Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 - Cơ quan vận động

Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 - Cơ quan vận động

MÔN : Tự nhiên và xã hội

CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

 - Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

 - Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh vẽ cơ quan vận động.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 Khởi động : Hát bài Con công hay múa

 Hướng dẫn các em làm một số động tác múa minh họa.

 GV vào đề : Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tại sao các em có thể múa, nhún chân, “xòe cánh” như con công múa, viết tên bài lên bảng.

 

doc 2 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 - Cơ quan vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : Tự nhiên và xã hội
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
	- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
	- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	Tranh vẽ cơ quan vận động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	Khởi động : Hát bài Con công hay múa
	Hướng dẫn các em làm một số động tác múa minh họa.
	GV vào đề : Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tại sao các em có thể múa, nhún chân, “xòe cánh” như con công múa, viết tên bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : (10’) Làm một số cử động
Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như : giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập người.
* Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 4 và làm một số động tác như bạn nhỏ đã làm.
* GV cho một nhóm lên thể hiện lại các động tác: quay cổ, giơ tay, nghiêng người, cúi gập người.
* Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể được cử động?
GV kết luận : Để thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động...
Hoạt động 2 : (10’) Quan sát để nhận biết cơ quan vận động
Mục tiêu : Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của xương và cơ.
* Hướng dẫn HS thực hành.
* Dưới lớp da của cơ thể có gì?
* Nhờ đâu mà các bộ phận cử động đó được?
* Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trong SGK và trả lời.
* Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
* GV kết luận : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3 : (10’) Trờ chơi vật tay
Mục tiêu : HS hiểu được rằng, hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
* GV hướng dẫn cách chơi (chơi theo nhóm 3 người).
* Yêu cầu 2 HS xung phong lên chơi mẫu.
* Trò chơi tiếp tục từ 2 đến 3 “keo” vật tay.
* Các trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc.
* Củng cố, dặn dò :
- Cơ và xương được gọi là gì?
- Muốn cơ quan vận động khỏe chúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
HS thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1 HS thể hiện lại các động tác.
Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
HS tự sờ nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Có xương và bắp thịt (cơ).
- Nhờ có sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
HS quan sát tranh 5, 6 và trả lời.
2 HS nhắc lại kết luận.
HS chú ý lắng nghe.
2 HS lên chơi mẫu.
Cả lớp tham gia chơi.
Cả lớp hoan hô bạn thắng cuộc.
HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2(12).doc