Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI

 Bài : PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I. Mục tiêu :

- Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé.

- Biết được những công việc cần làm để đề phòng chống ngộ độc khi ở nhà.

- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.

- Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống.

II. Đồ dùng dạy học :

- Phấn màu

- Hình vẽ trong SGK trang 30, 31.

- Bút dạ bảng, giấy A3

- Một vài vỏ thuốc tây.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 4 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
 Bài : 	PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé.
- Biết được những công việc cần làm để đề phòng chống ngộ độc khi ở nhà.
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.
- Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu
- Hình vẽ trong SGK trang 30, 31.
- Bút dạ bảng, giấy A3
- Một vài vỏ thuốc tây.
III. Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ : Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Yêu cầu hs nhắc lại ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Vài hs nêu --> các bạn nhận xét bổ sung.
B. Dạy bài mới :
* Khởi động : Giới thiệu bài
- Hỏi : Khi bị bệnh, các em phải làm gì ?
- hs nêu : Phải uống thuốc
- Nếu uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?
- Bệnh sẽ thêm nặng, phải đi bác sĩ. Nếu chữa không kịp thời sẽ chết.
--> Kết luận : Như vậy, việc dùng nhầm thuốc gây một tác hại lớn. Nếu không cẩn thận, dù ở đâu, chúng ta rất dễ bị ngộ độc. Bởi vậy, việc phòng tránh ngộ độc khi ở nhà là rất cần thiết. Để hiểu rõ điều đó, cô cùng với các con sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- Hs nghe
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
l Yêu cầu : Các nhóm HS thảo luận để chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình.
- Các nhóm HS quan sát các hình vẽ trong SGK trang 30, thảo luận nhóm.
- Nghe các nhóm trình bày ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 
1 - 3 thứ gì gây ngộ độc ? 
- Nhóm trường 5 nhóm điều khiển cho các bạn quan sát để nói lên từng việc làm trong tranh --> Đại diện nhóm lên trình bày kết quả theo lần lượt 3 hình.
Hỏi : Những thứ trên có thể gây ngộ độc cho tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé. Các em có biết vì sao lại như thế không ?
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Hình 1 : Bắp ngô đã bị thiu. Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xảy ra ?.
- Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn thiu.
+ Hình 2 : Nếu em bé ăn thuốc vì tưởng nhầm là kẹo, điều gì sẽ xảy ra ?
- Em bé sẽ bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều, phải đưa đi bệnh viện.
+ Hình 3 : Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc trừ sâu vì tưởng là chai mắm để nấu ăn, điều gì sẽ xảy ra ?
- Cả nhà chị sẽ bị ngộ độc vì ăn phải thức ăn đó.
- Hỏi : Từ những điều trên, các nhóm hãy rút ra kết luận : Vậy chúng ta thường bị ngộ độc do những nguyên nhân nào ?
- 1,2 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm còn lại nghe, nhận xét và bổ sung.
--> Gv chốt kiến thức : 
- Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là : thuốc tây, dầu hỏa, thức ăn bị ôi thiu.
- Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn, uống vì những lí do :
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa .... do để lẫn với nước uống hằng ngày.
+ Ăn thức ăn đã bị ôi thiu
+ Ăn, uống thuốc tây vì tưởng là kẹo ngọt (nhất là đối với em bé).
* Hoạt động 2 : Phòng tránh ngộ độc
l Yêu cầu : Quan sát các hình vẽ 4, 5, 6 (SGK trang 31) và nói rõ người trong hình đang làm gì ? làm thế có tác dụng gì ?
- HS thảo luận nhóm :
1, 2 nhóm nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Hình 4 :
- Cậu bé đang vứt những bắp ngô đã bị ôi thiu đi. Làm như thế để không ai trong nhà ăn nhầm, bị ngộ độc nữa.
+ Hình 5 :
- Cô bé đang cất lọ thuốc lên tủ cao, để em mình không với tới được và ăn nhầm vì tưởng là kẹo ngọt.
+ Hình 6 : 
- Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hỏa với nước mắm. Làm thế để phân biệt, không dùng nhầm lẫn giữa hai loại.
- Câu hỏi mở rộng :
+ Hãy kể thêm một vài việc làm nữa có tác dụng để phòng chống ngộ độc ở nhà mà em biết.
- Các cá nhân HS trình bày ý kiến:
+ Ăn hoa quả mua về chưa rửa sạch hoặc gọt vỏ --> rửa sạch.
+ Ăn rau muống ... bị ngộ độc --> mua rau muống sạch hoặc rửa sạch bằng 3, 4 lần nước. 
--> Gv chốt kiến thức : Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần :
+ Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình.
+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
+ Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm với của trẻ em.
+ Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác.
* Hoạt động 3 : Đóng vai "Xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc".
- Giao nhiệm vụ
- Nhóm 1 và 3 : nêu và xử lí tình huống bản thân bị ngộ độc.
- Nhóm 2 và 4, 5 : nêu và xử lí tình huống bản thân bị ngộ độc
- Các nhóm nghe tình huống, thảo luận đưa ra cách giải quyết --> cả lớp nhận xét, bổ sung xem cách giải quyết của nhóm nào hay nhất.
- Gv chốt kiến thức : 
+ Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì.
+ Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi cấp cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y tế biết người bệnh bị ngộ độc thứ gì.
C. Củng cố - Dặn dò :
- Gv nhắc nhở hs thực hiện những việc làm thường xuyên để phòng tránh ngộ độc.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_phong_tran.doc