Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 4

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 4

Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).

Cắt vải theo đường vạch dấu - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.

- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. Với học sinh khéo tay:

 Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô.

Khâu thường - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.

- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Với học sinh khéo tay:

 Khâu được mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .

- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Với học sinh khéo tay:

 Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

 

doc 5 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn Thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn kĩ thuật lớp 4 
Tuần
Tên bài
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1, 2
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
 - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. 
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). 
3
Cắt vải theo đường vạch dấu
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. 
Với học sinh khéo tay:
 Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô.
4,5
Khâu thường
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
Với học sinh khéo tay:
 Khâu được mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
6,7
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
Với học sinh khéo tay:
 Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
8.9
Khâu đột thưa
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay:
 Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
10,11, 12
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay:
 Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
13, 14
Thêu móc xích
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích và đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc học sinh nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. Học sinh nam có thể thực hành khâu. 
- Với học sinh khéo tay:
 + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 8 vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
 + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
15, 16, 17, 18
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng 2 trong 3 kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Không bắt buộc học sinh nam thêu. 
- Với học sinh khéo tay:
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được một đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh.
19
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
20
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
21
Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. 
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
22, 23
Trồng cây rau, hoa
- Biết cách chọn cây rau, hoa đem trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau hoa trên luống hoặc trong chậu.
 - Nơi có điều kiện về đất, có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau, hoa phù hợp. 
 - Nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc tất cả học sinh thực hành trồng cây rau, hoa. 
24, 25
Chăm sóc rau, hoa
 - Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Có thể thực hành chăm sóc cây rau, hoa trong các bồn cây, chậu cây của trường (nếu có). 
- Nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc tất cả học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa.
26
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ-lê, tua- vít để lắp vít, tháo vít.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
27, 28
Lắp cái đu
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu. 
Với học sinh khéo tay:
 Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng. 
29, 30
Lắp xe nôi
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. 
Với học sinh khéo tay:
 Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
31, 32
Lắp ô tô tải
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. 
Với học sinh khéo tay:
 Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
33,34,35
Lắp ghép mô hình tự chọn
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. 
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. 
Với học sinh khéo tay:
 Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong Lop 4.doc