Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 19

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 19

Tập đọc

 Chuyện bốn mùa

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc: Đọc lưu loát cả câu chuyện . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do phương ngữ . Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm , phân biệt được lời các nhân vật .

-Hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ :đâm chồi nảy lộc , đơm , thủ thỉ , bập bùng , tựu trường ,. Hiểu nội dung câu chuyện : Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa , tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

-Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tỉì 14/01 âãún 18/01/2008)
 Thứ hai ngày14 tháng1 năm 2008
Tập đọc 
 Chuyện bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu : 
- Đọc: Đọc lưu loát cả câu chuyện . Đọc đúngù các từ khó dễ lẫn do phương ngữ . Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm , phân biệt được lời các nhân vật .
-Hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ :đâm chồi nảy lộc , đơm , thủ thỉ , bập bùng , tựu trường ,... Hiểu nội dung câu chuyện : Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa , tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
-Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những vẻ đẹp và ích lợi của mỗi mùa trong năm qua bài : “ Câu chuyện bốn mùa ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn.Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật ( Xuân, Hạ, Thu, Đông, giọng bà Đất )
-Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài .
-Tìm các từ có thanh hỏi , thanh ngã , tiếng có âm cuối n , ng , t , c ,...?
- Đọc mẫu các từ và yêu cầu đọc lại. 
- Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
-Chú ý đọc đúng giọng các nhân vật.
- vườn cây , vườn buởi , phá cỗ , giấc ngủ , thủ thỉ , mải chuyện trò ,...
-HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
-Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp.
- Yc đọc từng câu, nghe và chỉnh sửa. 
* Đọc từng đoạn : 
-Yc tiếp nối đọc từng đoạn.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-Yêu cầu 3 -5 em đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
- Gọi HS đọc lại đoạn 1 .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 .
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS nêu lại cách ngắt giọng và luyện ngắt giọng .
-Yc HS nối tiếp đọc theo đoạn trước lớp .
-GV và cả lớp theo dõi nhận xét .
-Luyện đọc nhóm.
* Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 1 , 2, 3 . 
Tiết 2
 c) Tìm hiểu nội dung đoạn 1, 2 , 3 .
- GV đọc lại bài lần 2 .
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
- Nàng Đông nói về Xuân như thế nào ? 
- Bà Đất nói về Xuân ra sao ?
- Vậy mùa Xuân có đặc điểm gì hay ?
-Dựa vào các đặc điểm đó em hãy xem tranh và cho biết nàng nào là nàng Xuân ?
-Hãy tìm những câu văn trong bài nói về mùa Hạ?
- Trong tranh vẽ nàng tiên nào là Hạ ? Vì sao ?
- Mùa nào trong năm làm cho trời xanh cao 
- Mùa thu còn có những nét đẹp nào nữa ?
- Hãy tìm nàng Thu trong tranh minh hoạ ?
- Nàng tiên thứ tư có tên là gì ? Hãy tìm các nét đẹp của nàng .
- Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?
* Mỗi năm có 4 mùa xuân , hạ , thu , đông . Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng , đáng yêu và mang lại lợi ích riêng cho cuộc sống .
 *Luyện đọc truyện theo vai.
-HS luyện đọc phân vai trong nhóm 6 em.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
-Câu chuyện em hiểu được điều gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Lần lượt từng em đọc đoạn theo yêu cầu .
- Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn ,/ có giấc ngủ ấm trong chăn .// Sao lại có người không thích em được ?// 
- HS đọc.
- Luyện đọc phân biệt giọng các nhân vật .
-Đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh câu :
- Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc .// 
- HS đọc nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc bài , đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2, 3 .
-Lắng nghe giáo viên đọc bài .
-Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi 
-Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa xuân , hạ, thu , đông .
- Xuân là người sung sướng nhất ai cũng yêu quí Xuân vì Xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc .
- Xuân về làm cho cây cối tốt tươi.
-Làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi.
- Là nàng mặc áo tím đội trên đầu vòng hoa xuân rực rỡ .
- Có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm , HS được nghỉ hè .
-Nàng tiên mặc áo vàng, cầm chiếc quạt là nàng Hạ, vì nắng hạ có màu vàng .
-Là mùa thu 
- Làm cho bưởi chín vàng , có rằm trung thu 
- nàng đang nâng mâm hoa quả trên tay 
- Nàng tiên thứ tư có tên là nàng Đông là ngươi mang ánh lửa nhà sàn bập bùng, giấc ngủ ấm trong chăn cho mọi người...
- Trả lời theo suy nghĩ của cá nhân từng em 
-Người dẫn chuyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - bà Đất . Các nhóm thi đọc theo vai trước lớp .
-Câu chuyện nói về 4 mùa trong năm, mỗi mùa đều có vẻ đẹp và ích lợi riêng . 
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Toán 
Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được tổng của nhiều số .Biết cách tổng của nhiều số . Chuẩn bị học phép nhân .Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính vơí các số đo đại lượng có đơn vị ki lô gam, lít. 
II. Chuẩn bị : - Các hình vẽ trong phần bài học .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách “ Tìm tổng của nhiều số “ 
 b) Khai thác bài: 
-Hướng dẫn thực hiện 2 +3 + 4 = 9.
- Bước 1 : GV viết : Tính 2 + 3+ 4 lên bảng 
-Yêu cầu học sinh tự nhẩm để tìm kết quả ?
- Vậy 2 + 3 + 4 bằng mấy ?
- Tổng của 2 , 3 , 4 bằng mấy ?
* Yêu cầu một em nhắc lại các ý vừa nêu .
- Mời 1 em lên bảng đặt tính và tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu lại cách tính
-Hướng dẫn thực hiện 12 +34 + 40 = 86.
- GV viết : Tính 12 + 34+ 40 lên bảng 
-Yêu cầu học sinh đọc phép tính suy nghĩ cách đặt tính và tính để tìm kết quả ?
- Vậy 12 + 34 + 40 bằng mấy ?
Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn trên bảng , sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính .
* Khi đặt tính cho một tổng có nhiều chữ số ta cũng đặt tính như đối với tổng của 2 số . Nghĩa là đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị , hàng chục thẳng cột với hàng chục .
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thực hiện tính .
-Khi thực hiện tính cộng theo cột dọc ta bắt đầu cộng từ hàng nào ?
- Yc hs nhận xét và nêu lại cách tính.
-Hướng dẫn thực hiện 15 + 46 + 29 + 8 = 98.
- GV viết phép tính lên bảng tiến hành tương tự như ví dụ trên .
 c) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yc lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- Tổng của 3 , 6 , 5 bằng bao nhiêu ?
- Tổng của 7 , 3 , 8 bằng bao nhiêu ?
- Tổng của 8 , 7 , 5 bằng bao nhiêu ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Mời 4 em lên bảng làm bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Lưu ý các em muốn tính đúng phải quan sát kĩ các hình vẽ minh hoạ điền các số còn thiếu vào chỗ trống , sau đó thực hiện phép tính .
- Mời một em lên bảng làm bài .
- Gv nhận xét ghi điểm học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Nhẩm 2 cộng 3 bằng 5 ; 5 cộng 4 bằng 9 .
- Báo cáo kết quả : 2 + 3 + 4 = 9 
- 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9 
- Đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính :
- Viết 2 rồi viết 3 xuống dưới 2 rồi viết 4 xuống dưới 3 . Sao cho 2 , 3 ,4 phải thẳng cột với nhau .Viết dấu cộng và kẻ dấu gạch ngang 
- Tính 2 cộng 3 bằng 5 ; 5 cộng 4 bằng 9viết 9 
- Đọc 12 + 34 cộng 40 
-Tổng của 12 , 34 và 40 
- 1 em lên bảng làm , ở lớp làm vào nháp .
 12 Đặt tính : viết 12 rồi viết 34 dưới 12 sau 
+ 34 đó viết tiếp 40 xuống dưới 34 sao cho các 
 40 số hàng đơn vị 2 , 4 ,0 thẳng cột với 
 86 nhau , các số hàng chục 1 , 3 , 4 thẳg cột với nhau . Viết dấu cộng kẻ dấu gạch ngang .
 - Ta cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục . 
 12 * 2 cộng 4 bằng 6 ; 6 cộng 0 bằng 6 
 + 34 viết 6 
 40 *1 cộng 3 bằng 4 ; 4 cộng 4 bằng 8 
 86 viết 8 
 * Vậy 12 cộng 34 cộng 40 bằng 86 
- Một hoặc hai em nhắc lại cách thực hiện .
- Một em đọc đề bài .
- Làm bài vào vở .
- Tổng của 3 , 6 , 5 bằng 14
- Tổng của 7 , 3 , 8 bằng 18
- Tổng của 8 , 7 , 5 bằng 20
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Tính .
- Thực hiện vào vở .
- 4 em lên bảng thực hiện và nêu cách tính .
- Làm bài vào vở .
- Một em đọc đề 
-Tự quan sát hình vẽ và thực hiện các phép tính vào vở .
12 kg +12 kg + 12 kg = 36 kg
5 l + 5 l +5 l +5 l = 20 l
- Một em lên làm bài trên bảng .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Đạo đức 
 trả lại của rơi (t1) 
I . Mục tiêu : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được : Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất . Trả lại của rơi là thật thà , sẽ được mọi người quí trọng .
2. Thái độ , tình cảm : Quí trọng những người thật thà , không tham của rơi . Đồng tình , ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi . 
3. Hành vi : Trả lại của rơi khi nhặt đượ ... ûng thời gian riêng và vẻ đẹp riêng . Các em siêng quan sát thiên nhiên các em sẽ phát hiện được nhiều điều thú vị , bổ ích .Việc quan sát sẽ giúp các em hiểu và viết được những bài văn hay về bốn mùa .
* Bài tập 3: - Yêu cầu một em đọc đề bài .
- Tổ chức lớp chơi trò chơi hỏi đáp .
- Yêu cầu lớp chia thành hai dãy .
- Lần 1 : cả 2 dãy cùng trả lời câu hỏi :
 -Tết cổ truyền dân tộc ta vào mùa nào ? .
Đội nào trả lời đúng hơn thì đội đó là người hỏi trước 
- Lần lượt hỏi- đáp sau khi kết thúc trò chơi đội nào trả lời đúng nhiều hơn là đội chiến thắng .
* Kết luận : Khi muốn biết thời gian xảy ra của một việc gì đó chúng ta đặt câu hỏi với từ : Khi nào ? 
 d) Củng cố - Dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
- Nhắc lại tựa bài 
- Một em đọc đề , lớp đọc thầm theo .
- Lớp chia thành 4 nhóm để thảo luận 
- Các nhóm cử đại diện lên bảng kể trả lời về thời gian các tháng trong năm .
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng ( một ) và kết thúc vào tháng ba .
- Lớp thực hiện làm bài vào vở .
- Nhận xét bài bạn trên bảng .
- Một em đọc bài tập 2 , lớp đọc thầm theo 
- Mùa hạ làm cho hoa thơm trái ngọt 
- Hai em nhắc lại ý này .
- Thực hành làm vào vở .
- Một em lên làm trên bảng .
- Một số em tập nói trước lớp : Mỗi năm có bốn mùa : Xuân - hạ - thu - đông .Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng và kết thúc vào tháng ba hắng năm . Vào mùa xuân , cây lá đua nhau đâm chồi nảy lộc ,...
- Lớp nhận xét lời bạn nói . 
- Một em đọc đề bài .
-Lớp tiến hành chia hai dãy .
- Lắng nghe câu hỏi trả lời để giánh quyền được hỏi trước .
- Tết cổ truyền dân tộc ta vào mùa xuân .
- Hai dãy thi đặt và trả lời câu hỏi .
- Chắng hạn : Chúng ta bước vào năm học mới vào mùa nào ?
- Chúng ta bước vào năm học mới vào mùa thu 
- Mùa nào là HS nghỉ học ?
- HS nghỉ học vào mùa hè ( nghỉ hè )
-Hai em nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại 
 Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
Tập làm văn 
 đáp lời chào - lời tự giới thiệu
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết nghe và nói lại lời chào , lời giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp . Biết viết lại lời chào , lời đáp thành câu .
II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ minh họa bài tập 1 . Bài tập 3 viết trên bảng lớp . 
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành “ Đáp lời chào - Nói lời tự giới thiệu “ 
 b)Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 -Treo bức tranh yêu cầu quan sát 
- Gọi một em đọc đề 
-Bức tranh 1 minh hoạ điều gì ?
- Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì ?
-Hãy cùng nhau đóng lại tình huống này và thể hiện cách ứng xử mà các em cho là đúng .
- Gọi một nhóm lên trình bày .
*Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 
- Nhắc lại tình huống để HS hiểu . Yêu cầu lớp suy nghĩ và đưa ra lời đáp với trường hợp khi bố mẹ vắng nhà .
- Nhận xét sau đó chuyển tình huống .
- Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình không nên cho người lạ vào nhà .
Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Mời 2 em lên bảng đóng vai .
- Một em đóng vai mẹ Sơn và một em đóng vai bạn Nam để thể hiện lại tình huống trong bài .
- Yêu cầu tự viết bài vở .
- Đọc lại bài làm của mình trước lớp .
-Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tựa bài 
- Quan sát tranh .
- Theo em các bạn trong 2 bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ? 
- Một chị lớn tuổi đang chào các em nhỏ . Chị nói : Chào các em !
 Chị phụ trách đang giới thiệu mình với các em nhỏ . 
- Lớp chia thành 4 nhóm lên đóng vai diễn lại cảnh đó .
* Ví dụ : Lan nói : Chào các em !
- Một nhóm HS : Chúng em chào chị .
- Hương nói : Chị tên là Hương chị được cử phụ trách sao của các em .
- HS : Ôi vui quá ! Mời chị vào lớp .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp :
-Ví dụ : Cháu chào chú ạ . Chú chờ một chút để cháu bảo với ba mẹ . 
- Tương tự nói lời đáp trong tình huống không có ba mẹ ở nhà :
- Cháu chào chú . Thưa chú , hiện nay ba mẹ cháu đi vắng , chú có nhắn gì không ạ ?
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- 2 em thực hành nói lời đáp trước lớp .
-Chào cháu .
- Cháu chào cô ạ ! 
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
- Thưa cô , cháu chính là Nam đây ạ .
- Tốt quá . Cô là mẹ bạn Sơn đây .
- ....
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
luyện tập
A/ Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2 .
- Áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân . Củng cố tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân . 
B/ Chuẩn bị : - Viết sẵn nội dung bài tập 4 và 5 lên bảng .
C / Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 2 . Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kì nào đó trong bảng .
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
2 
- Viết bảng : x 3 
-Chúng ta điền mấy vào ô trống ? Vì sao ? 
-Viết 6 vào ô trống yc HS đọc lại phép tính 
-Yc lớp tiếp tục làm với các dòng khác sau đó mời 1 em đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài và ghi bảng.
- Gọi HS đọc mẫu bài và tự làm bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :-Gọi học sinh đọc đề 
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Hd HS để điền đúng số vào ô trống trước hết chúng ta phải thực hiện đúng phép nhân 2 với các số ở dòng đầu tiên trong bảng .
-Yc cả lớp thực hiện và nhận xét kết quả 
-Yc lớp đọc đồng thanh các phép tính nhân 2 Bài 5 :-Gọi học sinh đọc đề 
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng .
-Yêu cầu đọc cột thứ 2 
-Dòng cuối cùng trong bảng là gì ?
- Tích là gì ? 
-Yêu cầu lớp dựavào mẫu để điền đúng tích vào các ô trống . Yêu cầu HS tự làm bài và sau đó lên chữa bài .
- Yêu cầu lớp đọc các phép nhân trong bài tập sau khi đã điền số vào tất cả các ô trống 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 2 .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 2 
- Nêu kết quả 2 nhân 6 bằng 12 ; 2 nhân 7 bằng 14 .
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-Một em đọc đề bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- Điền 6 vào ô trống vì 2 nhân 3 bằng 6 .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại .
-Nêu miệng kết quả sau khi điền . 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
-Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
-Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau 
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài :
Giải
Số bánh xe có tất cả là :
2 x 8 = 16 ( bánh )
 Đ/S: 16 bánh xe 
- Một em nêu đề bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- Lắng nghe GV hướng dẫn sau đó cả lớp cùng thực hiện vào vở .
-Một em lên điền kết quả phép tính 
-Đọc kết quả ví dụ : 2 nhân 4 bằng 8 ; 2 nhân 5 bằng 10 ,..
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một HS đọc đề bài .
- Viết số thích hợp vào ô trống .
- Đọc : Thừa số - thừa số - tích .
- Đọc : Hai , bốn , tám 
- Dòng cuối cúng trong bảng là tích .
- Là kết quả trong phép nhân .
- Thực hiện phép nhân 2 thừa số trong một cột rồi điền kết quả vào ô tích .
- Một em lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở .
- Đọc kết quả các phép nhân 2 .
-Hai học sinh nhắc lại bảng nhân 2. 
-Về nhà học bài và làm bài tập .
SINH HOẠT LỚP
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Thảo, Như, Lê Phúc, Trinh, Huệ,...
 - Sách vở dụng cụ đầy đủ, có bao bọc dán nhãn.
- Bên cạnh đó vẫn còn một ssố em chưa có vở, sách chưa dán nhãn: Duy, Tú, Thuyết,...
2. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS ý nghĩa ngày Học sinh sinh viên Việt Nam.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
3. Sinh hoạt văn nghệ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc