Ôn tập Tiếng việt giữa học kì II - Tuần 27

Ôn tập Tiếng việt giữa học kì II - Tuần 27

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II- TUẦN 27

Tiết 1

I - Mục đích, yêu cầu

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi " Khi nào ?".

3. Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác.

II- Đồ dùng dạy - học

-Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 ( gồm cả các văn bản thông thường).

- Bảng quay(hoặc giấy khổ to ) viết sẵn các câu ở BT2 ( mỗi câu viết 2 lần).

- VBT ( nếu có ).

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 5643Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Tiếng việt giữa học kì II - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập giữa học kì II- Tuần 27
Tiết 1
I - Mục đích, yêu cầu 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi " Khi nào ?".
3. Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác.
II- Đồ dùng dạy - học
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 ( gồm cả các văn bản thông thường).
- Bảng quay(hoặc giấy khổ to ) viết sẵn các câu ở BT2 ( mỗi câu viết 2 lần).
- VBT ( nếu có ).
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung học tập trong tuần: Tuần 27 là tuần ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của các em trong 8 tuần đầu của học kì II.
- Giới thiệu nội dung tiết học ( như đã nêu ở phần MĐ, YC ).
2. Kiểm tra Tập đọc ( khoảng 7,8 em )
Phần Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này cũng như ở các tiết 2,3,4,5 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc. GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm tập đọc. Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài đọc vừa chọn khoảng 2 phút ).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm( với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau).
GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Tiểu học.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi" Khi nào?" ( miệng )
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- 2 HS làm bài trên bảng quay hoặc giấy khổ to (đã viết nội dung bài) - gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi " Khi nào?" ở câu a là mùa hè, ở câu b là khi hè về.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (viêt)
- GV nêu yêu cầu. 2 HS làm bài trên bảng quay, mỗi em đặt 1 câu hỏi. Cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng:
a, Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ? / Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào ?
b, Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ? / Khi nào ve nhởn nhơ ca hát ?
5. Nói lời đáp lại của em (miệng)
- 1HS đọc và giải thích yêu cầu của bài tập: đáp lời cảm ơn của người khác.
- GV mời 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a để làm mẫu (nhắc các em chú ý nói tự nhiên, hợp với tình huống):
+ HS1 nói lời cảm ơn HS2 vì đã làm cho mình một việc tốt. (VD: Rất cảm ơn bạn đã nhặt hộ mình quyển truyện hôm nọ mình đánh rơi. May quá, đấy là quyển truyện rất quý mình mượn của bạn Nguyệt. Mất thì không biết ăn nói với bạn ấy ra sao.)
+ HS2 đáp lại lời cảm ơn của bạn (Có gì đâu. Thấy quyển truyện không biết của ai rơi giữa sân trường, mình nhặt đem nộp cô giáo. Rất may là của bạn)
- Nhiều cặp HS thực hành đối đáp ( GV chấp nhận những ý kiến lặp lại). VD:- Bạn bè phải giúp nhau mà./ - Giúp được bạn là mình vui rồi. ...
+ Trong tình huống b: - Dạ, không có chi ! / - Dạ, thưa ông, có gì đâu ạ. Ông đi ạ. /. ...
+ Trong tình huống c : - Thưa bác, không có chi ! / - Dạ, cháu rất thích trông em bé mà. / Lúc nào bác cần, bác cứ gọi cháu nhé ! ...
6. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành đáp lời cảm ơn với lời lẽ và thái độ lịch sự, đúng nghi thức. Yêu cầu những HS chưa kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đầu học kỳ II.
Tiết 2
I . Mục đích yêu cầu.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1)
2. Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
3. Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
II. Đồ dùng dạy - học.
- phiếu viết tên từng bài tập đọc ( từ tuần 19 đến tuần 26).
- Trang phục cho HS chơi trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa ( theo hướng dẫn ở BT2).
- Bảng quay chép ( 2 lần0 đoạn văn ở BT3.
- VBT ( nếu có).
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài: Gv nêu MĐ. YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7 - 8 em) thực hiện như tiết 1.
3. Trò chơi mở rộng vốn từ. ( miệng)
Có thể chọn 1 trong 2 cách chơi sau:
3.1. Cách 1:
a. Giáo viên mời 6 tổ, mỗi tổ chọn một tên: Xuân, Hạ . Thu , Đông, Hoa , Quả. VD: tổ 1: Xuân. Tổ 2: Hạ. Tổ 3: Thu. Tổ 4 : Đông. Tổ 5: Hoa. Tổ 6: Quả. Gắn biển từng tên tổ.
b. Thành viên từng tổ đứng lên giơí thiệu tên của tổ, đố các bạn: Mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào?Kết thúc vào tháng nào? Thành viên các tổ khác trả lời.
c. 1 HS ở tổ Hoa đứng dậy giơí thiệu tên một loài hoa bất kỳ và đố: Theo bạn tôi ở mùa nào? Thành viên tổ Xuân đáp: Bạn là mùa Xuân. Mời bạn về với chúng tôi. ( Hoa Mai chạy đến với tổ Xuân).
- 1 thành viên khác của tổ Hoa nói: Tôi là hoa Mai ( hoa đào). Theo bạn tôi thuộc mùa nào? Thành viên tổ Xuân đáp: Bạn là mùa Xuân mời bạn về với chúng tôi. ( Hoa Mai chạy đến với tổ xuân).
- 1 thành viên ở tổ Hoa nói: Tôi là hoa cúc. Mùa nào cho tôi khoe sắc? Thành viên tổ Thu đáp: Mùa Thu. Chúng tôi hân hoan chào đón các bạn hoa cúc. Về đây với chúng tôi. (Hoa cúc về với tổ Thu)
d, 1 HS tổ Quả đứng dậy giới thiệu tên quả và hỏi: Theo bạn tôi ở mùa nào? Nếu phù hợp mùa nào thì tổ ấy xướng tên. Ví dụ:
- 1 thành viên tổ Quả: Tôi là quả vải. Tôi thuộc mùa nào? thành viên tổ Hạ đáp: Bạn thuộc mùa Hạ. Mau đến đây với chúng tôi. ( Quả vải chạy về với tổ Hạ).
Lần lượt các thành viên tổ Quả chọn 1 tên để về với mùa thích hợp.
Gợi ý:
Mùa Xuân
Mùa Hạ 
Mùa Thu
Mùa Đông
Tháng 1 , 2 ,3 
Tháng 4, 5 ,6.
Tháng 7, 8 , 9
Tháng 10. 1, 12
Hoa Mai 
Hoa Đào
Vú sữa
Quýt
Hoa phượng
Măng cụt
Xoài.
Vải
Hoa cúc
Bưởi, cam.
Na, ( mãng cầu)
Nhãn.
Hoa mận
Dưa hấu
e, Từng mùa họp lại, mỗi mùa chọn viết ra một vài từ để giới thiệu thời tiết của mình, phát biểu. GV ghi các từ tả thời tiết các mùa lên bảng : ấm áp, nóng bức, oi nồng, mát mẻ, se se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh. Từng mùa nói tên của mình, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa, thời tiết trong mùa đó.
3.2. Cách 2.
.a, GV chuẩn bị trang phục cho HS.
- 4 HS đội mũ 4 mùa ( Xuân, Hạ , Thu , Đông).
- 12 HS đội mũ từ tháng 1 đến tháng 12.
- 4HS đội mũ tên các loài hoa: mai, (đào), phượng, cúc, mận...
- 7 HS đội mũ tên các loài quả: vú sữa, quýt, xoài, vải, bưởi, na, dưa hấu.
- 4 HS mang chữ: ấm áp, nóng bức, mát mẻ, giá lạnh.
b. Gv mời 4 HS mang tên 4 mùa đứng trước lớp. Số HS đội mũ và mang chữ tự tìm đến mùa thích hợp.
c. Từng mùa tự giới thiệu. VD:
- HS đội mũ Xuân: Chúng tôi là mùa Xuân - 2 HS đội mũ hoa mai, hoa đào: Hoa mai, hoa đào nở rộ đón xuân về. - 2 HS đội mũ vú sữa, quýt: Cảm ơn mùa xuân. Chúng tôi - những quả vú sữa ngọt ngào và những trái quýt đỏ xuất hiện khi các bạn trở về. - HS mang chữ ấm áp: Vào mùa xuân, khí hậu luôn ấm áp. - 3 HS đội mũ các tháng 1, 2, 3: Tôi sẽ cùng các bạn học trò vui học suốt các tháng 1, 2 ,3.
- HS đội mũ hè: Mùa hè chúng tôi thế nào hở các bạn? - HS mang chữ nóng bức: Mùa hè rất nóng bức. HS đội mũ hoa phượng: Mùa hè có hoa phượng, thấy có hoa phượng là biết mùa hè đến. - HS đội mũ xoài, vải: Mùa hè, các bạn sẽ thoả thích ăn những trái xoài thơm lừng và những chùm vải chín mọng. - 3 HS đội mũ tháng 4, 5, 6 ; Mùa hè đến với các bạn vào các tháng 4, 5, 6.
* Cuối cùng, cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm phản ứng nhanh, tham gia trò chơi sôi nổi, biết góp phần làm cho trò chơi trở nên vui vẻ và thú vị.
4. Ngắt đoạn trích thành 5 câu... (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và đọc đoạn trích.
- 2 HS làm bài trên bảng quay. Cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT ( chú ý viết hoa chữ cái đầu câu, đứng sau dấu chấm).
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng:
Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
5. Củng cố - dặn dò
GV nhận xét tiết học: khen ngợi, biểu dương những cá nhân làm bài kiểm tra đọc và ôn tập tốt; nhắc những học sinh chưa kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu. Về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 3
I – Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu nh tiết 1).
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu?”.
3. Ôn cách đáp lời xin lỗi của ngời khác.
II – Đồ dùng dạy – học
- Phiếu ghi tên các bài tập đã học trong 8 tuần đầu học kỳ II.
- Bảng quay viết sẵn nội dung BT2 (viết 2 lần).
- VBT (nếu có).
III – các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (khoảng 7, 8 em): Thực hiện nh tiết 1.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ở đâu?” (miệng)
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- 2 HS làm bài trên bảng quay (đã viết nội dung bài) – gạch dới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? cả lớp làm bài nhẩm hoặc là làm bài vào giấy nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng: Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? ở câu a là hai bên bờ sông, ở câu b là trên những cành cây.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu đợc in đậm (viết)
- GV nêu yêu cầu. 2 HS làm bài trên bảng quay. Cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng:
a) Hoa phợng vĩ nở đỏ rực ở đâu? / ở đâu hoa phợng vĩ nở đỏ rực?
b) ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm? / Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu?
5. Nói lời đáp của em (miệng)
- 1 HS đọc và giải thích yêu cầu của bài tập: Bài tập yêu cầu em nói lời đáp lại lời xin lỗi của ngời ngời khác.
- GV hỏi: Cần đáp lời xin lỗi trong các trờng hợp trên với thái độ nh thế nào? (Cần đáp lời xin lỗi với thái độ lịch sự , nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì ngời gây lỗi, làm phiền em đã biết lỗi của mình và xin lỗi em rồi). Sau đó, mời mội cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a để làm mẫu.
+ HS1 nói lời xin lỗi HS2 vì đã phóng xe đạp nhanh qua vũng nớc bẩn làm bắn lên quần áo bạn. (VD: Xin lỗi bạn nhé! mình trót làm bẩn quần áo của bạn.)
+ HS2 đáp lại lời xin lỗi của bạn. (VD: Thôi không sao. Mình sẽ giặt ngay. / Lần sau bạn đừng đi qua vũng nớc khi có ngời đi bên cạnh nhé!)
- Nhiều cặp HS thực hành đối đáp trong các tình huống a, b, c (ý kiến của các em có thể lặp lại). GV khen những H ...  GV cho các em về nhà luyện đọc lại và kiểm tra vào tiết sau).
3. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (miệng)
- 1 HS đọc cách chơi. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia lớp làm hai nhóm A và B, tổ chức trò chơi như sau:
+ Đại diện nhóm A nói tên con vật (VD: Hổ), các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó (VD: Vồ mồi rất nhanh, hung dữ, khoẻ mạnh, được gọi là “chúa rừng xanh”, ). GV ghi lại lên bảng những ý kiến đúng.
+ (Đổi lại): Đại diện của nhóm B nói tên con vật, các thành viên trong nhóm A phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó.
- Hai nhóm phải nói được về 5, 7 con vật. GV chép ý kiến của HS lên bảng cho 2, 3 HS đọc lại.
VD:
Hổ
Vồ mồi rất nhanh, hung dữ, khoẻ, được gọi là “chúa rừng xanh”
Gấu
To, khoẻ, hung dữ, dáng đi phục phịch, thích ăn mật ong
Cáo
đuôi to dài, rất đẹp, nhanh nhẹn, tinh ranh, thích ăn gà
Trâu rừng
Rất khoẻ, cặp sừng cong nguy hiểm có thể húc chết những kẻ nó muốn tấn công, mắt vằn đỏ khi tức giận
Khỉ
Leo trèo giỏi, tinh khôn, bắt chước rất tài
Ngựa
Bờm đẹp, 4 cẳng thon dài, phi nhanh như bay, thồ khoẻ
Thỏ
Lông đen nâu hoặc trắng; mắt đỏ, đen; ăn cỏ, củ cải; rất hiền; chạy rất nhanh
4. Thi kể chuyện về các con vật mà em biết (miệng)
- Một số HS nói tên các con vật mà em định kể.
- GV lưu ý HS: có thể kể một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật, cũng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật mà em biết, tình cảm của em với con vật đó.
- HS tiếp nối nhau thi kể. GV và cả lớp bình chọn những người kể chuyện tự nhiên hấp dẫn.
(VD: Tuần trước, bố mẹ em đưa em đi chơi công viên. Trong công viên, lần đầu em đã thấy một con hổ. Con hổ lông vàng có vằn đen. Nó rất to, đi lại chậm dãi, vẻ hung dữ. Nghe tiếng nó gầm gừ, em rất sợ, mặc dù biết nó bị nhốt trong lồng sắt không làm hại được ai.)
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa co điểm kiểm tra HTL tiếp tục học thuộc 4 bài thơ có yêu cầu thuộc lòng.
Tiết 7
I – Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?”.
3. Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
II - Đồ dùng dạy – học
- Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- Bảng quay viết sẵn nội dung BT2 (viết 2 lần).
- VBT (Nếu có).
III – Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YU của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (10, 12 em): Thực hiện như tiết 6.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (miệng)
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài, 2 HS làm bài trên bảng quay (đã viết nội dung bài). Cả lớp làm nhẩm trong đầu hoặc viết ra giấy nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” ở câu a là vì khát, ở câu b là vì mưa to.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (viết)
- Cả lớp đọc kỹ yêu cầu của bài, làm bài vào vở hoặc VBT.
- GV mời 3 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Bông cúc héo lả đi vì sao? / Vì sao bông cúc héo lả đi?
b, Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn? / Đến mùa đông, ve không có gì ăn, vì sao? / Đến mùa đông, vì sao ve không có gì ăn?
5. Nói lời đáp của em (miệng)
- HS đọc 3 tình huống; giải thích: Bài tập yêu cầu em nói lời đồng ý đáp lời đồng ý của người khác.
- 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a:
+ HS1 (Vai HS) nói lời mời thầy hiệu trưởng đến dự liên hoan văn nghệ với lớp. (VD: Chúng em kính mời thầy đến dự buôi liên hoan văn nghệ của lớp em chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ạ.)
+ HS2 (Vai thầy hiệu trưởng) đáp. (VD: Thầy nhất định sẽ tới. Em yên tâm. / Cảm ơn các em. Thầy sẽ đến.).
+ HS1 đáp lại lời đồng ý của thầy. (VD: Chúng em rất cảm ơn thầy. / Chúng em cảm ơn thầy đã nhận lời ạ. / Có thầy, buổi liên hoan của chúng em sẽ vui hơn đấy ạ).
- HS thực hành đối đáp trong các tình huống a, b, c. GV khen ngợi những HS nói tự nhiên. VD:
+ Với tình huống a: Thay mặt cả lớp, em xin cảm ơn thầy. / Cảm ơn thầy, lớp em rất vui khi buổi liên hoan có thầy đến dự.
 + Với tình huống b: Chúng em rất cảm ơn cô. / Ôi thích quá! chúng em xin cảm ơn cô. / Từ lâu, chúng em đã mong được đi thăm viện bảo tàng
+ Với tình huống c: Con rất cảm ơn mẹ. / Ôi thích quá, con sẽ được đi chơi cùng mẹ. Con cảm ơn mẹ.
6. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập (đọc – hiểu, LTVC) ở tiết 9 (tr.80, 81).
Lời giải của bài:
Câu 1: ý b (Giống màu bùn)
Câu 2: ý c (Trong bùn ao)
Câu 3: ý b (Rào rào như đàn chim vỗ cánh)
Câu 4: ý a (Cá rô)
Câu 5: ý b (Như thế nào?)
Tiết 8
I – Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 6).
2. Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II - Đồ dùng dạy – học
- Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to kẻ ô chữ (BT2). Nếu có điều kiện, phôtô thêm ô chữ trên khổ giấy nhỏ đủ phát cho từng HS.
- VBT (Nếu có).
III – Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 6).
3. Trò chơi ô chữ
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và điền mẫu (SƠN TINH).
- GV: Đây là kiểu bài tập các em đã quen từ học kỳ I, chỉ khác là nội dung gợi ý tìm chữ khó hơn một chút (hầu hết không có gợi ý chữ cái đầu). GV treo bảng một từ phiếu khổ to đã kẻ ô chữ, chỉ bảng, nhắc lại cách làm bài:
+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì (VD: Người cưới công chúa Mị Nương [có 7 chữ cái] – SƠN TINH.
+ Bước 2: Ghi từ vào các ô trống hàng ngang (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi một chữ cái (xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có ý nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là từ đúng.
+ Bước 3: Sau khi điền đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào.
- HS trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm – các em làm vào giấy nháp, vào VBT, tốt nhất là vào các tờ phiếu nhỏ đã phôtô ô chữ (bí mật lời giải).
- GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu khổ to đã kẻ ô chữ; mời 3, 4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức (mỗi em mang theo giấy đã ghi lời giải, điền nhanh một từ vào 1 dòng hàng ngang, sau đó chuyển bút cho các bạn khác trong nhóm).
- Đại diện từng nhóm đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, sửa chữa và kết luận nhóm thắng cuộc.
Có thể chọn những cách làm khác: 1 HS đọc nội dung một dòng bất kỳ, gọi bạn trả lời. Cả lớp nhận xét đúng sai, GV ghi ý kiến đúng vào ô chữ trên tờ phiếu khổ to. Hoặc: cho HS điểm danh từ 1 đến 15. GV gọi 1 số, VD: 15. HS số 15 chọn 1 dòng và nêu từ của dòng đó. Cả lớp nhận xét. Em trả lời đúng được gọi tiếp một số khác (VD: số 5). HS số 5 chọn dòng khác và trả lời. HS trả lời sai phải nhờ bạn số khác trả lời hộ. Lần lượt cho đến hết ô chữ theo dòng hàng ngang.
(Lời giải ô chữ theo hàng ngang:
	Dòng 1: SƠN TINH	Dòng 5: THƯ VIệN
	Dòng 2: ĐÔNG	Dòng 6: VịT
	Dòng 3: BƯU ĐIệN	Dòng 7: HIềN
	Dòng 4: TRUNG THU	Dòng 8: SÔNG HƯƠNG
	Lời giải ô chữ theo hàng dọc: Sông tiền).
- GV hỏi: Sông Tiền nằm ở miền nào của đất nước? (Miền Nam) GV bổ sung: Sông Tiền nằm ở miền Tây Nam bộ, là một trong hai nhánh lớn của sông Mê Kông chảy vào Việt Nam (Nhánh còn lại là sông Hởu). Năm 2000, cầu Mỹ Thuận rất to, đẹp, bắc qua sông Tiền đã được khánh thành.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập (Chính tả, TLV) ở tiết 10 (tr. 81). Nhắc HS chú ý khi làm bài TLV: Cần chọn để viết đúng về một con vật em thích. Nhớ là đề yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) về con vật em thích (dựa vào những câu hỏi gợi ý) chứ không phải là trả lời câu hỏi.
Tiết 9
Kiểm tra
Đọc – hiểu, Luyện từ và câu
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
Giáo viên, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục các địa phương tự ra đề kiểm tra Đọc – hiểu, LTVC theo gợi ý sau (sẽ có kèm theo văn bản hướng dẫn của Vụ tiểu học):
- Văn bản có độ dài khoảng 60 chữ. Có thể chọn văn bản trong sách giáo khoa (các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26) hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học, với trình độ của học sinh lớp 2.
- Phần câu hỏi và bài tập không quá 5 câu (ra đề kiểu chắc nghiệm lựa chọn), trong đó có 2, 3 câu kiểm tra sự hiểu bài và 2, 3 câu kiểm tra về từ và câu.
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút (Không kể thời gian giao đề và giải thích đề) . Các bước tiến hành như sau:
+ GV phát đề kiểm tra cho từng HS (với những vùng khó khăn không đủ điều kiện Phôtô đề, GV chép đề kiểm tra lên bảng).
+ GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài (thế nào là chọn ý đúng hoặc đánh dấu X vào ô trống).
+ Học sinh đọc thật kỹ bài văn, trong khoảng thời gian không dưới 12, 15 phút.
+ HS khoanh tròn ý đúng (hoặc đánh dấu X vào ô trống) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. GV nhắc lại HS: lúc đầu tạm đánh dấu X vào ô trống bằng bút chì. Làm bài xong, kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc lại đoạn văn (thơ), rà soát lời giải, cuối cùng, đánh dấu X chính thức bằng bút mực.
ở những nơi không có điều kiện Phôto đề cho từng HS, HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và ký hiệu a, b, c để trả lời. VD, trả lời các câu hỏi chắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 9:
Câu 1: ý b; Câu 2: ý c; Câu 3: ý b; Câu 4: ý a; Câu 5: ý b
Tiết 10
Kiểm tra
Chính tả - Tập làm văn
(Tổng thời gian làm bài khoảng 40 phút)
Giáo viên, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục các địa phương tự ra đề kiểm tra Chính tả, TLV theo gợi ý sau (sẽ có kèm theo văn bản hướng dẫn của Vụ tiểu học):
1. Chính tả: Chọn một đoạn trích trong các bài Tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng 40 chữ, viết trong thời gian 15 phút.
2. Tập làm văn: HS viết một đoạn văn ngắn (Từ 3 đến 5 câu) có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. Nếu nội dung này có liên quan đến nội dung bài chính tả thì càng tốt.
Thời gian làm bài khoảng 25 phút.
Chú ý: 
- Các điểm kiểm tra Đọc thành tiếng, HTK, Đọc – Hiểu, LTVC, chính tả và TLV được tính theo quy định của Vụ tiểu học.
- Hình thức chế bản đề kiểm tra (GV Phôtô phát cho từng HS) xin xem cuối sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV on KII.doc