Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm 2007

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm 2007

Tiết 1: Chào cờ.

Tập trung toàn trường.

Sơ kết tuần 9

Tập đọc

 Tiết 1: Ôn tập giữa học kì I.

 I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiểm tra đọc lấy điểm.

 - Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

 - Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 100 chữ / 1 phút., biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài và cảm xúc của nhân vật.

 - Đọc - Hiểu : Trả lời từ 1-2 câu hỏi của nội dung bài:

 2. Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm. Ghi nhớ về tên chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1- tuần 9:

- Kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.

 

doc 39 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tuần 10.
 Tiết 1 : Chào cờ.
Tập trung toàn trường. 
Sơ kết tuần 9
Tập đọc
 Tiết 1: Ôn tập giữa học kì I.
	I/ Mục tiêu:
	1. Kiểm tra đọc lấy điểm.
	- Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
	- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 100 chữ / 1 phút., biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài và cảm xúc của nhân vật.
	- Đọc - Hiểu : Trả lời từ 1-2 câu hỏi của nội dung bài:
	2. Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm. Ghi nhớ về tên chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.
	II/ Đồ dùng dạy - học
Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1- tuần 9:
Kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Dạy học bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài: Gắp thăm và đọc bài.
a/ Kiểm tra đọc:
Gọi từng HS lên bảng gắp thăm và đọc bài
GV yc HS trả lời các câu hỏi trong bài đọc.
b/ HD làm bài tập.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập đọc.
+Em đã học những chủ điểm nào?
+Hãy đọc tên bài thơ và tác giả của bài thơ ấy?
- Yêu cầu HS lập bảng theo từng chủ điểm như ở bài tập 2 trang 95 SGK.
- GV nhận xét tuyên dương- cho điểm.
 HS lên bảng gắp thăm và đọc bài.
- Trả lời câu hỏi.
- đọc yêu cầu của bài.
 - Các chủ điểm: Việt nam – Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
- Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân.
- Bài ca về trái đất của Định Hải.
- Ê- mi- li, con.. ( Tố Hữu).
- Tiếng đàn ba- la – lai- ca trên sông Đà của Quang huy.
- Trước cổng trời của Nguyễn Đình ánh.
- Lập bảng.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS (chưa có điểm hoặc đọc yếu) về nhà chuẩn bị đọc lại bài giờ sau cô kiểm tra và ôn lại nội dung chính của từng bài đọc.
Ngày dạy:
Tiết 3:
Ôn tập giữa học kì I.
	I/ Mục tiêu:
	1. Kiểm tra đọc lấy điểm.
	- Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
	- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 100 chữ / 1 phút., biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài và cảm xúc của nhân vật.
	2. Nghe viết chính xác bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
	3. Hiểu nội dung bài : Thể hiện nỗi niềm băn khoăn trăn trở về trách nhiệmcủa con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
	II/ Đồ dùng dạy - học
Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1- tuần 9:
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra yêu cầu giờ học trước.
	3. Dạy học bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài: Gắp thăm và đọc bài.
a/ Kiểm tra đọc:
Gọi từng HS lên bảng gắp thăm và đọc bài
GV yc HS trả lời các câu hỏi trong bài đọc.
b/ Viết chính tả.
 Tìm hiểu nội dung bài văn.
+Tại sao tác giả nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách ?
+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng ?
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
 Hướng dẫn viết từ khó.
- YC HS tìm từ khó và dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.
+ Trong bài văn có những chữ nào phải viết hoa?
Viết chính tả.
Soát lỗi chính tả.
 HS lên bảng gắp thăm và đọc bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Vì sách làm bằng bột nứa bột của gỗ rừng.
- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
 *Thể hiện nỗi niềm băn khoăn trăn trở về trách nhiệmcủa con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
-Bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh,..
- Chữ đầu câu và tên riêng: sông Hồng, sông Đà.
- HS viết chính tả và soát lỗi.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS (chưa có điểm hoặc đọc yếu) về nhà chuẩn bị đọc lại bài giờ sau cô kiểm tra và ôn lại nội dung chính của từng bài đọc.
Ngày dạy:
Toán
 Tiết 46 : Luyện tập chung.
	I/ Mục tiêu 
	- HS được củng cố về: 
	- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
	- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
	- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị “hoặc “tỉ số”.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng đổi: 1kg 760g= kg; 3kg64g = kg.
	- GV nhận xét- cho điểm.
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài:
	b/ Giảng bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- YC HS chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
-YC HS tự làm rồi chữa bài.
- - GV nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
- Phần giải thích không cần ghi vào bài làm:
4m 85cm= 4 m= 4,85m. 
Chỉ cần ghi 4m85cm= 4,85m.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đầu bài và nêu cách giải .
+ bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS nêu cách giải và giải bài toán theo hai cách.
- GV nhận xét- cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a) = 12,7. b) = 0,65. c)= 2,005.
d) = 0,008.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Ta có: 11,020km= 11,02 km.
 11km20m= 11,02km.
 11020m= 11,02 km.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: b) 72 ha= 0,72 km 2
- Thuộc dạng toán tỉ lệ thuận. Ta có thể giải bài toán này theo hai cách:
 Bài giải
Cách 1: Rút về đơn vị:
Tiền mua một bộ đồ dùng học toán là:
 180 000 : 12 = 15 000( đồng).
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:
 15 000 x 36 = 540 000 ( đồng)
 Đáp số: 540 000đồng.
Cách 2: Tìm tỉ số:
36 hộp gấp 12 hộp là :
 36 : 12 = 3 ( lần).
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng là :
 180 000 x 3 = 540 000( đồng).
 Đáp số: 540 000đồng.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy :
Đạo đức
 Bài 5 : Tình bạn.( tiết 2)
	I/ Mục tiêu bài học:
	- Kiến thức: HS biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền giao lưu bạn bè.
	- Kỹ năng: Thực hiện tốt việc đối xử với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
 	- Thái độ: Thân ái đoàn kết với bạn bè.
	II/ Tài liệu và phương tiện dạy học.
	-Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.
	- Đồ hoá trang dùng để đóng vai truyện Đôi bạn trong SGK.
	III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 
 * Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ .
 - GV nhận xét- cho điểm. 
 Tiết 2
1. Hoạt động 1: đóng vai ( bài tập 1)
* Mục tiêu:- HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai. 
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm giao nhiệm vụ thảo luận tình huống và đóng vai.
- Gọi HS đóng vai trước lớp.
- HS trao đổi, nhận xét và bổ sung.
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm sai? Em có sợ bạn giận khi ngăn chuyện của bạn không?
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận và trách bạn không?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử khi đóng vai của các nhóm? cách ứng xử nào là phù hợp ? Vì sao?
- GV nhận xét chung và kết luận: Cần khuyên ngăn và góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
- Thảo luận tình huống đóng vai.
- Đóng vai trước lớp.
 - Vì trách nhiệm của một người bạn.... Em không sợ bạn giận khi ngăn chuyện của bạn.
- Khi bạn ngăn em không cho em làm điều sai trái em không giận bạn ngược lại em phải cảm ơn bạn.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ.
* Mục tiêu:- Biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
* Cách tiến hành:
- GV YC HS tự liên hệ.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- HS trao đổi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét chung và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.
- HS tự liên hệ.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS nghe.
3. Hoạt động 3: hát, kể chuyện, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
* Mục tiêu:- Củng cố bài.
* Cách tiến hành:
- Khuyến khích HS xung phong đọc thơ, kể chuyện, hát,...
- GV nhận xét chung .
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- Giáo dục HS: Chúng ta phải biết vun đắp mới có tình bạn đẹp.
- Dặn dò HS về nhà xem trước bài sau: Kính già, yêu trẻ.
- Đọc thơ, kể chuyện, hát,...
- HS nghe.
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- HS nghe.
- Ghi đầu bài vào vở.
Ngày dạy:
Thể dục
 Bài số 19: Động tác vặn mình.
 Trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn".
	I/ Mục tiêu 
	- HS học động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
	- Chơi trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn " Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
	II/ Địa điểm - phương tiện 
	- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
	iII/ Hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu của bài học . 
- Khởi động: Giậm chân tại chỗ, vỗ tay. Đi vòng tròn quay mặt vào trong để khởi động các khớp.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông....
- Tổ chức chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản: 
* Học động tác vặn mình: 3-4 lần mỗi lần
 2 x 8 nhịp.
- Nêu tên động tác vừa phân tích kĩ động tác vừa làm mẫu cho HS tập theo lần đầu tập từng nhịp phối hợp giữa chân và tay , thân sao cho khi quay thân xong vẫn ở tư thế dang ngang. Giúp HS nắm được phương hướng biên độ động tác rồi mới tập theo nhịp độ của GV, lần tiếp hô chậm cho HS tập. Sau mỗi lần tập GV nhận xét uốn nắn sửa động tác rồi mới cho HS tập tiếp.
- Hô chậm cho 2- 3 HS tập mẫu.
* Ôn 4 động tác đã học: 3- 4 lần mỗi lần
 2 x 8 nhịp.
- Dạy như : động tác vươn thở. Chú ý nhịp 2 ngẩng đầu căng ngực, nhịp 3 nâng khuỷu tay cao ngang vai.
- Cho HS ôn lại các động tác thể dục đã học .
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ. 
* Trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn". 
- Nhắc tên trò chơi, sau đó cho HS chơi thử một lần rồi cho chơi chính thức. GV nhận xét tuyên dương những nhóm thực hiện chơi tốt.
3. Phần kết thúc: 
- GV cho HS thả lỏng hát bài hát do GV hoặc HS chọn 
- Nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài tập về nhà ... hập phân có tính chất kết hợp .
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
+ Bài toán ta cần sử dụng tính chất nào để của phép cộng các số thập phân để tính gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- Đọc lại ví dụ.
- HS tự đặt phép tính.
 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75 .
- HS nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1và nêu yêu cầu của bài 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) 5,27 b) 6,4
 +14,35 +18,36 
 9,25
 52,0
 28,87 76,76
- HS khác nhận xét.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
 a
 b
 c
(a+b)+c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8)+1,2=10,5
2,5+(6,8+
1,2)=10,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52)+4=5,86
1,34+(0,52+4)=5,86
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và nêu yêu cầu của bài tập.
- Sử dụng tính chất giao hoán.
-Lên bảng làm bài tập HS dưới lớp làm bài tập vào vở.
a)12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 14 + 5,89 = 19,89
- đã sử dụng tính chất giao hoán khi đổi chỗ 5,89 và 1,3.
b)38,6 + 2,09 + 7,91=38,6 +( 2,09 + 7,91)=38,6 + 10 = 48,6
- đã sử dụng tính chất kết hợp của phép tính cộng để thay 2,09 + 7,91 bằng tổng của chúng.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:
Khoa học
 Bài 20 - 21: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
	I/ Mục tiêu 
Sau bài học HS biết:
	- Xác định tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
	- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh : Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gạn A, nhiễm HIV/ AIDS.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Các sơ đồ gtrang 42, 43 SGK.
	- Giấy khổ to, bút dạ dùng làm nhóm.
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. Khởi động:
	2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu mục bạn cần biết.
- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức trong bài: Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- YC HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập1, 2, 3 trang 42 SGK.
- Gọi HS nêu đáp án.
1 – Tuổi vị thành niên được tính như thế nào?
+ Em hãy nêu nội dung của bài tập?
- GV giảng và kết luận:
- Hs làm bài tập 2, 2, 3 trang 42 SGK.
- Tuổi vị thành niên từ 9- 19 : tuổi dậy thì ở nữ từ 10- 15; tuổi dậy thì ở nam từ 13- 17).
2-d) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
3- c) Mang thai và cho con bú.
 Hoạt động 2: Trò chơi” Ai nhanh- Ai đúng”
* Mục tiêu: - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh : Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gạn A, nhiễm HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành:
- HD HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
- Phân công các nhóm chọn mỗi nhóm một bệnh để vẽ sơ đồ và cách phòng tránh bệnh đó.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV giảng và kết luận: + Tránh không để muỗi đốt; diệt muỗi không cho muỗi đẻ trứng, dọn vệ sinh quanh nhà 
- HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
- Thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Bổ sung.
 Hoạt động 3: Thực hành và vẽ tranh vận động.
* Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất nghiện( hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý.
- Quan sát H 2,3 trang 44 SGK thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV giảng và kết luận:...
- Quan sát hình 2,3 trang 44 SGK và nêu nội dung:
Hình 2: Không kì thị với người bị bệnh AIDS.
Hình 3: Cương quyết cai thuốc lá.
- Vẽ tranh .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS nghe.
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết của các bài đã học:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài 22: Tre, mây, song.
Ngày dạy:
Kĩ thuật
 Bài số 4: Thêu chữ V.( tiết 3)
	I/ Mục tiêu 
HS biết: Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
 - Thêu được các mũi chữ V đúng kĩ thuật đúng quy trình.
Rèn luyện đôi tay khéo léo, tính cẩn thận.
	II/ Đồ dùng dạy- Học 
	- Tranh ảnh minh hoạ.
	- Mẫu đẹp.
	iII/ Hoạt động dạy- học
1. Khởi động: hát bài: Reo vang bình minh.
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- YC HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật thêu chữ V của tiết trước ( GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng)
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thực hiện theo một quy trình nhất định.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2và nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành .
- Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.
- GV giúp HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân.( nếu có).
_ Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành(A) chưa hoàn thành(B). HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá HTT(A+).
4. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: em nào chưa làm xong tiết sau ta sẽ thực hành tiếp cho xong.
- HS nhắc lại.
+ Chiều thêu , vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách nút chỉ.
- HS nghe.
- Nhắc lại yêu cầu của GV.
- HS tiếp tục thực hành 
- Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- Ghi bài vào vở.
Ngày dạy:
Tiếng Việt
Tiết 8: Kiểm tra giữa kì I
 Toán
 Tiết 50: Kiểm tra giữa kì I.
Địa lý
 Bài 10 : Nông nghiệp.
	I/ Mục tiêu 
Sau bài học HS biết:
	- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
	- Biết nước ta trồng được nhiều loại cây trong đó có lúa gạo nhiều nhất.
	- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố một số loại cây chính ở nước ta.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ kinh tế VN.
	- Tranh ảnh các vùng trồng lúa, cây công nghiệp và các vùng cây ăn quả.
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. Khởi động:
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ của bài 9.
- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Nước ta là một nước nông nghiệp còn lạc hậu với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Vậy nông nghiệp có vai trò gì trong nền kinh tế đất nước chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
	b/ Giảng bài:
b.1 Ngành trồng trọt.
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
+Dựa vào mục 1 trong SGK hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV giảng và kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, ở nước ta trồng trọt còn phát triển mạnh hơn cả chăn nuôi.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK.
- yêu cầu HS báo cáo kết quả- GV giúp đỡ 
để hoàn thiện câu trả lời.
+ Em hãy kể tên một số loại cây trồng ở nước ta?
+ Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
+ Em hãy cho biết lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, cao su,..)được trồng chủ yếu ở vùng nào?
- GV giảng và kết luận: Nước ta có nhiều loại cây trong đó cây lúa gạo nhiều nhất trong đó các cây công nghiệp và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ?
+ Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo ? 
- GV tóm tắt : Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai sau Thái lan.
 Hoạt động 3: Làm việc theo cặp :
- YC HS quan sát Hình 1 kết hợp vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi ở cuối mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả và chỉ bản đồ vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đâu?
- Cho HS xem tranh ( nếu sưu tầm được).
+ Yêu cầu HS kể về các loại cây trồng ở địa phương ?
- GV giảng và kết luận:..
b.2. Ngành chăn nuôi.
	 Hoạt động 4: làm việc cả lớp.
+ Vì sao lượng gia súc gia cầm ngày càng tăng ? 
- YC HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Trâu bò được chăn nuôi nhiều ở đâu? 
b.3 YC HS đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
-Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, ở nước ta trồng trọt còn phát triển mạnh hơn cả chăn nuôi.
- HS nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Do khí hậu nên nước ta trồng nhiều loại cây: lúa, cây ăn quả, cà phê, chè,..
- Loại cây trồng nhiều ở nước ta đó là: cây lúa, cây ăn quả.
- Lúa: trồng ở đồng bằng; cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- HS nghe.
- Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.
- Đủ ăn và để xuất khẩu.
- HS nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
- Nhiều nhất là đồng bằng Nam bộ. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi, vùng núi phía bắc trồng nhiều chè, Tây nguyên trồng niều cao su, hồ tiêu cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ và vùng núi phía bắc.
- Lúa, ngô, khoai sắn,...
- Do nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng đảm bảo như : ngô khoai, .. thức ăn chế biến sẵn có nhu cầu như thịt trứng sữa của nhân dân ngày càng nhiều thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
- Trả lời mục 2 trong SGK.
 Vật nuôi được nuôi nhiều ở cả đồng bằng và miền núi.
- vùng núi , lợn gà gia cầm được chăn nuôi nhiều ở đồng bằng.
Ngày dạy
Sinh hoạt lớp Tuần 10.
I / Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 10.
- Bình xét thi đua học sinh từng tổ.
- Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm.
- Văn nghệ.
II/ Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- ý kiến của các thành viên.
- Tự xếp loại HS của tổ.
- ý kiến của GV chủ nhiệm lớp.
2 . Kế hoạch tuần 11:
3. Văn nghệ lớp: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nam_2007.doc