Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 14

Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 14

A.Phần mở đầu:

1. Ổn định: - Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

 - GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu tiết học.

2. Khởi động:- Xoay các khớp: cổ chân, đầu gối, hông,

 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân trường(100 - 150m).

B. Phần cơ bản:

1. Tập đồng loạt:

a. Ôn tập hợp hàng dọc, giãn cách, dồn hàng.

b. Ôn bài thể dục:

- GV nêu tên và làm mẫu từng động tác, sau đó hô nhịp cho HS tập lại.GV vừa hô nhịp vừa sửa sai cho HS.

- Yêu cầu HS nhắc lại tên động tác vừa ôn.

- Sau khi ôn cả 8 động tác, gọi 3 – 4 em nhắc lại tên 8 động tác theo đúng thứ tự: vươn thở, tay, chân, vặn mình, lưng bụng, phối hợp, thăng bằng, nhảy.

- Ôn liên hoàn cả 8 động tác do lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi, sửa sai cho HS

doc 16 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (THÁNG 11)
Tiết 1+2+3: Ôn bài thể dục giữa giờ
Trò chơi “Thiên địa nhân”
I. Mục tiêu:
 - Ôn cách tập hợp hàng dọc, giãn cách hàng, dồn hàng. Yêu cầu HS tập hợp nhanh chóng, có nề nếp.
- Ôn bài thể dục giữa giờ. Yêu cầu HS nhớ tên các động tác, tập đúng từng động tác.
 - Chơi trò chơi “Thiên địa nhân”. Yêu cầu HS biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Chuẩn bị:
 1. Sân bãi: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
 2. Dụng cụ: 1 còi.
III. Tiến trình thực hiện:
PHẦN BÀI – NỘI DUNG
ĐLVĐ
PP TỔ CHỨC
TG
SL
A.Phần mở đầu:
1. Ổn định: - Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
 - GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu tiết học.
2. Khởi động:- Xoay các khớp: cổ chân, đầu gối, hông,
 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân trường(100 - 150m).
B. Phần cơ bản:
1. Tập đồng loạt:
a. Ôn tập hợp hàng dọc, giãn cách, dồn hàng.
b. Ôn bài thể dục:
- GV nêu tên và làm mẫu từng động tác, sau đó hô nhịp cho HS tập lại.GV vừa hô nhịp vừa sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên động tác vừa ôn.
- Sau khi ôn cả 8 động tác, gọi 3 – 4 em nhắc lại tên 8 động tác theo đúng thứ tự: vươn thở, tay, chân, vặn mình, lưng bụng, phối hợp, thăng bằng, nhảy.
- Ôn liên hoàn cả 8 động tác do lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi, sửa sai cho HS.
2. Chia nhóm tập luyện:
- Phân công khu vực cho từng tổ.
- Từng tổ về khu vực của mình để tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
- GV theo dõi, quản lí chung.
3. Thi trình diễn trước lớp:
- Tập hợp lớp lại và tổ chức trình diễn thi giữa các tổ.
- Nhận xét, tuyên dương tổ tập đúng và đều nhất.
4. Trò chơi: “Thiên địa nhân”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi:
a) Cách chơi: Người quản trò đứng giữa vòng tròn, quy ước:
+ Thiên: chỉ tay lên trời.
+ Địa: chỉ tay xuống đất.
+ Nhân: Chỉ tay vào ngực mình.
Người quản trò sẽ nói và làm quy ước, mọi người nói và làm theo quản trò. Bất ngờ người quản trò nói một đằng làm một nẻo (để đánh lừa) nếu ai làm và nói như người quản trò thì bị phạt.
b) Luật chơi: Người chơi chỉ làm theo lời nói của ngời quản trò (đã quy ước). Người nào bị phạt thì ngồi xuống (nghỉ ngơi). Trò chơi tiếp tục, người cuối cùng sẽ được tuyên dương.
- Cho HS chơi thử.
- Chia lớp thành 3 tổ chơi thật – GV làm người quản trò. Tổ nào còn người cuối cùng, tổ đó được tuyên dương và cá nhân đó được tuyên dương.
C. Phần kết thúc:
1. Thả lỏng:- Nhảy thả lỏng, cuối thả lỏng.
 - Hát tập thể +vỗ tay.
2. Nhận xét, dặn dò:
7’
1
8’
20’
20’
35’
5’
4-5 l
4 lần 2x8
Nhịp
1-2
4-5
 Đội hình:
 x x x x x x x
 x x x x x x x 
 x x x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x x 
Tổ 1:x x x x x x Tổ 2:
x x
x x
x x
x x
Tổ4: x x x x x x Tổ3:
Đội hình như phần đầu. 
Đội hình vòng tròn: 
Đội hình:
x x x x x x x
x x x x x x x 
x x x x x x x x
* RÚT KINH NGHIỆM: 
.
Tiết 4: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
 Bài 2
Em tìm hiểu đường phố
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- HS mô tả đặc điểm một số đường mà em thường đi qua (rộng, hẹp,ân toàn, không an toàn,).
- HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ (hẻm), ngã ba, ngã tư,
 2. Kĩ năng:
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố mà em biết.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố.
 3. Thái độ: HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. GV: 4 tranh nhỏ cho các nhóm HS thảo luận.
 2. HS: Quan sát đường em đi học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
GV
HS
5’
10’
15’
5’
Hoạt động 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới
MT: HS nhớ lại tên đường phố mình biết và nói về các hành vi an toàn của người đi bộ.
CTH:
- KTBC: 
+ Khi đi bộ trên đường, em thường đi ở đâu để được an toàn?
- Giới thiệu bài mới, ghi đề bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đường phố mà em biết
MT: 
- Mô tả được đặc điểm chính của đường nơi em ở.
CTH: 
- Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-5 em đi cùng một đường đi học).
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu các câu hỏi để gợi ý thảo luận.
- Kết luận:
Các em cần nhớ những đặc điểm con đường nơi em ở và con đường em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận: đi sát lề đường, quan sát kĩ khi đi trên đường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn
MT: HS nhận biết, phân biệt được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.
CTH:
- GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh (4 tranh trong SGK), yêu cầu HS thảo luận tranh thể hiện những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn.
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến trình bày của các nhóm.
- Kết luận:
 Đường phố là nơi đi lại của mọi người.
 Có đường phố an toàn và có đường phố chưa an toàn (dễ xảy ra tai nạn giao thông). Vì vậy, khi đi học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi và nên đi trên con đường an toàn.
Hoạt động 4: Củng cố
- Khi đi đường các em phải chú ý điều gì?
- Nhận xét, dặn dò HS.
- Đi sát lề đường để tránh các loại xe đi trên đường.
- HS nhận xét về đặc điểm con đường gần trường hoặc đường HS đi học.
+ Đường rộng hay hẹp?
+ Có nhiều ngã ba, ngã tư không?
+ Có nhiều xe cộ đi lại hay không?
+ Khi đi trên đường đó em chú ý điều gì?
- HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Các nhóm thảo luận, nhận biết các đặc điểm về đường phố trong bức tranh và thảo luận đường phố trong bức tranh đó có an toàn hay không?
- Đại diện nhóm gắn tranh lên bảng, trình bày ý kiến của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Khi đi trong ngõ hẹp cần chú ý tránh xe đạp, xe máy.
- Khi đi rên đường phố cần đi cùng cha mẹ hay người lớn.
 RÚT KINH NGHIỆM:
Tập đọc: 
Câu chuyện bó đũa
 I/ Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn cả bài. Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Đọc đúng các từ : hoà thuận, dễ dàng , buồn phiền , sức mạnh, 
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con) .
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ trọng tâm: hoà thuận , đùm bọc , đoàn kết và các từ khó : dâu, rể, va chạm..
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau .
3. GDHS biết anh chị em trong gia đình phải đoàn kết, yêu thương nhau .
II/ Chuẩn bị :
 - GV:1 bó đũa, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh minh hoạ câu chuyện.
 - HS:SGK.
III/ Các hoạt động dạy học : 
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
4’
2’
33’
17’
18’
5’
Tiết 1:
1/ Ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết Tập đọc trước ta học bài gì?
- GV nêu yêu cầu: 
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Quà của bố đi câu về có những gì?
+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích món quà của bố ?
- GV nhận xét, ghi điểm từng em và nhận xét chung .
3/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trang 111/ SGK và nêu nội dung tranh và tên chủ điểm.
- Trong tuần 14, 15, các em sẽ học những bài gắn với chủ điểm nói về tình cảm anh em. Câu chuyện hôm nay sẽ cho các em một lời khuyên rất bổ ích về quan hệ anh em. Lời khuyên đó như thế nào, các em hãy đọc Câu chuyện bó đũa.
 – Ghi đề bài: Câu chuyện bó đũa
b) Luyện đọc : 
* GV đọc mẫu toàn bài: lời kể chậm rãi, lời giảng của người cha ôn tồn, nhấn giọng các từ ngữ chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết, mới có sức mạnh. 
* Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Đọc từng câu: 
+ Gọi HS đọc nối tiếp (2 lượt).
 + Cho HS tự phát hiện và luyện đọc tiếng, từ khó (CN-ĐT).
-Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Bài đọc được chia làm mấy đoạn?
+ Cách đọc từng đoạn như thế nào?
+ Gọi 3 em đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc câu khó: (bảng phụ)
+ Gọi 3 em đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa các từ: va chạm , dâu, rể.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh. 
Tiết 2
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS nhẩm toàn bài và cho biết:
+ Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, hỏi:
+ Lúc nhỏ hai anh em sống với nhau như thế nào?
 Em hiểu thế nào là hoà thuận?
+ Khi lớn lên, các con của ông cụ có còn yêu thương nhau không ?
* Thấy các con không yêu thương nhau, người cha đã làm gì, các em đọc thầm đoạn 2.
+Thấy các con không yêu thương nhau , ông cụ làm gì ?
+ Tại sao bốn người không ai bẻ gãy bó đũa?
+ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng nào? ( GV đưa tranh để HS quan sát, trả lời)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 3’:
 + Một chiếc đũa được ngầm so sánh với những gì?
+ Cả bó đũa được ngầm so sánh với những gì?
* Người cha dùng hình ảnh rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con. Vậy người cha muốn khuyên các con điều gì, mời 1 em đọc to đoạn 3:
+ Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
+ Thế nào là đùm bọc? Thế nào là đoàn kết? Đặt câu có từ đoàn kết. 
* Nội dung bài giúp em hiểu điều gì ?
- Liên hệ thực tế:
 Em hãy kể về anh chị em của em cho cả lớp nghe.
GV khen những em biết yêu thương anh (chị hoặc em) của mình.
d) Luyện đọc lại:
- Gọi 3 em đọc nối tiếp cả bài.
- Câu chuyện có mấy vai? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, phân vai và thi đọc truyện theo vai.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
4/ Củng cố , nhận xét: 
- Đặt tên khác cho truyện .
-Tìm những câu ca dao, tục ngữ khuyên anh phải biết đoàn kết, yêu thương nhau .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS: chuẩn bị trước bài“ Nhắn tin”
-Hát
- Quà của bố
- 1 em lên đọc và trả lời: Quà của bố đi câu về có: cà cuống, niềng niễng, hoa sen ,nhị sen, cá sộp, cá chuối.
- 1 em đọc và trả lời câu hỏi:
 + Từ: hấp dẫn nhất.
 + Câu: Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!
- HS quan sát, trả lời: trong tranh vẽ có anh, chị và em. Tên chủ điểm là Anh em.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt). 
+ Lớp theo dõi bạn đọc, phát hiện tiếng, từ khó và luyện đọc: hoà thuận, sức mạnh, dễ dàng , buồn phiền,
- 3 đoạn.
- Đọc phân biệt giọng người cha, các con với lời người dẫn chuyện (đoạn 2, 3).
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Luyện đọc câu (2-3 em đọc):
+ Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền .//
+ Đúng.//Như thế là các con đều thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu , / hợp lại thì mạnh.// 
-HS đọc phần chú giải ở cuối bài.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc:
 + 2 nhóm thi đọc đoạn2.
 + 2 nhóm thi đọc đoạn 3.
 + 2 nhóm thi đọc nối tiếp. 
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.
- Đọc đồng thanh đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm. 
+ Có 5 nhân vật: ông cụ và 4 người con.
+ Sống rất hoà thuận.
+ là không cãi vã nhau, rất thương yêu nhau.
+ Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Họ hay va chạm.
– Cả lớp đọc thầm.
+ Ông cụ rất buồn phiền bèn tìm cách dạy bảo các con , ông đặt 1 túi tiền, 1 bó đũa lên bàn sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ gãy bó đũa . 
+ Tạivì họ cầm cả bó đũa mà bẻ .
+ Người cha tháo bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc . 
- Cả lớp thảo luận nhóm4: 
+ Ngầm so sánh với từng con người /Với sự chia lẻ / Với sự mất đoàn kết.
+ Ngầm so sánh với cả bốn người con /Với sự thương yêu đùm bọc / Với sự đoàn kết .
- 1 em đọc đoạn 3.
+ Anh em phải đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau . Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh . Chia lẻ thì sẽ yếu .
- đùm bọc là giúp đỡ, che chở.
 đoàn kết là yêu mến nhau, chung sức lại để làm việc. 
 Đặt câu: Lớp em rất đoàn kết./ Gia đình em rất đoàn kết./ . . .
* Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em trong nhà phải đoàn kết , thương yêu nhau .
- HS xung phong kể về anh chị em của mình, trong đó có nói lên tình cảm của anh chị em.
- 3 em đọc nối tiếp cả bài.
- 3 vai: dẫn chuyện, cha và các con.
- HS thảo luận, phân vai, thi đọc theo vai.
(mỗi nhóm 3-4 em, vai các con có thể đọc 1-2 em).
- 2-3 nhóm thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn.
- Đoàn kết là sức mạnh/ Sức mạnh đoàn kết/ Đoàn kết tạo nên sức mạnh/ . . .
-Đoàn kết là sức mạnh. 
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Môi hở, răng lạnh 
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 tap doc.doc