Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Lớp 2

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Lớp 2

Kế hoạch bài dạy

Môn: Mỹ thuật

Lớp: 2A1

Bài 15: Vẽ theo mẫu

Vẽ cái cốc

I. Mục tiêu:

- Hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc.

- Biết cách vẽ cái cốc.

- Vẽ đợc cái cốc theo mẫu.

II. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Một số cốc thật.

- Bài vẽ của HS.

- Hình gợi ý cách vẽ.

* Học sinh:

- Đồ dùng học tập.

 

doc 5 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 tháng 12 năm 2009.
Ngày giảng: 18 tháng 12 năm 2009.
Kế hoạch bài dạy
Môn: Mỹ thuật
Lớp: 2A1
Bài 15: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái cốc
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc.
- Biết cách vẽ cái cốc.
- Vẽ được cái cốc theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Một số cốc thật.
- Bài vẽ của HS. 
- Hình gợi ý cách vẽ.
* Học sinh: 
- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
6’
5’
18’
3’
1’
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các HĐ chủ yếu:
* Hoạt động 1:
Quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 2:
Cách vẽ
* Hoạt động 3:
Thực hành
* Hoạt động 4:
Nhận xét, đánh giá
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hoc sinh.
(GV nhận xét HS chuẩn bị đồ dùng tương đối đầy đủ).
? Bạn nào cho thầy giáo biết, đây là cái gì?
? Em nào cho thầy biết, cốc thường dùng để làm gì?
=> Đây là cái cốc, thường dùng để uống nước.
- Hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em bài 15- Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc.
( Giáo viên viết bảng, yêu cầu học sinh viết vào vở)
- GV bày mẫu:
- Thầy có một số cái cốc, các em hãy quan sát và cho thầy biết:
? Những chiếc cốc này có hình dáng như thế nào?
*=> Đúng rồi! Cốc có nhiều hình dáng khác nhau, có cái to, cái nhỏ, cái thấp cái cao, cái có quai, cái không có quai.
(Giáo viên giơ vật mẫu)
? Cốc gồm có những bộ phận nào?
*=>(Giáo viên giơ vật mẫu và chỉ vào các bộ phận của cốc)
? Những cái cốc này có đặc điểm gì?
*=> GV chốt kiến thức: Loại có miệng rộng hơn đáy, loại có miệng bằng đáy, loại có đế, loại có tay cầm.
(Giáo viên giơ vật mẫu và chỉ vào các bộ phận của cốc)
? Chiều cao và chiều ngang của cốc, chiều nào lớn hơn, chiều nào nhỏ hơn?
*=> Thường thường chiều cao của cốc lớn hơn, chiều ngang thì nhỏ hơn.
? Cốc có được trang trí không?
*=> Cốc có loại được trang trí, loại không được trang trí.
( GV giơ mẫu)
? Trong những cái cốc này em thích vẽ cái cốc nào?
? Cốc em định vẽ nằm trong khung hình gì?
? Muốn vẽ được cái cốc, ta dùng những nét nào để vẽ?
=> GV chốt kiến thức:
Có rất nhiều loại cốc khác nhau được làm từ chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, sứ. Mỗi 1 loại cốc có cách trang trí và màu sắc khác nhau. Khi vẽ chú ý đến hình dáng của cốc để vẽ cho đúng.
- Bây giờ thầy hướng dẫn các em cách vẽ cái cốc:
*=> (GV treo tranh các bước vẽ và hướng dẫn)
- GV thực hành vẽ lên bảng theo các bước hướng dẫn.
+ B1: Vẽ phác khung:
? Cái cốc này nằm trong khung hình gì?
( GV phác khung hình chữ nhật đứng).
+ B2: Phác hình:
? Miệng và đáy cốc có bằng nhau không?
*=> Miệng và đáy không bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS vẽ bằng các nét thẳng.
+ B3: Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình:
*=> Dựa vào các nét thẳng và mẫu vẽ ta sửa lại hình bằng các cong sao cho giống mẫu.
+ B4: Vẽ trang trí và vẽ màu:
*=> Khi trang trí có thể trang trí ở thân, miệng, gần đáy, bằng các hoạ tiết đơn giản như: Hoa, lá, phong cảnh, con vật) Và cuối cùng chúng ta vẽ màu theo ý thích.
* Vừa rồi thầy đã giới thiệu với các em cách vẽ cái cốc, trước khi vào vẽ bài, thầy cho các em xem 1 số bài vẽ của các anh chị lớp trước.
- GV treo tranh học sinh lớp trước.
? Qua các bức tranh trên em nào cho thầy biết bức tranh nào đẹp? Vì sao?
? Bức tranh nào không đẹp. Vì sao?
*=> GV chuẩn kiến thức: Khi chúng ta vẽ nên sắp xếp vừa với trang giấy, không nên vẽ to quá hoặc nhỏ qúa hay lệch về một bên.
- Khi chúng ta vẽ nên quan sát kỹ mẫu.
- Ước lượng tỷ lệ mẫu để vẽ khung hình sao cho cân đối vứi từ giấy.
- Chú ý đến đặc điểm của mẫu vẽ.
- GV thu 1 số bài tốt , xấu và yêu cầu HS nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, không cân đối).
+ Hình dáng chung của cái cốc.
+ Cách trang trí và vẽ màu.
- GV cho HS tìm ra bài mình thích.
* Liên hệ thực tế:
Trong gia đình chúng ta, cốc được làm bằng các chất liệu dễ vỡ, nên khi sử dụng chúng ta cần phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong chúng ta cần rửa cho sạch sẽ, và để gọn gàng vào nơi qui định.
* Củng cố- dặn dò:
- GV nhắc lại cách vẽ cốc.
- Về nhà hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát các con vật quen thuộc.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS viết vở.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Có cái to, cái nhỏ, cái thấp cái cao, cái có quai, cái không có quai.
- HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.
- Miệng, thân, quai, đáy.
- Loại có miệng rộng hơn đáy, loại có miệng bằng đáy, loại có đế, loại có tay cầm
- HS quan sát và trả lời
- Học sinh trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Nét thẳng, nét cong.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát.
- Nằm trong khung hình chữ nhật đứng.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hành.
- HS nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_my_thuat_lop_2.doc