Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4

Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4

Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4 được soạn theo kế hoạch dạy học mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết với 35 tuần học, dựa theo SGK Khoa học lớp 4 đang sử dụng ở các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung Mức độ cần đạt ghi những kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu yêu cầu mọi HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi bài học. Phần Ghi chú ghi một số gợi ý cho HS yếu, kém đạt được chuẩn tối thiểu và những nội dung khuyến khích một số HS khá, giỏi đạt được.

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà GV có thể linh động về lựa chọn thời gian và lựa chọn nội dung cho phù hợp với HS của mình để giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, HS đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản, ví dụ như:

- Đối với các bài học có thí nghiệm, GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm. Không nhất thiết phải làm hết tất cả các thí nghiệm trong SGK

- Bài 28, 29 không nhất thiết yêu cầu HS vẽ tranh cổ động. Có thể chuyển thành hoạt động đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ và tiết kiệm nước.

- Bài 46, Trò chơi “Hoạt hình” có thể không yêu cầu HS thực hiện tại lớp.

- Bài 12, 13. Tùy theo vùng miền mà GV chú trọng bệnh do ăn thiếu hay do ăn thừa chất dinh dưỡng

- Bài 32, chỉ yêu cầu quan sát hình 3 trang 67 để nhận biết trong không khí có khí các-bô-níc.

 

doc 13 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp 4 được soạn theo kế hoạch dạy học mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết với 35 tuần học, dựa theo SGK Khoa học lớp 4 đang sử dụng ở các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung Mức độ cần đạt ghi những kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu yêu cầu mọi HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi bài học. Phần Ghi chú ghi một số gợi ý cho HS yếu, kém đạt được chuẩn tối thiểu và những nội dung khuyến khích một số HS khá, giỏi đạt được.
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà GV có thể linh động về lựa chọn thời gian và lựa chọn nội dung cho phù hợp với HS của mình để giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, HS đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản, ví dụ như:
- Đối với các bài học có thí nghiệm, GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm. Không nhất thiết phải làm hết tất cả các thí nghiệm trong SGK
- Bài 28, 29 không nhất thiết yêu cầu HS vẽ tranh cổ động. Có thể chuyển thành hoạt động đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ và tiết kiệm nước.
- Bài 46, Trò chơi “Hoạt hình” có thể không yêu cầu HS thực hiện tại lớp.
- Bài 12, 13. Tùy theo vùng miền mà GV chú trọng bệnh do ăn thiếu hay do ăn thừa chất dinh dưỡng
- Bài 32, chỉ yêu cầu quan sát hình 3 trang 67 để nhận biết trong không khí có khí các-bô-níc. 
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình môn Khoa học lớp 4 được cụ thể hóa ở từng bài như sau:
Tuần
Bài
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
1. Con người cần gì để sống?
Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
Phân biệt được cuộc sống của con người hơn hẳn các sinh vật khác là cuộc sống xã hội, do đó cuộc sống con người còn cần các yếu tố khác như : quần áo, nhà ở, các phương tiện đi lại, các đồ dùng trong gia đình, tình cảm gia đình, bạn bè, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,
2. Trao đổi chất ở người
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bằng sơ đồ đơn giản.
Ví dụ: 
Thải ra
Lấy vào
Cơ thể người
Khí ô-xi Khí các-bô-níc
Thức ăn Phân
Nước uống Nước tiểu
Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của bạn
HS yếu, kém:
Hoàn thành sơ đồ trống bằng cách điền vào chỗ trống trong sơ đồ các từ cho sẵn
2
3. Trao đổi chất ở người
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. 
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết (cơ quan hô hấp lấy vào khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc; cơ quan tiêu hóa lấy vào thức ăn, nước uống, thải ra phân, nước tiểu thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết nước tiểu)
- Nói được mối liên hệ giữa các cơ quan : tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết trong quá trình trao đổi chất.
4. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.Vai trò của chất bột đường.
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn:chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: Gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Biết phân loại thức ăn hàng ngày theo nguồn gốc: Thức ăn có nguồn gốc động vật hay nguồn gốc thực vật.
- Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
3
5. Vai trò của chất đạm và chất béo.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu, bơ,).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể
+ chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K
Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa nhiều chất đạm, thức ăn chứa nhiều chất béo.
6. Vai trò của vi –ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,), chất khoáng (Thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm, ) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
4
7. Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; Ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; Ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
Giải thích được vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món (vì không có một loại thức ăn nào cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể)
8. Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Nêu ích lợi của việc ăn cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
Giải thích được lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật : Đạm động vật chứa nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
5
9. Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
Giải thích vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật (để cung cấp đầy đủ các loại chất béo cho cơ thể)
10. Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín.
- Nêu được:
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người)
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc , mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
Giải thích vì sao:
- Phải sử dụng thực phẩm sạch và an toàn (để đảm bảo sức khỏe).
- Hằng ngày phải ăn nhiều rau và quả chín (Để cung cấp đầy đủ các loại vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong rau, quả giúp chống táo bón).
6
11. Một số cách bảo quản thức ăn.
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
Giải thích được vì sao những cách bảo quản đó lại giữ thức ăn được lâu hơn (Làm cho các vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn,  Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: đóng hộp)
12. Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
7
13. Phòng bệnh béo phì.
Nêu cách phòng bệnh béo phì
14. Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Kể tên, nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
Nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Vận động mọi người cùng thực hiện giữ vệ sinh, phòng bệnh.
8
15. Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 
16. Ăn uống khi bị bệnh.
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy
9
17. Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
18-19. Ôn tập con người và sức khỏe.
Ôn tập các kiến thức về: 
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
10
18-19. Ôn tập con người và sức khỏe.
- Dinh dưỡng hợp lí.
20. Nước có những tính chất gì?
- Nêu được một số tính chất của nước: Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,
11
21. Ba thể của nước.
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn. 
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
HS vùng thuận lợi: 
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
HS khá, giỏi: 
- Nhận ra sự khác nhau khi n ... 
Mây
 Mưa Hơi nước
Nước
24. Nước cần cho sự sống.
Nêu được một số ví dụ về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
13
25. Nước bị ô nhiễm.
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
26. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước 
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người
14
27. Một số cách làm sạch nước.
- Nêu được một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi
- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
- Nêu được tác dụng của từng cách làm sạch nước
- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
28. Bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ nguồn nước. 
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước
Tuyên truyền, vận động người khác cùng bảo vệ nguồn nước
15
29. Tiết kiệm nước.
Thực hiện tiết kiệm nước 
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước
- Tuyên truyền, vận động người khác cùng thực hiện tiết kiệm nước
30. Làm thế nào để biết có không khí?
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Nêu được ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
16
31. Không khí có những tính chất gì?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí.
- Nêu được một số tính chất của không khí: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống : bơm xe
32. Không khí gồm những thành phần nào?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí
- Nêu được một số thành phần của không khí: Thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí Các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
17
33-34. Ôn tập học kì I
Ôn tập các kiến thức về: 
- Tháp dinh dưỡng cân đối
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí
18
35. Không khí cần cho sự cháy.
- Nêu được vai trò của không khí đối với sự cháy.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
36. Không khí cần cho sự sống.
Nêu được vai trò và ứng dụng của không khí đối với sự sống 
Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
19
37. Tại sao có gió?
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. 
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
38. Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão.
Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chống.
20
39. Không khí bị ô nhiễm.
Nêu được một số nguyên nhận gây ô nhiễm không khí 
40. Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch
Tuyên truyền, vận động người khác cùng thực hiện bảo vệ không khí trong sạch.
21
41. Âm thanh
Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra 
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh âm thanh do vật rung động phát ra.
42. Sự lan truyền âm thanh
Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn
- Nhận biết tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường tới tai
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
22
43. Âm thanh trong cuộc sống.
Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: Âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,)
Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
44. Âm thanh trong cuộc sống.
- Nêu được ví dụ về:
 + Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;.
 + Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn
23
45. Ánh sáng
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa,
 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế,
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Ánh sáng truyền theo đường thẳng
+ Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt 
46. Bóng tối
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
Dự đoán được vị trí, hình dạng của bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
24
47. Ánh sáng cần cho sự sống.
Nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
48. Ánh sáng cần cho sự sống.
Nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người và động vật.
Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
25
49. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: Không nhìn thẳng vào Mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau,
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu
50. Nóng, lạnh và nhiệt độ.
- Nêu được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
26
51. Nóng , lạnh và nhiệt độ
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng, vi dụ: giải thích vì sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm, 
52. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém: + Các kim loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt.
 + Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém
Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi, ví dụ: giải thích vì sao khi nhấc nồi mới đun từ trên bếp xuống lại dùng miếng lót tay,
27
53. Các nguồn nhiệt.
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ, theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong
54. Nhiệt cần cho sự sống.
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau
28
55-56. Ôn tập vật chất và năng lượng.
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
29
57. Thực vật cần gì để sống?
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: Nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng đối với đời sống thực vật
58. Nhu cầu nước của thực vật.
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
30
59. Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
60. Nhu cầu không khí của thực vật.
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
31
61. Trao đổi chất ở thực vật.
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ:
62. Động vật cần gì để sống?
Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng
Biết cách làm thí nghiệm để chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
32
63. Động vật ăn gì để sống?
Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng
Phân loại động vật theo thức ăn của chúng
64. Trao đổi chất ở động vật.
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ
.- 
33
65. Quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
66. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
34
Ôn tập thực vật và động vật
Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
35
Ôn tập và kiểm tra cuối năm
Ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuߦ¬n KH4.4.doc