Giáo án Tuần 12 Lớp 2

Giáo án Tuần 12 Lớp 2

Buổi sáng Tập đọc

Tiết 1

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng đọc toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, giữa các cụm từ

- Hiểu được nghĩa các từ ngữ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong.

- Hiểu được tình cảm yêu thương của mẹ đối với con.

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Đóng vai, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.

 

doc 37 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1339Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 12 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
Thứ 2 ngày 15 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng Tập đọc
Tiết 1
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
-	Rèn kĩ năng đọc toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà
-	Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, giữa các cụm từ
-	Hiểu được nghĩa các từ ngữ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong.
-	Hiểu được tình cảm yêu thương của mẹ đối với con.
-	Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa
III. Các phương pháp dạy học :
-	Đóng vai, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
Iv. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
2.Luyện đọc:
-	Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc.
-	Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: la cà, sự tích, lần.
-	Đọc nối tiếp câu.
-	Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong.
-	Đọc từng đoạn trong nhóm.
-	Thi đọc giữa các nhóm.
-	Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-	Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
-	Vì sao cậu bé quay trở về?
-	Khi về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
-	Chuyện gì đã xảy ra khi đó? 
-	Những nét nào ở cây, gợi lên hình ảnh của mẹ?
-	Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây là cây vú sữa?
4. Luyện đọc lại:
-	Luyện đọc phân vai dựng lại câu chuyện.
-	Gọi một số học sinh đọc lại cả bài.
V. Củng cố dặn dò: 
-	Nếu em là bạn nhỏ. em sẽ nói lời xin lỗi với mẹ như thế nào?
-	Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 3 Toán
tìm số bị trừ
I. Mục tiêu:
-	Giúp học sinh biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số bị trừ.
-	áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài toán có liên quan.
-	Củng cố kĩ năng về đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
II. Đồ dùng dạy học: Tờ bìa kể ô vuông như bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GIới thiệu bài
2.Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết:
-	Giáo viên gắn 10 ô vuông lên bảng. Có bao nhiêu ô vuông?
-	Lấy đi 4 ô vuông ( giáo viên che 4 ô vuông) .Còn mấy ô vuông?
-	Ta làm tính gì? Học sinh nêu phép tính.
-	Giáo viên ghi bảng: 10 – 4 = 6
-	Học sinh nêu thành phần, kết quả của phép trừ. Giáo viên ghi bảng.
-	Nếu cô che số bị trừ đi thì làm thế nào để tìm được số bị trừ ?
10 = 4 + 6	10 = 6 + 4
x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
Giáo viên kết luận: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
-	Học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ.
3. Thực hành :
Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Bài tập 1: học sinh làm vào bảng con bài a, b, c.
Các bài tập còn lại học sinh làm bài vào vở bài tập.
Chấm chữa bài: Bài tập 1: d, e, g 3 học sinh chữa bài ở bảng.
Bài 2: củng cố :
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Bài 4: hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. Ghi điểm cắt nhau của đoạn thẳng AB và CD( Nối 2 điểm lại được một đoạn thẳng)
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 4 Mĩ thuật
Giáo viên chuyên biệt
_____________________
Buổi chiều Hướng dẫn thực hành ( TC )
Tiết 1
Gấp máy bay đuôi rời
I. Mục tiêu:
-	Học sinh thực hành gấp máy bay đuôi rời.
-	Yêu cầu học sinh gấp đẹp, đúng kĩ thuật.
II. Chuẩn bị: 
-	Giấy màu, kéo.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh nêu lại các bước gấp máy bay đuôi rời.
3. Học sinh tiến hành gấp máy bay đuôi rời.
-	Học sinh thực hành, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh gấp đúng kĩ thuật.
-	Học sinh gấp xong trình bày sản phẩm.
-	Giáo viên đánh giá nhận xét sản phẩm.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Giáo viên tổ chức cho học sinh phóng máy bay.
-	Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Tập viết 
 Chữ hoa K
I. Mục tiêu: 
-	Rèn kỉ năng viết chữ hoa K theo cỡ vừa và nhỏ
-	Viết đúng mẫu chữ, cở chữ đều nét cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
II. Đồ dùng dạy học:
-	Chữ hoa K trên khung chữ.
-	Bảng phụ viết từ ứng dụng: Kề vai sát cánh.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Học sinh viết bảng con: I
-	Một học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà.
 B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn viết chữ hoa:
-	Học sinh quan sát chữ mẫu : K .Nhận xét.
-	Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình viết chữ K.
-	Hướng dẫn học sinh viết bảng con: K.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
-	Giới thiệu cụm từ ứng dụng:Kề vai sát cánh 
-	Giáo viên nêu ý nghĩa: Đoàn kết cùng nhau làm việc.
-	Học sinh quan sát , nhận xét.
-	Hướng dẫn học sinh viết chữ Kề vào bảng con.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
-	Học sinh viết bài vào vở tập viết.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu.
-	Chấm một số bài, nhận xét.
5. Chấm chữa bài
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 3 Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh thuộc các động tác thể dục phát triển chung.
-	Chơi trò chơi tương đối chủ động.
II. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
-	Khởi động điểm số báo cáo.
-	Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối.
2. Phần cơ bản:
-	ôn bài thể dục phát triển chung.
-	Học sinh ôn dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
-	Học sinh luyện tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh tập đúng từng động tác.
3. Trò chơi bỏ khăn:
-	Học sinh chơi theo đội hình vòng tròn.
-	Giáo viên nêu luật chơi, hướng dẫn hoc sinh cách chơi.
-	Cả lớp cùng tham gia chơi.
-	Nhận xét thái độ khi chơi
3. Phần kết thúc:
-	Một số động tác thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
-	Nhận xét giờ học.
____________________
Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1
Trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy” Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu: 
-	Biết cách chơi và tham gia trò chơi : Nhóm ba ,nhóm bảy
-	Học thuộc các động tác của bài thể dục phát triển chung
II. Điạ điểm ,phương tiện:
Sân trường sạch sẽ. Còi
III. Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu: 
-	Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-	Chạy nhẹ theo hàng dọc.
-	Đi thường theo vòng tròn.
2. Phần cơ bản:
-	Ôn bài thể dục.
-	Lớp trưởng điều khiển, cả lớp ôn bài thể dục phát triển chung.
-	Giáo viên theo dõi học sinh luyện tập.
-	Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy.
-	Giáo viên nêu luật chơi, học sinh tiến hành chơi.
3.Phần kết thúc:
-	 Cúi người thả lỏng.
-	Nhảy thả lỏng.
-	Nhận xét tiết học.
_____________________
Tiết 2 Toán
13 trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu: 
-	Biết cách thực hiện phép trừ : 13 – 5. Lập và thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số
-	Giải toán, tìm thành phần và kết quả phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học:
	1 bó và 3 que tính rời, bảng cài.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu phép trừ : 13 - 5
Lấy 1bó và 3 que tính, bớt đi 5 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
-	Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
HD: Bớt đi 3 que tính.Thay 1 bó que tính bằng 10 que tính rồi bớt tiếp 2 que nữa, còn 8 que tính.
-	Học sinh nêu kết quả:13 – 5 = 8. 
-	1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con
-	Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện: 
13	-	3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1
 5 
___	-	1 trừ 1 bằng 0
 8
3. Xây dựng bảng trừ: 13 – 4 = 9
	13 – 9 = 4
 3. Thực hành:
Bài 1: thi tiếp sức .Nhóm nào nhanh nhóm đó thắng cuộc
-	Học sinh làm bài 2, 3, 4, 5 vào vở
Bài 2: Học sinh nêu kết quả
Bài 3: 
 học sinh chữa bài ở bảng:
	13	13	13
	-	-	-
	 9	 6 8
 	 4	 7	 5
Bài 4: 	Còn lại số xe đạp là: 
 13 – 6 = 7 ( Xe đạp)
 Đáp số: 7 xe đạp
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
	Học thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
________ ____________________________________________
Tiết 3 Kể chuyện 
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
-	Biết kể mở đầu câu chuyện bằng lời của mình
-	Dựa vào từng ý tóm tắt, kể lại từng phần chính của câu chuyện .
-	Biết kể đoạn cuối theo mông muốn của mình
-	Biết nghe nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Bảng phụ ghi các câu tóm tắt đoạn 2.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh nối tiếp nhau kể lại đoạn cuối câu chuyện : Bà cháu
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn kể chuyện:
-	Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của mình?
	Một số học sinh kể. Cả lớp nhận xét.
-	Kể phần chính của câu chuyện theo gợi ý.
	+ Học sinh kể theo nhóm.
	+ Đại diện nhóm thi kể.
-	Kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn.
	+ Từng cặp kể.
+ Đại diện các cặp kể.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
 Tiết 4 chính tả (nghe viết)
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
-	Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn truyện Sự tích cây vú sữa. 
-	Làm đúng các bài tập phân biệt: ng / ngh, tr / ch, hoặc ac / at.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng đã chép sẵn quy tắc chính tả ng / ngh.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Cả lớp viết bảng con: con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ, cây xanh.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
-	Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại.
-	Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào?
-	Quả trên cây xuất hiện ra sao?
-	Hướng dẫn nhận xét: 
	+ Bài chính tả có mấy câu?
	+ Học sinh viết từ khó: Cành lá, đài hoa, trổ ra, xuất hiện, dòng sữa.
-	Giáo viên đọc ,học sinh chép bài vào vở.
-	Đổi chéo bài khảo lỗi.
-	 Chấm chữa bài:
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
-	Bài 2: một học sinh đọc yêu cầu:
	Học sinh viết bài vào bảng con: người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
-	Khi nào thì viết ngờ đơn? Khi nào thì viết ngh?
-	Bài 3: ac hay at: Bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
 _____________________
 Buổi chiều
 cô Nhung dạy
 _____________________
thứ 4, ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 1 
33 - 5
I. Mục tiêu: 
-	Biết áp dụng phép trừ có nhớ dạng 33 – 5 để giải các bài toán có liên quan.
-	Củng cố về biểu tượng 2 đoạn thẳng cắt nhau về điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
	3 bó que tính và 3 que tính rời, bảng cài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	Hai học sinh đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
-	Hỏi đáp nhanh các phép tính 13 trừ đi một số.
B. Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng: 33 – 5: 
-	Lấy 3 bó que tính và 3 que tính. Có bao nhiêu que tính? ( 33que tính)
-	Bớt đi 5 que tính.
-	Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm tính gì?
- ... hần mở đầu:
	- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
	- Khởi động, điểm số báo cáo.
2. Phần cơ bản:
	- ôn bài thể dục 8 động tác.
	- Lớp trưởng điều khiển, cả lớp luyện tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh tập đúng động tác.
	- Chơi trò chơi: Nhóm 3, nhóm 7.
	- Giáo viên phổ biến luật chơi.
	- Cả lớp tham gia chơi.
	- Giáo viên đánh giá nhận xét.
3. Phần kết thúc:
	- Một số động tác thả lỏng.
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
	- Nhận xét giờ học.
------------***-----------
hướng dẫn thực hành: tự nhiên xã hội
Đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu: 
-	Biết kể tên và nêu công dụng một số đồ dùng thông thường trong nhà.
-	Biết phân biệt các loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
-	Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
-	Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm kể tên các đồ dùng thông thường trong nhà? Công dụng của chúng?
Hoạt động2: Thảo luận :
Từng cặp thảo luận làm bài tập 2 VBT.
Đại diện một số cặp nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
Giáo viên tổng kết.
III. Củng cố dặn dò: 
Đối với đồ dùng trong nhà chúng ta phải giữ gìn, bảo quản cẩn thận .
	Nhận xét giờ học.
---------***---------
Thứ 5 ngày 30 tháng 11 năm 2006
Thể dục
Điểm số 1-2, 1- 2, theo đội hình vòng tròn.Trò chơi: “Bỏ khăn”
I. Mục tiêu:
-	Điểm số đúng, rõ ràng.
-	Biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu: 
-	Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-	Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
-	Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-	Điểm số báo cáo.
2.Phần cơ bản:
-	Điểm số 1 – 2, 1- 2 , theo vòng tròn.
-	Trò chơi “ Bỏ khăn"
+ Giáo viên nhắc lại cách chơi. Chơi thử 1 lần.
+ Cả lớp chơi, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chơi có kỉ luật.
3. Phần kết thúc:
-	Thả lỏng người, hít thở sâu.
-	Nhảy thả lỏng.
-	Giáo viên nhận xét giờ học.
---------***---------
---------***---------
Toán
53 - 15
I. Mục tiêu: 
-	Biết cách thực hiện phép trừ có dạng: 53 – 15.
-	áp dụng giải tóan tìm x, tìm hiệu.
-	Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ
-	Củng cố biểu tượng về hình vuông
II. Đồ dùng dạy học:
5 bó que tính và 3 que tính rời
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
	Đặt tính rồi tính: 73 – 6 ; 43 - 5.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép trừ: 53- 15:
-	Lấy 5 bó và 3 que tính. Có bao nhiêu que tính?
-	Bớt đi 15 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
-	Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
-	Giáo viên ghi phép trừ : 53 – 15 lên bảng.
-	Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.nêu cách làm.
-	Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính:
53	-	3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1
15
	-	1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
38
2.Thực hành:
-	Bài 1: làm bài theo nhóm. đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
-	Học sinh làm bài vào vở: bài 2, bài 3, bài 4. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữ bài: 
-	Bài 2: 3 học sinh lên bảng đặt tính và tính
-	Bài 3: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
-	Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
-	2 học sinh chữa bài ở bảng.
-	Bài 4: Muốn vẽ hình vuông ta nối mấy điểm với nhau.
-	Học sinh làm bài tập vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
-	Chấm một số bài, nhận xét.
IV. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------***---------
Thủ công
Ôn tập chương 1: kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu: 
-	Cũng cố ôn tập các kiến thức, kỉ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong số những hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui
	Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2.Thực hành gấp:
-	Giáo viên cho học sinh nhắc lại các sản phẩm mình đã gấp
-	Quan sát các mẫu gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui 
-	Giáo viên treo tranh qui trình gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui học sinh quan sát
-	Học sinh thực hành gấp một trong 2 mẫu vừa ôn. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
3. Đánh giá sản phẩm:
-	Hoàn thành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
	Gấp hình đúng quy trình
	Gấp hình cân đối, nếp gấp thẳng , phẳng
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------***---------
Thứ 6 ngày 1 tháng 12 năm 2006
 Chính tả (tập chép)
Mẹ
I. Mục tiêu: 
-	Chép lại chính xác đoạn: “Lời ru. suốt đời”trong bài thơ Mẹ.
-	 Trình bày đúng hình thức thơ lục bát .
-	Làm đúng các bài tập phân biệt iê /yê / ya; phân biệt r/ gi; thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	2 học sinh lên bảng viết: sữa mẹ, ngon miệng, bãi cát. Cả lớp viết bảng con.
-	Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả.
-	Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại.
-	Người mẹ được so sánh với những gì?
-	Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó:
-	Một học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-	 Lời ru, quạt, thức, giấc tròn, gió, suốt đời.
-	Nhận xét bìa viết trên bảng.
-	Học sinh nêu cách trình bày bài thơ.
3. Học sinh viết chính tả.
-	Học sinh nhìn bảng viết chính tả, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu chữ.
-	Đổi chéo bài , khảo lỗi.
4. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài tập: thứ tự các nguyên âm cần điền là: ya, yê, yê, yê, iê, iê
Bài 3: Ghi vào chỗ trống các tiếng có âm gi: gió, giấc
	Các tiếng có âm r: rồi, ru
	Các tiếng có thanh hỏi: cả, chẳng, của
	Các tiếng có thanh ngã: cũng, vẫn, kẻo, võng, những, tả.
	Chấm chữa bài, nhận xét một số bài tiêu biểu.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------***---------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
-	Củng cố phép trừ dạng: 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15.
-	Giải toán có lời văn.
-	Bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Phiếu bài tập 1	.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
3. Thực hành:
-	Bài 1:học sinh làm bài theo nhóm Đổi chéo bài kiểm tra kết quả .	
-	Bài 2, 3, 4,học sinh làm bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài:
Bài 3: 1 học sinh đọc kết quả. giáo viên giải thích vì:
 	4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 = 33 – 13 ( có cùng kết quả bằng 20)
Bài 4:	 Số quyển vở còn lại là:
 63 – 48 = 15 ( quyển)
Đáp số: 15 quyển
Bài 5: học sinh nêu cách là C: 17
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------***---------
Tập làm văn
Gọi điện
I. Mục tiêu: 
-	Rèn kỉ năng gọi điện thoại.
-	Học sinh có ý thức gọi điện thoại có văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số máy điện thoại.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
	3 học sinh đọc bức thư thăm hỏi ông bà.
	Cả lớp nhận xét.
B. Dạy bà mớii:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu.
-	Học sinh nêu miệng ý a: Thứ tự cần làm khi gọi điện thoại:
+	Tìm số máy của bạn trong sổ.
+	 Nhấc ống nghe lên.
+ 	Nhấn từng số.	
-	Từng cặp thảo luận ý (b, c). Nêu các tín hiệu..
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu:
-	Giáo viên gọi học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-	Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm lưu ý học sinh ghi câu hội thoại.
-	Một số học sinh đọc bài của mình. Giáo viên nhận xét.
-	Giáo viên chấm một số bài.
IV. Củng cố dặn dò:
	ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại.
	Nhận xét giờ học.
---------***---------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét công tác tuần 12:
-	Chữ viết nhiều em có tiến bộ rõ rệt.
-	Nhiều học sinh nghỉ học vì ốm.
-	Trực nhật vệ sinh sạch sẽ.
Tuyên dương :	
2. Công tác tuần tới:
-	Phát động phong trào xây dựng bài tốt, đọc to rõ ràng, chữ viết đẹp.
-	Tiếp tục công tác rèn chữ viết trong học sinh.
-	Mặc đồng phục đúng quy định.	
---------***---------
Tự học toán
Đặt tính và tính dạng : 33 – 5 ; 53 - 15
I. Mục tiêu: 
-	Cũng cố kỉ năng đặt tính và tính dạng: 33 – 5 ; 53 - 15.
-	Luyện giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
1.Cũng cố kiền thức:
-	Khi đặt tính ta lưu ý điều gì ?
-	1 học sinh lên bảng đặt tính và tính 43 – 18
2. Thực hành: 
Học sinh làm bài tập 1 ( c , g) trang 57, Bài: 2, 4 trang 58.
Bài làm thêm: Điền số thích hợp vào ô trống:
	 3	 6 
	 1 5	 4 6
	 4 7
-	Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hướng dẫn thêm.
Chữa bài: Bài làm thêm: 
a. -	Hàng đơn vị: 3 không trừ được 5 ,lấy 13 trừ 5 bằng 8, 	 = 8
-	Hàng chục: 	-1 -1 ( nhớ) = 4, - - 2 = 4 	 = 6
ta có: 63
	 15
	 48
Bài b, 1 học sinh chữa bài. Cả lớp nhận xét	
4.Cũng cố dặn dò:
---------***---------
Hướng dẫn thực hành: Tập làm văn
Gọi điện
I. Mục tiêu: 
- 	Tiếp tục củng cố, rèn kỉ năng gọi điện, nghe điện thoại.
-	ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại.
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức:
 -	Học sinh nêu các bước khi gọi điện mà bố ( mẹ ) bạn cầm máy: 
-	Chào hỏi.
-	Giới thiệu tên mình.
-	Xin phép nói chuyện với bạn.
2. Thực hành gọi điện và nghe điện thoại. 
-	Học sinh làm việc theo cặp( 1 học sinh gọi, 1 học sinh nghe):
-	Bạn gọi điện đến mời em đến dự sinh nhật bạn. em đồng ý.
-	Bạn gọi điện đến rủ em đến nhà Nam xem xe đạp bố mẹ vừa mua cho Nam. Em từ chối vì bận trông em cho mẹ.
Các cặp thực hiện.
	Đại diện một số cặp trình bày. Cả lớp nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: 
-	Khi gọi và nghe điện thoại phải ứng xử có vân hóa mới là người lịch sự.
-	Nhận xét giờ học.
---------***-------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt Sao
Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn
Đội phụ trách
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu những người con anh hùng của quê hương
I. Mục tiêu :
-	Học sinh biết được một số người con anh hùng trong chiến đấu cũng như trong lao động của quê hương.
Tỏ thái độ yêu mến, kính trọng những người có công lao với quê hương đất nước
II.Nội dung:
1. Giới thiệu các anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm:
kháng chiến chống Pháp: Phan Đình Phùng, Lê Bình, Lí Tử Trọng
Kháng chiến chống Mĩ: La Thị Tám, Võ tiến Tuẫn, 
2. Giới thiệu những người anh hùng trong lao động:
Phạm Hùng,
Em có thái độ như thế nào đối với những người con anh hùng?
--------***----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 B.doc