Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27 - Năm 2007

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27 - Năm 2007

Tiết 2: TẬP ĐỌC

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ

I- Mục tiêu:

 1- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 2- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - đê, học sinh hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

 

doc 35 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27 - Năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 19 tháng 02 năm 2007 
Tiết 1: Chào cờ
Tập chung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc
Luật tục xưa của người Ê - đê
I- Mục tiêu:
	1- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
	2- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - đê, học sinh hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
II- Đồ dùng:
	Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm
+ Đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần. Trả lời câu hỏi cuối bài
B- Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.	
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc.
- GV đọc mầu toàn bài: giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
+ 3 học sinh tiếp nối đọc bài: lượt 1
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách ngắt nghỉ cho học sinh.
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tộc.
- GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ: (Luật tục, Ê - đê, sang, co, táng chứng, nhân chứng)
+ 3 học sinh tiếp nối đọc bài: lượt 2
+ HS luyện đọc trpng cặp cho nhau nghe
+ 2 HS tiếp nối đọc toàn bài.
b, Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu Hs đọc thầm đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi.
+ Người xưa đặc ra luật tục để làm gì?
+ Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội.
+ Tội không hỏi mẹ cha - tội ăn cắp - tộc giúp kẻ có tội - tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
Giảng: Các loại tội trạng được người Ê đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
+ Tìm những dư tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê - đê quy định xử phạt rất công bằng.
+ các mức xử phạt rất công bằng chuyện nhỏ thì xử phạt nhẹ phạt tiền một song) chuyện lớn thì xử phạt nặng (phạt tiền một co) người phạm tội là bàn con anh em cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay: lấy giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu... có giá trị.
Giảng: Ngay từ xưa, dân tộc Ê - đê đã có quan niệm rạch ròi nghiêm minh về tội trạng, đã phân địng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Ngà Ê - đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
+ HS tiếp nối nêu.
C - Luyện đọc diễn cảm.
+ 3 Hs tiếp nối đọc bài 1 lượt dưới lớp theo dõi nhận xét tìm giọng đọc hay.
+ Đọc bài với giọng đọc như thế nào?
- GV giới thiệu đoạn luyện đọc (đoạn 3)
+ GV đọc mẫu
+ Hs theo dõi tìm giọng đọc hay.
+ Hs luyện đọc từng cặp cho nhau nghe
+ 3 Hs thi đọc diễm cảm đoạn
- GV nhận xét đánh giá.
 Dưới lớp theo dõi bình chọn
D- Củng cố.
+ Bài văn muốn nhắn nhở chúng ta điều gì?
+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo luật pháp
- GV nhận xét giờ học
Dặn dò: Về nhà đọc bài, soạn bài tiếp theo.
Tiết 3: Toán
Bài 116: Luyện tập chung
I- Mục tiêu.
- Giúp học sinh:
	- Hệ thống hoá, củng cố các Kiểm tra về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II- Các hoạt động dạy học.
A. KTBC.
Nhắc lại các công thức tính
+ 3 Hs tiếp nối lên thực hiện yêu cầu
+ Diện tích xung quanh
+ Diện tích toàn phần
+ Thể tích hình lập phương đơn vị thể tích
+ Từ công tác phát biểu thành lời quy tắc tính S xq, S tp và V hình lập phương.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
B. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập số 1.
+ Hs nêu yêu cầu- tự phân tích đề toán - nêu hướng giải - tự làm bài - chữa bài.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 
Bài tập 1: Củng cố Kiến thức gì?
2,5 x 2,5 = 6,25cm
Diện tích toàn phần của hình lập phương:
- Nhắc lại cách tính Stp và V hình hộp chữ nhật.
 6,25 x 4= 25 (cm2)
Thể tích của hình lập phương là:
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625(cm2)
 Đáp số: 15,625(cm2)
Bài tập số 2.
+ HS nêu YC - tự làm bài - chữa bài.
- GV gọi lần lượt 3 Hs lên bảng điều kết quả.
+ Em hãy giải thích vì sao em điền được vào bảng các số trên?
Hình hộp chữ nhật
1
2
3
Chiều dài
11cm
0,4cm
1 dm
2
Chiều rộng
10cm
0,25cm
1 dm
3
Chiều cao
6cm2
0,9 cm2
2 dm
5
Diện tích mặt đáy
110 cm2
0,1 cm2
dm2
- Bài tập củng cố KT nào?
Diện tích xung quanh
252cm2
1,14 cm2
dm2
Thể tích
660cm2
0,09 cm2
dm2
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài tập số 3.
+ Hs nêu yêu cầu - quan sát hình vẽ - nêu hướng giải bài toán - Hs tự làm bài vào vở
- GV gọi 2 Hs đọc đề bài
1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích khối gỗ còn lại là:
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
270 - 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
C. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 4:	 Chính tả
Bài viết: Núi non hùng vĩ
I- Mục tiêu.
	1- Nghe - viết đúng chính tả bài Núi non hùngvĩ
	2- Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số)	
II- Đồ dùng.
	Bảng phụ
III- Cách hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra BC.
+ 1 Học sinh đọc cho 2 Hs viết lên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm
Cửa gió Tùng Chinh - dưới lớp viết ra nháp - nhận xét đánh giá bài trên bảng.
B- Bài mới.
1. Giới thiệu bài.	
2. Hướng dẫn chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ 2 Hs đọc bài - dưới lớp đọc thầm bài
+ Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn văn.
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây bắc của tổ quốc ta nơi giáp giới nước ta và Trung Quốc.
b, Luyện viết từ khó.
+ Hs đọc thầm bài - Tìm từ - viết - đọc từ khó trong bài.
c, Vết chính tả
d. soát lỗi và chấm bài.
+ Lần 2 Hs đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV nhận xét bài viết.
- Sửa lỗi xuống cuối bài.
3, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập số 2
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài
+ 1 Hs nêu yêu cầu - cr lớp theo dõi trong SGK.
+ Hs tự đọc thầm đoạn thơ - Tìm và viết tên riêng có trong đoạn thơ ra nháp
3 Hs viết bảng phụ gắn bảng nhận xét.
Bài tập 2: củng cố Kiểm tra gì?
(Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
Tên người, tên dân tộc
Tên địa lí
Đăm San, Y Sun
Tây Nguyên
Nơ trang long
(sông) Ba
A - ma Dơ - hao
Mơ - nông
Bài tập số 3:
+ 1 Hs nêu yêu cầu - Thảo luận nhóm 2 
- GV nhận xét về kết quả các nhóm, kết luận kết quả đúng.
 Viết kết quả vào bảng phụ - dán bảng nhận xét 
Kết quả
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uốn)
5. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
C. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 4: Đạo đức
Bài : Em yêu tổ quốc Việt nam (Tiết 2)
I- Mục tiêu.
	Qua bài giúp HS hiểu:
	- Cầnphải học tập tốt để sau này góp sức xây dựn tổ quốc Việt Nam.
	- Cần giữ gìn truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người, sản vật của quê hương Việt Nam.
	- Tự hào về truyền thống Việt Nam.
II- Chuẩn bị.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ 2 HS thực hiện
+ Nêu những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
+ Nêu nội dung phần bài học.
B- Thực hành
Hoạt động 1: Làm bài tập số 1 - SGK
*Mục tiêu: Củng cố các Kiểm tra về đất nước Việt Nam
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
Giới thiệu 1 sự kiện, 1 bài hát, 1 bài thơ, tranh ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
+ HS thảo luận nhóm
+ Đại diện nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại hoạt động 1.
Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 3 SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai 1 hướng dẫn viên du lịch.
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một trong các chủ đề văn hoá, kinh tế...
+ HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
+ Đại diện nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch trước lớp.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV khen ngợi các nhóm giới thiệu tốt
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (Bài tập 4 - SGK)
*Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương dất nước của mình qua tranh vẽ.
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm.
+ Cả lớp xem tranh và trao đổi về nội dung các bức tranh.
- GV nhận xét tranh vẽ của HS
+ Bình chọn.
+ HS hát về chủ đề.
+ HS thảo luận nhóm
*Dặn dò: VN học bài + chuẩn bị bài 12.
Thứ ba ngày 20 tháng 02 năm 2007
Tiết 1:	 Thể dục
Động tác điều hoà - Trò chơi "Thăng bằng"
I- Mục tiêu.
	- Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Học động tác điều hoà - Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi "Thăng bằng"
II- Địa điểm phương tiện.
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: còi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
8 phút
ĐHTT
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2 phút
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân
2 phút
- Khởi động tại chỗ
ĐHKĐ - trò chơi
- Trò chơi kết bạn
4 phút
2. Phần cơ bản.
+ Học động tác điều hoà.
4-5 lần
mỗi lần 2x8 nhịp
- GV lãm mẫu - HS quan sát tập theo
- Cán sự lớp hô - GV quan sát sửa sai cho HS
2-3 lần
- Luyện tập theo tổ
+ Ôn 5 động tác.
(vặn mình, toàn thân, thằng bằng, nhảy và điều hoà)
1-2 lần
+ Cán sự điều khiển cả lớp tập.
- Chia tổ luyện tập.
- Thi giữa các tổ, GV quan sát tuyên dương HS tập tốt.
- Trò chơi: Thăng bằng
6 phút
- GV nêu tên trò chơi - HS nhắc lại cách chơi - 1 hoặc 2 HS làm mẫu.
- HS chơi thi giữa các tổ.
3. Phần kết thúc
6 phút
+ Tập một số động tác hồi tĩnh
+ GV hệ thống bài
+ GV nhận xét và giao bài về nhà.
Tiết 2	: Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
I- Mục tiêu.
	+ Mở rộng, hệ ... điện khi dòng điện quá mạnh tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
+ Công tơ điện dùng để đo năng lượng điện đã dùng.
- GV nhận xét chốt lại hoạt động 2 và lưu ý cho học sinh khi thay dây cầu chì bị cháy.
 Hoạt động 3: Tiết kiện điện
*Mục tiêu: Học sinh giải thích được lý do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
+ Điện là nguồn năng lượng rất cần thiết để vận hành máy móc hoạt động sản xuất,... Vì thế ta phải sử dụng tiết kiệm điện.
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
+ Các biện pháp tránh lãng phí điện:
 - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt... tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là...
+ ở gia đình em mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền điện?
+ Kể tên những dụng cụ dùng điện ở gia đình, những dụng cụ nào sử dụng điện hợp lý, dụng cụ nào chưa hợp lý.
+ Học sinh đứng tại chỗ nêu.
- GV nhận xét chốt lại hoạt động 3
C. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài ôn tập.
Tiết 5: Kĩ thuật
Chăm sóc gà
I- Mục tiêu.
	Học sinh cần phải:
	- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
	- Biết cách chăm sóc gà.
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II- Đồ dùng:
	- Tranh ảnh.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A- Kiểm tra bài cũ: 
+ 3 học sinh thực hiện trả lời câu hỏi.
1. Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
2. Nêu cách cho gà ăn.
3. Nêu cách cho gà uống
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
B- Bài mới.
1. Giới thiệu bài.	
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
+ Thảo luận nhóm 2 cho biết thế nào là chăm sóc gà?
+ Học sinh nêu: tất cả những việc cho gà ăn, uống sưởi ấm cho gà, che nắng, chắn gió để giúp gà không bị nóng hoặc rát được gọi là chăm sóc gà.
- Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Nêu mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà?
+ 2 học sinh tiếp nối nêu.
- GV nhận xét chốt lại hoạt động 1.
Hoạt động 2: Cách chăm sóc gà
- Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Nêu các công việc chăm sóc gà?
+ Công việc chăm sóc gà:
- Sưởi ấm cho gà.
- Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
- Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
a. Sưởi ấm cho gà:
+ Vì sao phải sưởi ấm cho gà?
+ Vì gà không chịu được rét => dễ nhiễm bệnh rồi chết.
+ Từ khi gà nở đến khi được 3 tuần cần sưởi ấm cho gà như thế nào?
+ Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo 3--310C
+ Dựa vào H1 nêu dụng cụ để sưởi ấm cho gà - GV cho học sinh liên hệ thực thế.
b. Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
+ Vì sao phải chống nóng, chống rét cho gà.
+ Vì gà không chịu được nóng quá, rét quá
+ Chống rét phòng ẩm cho gà bằng cách nào.
+ Học sinh tiếp nối nêu.
- Làm chuồng nuối hướng đông nam, chuồng phải cao ráo, thông thoáng, mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Về mùa đông nên làm rèm chắn gió, dùng bóng điện, bếp dầu, bếp than sưởi ấm cho gà.
c. Phòng ngộ độc thức ăn cho gà:
+ Nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà
+ Không ăn thức ăn bị ôi, mốc và thức ăn mặn.
+ Dựa vào H2 kể tên thức ăn gây ngộ độc cho gà.
+ Hs nêu
- GV nhận xét chốt lại hoạt động 2
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài tiếp.
Thứ sáu ngày 23 tháng 02 năm 2007
Tiết 2:	 Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I- Mục tiêu.
	1- Ôn luyện, củng cố kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
	2- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật - trình bày rõ ràng, rành mạch tự nhiên, tự tin.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công cụ của một số đồ vật gần gũi với em.
- GV nhận xét đánh giá.
+ Dưới lớp theo dõi nhận xét
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Chọn đề
Bài tập số 1
+ 5 học sinh tiếp nối đọc đề bài – SGK
- GV gợi ý: các em hãy chọn 1 trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình.
- GV gọi 1 số học sinh nêu tên đồ vật mình sẽ lập dàn ý.
+ 5-7 học sinh nêu
- GV gọi học sinh đọc gợi ý SGK
+ 2 học sinh tiếp nối dọc gợi ý SGK để tìm ý cho bài văn.
- GV yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn.
- Học sinh tự làm bài - 5 học sinh làm vào bảng phụ cho 5 đề khác nhau.
+ Dán bảng nhận xét.
+ Học sinh dưới lớp tự sửa vào bài của mình.
Bài tập số 2
+ 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2 và gợi ý 2.
- GV cho học sinh trình bày miệng bài văn trong nhóm
+ Học sinh thảo luận nhóm trình bày miệng bài văn
- GV giúp đỡ học sinh 
+ Đại diện các nhóm thi trình bày miệng bài văn theo dàn ý.
+ Gọi 3-5 học sinh thi trình bày miệng bài văn theo dàn ý.
- GV nhận xét bình chọn 
C. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài tiếp theo
Tiết 3:	 Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu.
	Giúp học sinh ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích của hộp chữ nhật và hình lập phương.
II- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A- Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra trong tiết học
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập số 1
+ Học sinh nêu yêu cầu - phân tích đề toán
+ Nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật.
+ 3 học sinh tiếp nối nêu
- Học sinh tự làm bài tập - 3 học sinh tiếp nối lên bảng chữa bài.
Bài giải
Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm= 6dm
a. Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b. Thể tích trong lòng bể kính là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c. Thể tích nước có trong bể kính là:
300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
Đáp số: a. 230 dm2
b. 300 dm3
c. 225 dm3
Bài 2: 
Phương pháp tương tự bài tập số 1
+ Học sinh đọc đề bài - Phân tích đề.
+ Nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
+ 2 học sinh tiếp nêu
+ 3 học sinh tiếp nối lên bảng chữa bài.
Bài giải
a. Diện tích xq của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b. Diện tích tp của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c. Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 3,375 (m3)
Đáp số: a. 9 m2
b. 13,5 m2
c. 3,375 m3
Bài tập 3
- GV giúp học sinh làm bài tập 3
+ Học sinh đọc yêu cầu đề toán.
Quan sát hình vẽ cho biết?
+ Hình M có cạnh dài gấp mấy lần hình N
+ Gấp 3 lần
 Nếu gọi đọ dài cạnh của hình N là a thì độ dài cạnh của hình M bằng bao nhiêu?
+Nếu gọi độ dài cạnh của hình N là a thì độ dài cạnh của hình M là: a x 3
- GV cho học sinh tự làm bài dựa vào gợi ý trên.
a. Diện tích toàn phần của:
Stp của hình N = ?
Stp của hình M = ?
Hình N: là a x 6
Hình M là: 
(a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x ( 3 x 3)
 = (a x a x 6) x 9
=> Stp của hình M gấp? lần Stp của hình N.
Vậy thể tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b. Thể tích của:
V của hình N = ?
V của hình M = ?
Hình N: là a x a x a
Hình M là: 
(ax3)x (ax3)x(ax3) = (a x a x a) x ( 3x3x3)
 = (a x a x a) x 27
=> V của hình M gấp? lần V của hình N.
Vậy thể tích toàn phần của hình M gấp 27 lần diện tích toàn phần của hình N.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài tiếp theo
Tiết 4: Địa lý
Bài 22: Ôn tập
I- Mục tiêu.
	Học xong bài học sinh:
	- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu.
	- Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu á, châu Âu.
	- Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục.
	- Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi: Hi - ma - lay - a; Trường sơn, U - ran, A - pơ trên lược đồ (hoặc bản đồ TNTG)
II- Đồ dùng:
	- Bản đồ TNTG (hoặc lược đồ)
III- Các hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
+ Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản.
+ Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp.
B- Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài.	
* Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Hoạt động 1: Trò chơi đối đáp nhanh
- Gv chọn 2 đọi, mỗi đội 7 học sinh đứng thành 2 nhóm.
- GV treo bản đồ
- HD học sinh cách chơi và tổ chức chơi.
Cách chơi: Đội 1 ra câu hỏi - Đội 2 dùng bản đồ TNTG để trả lời đội 1, nếu trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi,nếu sai bản trả lời bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó đội 2 lại ra câu hỏi cho đội 1.
+ Học sinh lắng nghe ghi nhớ.
- Một số câu hỏi:
1. Hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu á ở các phía Đông, Tây , Nam, Bắc.
Mỗi đội được hỏi 7 câu.
3. Bạn hãy chỉ và nêu tên các khu vực ở châu á.
+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi đội nào còn nhiều thành viên hơn đội đó thắng cuộc.
4. Bạy hãy nêu tên và chỉ dãy núi "nóc nhà của thế giới"
5. Chỉ khu vực Đông nam trên bản đồ.
6. Chỉ vị trí của đồng bằng Tây Xi - bi a 
7. Bạn hãy chỉ và nêu tên dãy núi là ranh giới phía Đông của châu Âu với châu á 
8. Bạn hãy nêu vị trí của châu Âu
9. Kể tên các đại dương, châu lục tiếp giáp với châu Âu.
10. Chỉ dãy núi An - pơ
- GV tổng kết trò chơi
 Tuyên dương đội thắng cuộc
11. Chỉ và nêu tên con sông lớn ở Đông Âu
 ....
Hoạt động 2:
So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu
- GV yêu cầu học sinh kẻ bảng như bài tập 2 vào vở tự làm bài tập.
+ Học sinh làm bài cá nhân - lần lượt từng học sinh lên điền vào bảng phụ
- GV giúp đỡ và kiểm tra từng học sinh 
+ Dưới lớp đối chiếu nhận xét.
Kết quả
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục
a. Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà.
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích có đỉnh núi Ê - vơ - rét cao nhất thế giới.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ Tây sang Đông.
Chủng tộc
i. Chủ yếu là người da vàng
 Chủ yếu là người da trắng
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính
l. Hoạt động công nghiệp phát triển.
- GV gọi 1-2 học sinh nhắc lại nội dung hoạt động 2.
C. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài 23
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp tuần 24

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_27_nam_2007.doc