Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 15 năm học 2008

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 15 năm học 2008

HAI ANH EM

I - Mục tiêu

- Học sinh hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.(ca ngợi tình cảm giữa hai anh em)

- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó.

- Yêu quý anh em, người thân trong gia đình.

II - Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc

- Tranh vẽ trong bài Tập đọc.

III - Hoạt động dạy học

 

doc 14 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 15 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 S: 10 / 12 / 2008
 G: Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
Hai anh em
I - Mục tiêu
- Học sinh hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.(ca ngợi tình cảm giữa hai anh em)
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó.
- Yêu quý anh em, người thân trong gia đình.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc
- Tranh vẽ trong bài Tập đọc.
III - Hoạt động dạy học
Tiết 1
1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh vẽ giới thiệu bài.
2- Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- GV cho HS tự tìm từ khó đọc.
- Hướng dẫn đọc câu.
+ Ngày mùa đến, / họ gặt lúa rồi bó lúa / chất .... nhau, / để ..... đồng. //
+ Nếu phần mình / cũng ...anh / thì ....công bằng.//
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- 1 HS khá đọc lại.
- HS tự tìm.
+ Ví dụ: nuôi, lúa, ngạc nhiên...
- HS đọc từ khó.
- Học sinh luyện đọc ngắt giọng.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Thi đọc từng đoạn.
- Đọc đồng thanh.
Tiết 2
3- Tìm hiểu bài
- Ngày mùa đến, hai anh em chia lúa như thế nào?
- Họ để lúa ở đâu?
- Người em có suy nghĩ gì?
- Nghĩ vậy người em làm gì?
- Tình cảm của em đối với anh như thế nào?
- Người anh vất vả hơn anh ở điểm nào?
- Người anh bàn với vợ điều gì?
- Người anh làm gì sau đó?
- Điều gì đã xảy ra?
- Từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất thương yêu nhau?
+ KL: Anh em một nhà cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
4- Luyện đọc lại: ( HSKG )
5- Củng cố - Dặn dò:
? Câu chuyện hai anh em muốn giáo dục các em điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau:Bé Hoa.
- HS đọc thầm từng đoạn trả lời
 Phương án trả lời đúng:
- Chia thành 2 đống bằng nhau.
- Ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con...
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Yêu thương, nhường nhịn anh.
- Phải nuôi vợ con.
- Em sống một mìmh vất vả.
- Lấy lúa của mình bỏ sang cho em.
- Hai đống lúa vẫn bằng nhau.
- Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
- HS thi đọc .
- Nhận xét.
Toán
100 trừ đi một số
I - Mục tiêu
- Học sinh biết cách thực hiện phép trừ 100 trừ đi một số.
- Thực hành tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục, vận dụng giải các bài toán có liên quan.
- Hứng thú, tự tin trtong học tập và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học
- 9 thẻ que tính và 10 que tính rời.
III - Hoạt động dạy học
1) Giới thiệu bài
2) Hướng dẫn tìm kết quả phép tính 100 - 36
- GV nêu bài toán để có phép trừ.
- H/s phân tích số 100: 1 trăm gồm 0 chục, 0 đơn vị.
- GV ghi: 
 100 * 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6
 - 36 bằng 4, viết 4, nhớ 1
 64 * 3 thêm 1 bằng 4, .....
3- Hướng dẫn tìm kết quả phép tính 100 - 5
- GV tiến hành tương tự.
 100 * 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 
 - 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
 95 * 10 trừ 1 bằng 9, viết 9.
- GV lưu ý HS cách viết số trừ và hiệu cho đúng.
4- Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài.
( HS đại trà )
- Yêu cầu HS nêu rõ cách làm bài.
Bài 2: ( HS đại trà )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 100 là mấy chục?
- 20 là mấy chục?
- 10 chục trừ đi 2 chục còn bao nhiêu chục?
- GV gọi HS nhẩm từng phép tính.
Bài 3: ( HS đại trà )
 Gọi HS đọc đề
5- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ hoc. 
- HS lắng nghe, nêu phép trừ.
- HS dùng que tính, tính kết quả.
- HS tự đặt tính và tìm cách tính.
- 1 số em nêu cách đặt tính và cách tính.
- Nhiều em nhắc lại.
- HS đặt tính và tính.
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Nhiều em nhắc lại.
- Lớp làm bài vào bảng con.
- Chữa bài - nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS tính nhẩm.
- Nêu kết quả.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS xác định dạng toán (ít hơn)
- HS giải vào vở.
- Chữa bài.
 S: 10 / 12 / 2008
 G: Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
( Đ / C Phương dạy )
 S: 10 / 12 / 2008
 G: Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
Bé Hoa
I - Mục tiêu
- Hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em và biết chăm sóc em giúp bố mẹ.
- Học sinh đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ.
- Học tập bạn Hoa giúp đỡ bố mẹ và yêu quý em bé.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.(hướng dẫn đọc câu)
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn đọc từ khó.
- Luyện đọc ngắt giọng
+ Hoa yêu em / và rất thích đưa võng / ru em ngủ //
+ Đêm nay, / Hoa hát hết các bài hát / mà mẹ vẫn chưa về. //
3- Tìm hiểu bài
- Em biết những gì về gia đình bạn Hoa?
- Em Nụ có gì đáng yêu?
- Tìm những từ ngữ cho thấy Hoa rất yêu em bé?
- Hoa đã làm gì để giúp mẹ?
- Hoa làm gì để ru em ngủ?
- Trong thư gửi bố Hoa kể chuyện gì và mong muốn điều gì?
- Theo em Hoa đáng yêu ở điểm nào?
4- Luyện đọc lại: HSKG
5- Củng cố - Dặn dò:
? Bài tập đọc nói lên điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc.
+ Ví dụ: Nụ, lắm, nắn nót,...
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyện đọc.
- HS nối tiép nhau đọc từng đoạn.
- Thi đọc từng đoạn - cả bài.
- Đọc đồng thanh.
+ Phương án HS trả lời.
- Gia đình Hoa có 4 người ...
- môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
- Hoa cứ nhìn em mãi, yêu em lắm.
- Ru em ngủ, trông em.
- Hát ru em ngủ.
- Hoa kể em Nụ rất ngoan, Hoa đã hát ...
- HS trả lời.
- HS đọc hay bài Tập đọc
- Thi đọc.
Tập viết
Chữ hoa : N
I - Mục tiêu
-Nắm được quy trình, cách viết chữ hoa N
- Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng: Nghĩ trước nghĩ sau
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp.
II - Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết chữ.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu.
- Chữ N gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Chữ N cao, rộng mấy li?
- GV viết mẫu, nêu cách viết.
 n
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Nghĩ trước nghĩ sau.
- Cụm từ gồm mấy tiếng?
- Chiều cao của các chữ cái như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
3- Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HSKG viết cả bài.
- GV thu chấm - nhận xét
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS hoàn thành bài trong vở Tập viết.
- Chuẩn bị cho bài sau:Viết chữ hoa O.
- Học sinh quan sát - nhận xét
- 3 nét.
- Nét móc ngược, nét thẳng đứng, nét nghiêng phải.
- Cao 5 li, rộng 6 li.
- HS luyện viết vào bảng con.
- 4 tiếng.
- HS trả lời.
- Bằng 1/2 chữ o.
- HS viết chữ nghĩ vào bảng con.
- HS viết vào vở từng dòng.
Toán
Đường thẳng
I - Mục tiêu
- HS bước đầu có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được 3 điểm thẳng hàng
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm (bằng thước và bút) , biết ghi tên các đường thẳng.
- Hứng thú, tự tin học tập và thực hành toán.
II - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng.
a) Giới thiệu về đường thẳng AB
- GV hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB.
- GV vẽ trên bảng: kí hiệu tên điểm bằng chữ cái in hoa
- Gv hướng dẫn HS nhận biết ban đầu về đường thẳng
b) Giới thiệu ba điểm thẳng hàng.
+ GV chấm 3 điểm A, B, C trên bảng. (chú ý điểm C cùng nằm trên đường thẳng AB). Ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng ta nói A, B, C là 3 điểm thẳng hàng. 
- GV chấm thêm điểm D ở ngoài đường thẳng, giúp HS nhận xét
2- Thực hành
Bài 1:GV cho HS đọc yêu cầu.
 Chú ý lẽ ra phải kéo dài mãi về 2 phía của đoạn thẳng MN nhưng trên tờ giấy chỉ có thể vẽ như vậy.
Bài 2: GV hướng dẫn
Chú ý khi nêu tên 3 điểm thẳng hàng, không nhất thiết phải theo thứ tự từ trái sang phải. Tuy nhiên nên thống nhất theo thứ tự đó.
- GV cho HS nhắc lại thế nào là 3 điểm thẳng hàng. ( HSKG )
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- HS vẽ vào vở: chấm 2 điểm A&B, dùng thước thẳng và bút nối từ A đến B được đoạn thẳng AB.
- Dùng bút, thước kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB và viết là đường thẳng AB.
- Vài HS nhắc lại: kéo dầi mãi đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.
- Ba điểm A, B, D không cùng nằm trên đường thẳng nào, nên 3 điểm A, B, D không thẳng hàng.
- HS tự làm lần lượt từng phần a, b, c rồi chữa bài.
- Vẽ đoạn thẳng vào vở, ghi tên 2 điểm.
- Dùng thước thẳng kiểm tra xem các bộ ba nào thẳng hàng.
+ Ví dụ: ba điểm O, M, N thẳng hàng.
- HS nhắc lại.
Thủ công
Gấp, cắt, dán Biển báo giao thông
 chỉ lối đi thuận chiều
và cấm xe đi ngược chiều
I - Mục tiêu
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán BBGT chỉ lối đi thuận chiều và nắm được cách gấp , cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Thực hành gấp, cắt, dán 2 loại biển báo trên.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II - Đồ dùng dạy học.
- Biển báo mẫu.
- Quy trình gấp, cắt, dán có hình vẽ.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn cắt dán.
a- GV cho HS quan sát 2 loại BBGT, so sánh giống và khác nhau.
b-Hướng dẫn cắt dán BBGTcấm xe đi ngược chiều
-Bước 1: Cắt mặt BB từ hình vuông cạnh 6 ô.
Bước 2: Cắt hình chữ nhật cạnh 1ô và 4 ô.
Bước 3: Cắt chân BB.
+ Hướng dẫn dán BBGTchỉlối đi thuận chiều.
c- HS thực hành trên giấy nháp.
3- Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Nêu cách gấp, cắt,dán biển báo giao thông chỉ nối đi thuận chiều..
- Chuẩn bị cho tiết học sau:Cắt,dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Học sinh quan sát - nhận xét.
- mỗi BB có 2 phần (mặt và chân BB)
- Mặt hình tròn, chân hình chữ nhật.
+ Khác nhau: 
- Một BB có mặt màu xanh, giữa có hình chữ nhật màu trắng.
-1 BB là màu đỏ, giữa là hình chữ nhật màu trắng.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hành gấp, cắt. dán BBGT cấm xe đi ngược chiều
 Tương tự BBGT cấm xe đi ngược chiều nhưng hình tròn cắt màu xanh.
- HS nêu.
 S: 10 / 12 / 2008
 G: Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008
Luyện từ và câu
Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu: Ai thế nào?
I - Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
- Tìm được những từ chỉ đặc điểm của người, vật, sự vật - đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- Có ý thức nói, viết thành câu.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1, phiếu bài tập ghi nội dung bài tập 2.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề
- GV treo từng bức tranh cho HS quan sát và suy nghĩ.
Bài 2: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Phát phiếu cho 3 nhóm HS
+ GV kết luận: Các từ chỉ tính tình của người: tốt, xấu, ngoan.
+ Các từ chỉ hình dáng của người: cao, thấp,...
Bài 3: GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Mái tóc ông em thế nào?
- Cái gì bạc trắng?
3- Củng cố - Dặn dò:
? Hãy đặt 1 câu theo kiểu Ai thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh dựa vào tranh chọn từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi.
+ Ví dụ: Em bé rất xinh
 Con voi rất to.
 Quyển vở màu vàng.
- Nhận xét - bổ sung.
- 1 HS đọc.
- Học sinh thảo luận, ghi các từ theo yêu cầu.
- Nhóm nào ghi được nhiều từ, nhóm ấy sẽ thắng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc câu mẫu: Mái tóc ông em bạc trắng.
- Bạc trắng.
- Mái tóc ông em.
- Học sinh làm bài
- Đọc bài làm.
- Nhận xét câu các bạn làm đúng mẫu chưa.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: vòng tròn
(GV chuyên dạy)
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Tìm số bị trừ hoặc số trừ chưa biết trong phép trừ.
- Vẽ đường thẳng đi qua 1, 2 điểm cho trước.
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện tập.
Bài 1: HS đại trà.
- GV yêu cầu HS đọc đề
Bài 2: HS đại trà.
- GV cho HS làm vào bảng con.
Bài 3: HS đại trà.
 - Yêu cầu HS đọc đề.
- Gọi HS nêu lại cách tìm số bị trừ, số trừ.
Bài 4: HSKG nên vẽ nhiều cách.
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- Trường hợp a có mấy cách vẽ?
- Trường hợp b có mấy cách vẽ?
- Trường hợp c có mấy cách vẽ?
3- Củng cố - Dặn dò:
? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
 - GV nhận xét giờ học
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài - nêu kết quả.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào bảng con.
- 1 em lên bảng.
- Chữa bài - nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số trừ.
- HS làm bài vào bảng con.
- Chữa bài - nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng.
- HS trả lời.
- HS thực hành vẽ.
Tự nhiên xã hội
Trường học
I - Mục tiêu
- Học sinh biết trường học thường có nhiều phòng học, một số phòng làm việc: thư viện, đồ dùng, .... Biết 1 số hoạt động diễn ra ở lớp, tên trường, địa chỉ của trường.
- Có khả năng quan sát, nhận xét, trình bày ý kiến của mình.
- Yêu trường, yêu lớp, có ý thức giữ gìn và làm đẹp trường của mình.
II - Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về trường học.
Bảng phụ ghi 1 số câu hỏi thảo luận.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài.
2- Hoạt động 1: Quan sát trường học
- HS biết quan sát và mô tả 1 cách đơn giản cảnh quan trường mình.
- GV tổ chức cho HS tham quan trường học.
- GV cho HS làm việc theo cặp
 Nói với nhau về cảnh quan của trường
+ KL: trường học có các phòng học, sân trường, các phòng...
3- Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- HS nắm được một số hoạt động trong lớp học.
- GV cho HS làm việc theo cặp, quan sát TLCH (GV treo bảng phụ)
- Ngoài các phòng học trường của bạn còn có những phòng nào?
- Nói các hoạt động diễn ra ở các phòng thư viện, lớp học, y tế,...
- Bạn thích phòng nào? Tại sao?
+ KL: ở trường, HS học tập trong các lớp học ...... ngoài ra các em còn đến thư viện mượn sách ...
4- Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
- HS biết sử dụng vốn từ để giới thiệu trường mình.
- GV cho HS sử dụng một số tranh ảnh về trường để giới thiệu...
5- Củng cố - Dặn dò:
- HS hát bài: Em yêu trường em
- HS quan sát nêu tên trường, địa chỉ của trường, ý nghĩa tên trường.
- Chỉ, nêu vị trí của từng khối lớp, các phòng chức năng,....
- HS làm việc theo cặp: nói về cảnh quan trường.
- 1 vài em nói trước lớp.
- HS làm việc theo căp, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bổ sung
- HS tham gia trò chơi, các em có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về trường, nhân viên thư viện để giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện,...
- Nhận xét, bổ sung,
 S: 10 / 12 / 2008
 G: Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Chia vui - Kể về anh chị em
I - Mục tiêu
- Học sinh biết nói lời chia vui trong một số trường hợp. Viết được một đoạn văn ngắn kể về anh chị em của mình.
- Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
- Có ý thức nói, viết thành câu.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi 1 số tình huống để nói lời chia vui.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1, 2:
Gv cho HS đọc yêu cầu.
?/ Chị Liên có niềm vui gì?
?/ Nam chúc mừng chị như thế nào?
?/ Nếu là em, em sẽ chúc mừng chị như thế nào?
-GV treo bảng phụ có một số tình huống để nói lời chia vui cho h/s thực hành
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS viết bài.
- Thu vở chấm bài.
- Nhận xét.
+ KL: Có thể giới thiệu trước rồi kể về 1 vài đặc điểm về hình dáng, tính cách, tình cảm,... Có thể làm theo thứ tự khác tuỳ theo sự lựa chọn.
3- Củng cố - Dặn dò:
? Khi nào em nói lời chia vui?
? Hãy nói lời chia vui với bạn,khi bạn đạt giải nhất cuộc thi viết ở trường?
- GV nhận xét giờ học .
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại lời của Nam.
- HS trả lời.
+ Ví dụ: Em chúc mừng chị. Em rất mong sang năm chị sẽ được giải cao hơn.
- Nhiều HS thực hành
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu.
- HS tự viết bài.
- HS đọc bài của mình và chữa trong vở của mình.
Chính tả (N-V)
Bé Hoa
I - Mục tiêu
- Nghe - viết đúng đoạn đầu trong bài Bé Hoa
- Viết đúng các tiếng khó, củng cố quy tắc chính tả với s / x ; ai / ay.
- Có ý thức viết đúng, đẹp.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép các bài tập chính tả.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc mẫu 1 lần đoạn cần viết
- Đoạn văn kể về ai?
- Bé Nụ có những nét nào đáng yêu?
- Đoạn trích có mấy câu?
- Những từ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Hướng dẫn tự tìm từ khó viết.
+ GV đọc cho HS viết bài.
- GV thu chấm - nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
Gọi HS đọc đề.
Bài 3: 
GV cho HS tự đọc đề và làm bài.
4- Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc lại - Trả lời các câu hỏi.
- Bé Nụ.
- Môi đỏ hồng, mắt mở to...
- 8 câu.
-HS trả lời: Nụ, Hoa, ...- Vì là tên riêng và chữ đầu câu.
- HS tìm các từ khó viết.
+Ví dụ: Nụ, lớn lên, yêu lắm,...
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Tự tìm từ phù hợp.
- Đọc các từ tìm được.
+ Ví dụ: bay, chảy, sai,...
- Nhận xét.
- Học sinh làm bài.
Chữa bài.
Toán
Luyện tập chung.
I - Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ, số trừ trong 1 hiệu, Giải toán.
-Tự tin trong học tập và giải toán
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
Bài 1: 
Gv gọi HS đọc yêu cầu.
Bài 2: GV yêu cầu 1 em đọc đề.
- Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV ghi: 42 - 12 - 8 
- Ta thực hiện tính như thế nào?
Bài 4: 
GV gọi HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
Bài 5: Gọi HS đọc đề.
3- Củng cố - Dặn dò.
? Nêu cách tìm số hạng,số trừ,số bị trừ?
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét.
-1h/s đọc
- HS trả lời: các số cùng1 hàngphải thẳng cột với nhau.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
- 1 em đọc.
- HS trả lời: từ trái sang phải.
- HS nhẩm kết quả, ghi vào bài.
- Chữa bài.
- HS làm bài vào nháp.
- 3 em lên bảng.
- Chữa bài.
- 1 em đọc đề.
- Cả lớp tự tóm tắt - giải vào vở.
- Chữa bài.
Sinh hoạt 
kiểm điểm nề nếp trong tuần
I,Mục tiêu:
-Kiểm điểm về nền nếp,học tập trong tuần.
-Đề ra kế hoạch,phương hướng cho tuần 16.
-Giáo dục học sinh ý thức tự phê cao.
II, Nội dung:
1. Cỏc tổ trưởng bỏo cỏo cỏc hđ trong tổ: 3 tổ trưởng.
2. Lớp trưởng nhận xột.	
3. Giỏo viờn PTL nhận xột chung về cỏc mặt.
a. Học tập: 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
b. Nề nếp TD VS:
- Cú ý thức truy bài đầu giờ học. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn thể dục giữa giờ tỏc phong nhanh nhẹn.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cỏ nhõn: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
* Song cũn một số hạn chế:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
c. Nhận xét sinh hoạt Sao:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
d, Phương hướng tuần 16:
- Phỏt huy những mặt tốt, khắc phục những điểm cũn hạn chế.
- Phỏt huy” đụi bạn học tập” để giỳp nhau tiến bộ hơn.
- Tăng cường học tập ở lớp, ở nhà cho tốt.
- Sơ kết đợt thi đua chào mừng ngày 22/12.
- Hướng dẫn HS ôn tập chuẩn bị thi học kì 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 lop 2(4).doc