Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đức Thịnh

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đức Thịnh

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; đọc đúng các từ khó: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc, .

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ :Có công mài sắt, có ngày nên kim

 - GDKNS:Tự nhận thức về bản thân ( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh vẽ phóng to

 - Bảng phụ viết sẵn câu văn: Mỗi khi cầm quyển sách, bỏ dở

 

doc 64 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đức Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
cTuần 1d
 **************************************************************
 Thứ 5 ngày 6 tháng 9 năm 2012
Tập đọc(t1,2)
Có công mài sắt, có ngày nêm kim
I- Yêu cầu cần đạt 
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; đọc đúng các từ khó: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc, ...
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới
- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ :Có công mài sắt, có ngày nên kim
 - GDKNS:Tự nhận thức về bản thân ( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh ).
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh vẽ phóng to 
 - Bảng phụ viết sẵn câu văn: Mỗi khi cầm quyển sách, bỏ dở
 III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
 A. Mở đầu
 GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2 tập 1
 B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh vẽ Sgk
 + Hỏi:Trong tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? (Tranh vẽ về một bà cụ và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó. Bà vừa mài vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà làm việc lắng nghe lời bà)
- Chúng ta muốn biết bà cụ làm việc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì và muốn có được một lời khuyên hay: Hôm nay các em sẽ tập đọc bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - GV đọc mẫu lần 1
a. Đọc từng câu:
 - Cho HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu
 - GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó: quyển, nguệch ngoạc, quay, ngáp ngắn ngáp dài,nắn nót, bỏ dở
b. Đọc từng đoạn:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 - GV hướng dẫn HS biết ngắt hơi đúng ở câu dài 
 “Mỗi khi cầm quyển sách/...vài dòng/ đã .. ngáp dài/ rồi bỏ dở”
 - HDHS đọc câu hỏi, câu cảm:
 - Bà ơi! Bà làm gì thế?
 - Thỏi sắt to như thế ! làm sao bà mài thành kim được? 
 - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ: ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - GV chia thành nhóm 2, mỗi bạn trong nhóm đọc một đoạn (đoạn 1,2)
 - Các nhóm trình bày trước lớp
 - GV cùng lớp nhận xét cho điểm
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
d. Hướng dẫn tìm hiểu bài (đoạn 1,2)
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
 “Mỗi khi cầm sách ... cho xong chuyện”
 - 1HS đọc đoạn 2 cả lớp theo dõi 
 + Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? ( Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá)
 - GV hỏi thêm: 
 + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? (Để làm thành một cái kim khâu)
 + Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
 + Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? (ngạc nhiên hỏi)
Tiết 2
HĐ3. Luyện đọc các đoạn 3, 4
a. Đọc từng câu:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn 
 - GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc các từ khó
b. Đọc đoạn
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
 - HD đọc câu khó 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - Thi đọc giữa các nhóm:
 - Cả lớp đọc đồng thanh:
d. Tìm hiểu đoạn 3,4:
 - 1 HS đọc đoạn 3:
 + Bà cụ giảng giải như thế nào? (nhắc lại lời bà cụ: Mỗi ngày ... thành tài)
 + Đến bây giờ cậu bé có tin lời bà cụ không? (Cậu bé tin. Cậu hiểu ra ngay và quay về nhà học bài)
 + Câu chuyện này khuyên em điều gì? (cần phải kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, cần cù, không ngại khó khăn gian khổ)
 - GV giúp HS khá, giỏi hiểu được nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
HĐ4: Luyện đọc lại:
 - GV chia lớp thành nhóm 3 để thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, vai bà cụ , vai cậu bé)
 - GV và cả lớp bình chọn cá nhân và các nhóm đọc hay 
IV. Củng cố-dặn dò:
 -GV nhận xét, khen thưởng những em đọc tốt, hiểu bài
 - Dặn những em đọc còn yếu về luyện đọc thêm
Toán(T1)
Ôn tập các số đến 100
I. yêu cầu cần đạt: 
 - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. 
 - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.
 -Bài tập cần làm: bài 1,2,3(tất cả các bài tập SGK)
II.Đồ dụng dạy học:
 - Một bảng các ô vuông như bài 2 Sgk
III. Hoạt động dạy học:
* Bài 1: Củng cố về số có 1 chữ số:
 a, Cho HS nêu các số có 1 chữ số từ bé đến lớn? (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, ..., 9)
 b, Viết số bé nhất có 1 chữ số?(0)
 c, Viết số lớn nhất có một chữ số?(9)
*Bài 2: Củng cố về số có 2 chữ số 
 - GV treo bảng các ô vuông ( như SGK) lên bảng lớp
 a, Nêu tiếp các số có hai chữ số. HS nhìn bảng và nêu theo hình thức tiếp sức ,mỗi HS nêu 1 dòng
 b, Viết số bé nhất có 2 chữ số. (HS viết bảng)
 c, Viết số lớn nhất có 2 chữ số. (HS viết bảng)
*Bài 3: Củng cố về số liền sau số liền trước
 - GV kẻ lên bảng
 - Gọi 1 HS lên bảng điền số liền trước, số liền sau của nó
34
 - Cả lớp làm bài vào vở. HS tự kiểm tra bài lẫn nhau
IV. Củng cố-dặn dò:
 *Trò chơi: Tìm số liền trước, số liền sau của một số bất kỳ 
 Dặn HS yếu về làm lại bài 2, 3 ở SGK
Đạo đức(T1)
Học tập, sinh hoạt đúng giờ 
I.yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được một số hiểu biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - HS khá, giỏi lập được thời gian biểu hằng phù hợp với bản thân.
 - GDKNS: Kĩ năng quản lý thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa VBT
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
 - HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động
 - Tiến hành:
 - GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm để các nhóm xử lý đúng/ sai
*Tình huống 1: Trong giờ học toán, cô giáo đang hướng dẫn HS làm bài tập. Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, Tùng vẽ máy bay
*Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm riêng Dương vừa ăn vừa xem truyện
 - HS thảo luận nhóm 
 - Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
 - HS lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp từng tình huống cụ thể
 - Cách tiến hành: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử tình huống 
*Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem 1 chương trình ti vi rất hay mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ
+Theo em bạn Ngọc đã ứng xử như thế nào? 
*Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lan đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn “Đằng nào cũng muộn rồi. Chúng ta đi mua bi đi”
 +Em hãy giúp bạn Lan ứng xử như thế nào?
 - HS thảo luận
 - Từng nhóm lên đóng vai
 - GV kết luận 
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
 - Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian làm việc
 - Cách tiến hành: 
* GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm 
 + Nhóm 1: Buổi sáng em làm gì?
 + Nhóm 2: Buổi trưa em làm gì?
 + Nhóm 3: Buổi chiều em làm gì?
 + Nhóm 4: Buổi tối em làm gì?
 - Đại diện các nhóm trình bày 
 - GV kết luận
 - HS đọc câu: “Giờ nào việc nấy”
IV.Củng cố- dặn dò
* Hướng dẫn thực hành ở nhà: Cùng bố mẹ xây dựng và thực hiện thời gian biểu.
Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012
Toán(T2)
Ôn tập các số đến 100 (tiếp)
I. yêu cầu cần đạt:	
 - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100
 - Bài tập cần làm: Làm tất cả các BT trong SGK.
II. Đồ dùng : Kẻ, viết sẵn lên bảng (như bài 1 Sgk)
III. hoạt động dạy học:
*Bài 1: Củng cố về đọc, viết, phân tích số 
 - GV hướng dẫn một bài mẫu .HS theo mẫu để giải 
 - Chẳng hạn: “Số 3 chục và 6 đơn vị: viết là 36. Đọc là: “Ba mươi sáu”
 - Tương tự cho HS làm vào vở nháp. Gọi 3 HS lên bảng làm
* Bài 2: Củng cố về viết số thành tổng của số chục và đơn vị
 - GV hướng dẫn: 57 = 50 + 7
 - HS làm bài vào bảng con. 
* Bài 3: So sánh các số
 - GV hướng dẫn HS cách so sánh 
 VD: 72 và 70
 + Ta thấy 2 số này là số có mấy chữ số? (đều là số có 2 chữ số)
 + Ta so sánh hàng nào trước? (hàng chục trước)
 + Ta thấy chữ số hàng chục của 2 số này như thế nào? (bằng nhau)
 + Còn hàng đơn vị ta thấy thế nào? (2 > 0)
 72 > 70 vì có cùng chữ số hàng chục là 7 mà chữ số hàng đơn vị 2 > 0 nên 72 > 70
 - HS làm vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
* Bài 4: GV hướng dẫn. HS nêu cách làm và làm bài tập vào vở 
Kết quả: a) 28, 33, 45, 54 b) 54, 45, 33, 28
* Bài 5: 
 - HS đọc đề 
 - Cả lớp suy nghĩ và gọi HS lên bảng làm 
 - GV nhận xét 
IV. Củng cố-dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS yếu về làm lại bài 1, 3, 4 ở SGK
Kể chuyện(T1)
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I. yêu cầu cần đạt:
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng :
 - 1 chiếc kim khâu, 1 khăn đội đầu, 1 quyển vở và 1 cái bút
III. Hoạt động dạy học:
A. Mở đầu: Giới thiệu các tiết kể chuyện ở sách TV2
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng
2.Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn trong tranh: (dành cho cả lớp)
 - GV đọc yêu cầu đề bài. 2-3 HS đọc lại
 - Kể chuyện trong nhóm 
 + HS quan sát tranh, đọc thầm lời gợi ý
+ HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm
 - Kể chuyện trước lớp 
 + Sau mỗi lần kể cả lớp nhận xét: về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, nhất
là lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
b. Kể toàn bộ câu chuyện (dành cho HS khá , giỏi)
 - Mỗi HS kể một đoạn
 - GV cùng cả lớp nhận xét 
 - GV tổ chức trò chơi bằng cách đóng vai 
 - Hướng dẫn HS đóng vai
 - Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay
 - Một và em (K - G) kể lại toàn bộ câu chuyện
 IV. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học
Chính tả(T1)
Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I. yêu cầu cần đạt: 
 - Chép lại chính xác bài chính tả(sgk) “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. 
 - Trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm được các bài tập 2, 3, 4
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép 
 - Viết sẵn các bài tập vào bảng phụ 
 - Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học:
A.Phần mở đầu:
 - GVnêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả 
+Viết đúng, sạch, đẹp, làm đúng các bài tập 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ học 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn tập chép 
a. GV đọc đoạn chép trên bảng
 - Cho 3 - 4 HS đọc lại 
 + Đoạ ... chữ Ă , Â. Cả lớp viết bảng con .
- GV nhận xét - ghi điểm .
2. Bài mới :
HĐ1 : Hướng dẫn viết chữ hoa B :
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ B - GV giới thiệu chữ B 
+ Chữ B cao 5 li ( tương ứng với 2,5 đơn vị ) gồm 2 nét :
+ Nét 1 giống móc ngược trái, đầu móc cong hơn .
+ Nét 2 là nét kết hợp cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau tạo thành xoắn nhỏ giữa thân chữ .
- Hướng dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu 
+ Nét 1 : Đặt bút trên đường kẻ 6, dừng bút trên đường kẻ 2 
- GV viết chữ B trên bảng lớp, vừa viết vừa nói lại cách viết - HS theo dõi .
HĐ2 : Hướng dẫn viết trên bảng con :
- HS viết trên bảng con - GV nhận xét .
HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
- GV giới thiệu câu ứng dụng .
- Gọi HS đọc câu ứng dụng : Bạn bè sum họp .
+ Em hiểu câu nói trên như thế nào? ( Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui). 
- Học sinh quan sát câu ứng dụng và nhận xét về độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh ở các chữ .
- GV nhắc nhở khoảng cách giữa các chữ cái và chữ với chữ .
- GV viết mẫu - Hướng dẫn HS viết chữ : Bạn vào bảng con - GV nhận xét .
HĐ4: Hướng dẫn HS viết vào vở :
- GV nêu yêu cầu cần viết .
- HS viết bài vào vở .
- Chấm - chữa bài .
IV.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau.
Toán (T14)
Luyện tập
I.Yêu cầu cần đạt :
- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4 ; 36 + 24
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài1( dòng1), 2, 3, 4.
- HS KG làm hết các BT còn lại.
II.Hoạt động dạy - học :
1 Khởi động:
- Gọi HS chữa bài tập 3 - HS chữa 
- GV nhận xét - ghi điểm 
2. Bài mới :
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu từng bài - HS nêu yêu cầu - Nêu kết quả tính. 
- GV hướng dẫn HS cách tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 2 : Cho HS chép từng phép tính và tính - HS tính vào vở 
Bài 3 : HS đặt tính rồi tính 
Bài 4 : Cho HS tóm tắt bài toán 
 - GV yêu cầu - HS làm vào vở 
- HS tóm tắt và giải .
Bài 5 : Hướng dẫn HS nêu miệng 
- HS làm bài tập vào vở .
- GV chấm - chữa bài : 
- HS chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài, nếu sai.
IV.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau.
Tự nhiên - Xã hội (T3)
Hệ cơ
I.Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vung cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
- HSKG: Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh vẽ hệ cơ.
III.Hoạt động dạy- học :
HĐ1: Quan sát hệ cơ:
* Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên 1 số cơ của cơ thể.
- HS làm việc theo cặp 
- HS thảo luận theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát.
+ Chỉ và nói tên 1số cơ của cơ thể ? - Các nhóm làm việc .
- GV theo dõi, giúp đỡ.
* Làm việc với cả lớp :
- GV treo hình vẽ hệ cơ lên bảng 
+ Hãy chỉ và nêu tên các cơ trên hình vẽ? - HS chỉ và nêu 
*KL: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi con người có khuôn mặt và hình dạng nhất định . Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động : Chạy, nhảy, ăn, uống, cười , nói .
HĐ2 : Thực hành co và duỗi tay. 
*MT: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận cơ thể củ động được 
* Làm việc cá nhân, cặp :
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK trang 9 . Làm động tác theo tranh, sờ, nắn và mô tả bắp cơ . Sau đó duỗi ra và tiếp tục quan sát 
+ Khi duỗi bắp cơ thay đổi như thế nào so với bắp cơ khi co ? - HS trao dổi với nhau .
* Làm việc cả lớp. 
- Một số nhóm xung phong trình diễn trước lớp. 
+ Hãy nói về sự thay đổi của bắp cơ khi co và duỗi ?
*KL: Khi cơ co , cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. 
- Khi cơ duỗi, cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động. 
HĐ3 : Thảo luận : Làm gì để cơ được săn chắc.
* MT: Biết được vận động và tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể săn chắc.
+ Chúng ta nên làm gì để cơ thể săn chắc + Tập TDTT 
 + Vận động hằng ngày 
 + Lao động vừa sức 
 + Vui chơi
 + Ăn uống đầy đủ 
- GV chốt : Nên ăn uống đầy đủ , tập thể dục , rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ thể săn chắc. 
IV.Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.
Thủ công(T3) 
Gấp máy bay phản lực ( T 1 )
I.Yêu cầu cần đạt :
- HS biết gấp máy bay phản lực .
- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Máybay sử dụng được.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu máy bay phản lực gấp sẵn. 
- HS giấy màu, giấy nháp. 
III.Hoạt động dạy - học:
HĐ1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực - HS quan sát 
 Em có nhận xét gì về hình dáng, các phần máy bay phản lực ? - HS nêu - GV cho HS quan sát mẫu gấp máy bay phản lực và mẫu gấp tên lửa.
+ Hãy nêu sự giống nhau và khác giữa hình dáng máy bay phản lực và tên lửa - HS nhận xét 
HĐ2 :GV hướng dẫn mẫu 
Bước1:Gấp tạo mũi , thân , cánh , máy bay phản lực 
- Gấp giống tên lửa. 
- GV làm mẫu vừa làm, vừa hướng dẫn HS - HS quan sát 
- Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp ở .
Bước 2:Tạo máy bay phản lực và sử dụng 
- GV hướng dẫn để HS hiểu và biết cách tạo máy bay phản lực 
- Gọi 1-2 lên bảng thao tác các bước gấp máy bay phản lực 
- GV cho HS tập gấp máy bay phản lực bằng giấy nháp 
IV.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Tập gấp máy bay phản lực ở nhà
Chính tả (T6)
Gọi bạn
I.Yêu cầu cần đạt 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ “Gọi bạn ” ; không mắc quá 5 lỗi.
- Làm được BT2; BT(3) a/b
II.Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ 
- Vở bài tập. 
III.Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động :
- GV cho HS viết bảng lớp : Nghe ngóng, nghỉ ngơi , cây tre, mái che - Cả lớp viết bảng con. 
- GV nhận xét , ghi điểm. 
2. Bài mới :
HĐ1 : Giới thiêu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn nghe viết. 
- GV dọc đầu bài và 2 khổ cuối 
- 1- 2 HS đọc lại 2 khổ thơ.
+ Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào ? Trời hạn hán. 
+ Thấy Bê Vàng không về Dê Trắng đã làm gì ? Dê Trắng chạy khắp nơi tìm bạn. 
+ Bài chính tả có chữ nào viết hoa ? 
+ Tiếng gọi của Dê Trắng dược ghi với những dấu câu gì ? 
- Dấu hai chấm đặt trong dấu ngoặc kép. 
- Cho HS viết 1 vài chữ khó vào bảng con. 
HĐ3 : HS viết bài vào vở. 
- GV hướng dẫn cách trình bày - HS lắng nghe.
- GV đọc - HS viết bài vào vở.
- GV đọc - HS soát lỗi. 
- GV chấm chữa bài. 
3. Luyện tập : 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc. 
- HS làm bài tập vào vở .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. 
Bài 3 : Lựa chọn : - HS làm bài tập vào vở .
IV.Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau. 
Toán(T15)
9 cộng với 1 số : 9 + 5
I.Yêu cầu cần đạt : 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với 1 số. 
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng 1 phép tính cộng.
- Bài tập cần làm: Bài1, 2, 4.
- HSKG làm hết các BT 
II.Đồ dùng dạy - học 
- 20 que tính 
- Bảng gài que tính 
III. Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động : 
- Gọi HS chữa bài tập 2, 4. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu phép cộng 9 + 5 .
- GV : Có 9 que tính, thêm 5 que tính nữa . Hỏi có mấy que tính 
- GV cài 9 que tính sau đó cài thêm 5 que tính - HS đặt 9 que tính lên bàn sau đó thêm 5 que tính 
+ Lấy 9 que tính, thêm 5 que nữa . Gộp lại được mấy que tính ? ( + Em đếm các que tính được 14 que tính, em lấy 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính, 10 que tính thêm 4 que tính là 14 que tính 
- GV viết phép tính 9 + 5, viết dấu cộng 
- GV hướng dẫn cách viết 
HĐ2 : Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với 1 số. 
VD : 9 + 2 ; 9 + 3 ; .. ; 9 + 9 
- HS tự tìm kết quả. 
- GV cho HS học thuộc các công thức trên .
HĐ3 : Thực hành.
- GV hướng dẫn bài 1, 2 ,4 - HS chú ý theo dõi 
- Cho HS làm bài tập vào vở .
- GV chấm bài. 
- Chữa bài 4:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
- HS nêu lời giải và phép tính. 
 Bài giải
 Trong vườn có tất cả số cây là: 
 9 + 6 = 15 ( cây )
 Đáp số : 15 cây.
- GV chấm - chữa bài. 
IV.Củng cố - dặn dò :
 - Dặn về nhà làm bài tập vào vở .
Tập làm văn(T3)
 Sắp xếp câu trong bài - Lập danh sách học sinh 
I.Yêu cầu cần đạt :
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Gọi bạn (BT1) 
 - Xếp đúng thứ tự các câu trong chuyện Kiến và Chim Gáy ( BT2 ); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu ( BT3).
- HS KG đọc lại bài Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2a trước khi làm bài.(BT3).
- GDKNS: Tư duy sáng tạo: khám phá và kết nối các sự việc,độc lập suy nghĩ.
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập trong SGK.
- Băng dính, bút dạ, vở bài tập.
2.Kĩ năng - phương pháp dạy học: Động não, làm việc nhóm,chia sẻ thông tin, ... 
III.Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động :
- GV kiểm tra bản viết tự thuật .
2.Khám phá: Vì sao phải học thuộc bảng chữ cái ?
 Học thuộc bảng chữ cái có lợi gì ?
- HS trả lời - GV dẫn dắt vào bài.
3.Kết nối: 
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu - Sắp xếp và dựa vào tranh kể lại câu chuyện “ Gọi bạn”
- GV cho HS kể chuyện theo tranh đúng thứ tự - HS viết kết quả vào vở bài tập. 
- GV cho HS kể mẫu chuyện tranh. 
- HS trong nhóm thi kể .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu đề 
- GV yêu cầu HS sắp xếp lại đúng thứ tự các việc xảy ra - HS làm vào vở bài tập. 
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu : 
- Lập danh sách 1 nhóm trong tổ học tập của em .
- HS làm bài tập vào vở nháp, sau đó mới làm vào vở BTTV.
- GV theo dõi giúp HS yếu. 
- Chấm - chữa bài .
IV.Vận dụng
- Nhận xét tiết học . 
- Về nhà lập danh sách những người trong nhà.
Hoạt động tập thể(T3)
Sinh hoạt lớp
I.Yêu cầu cần đạt : 
 Qua buổi sinh hoạt lớp, HS biết:
- Những ưu và nhược điểm của lớp trong tuần qua.
- Kế hoạch tuần tới.
II.Hoạt động dạy - học:
1. HĐ1: Nhận xét ưu và nhược điểm trong tuần.
- Giáo viên cho đại diện các tổ nhận xét những ưu và nhược điểm của tổ mình:
- Trực nhật, vệ sinh.
- Học tập
HĐ 2: Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 3.doc