Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 12: Đồ dùng trong gia đình

Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 12: Đồ dùng trong gia đình

TÊN BÀI DẠY : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I - Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :

- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà

- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng:

- Biết cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình

- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn lắp.

II - Đồ dùng dạy - học

- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27 :

- Một số đồ chơi : bộ ấm chén, nồi , chảo, bàn , ghế.

- Phiếu bài tập "Những đồ dùng trong gia đình''

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 12881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 12: Đồ dùng trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tự nhiên xã hội
Lớp : 2 G
Tiết : 12 – Tuần: 12
Ngày soạn : 01/09/04	 Thứ ngày tháng năm
Tên bài dạy : Đồ dùng trong gia đình
I - Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :
- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng:
- Biết cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn lắp.
II - Đồ dùng dạy - học
- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27 :
- Một số đồ chơi : bộ ấm chén, nồi , chảo, bàn , ghế...
- Phiếu bài tập "Những đồ dùng trong gia đình''
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
10’
8’
8’
2’
Hoạt động 1 : làm việc với sgk theo cặp
* Mục tiêu : 
- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng dược vẽ trong SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Bước 3 : Làm việc theo nhóm
Bước 4 : Trình bày kết quả thảo luận 
Kết luận:
- Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
- Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt.
Hoạt động 2 : thảo luận về bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
* Mục tiêu :
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình ;
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (Đặc biệt khi sử dụng một số đồ dùng dễ vỡ).
*Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Lưu ý: Tuỳ hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương GV gợi ý HS thảo luận cụ thể, sát với cuộc sống địa phương nơi các em đang sống.
Kết luận:
Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1.2.3 trong SGK trang 26 
? Kể tên những đồ dùng có trong hình. Chúng được dùng để làm gì ? 
- Gọi một số HS trình bày, các em khác bổ sung. Đồ dùng nào HS không biết, GV sẽ hướng dẫn giải thích công dụng của chúng.
- GV phát cho mỗi nhóm một ohiếu bài tập "Những đồ dùng trong gia đình " và yêu cầu nhóm trưởngđiều khiển các bạn kể tên các đồ dùng có trong gia đình mình. Cử một bạn làm thư ký ghi tất cả những ý kiến của các bạn vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp về kết quả làm việc của nhóm mình.
(Để cho tiết học sinh động, GV có thể cho một HS lên giới thiệu tên và công dụng của đồ dùng đó dưới hình thức đố nhau . Ví dụ : Tôi luôn luôn đem gió mát cho mọi người vào mùa hè nóng nự. Đố bạn biết Tôi là cái gì ?....)
Lưu ý: 
+ Có thể một số vùng nông thôn miền núi chưa có điện thì chưa có đồ dùng sử dụng điện. GV có thể giới thiệu cho HS biết những đồ dùng hiện đại như : Quạt, tivi, tủ lạnh.....
+ Giải thích cho HS sự khác biệt về đồ dùng của mỗi gia đình là do nhu cầu, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 4.5.6 trong SGK trang 27 .
? Các bạn trong từng hình đang làm gì ? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì ?
- GV hướng dẫn HS nói với bạn xem ở nhà mình thường sử dụng những đồ dùng nào và nêu cách bảo quản hay nêu những điều cần chú ý khi sử dụng những đồ dùng đó bằng hệ thống câu hỏi :
? Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ (sứ, thuỷ tinh....) bền đẹp ta cần lưu ý điều gì ?
? Khi dùng hoặc rửa, dọn bát (đĩa, ấm, chén, phích nước, lọ cắm hoa...) chúng ta phải chú ý điều gì ?
? Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
? Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Nếu HS đem đến lớp các đồ chơi về dụng cụ gia đình, các em có thể cầm nên để giới thiệu về cách sử dụng và bảo quản.
(Cách trình bày của HS trước lớp phần này cũng có thể cải tiến để gây hứng thú như đã gợi ý ở trên).
Phiếu bài tập
Những đồ dùng trong gia đình
STT
Đồ gỗ
Sứ
Thuỷ tinh
Đồ dùng
sử dụng điện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctnxh t12.doc