốn bạn đóng các vai trong câu chuyện. Lưu ý là các em phải diễn tả được nội dung câu chuyện. Người dẫn chuyện phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai .
	Để các em làm quen thì nhóm đầu tiên giáo viên là người dẫn chuyện. 
	Giáo viên nhận xét chung và bổ sung góp ý cho nhóm chưa đạt khen thưởng những nhóm đóng tốt.
Học sinh lên kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện kết hợp với lời nói nét mặt cử chỉ điệu bộ của mình để thể hiện câu chuyện. 
 Và học sinh kể . Lớp nhận xét – tuyên dương và chọn ra những bạn kể hay nhất.
Bốn nhân vật.
Nhóm cử các bạn đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện Bà cháu.
Cả lớp theo dõi các bạn – nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm. Khen thưởng nhóm đóng vai tốt – đạt yêu cầu . 
Củng cố – dặn dò 
	Các em vừa kể chuyện gì ?
	Qua câu chuyện này cảm nghĩ của em như thế nào ?
	Giáo viên thu giấy - nhận xét tiết học – dặn dò – về nhà các em tập kể cho gia đình nghe. Và tập kể nhiều lần.
Học sinh trả lời : Bà cháu
Học sinh làm vào giấy khoảng 3 dòng, ghi vắn tắt cảm nghĩ của mình.
Đề kiểm tra của bài dạy thực nghiệm
Bài : Bà cháu
Câu 1 : Em hãy kể lại đoạn chuyện trong truyện Bà cháu mà em thích nhất ? Tại sao em thích đoạn đó.
Câu 2 : Tại sao hai người cháu tuy giàu sang nhưng vẫn buồn? ( Hai người cháu tuy được bà tiên cho hạt đậu thần và trở nên giàu có khi bà mất nhưng do thiếu tình cảm của bà nên dù giàu có nhưng hai người cháu vẫn luôn buồn chính vì thế hai người cháu đã đồng ý chịu cảnh nghèo nhưng có bà sống chung. Điều đó cũng thể hiện rằng các cháu rất thương và quí bà. Giàu sang không bằng tình cảm giữa bà và các cháu)
Bài : Bạn của Nai Nhỏ :
Em thích người bạn nào nhất của Nai Nhỏ? Vì sao?
Bài cảm nhận của học sinh
PHẦN KẾT LUẬN
	Kể chuyện là quá trình hoạt động nghệ thuật. Các câu chuyện là những điều dạy bổ ích cho trẻ em. Chúng vốn rất mê truyện và luôn tin vào những câu chuyện lời khuyên tốt nhất mà mỗi trẻ em lấy điều đó làm bài học cho bản thân mình. Chính vì thế, để giáo dục trẻ em thông qua môn kể chuyện góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và sự phát triển tư duy trẻ em. Dạy kể chuyện đòi hỏi giáo viên ngoài các kĩ năng sư phạm còn cần phải có nghệ thuật kể chuyện.
	Chương trình cải cách giáo dục tiểu học đã được đưa vào giảng dạy 2 năm. Nhìn chung nội dung chương trình đổi mới rất phù hợp với lứa tuổi các em. Những kiến thức về tự nhiên và xã hội thật gần gũi với tuổi thơ của chúng. Đặc biệt là môn Tiếng Việt hình thành cho trẻ các kĩ năng cần thiết NGHE – ĐỌC – NÓI – VIẾT. Thông qua môn kể chuyện sẽ hình thành kĩ năng đối thoại, kĩ năng quan sát và kĩ năng diễn đạt cho trẻ em. Vì vậy để đạt được yêu cầu dạy học môn kể chuyện rất cần sự đầu tư của giáo viên. Trong chương trình lớp 2 cải cách hầu hết tất cả các tiết kể chuyện đều là hoạt động của học sinh. Các em tự diễn đạt nội dung câu chuyện bằng nhiều hình thức và giáo viên là người đứng ra tổ chức cho các em hoạt động.
	Đặc biệt ở phân môn kể chuyện mới có điểm khác so với chương trình cũ là yêu cầu của tiết kể chuyện mới hầu hết là học sinh tự hoạt động độc lập và quan trọng là các em phải biết kể chuyện sáng tạo. Giáo viên là người xác định với các em về cách kể chuyện sáng tạo. Rèn luyện học sinh khả năng quan sát thông qua việc quan sát tranh minh hoạ. Dựa vào tranh các em phải kể được lại bằng lời của mình. sau đó các em kể lại được câu chuyện và kết hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng nói sao cho phù hợp với nhận vật trong câu chuyện. Và để hình thành trẻ biết hoà mình vào nhân vật và đóng vai nhân vật ấy bằng cách đóng kịch. Giáo viên là người phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sáng tạo là giúp học sinh KỂ BẰNG GIỌNG TỰ NHIÊN – ĐIỆU BỘ THÍCH HỢP – CÂU CHỮ CỦA BẢN THÂN VÀ GIÚP HỌC SINH NẮM NHÂN VẬT – TÌNH TIẾT – CỐT CHUYỆN. 
	Quá trình nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp để giáo viên giảng dạy kể chuyện sáng tạo cho học sinh. Và tôi xin rút ra những điều cơ bản sau :
Nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên lớp
Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện cho trẻ, để dạy tốt tiết kể chuyện thì trước hết giáo viên phải là người tạo nền tảng trước cho các em.
Tạo không khí lớp học thật thoải mái. Không gò ép gây sự chán nản cho học sinh .
Tổ chức sắp xếp cách ngồi học phù hợp với tiết học. Để tạo được sự gần gũi trong tiết học kể chuyện vì các em khi nghe kể chuyện rất thích ngồi quây quần lại với nhau nên giáo viên cũng nên nghiên cứu kĩ cách sắp xếp chỗ ngồi trong tiết kể chuyện. Có thể không giống với môn khác vì kể chuyện là môn học có đặc thù riêng.
Giáo viên phải nắm thật kĩ mục đích yêu cầu của từng bài
Sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.
Tổ chức nhiều hình thức nhằm kích thích sự thi đua ở các em
Xác định rõ về kể chuyện sáng tạo.
Đồ dùng dạy học phải phong phú. Tranh ảnh minh hoạ phải có màu sắc đẹp để thu hút học sinh .
Giáo viên phải lựa chọn câu hỏi gợi ý để học sinh nắm lại nội dung câu chuyện và hướng dẫn cho các em biết dùng lời của mình để kể chuyện kết hợp với các phụ diễn khác minh hoạ cho lời kể của mình.
Tạo cho học sinh biết tự phân vai và trong nhóm diễn lại nội dung câu chuyện thông qua hình thức diễn kịch mà chính các em sẽ đảm nhận các vai đó.
Thường xuyên theo dõi và giúp đỡ các em còn nhút nhát – chưa tự tin khi tham gia kể chuyện.
Điều cần đạt ở đây là học sinh phải biết lắng nghe – quan sát và nhận xét – góp ý cho các bạn và tự mình rút ra cho mình những điều cần thiết.
	Trong 	quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một vài biện pháp trên và qua giảng dạy thì kết quả là học sinh chuyển biến rất rõ nét. Và có hướng phát triển thêm về đề tài của mình tôi xin có một số kiến nghị sau :
Hiện nay tranh ảnh cho tiết dạy rất ít hoặc không có mà hầu hết chúng tôi phải tự vẽ để dạy.
Thời gian cho một tiết kể chuyện là 35 phút là quá ít không đủ thời gian để các em trong lớp có thể được 1 lần lên kể. Thời gian ít nên việc áp dụng cho học sinh đóng kịch rất bị hạn chế.
Trẻ em hiện nay rất ít đọc truyện thiếu nhi, cổ tích, truyện dân gian Việt Nam mà hầu như các em rất mê các truyện tranh của nước ngoài. Nhất là truyện tranh của Nhật. Vì vậy tôi có đề nghị có thể đưa môn đọc sách, truyện Việt Nam vào chương trình dạy tiểu học qua đó giáo dục đạo đức các em thông qua nội dung câu chuyện nhằm rèn luyện, hình thành khả năng cảm thụ văn học cho các em qua tiết đọc truyện, sau đó các em viết lại suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
Hiện nay một số giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh thông qua môn kể chuyện vì vậy tôi có kiến nghị nên tổ chức lớp học về chuyên đề môn kể chuyện.
	Đông Hoà, ngày 01 tháng 4 năm 2004
	Ngừơi viết
	Phạm Thị Chinh
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA BGH
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD – ĐT
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA SỞ GD – ĐT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài	trang 02
Yêu cầu dạy học	trang 02 
Thực tế dạy học	trang 03
Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ SP của bản thân	trang 03
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài	trang 04
Phương pháp nghiên cứu	trang 04
Nghiên cứu tài liệu dạy học	trang 04
Điều tra khảo sát thực tế	trang 04
Dạy thực nghiệm	trang 05
Kiểm tra đánh giá trước vàsau TN	trang05
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo
Mục tiêu dạy học	trang 06
Nội dung chương trình SGK	trang 06
Những kĩ năng cần đạt đối với GV và HS	trang 08
Phương pháp dạy học chủ yếu của môn kể chuyện	trang 11
Các bước lên lớp của tiết kể chuyện	trang 13
	Chương 2 : Quá trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát học sinh trong giờ kể chuyện
Quá trình NCPPDH và trao đổi dự giờ đồng nghiệp	trang 14
Khảo sát thực tế ở học sinh 	trang 17
Kết quả trước và sau khi thực nghiệm	trang 18
	Chương 3 : Một số giải pháp để giúp học sinh kể chuyện bằng hình thức kể chuyện sáng tạo
Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh hoạ và diễn đạt bằng giọng nói điệu bộ	trang 21
Yêu cầu kĩ năng cần đạt	trang 21
Giúp học sinh kể chuyện theo tranh	trang 22
Hình thành kể chuyện cá nhân	trang 23
Kết luận	trang 25
Giúp học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện	trang 26
Mục đích – yêu cầu cần đạt khi tham gia đóng vai	trang 26
Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo NDCC	trang 27
Kết luận	trang 27
Giúp học sinh biết quan sát và nhận xét	trang 27
	Chương 4 : Dạy thực nghiệm
Mục đích của giờ dạy thực nghiệm	trang 28
Thời gian và địa bàn dạy thực nghiệm	trang 28
Nội dung dạy thực nghiệm	trang 28
Đề kiểm tra của bài dạy thực nghiệm	trang 28
PHẦN KẾT LUẬN	trang 39

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_ha.doc