Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trần Thị Thanh Thủy

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trần Thị Thanh Thủy

Tập đọc

Tiết

Ai ngoan sẽ được thưởng

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn cả bài.

- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu và ở câu dài.

- Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.

- Biết phân biệt lời người kể và lời nhân vật.

3. Thái độ:

- Tình yêu đối với Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa .

- Bút chì màu.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 34 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 805Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trần Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2004
Tập đọc
Tiết
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. Kỹ năng:
Đọc trơn cả bài.
Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu và ở câu dài.
Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm...
Biết phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
3. Thái độ:
Tình yêu đối với Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa .
Bút chì màu.
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:	
Tiết 1
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (5’): Cậu bé và cây si già
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Qua câu chuyện, em hiểu cây si muốn nói với bạn nhỏ điều gì?
3. Giới thiệu (1’):
Hôm nay các em sẽ tập đọc truyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”
Câu chuyện kể về Bác Hồ, về sự quan tâm của Bác với thiếu nhi và về một bạn thiếu nhi thật thà, dũng cảm nhận lỗi với Bác.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu, tóm nội dung: Bác Hồ rất quan tâm, chăm sóc thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
- Học sinh khá đạc - lớp đọc thầm.
- Luyện đọc câu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu đến hết bài.
- Đọc bài.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Một học sinh đọc cả bài.
- Nêu từ cần luyện đọc.
- quây quanh, non nớt, tắm rửa, vang lên, mắng phạt, vòng rộng, khắp lượt, trìu mến.
- Nêu từ mới.
- Học sinh nêu và đọc phần chú giải trong SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Đoạn 1.
- Học sinh đọc đoạn 1 + TLCH.
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại NĐ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi trong trại nhi đồng: phòng nghủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa ,,,.
- Giáo viên đưa bảng phụ.
- Học sinh trao đổi, thực hành luyện đọc đoạn.
- Bác đi giữa đoàn học sinh,/ tay dắt hai em nhỏ nhất.// Mắt Bác sáng,/ da Bác hồng hào.// Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn,/ nhà bếp, nơi tắm rửa...//
Tiết 2
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Đoạn 2.
- Học sinh đọc đoạn 2 + TLCH.
- Bác Hồ hỏi học sinh những gì?
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không? 
- Bác Hồ cho các cháu quà gì?
- Bác Hồ cho các cháu ăn kẹo.
- Các bạn nhỏ đề nghị Bác chia kẹo cho ai?
- Cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Học sinh trao đổi, thực hành luyện đọc đoạn văn sau:
Bác ngồi giữa các em và hỏi:// 
- Các cháu chơi có vui không? Những lời non nớt vang lên://
- Thưa Bác vui lắm ạ!// 
Bác lại hỏi://
- Các cháu ăn có no không?//
- No ạ!//
- Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Không có ạ!//
Bác khen://
- Thế thì tốt lắm!// Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu.//
- Đoạn 3:
- Học sinh đọc đoạn 3 + TLCH.
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo của Bác?
- Vì bạn tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
- Vì Tộ thật thà dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.
* Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Từng nhóm học sinh đọc phân vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, 1 học sinh, Tộ, cả lớp (đóng vai học sinh trại nhi đồng TLCH của Bác).
* Hoạt động 5: Củng cố
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào.
- Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
- Học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
5. Tổng kết (1’):
Nhận xét tiết học.
CBB: Xem truyền hình.
Toán
Tiết 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Tiếp tục rèn kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
Củng cố biểu tượng về thời gian, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ (4’): 
3. Giới thiệu (1’):
Trong giờ học toán này, các em sẽ tiếp tục rèn luyện cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Bài 1
- Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em nêu giờ xảy ra của một số hành động. Để làm đúng bài tập này, trước hết các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.
- Học sinh tự làm bại theo cặp. Một học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh đọc giờ ghi trên đồng hồ. Một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài.
- Một số học sinh trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- Hỏi thêm (dành cho học sinh khá giỏi):
+ Từ khi các bạn ở chuồng voi đến lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu?
- Là 15 phút.
 * Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài phần a.
- Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn?
- Hỏi Hà đến trường lúc mấy giờ?
- Hỏi Hà đến trường lúc 7 giờ.
- Gọi 1 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ đến 7 giờ rồi gắn đồng hồ này lên bảng.
- 1 học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Toàn đến trường lúc mấy giờ?
- Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.
- Gọi 1 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ này lên bảng.
- 1 học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát 2 đồng hồ và trả lời câu hỏi: Bạn nào đến sớm hơn?
- Bạn Hà đến sớm hơn.
- Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút?
- Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút.
- Tiến hành tương tự với phần b.
* Hoạt động 3: Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Để làm đúng bài tập này, các em cần đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra, như vậy người được nhắc đến trong bài cũng sẽ làm với khoảng thời gian gần như thế.
- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Em điền giờ hay phút vào câu a, vì sao?
- Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút thì quá ít mà mỗi chúng ta đều cần ngủ từ đêm đến sáng.
- Trong 8 phút em có thể làm được gì?
- Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở,...
- Em điền giờ hay phút vào câu b, vì sao?
- Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ. Vì một ngày chỉ có 24 giờ, nếu đi từ nhà đến trường mất 15 giờ thì Nam không còn đủ thời gian để làm các việc khác.
- Vậy còn câu c, em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em.
- Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35 phút vì 35 phút là 1 tiết của em. Không điền giờ vì 35 giờ thì quá lâu, đến hơn cả một ngày, không ai làm bài kiểm tra như thế cả.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2004
Kể chuyện
Tiết
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Kể lại toàn câu chuyện bằng lời của em.
Bước đầu biết kể lời của bạn Tộ.
2. Kĩ năng:
Kể đúng nội dung truyện, có sử dụng nhiều từ hay.
3. Thái độ:
Tình cảm đối với Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
Tranh - SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): hát
2. Bài cũ (5’): “Những quả đào”
2 học sinh kể nối tiếp lại câu chuyện.
Em thích nhân vật nào? Vì sao?
Lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài (1’): 
Kể lại truyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.
4. Phát triển các hoạt động (32’):
* Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện theo từng tranh
- Học sinh kể từng đoạn truyện.
- 2 học sinh khá, giỏi kể lại toàn truyện.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét. 
* Hoạt động 2: Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của bạn Tộ
- Học sinh xác định đoạn chọn kể theo lời Tô.
- 2 học sinh khá kể trước.
- Giáo viên nhận xét, giúp đỡ học sinh.
- Tôi là Tô. Tôi sống ở trại Nhi đồng. Tôi không bao giờ quên buổi sáng Bác Hồ đến thăm trai nhi đồng của chúng tôi.
* Hoạt động 3: Củng cố
- 1 học sinh kể lại toàn truyện.
- Giáo viên cho học sinh kể theo vai: Bác Hồ, các em thiếu nhi, Tộ.
- Giáo viên nhận xét. 
5. Tổng kết (1’):
CBB: Chiếc rễ đa tròn.
Tự nhiên xã hội
Tiết 30
Nhận biết cây cối và các con vật
I. Mục tiêu:
Học sinh củng cố lại các kiến thức về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng.
Học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác nhóm, kỹ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
Học sinh yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh minh họa trong SGK.
Các tranh, ảnh về cây con do học sinh sưu tầm được.
Giấy, hồ dán, băng dính.
III. Các hoạt động (35’):
1. Khởi động (1’) ... nhìn vào những đêm khuya. Chúng ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
5. Tổng kết (1’):
CBB: Chiếc rễ đa tròn.
Toán
Tiết
Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Ôn luyện kĩ năng đếm số, so sánh các số, thứ tự các số có 3 chữ số (trong phạm vi 1000).
Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: + Bộ ô vuông.
	 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung của BT1, 3. 	
Học sinh: Bộ ô vuông, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 5’: Luyện tập
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện:
13m + 15m = 28m	5km x 2 = 10km
66km - 24km = 42km	18m : 3 = 6m
23mm + 42mm = 65mm	25mm : 5 = 5mm
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Lớp nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Tiết toán hôm nay các em sẽ học bài: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Ôn thứ tự các số
- Giáo viên cho học sinh đếm miệng thứ tự các số.
- Học sinh thực hiện theo dãy đếm miệng từ:
201 đến 210
321 đến 332
461 đến 472
591 đến 600
991 đến 1000
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn chung
- Viết lên bảng số 375 và hỏi:
+ Số 375 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.
- Dựa vào việc phân tích trên, ta viết số này thành tổng như sau:
	375 = 300 + 70 +5
- 300 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- Hàng trăm.
- 70 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- Hàng chục.
- 5 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- Hàng đơn vị.
- Việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Yêu cầu học sinh phân tích các số: 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Học sinh thực hiện phân tích số theo nhóm:
456 = 400 + 50 + 6
764 = 700 + 60 + 4
893 = 800 + 90 + 3
- Yêu cầu học sinh phân tích 820.
- Học sinh thực hiện:
820 = 800 + 200 + 0
- Giáo viên giải thích thêm: Với các số có hàng đơn vị bằng 0, ta không cần viết vào tổng vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
	820 = 800 + 20
- Yêu cầu học sinh phân tích số 703.
- Học sinh thực hiện:
	703 = 700 + 0 + 3
- Giáo viên giải thích thêm: Với các số có hàng chục là 0, ta không cần viết vào tổng vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
	703 = 700 + 3
- Yêu cầu học sinh phân tích số 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Học sinh thực hiện phân tích số:
	450 = 400 + 50
	707 = 700 + 7
	803 = 800 + 3
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1, 3: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Viết phân tích số theo mẫu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh 2 dãy lên thi đua sửa bài bằng hình thức nối tiếp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét. 
Bài tập 2: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Nối các số theo mẫu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 đội lên thi đua sửa bài.
- 3 học sinh nêu miệng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét. 
5. Tổng kết (2’):
- Cho 2 dãy học sinh thi đua: 1 dãy nêu miệng các số có 3 chữ số, dãy kia phân tích số và ngược lại.
- Học sinh thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- VN: 2, 3/155.
- CBB: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu ngày 09 tháng 04 năm 2004
Chính tả
Tiết 
Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn thơ “Đêm đêm ... Bác hôn”.
Luyện phân biệt các từ có cặp âm, vần dễ lẫn.
2. Kĩ năng:
Viết đúng, sạch, đẹp.
3. Thái độ:
Tính cẩn thận, chăm rèn chữ.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, SGK, thẻ chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Ai ngoan sẽ được thưởng
Học sinh viết bảng: chỉ tre, mắt xếch, nhạt thếch.
Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài (1’): 
Viết một đoạn thơ torng bài: Cháu nhớ Bác Hồ.
4. Phát triển các hoạt động 32’:
* Hoạt động 1: Nghe - viết
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Những từ nào trong bài phải viết hoa? Tại sao?
- Từ Bác - tỏ ý tôn trọng.
- Nêu những từ cần luyện viết.
- bâng khuâng, giở xem, cắt, ngẩn ngơ.
- Học sinh viết bảng con.
- Giáo viên đọc bài.
- Học sinh viết vở.
- Học sinh sửa bài.
- Thu, chấm sơ bộ.
- Giáo viên nhận xét. 
* Hoạt động 2: Luyện tập củng cố
- Học sinh thi đua điền âm vào tiếng.
- ch hay tr.
- chăm sóc, một trăm, cá trê, chê cười, trẻ con.
- êt hay êch.
- ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải, bạc phếch.
 5. Tổng kết: (1’)
CBB: Việt Nam có Bác.
Toán
Tiết 
Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết cách đặt tính cộng, rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc. 
Học sinh làm đúng - thành thạo các phép tính.
II. Chuẩn bị:
Các hình vuông to, nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Viết số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4.
Chấm một số vở.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới (1’):
Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Cộng các số có 3 chữ số
- Giáo viên ghi: 326 + 253 =?
- Giáo viên thể hiện bằng đồ dùng trực quan.
- Học sinh thể hiện đồ dùng theo 2 số 326 và 253.
- Giáo viên yêu cầu học sinh gộp các ô vuông lại, ta được kết quả là tổng.
- Học sinh thực hiện.
- Hỏi: Tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Học sinh nêu có 5 trăm, 7 chục và 9 đơn vị
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép tính: Viết 326, xuống dòng viết dấu cộng ở giữa 2 dòng. Viết số thứ hai (253) dưới số thứ nhất. Sao cho các hàng thẳng nhau. Kẻ vạch ngang dưới số thứ hai.
- Học sinh thực hiện theo giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn cộng: Cộng từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng dơn vị.
 326 * Hàng đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9, 
+ 55 viết 9.
 579 * Hàng chục: 2 cộng 5 bằng 7, 
	 viết 7.
	 * Hàng trăm: 3 cộng 2 bằng 5,
	 viết 5.
- Học sinh thực hiện lại bằng bảng con.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu qui tắc:
- 1 học sinh nêu:
+ Em đặt tính như thế nào để cộng? 
+ Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Em tính ra sao?
+ Tính: cộng từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng đơn vị.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên viết 1 phép tính lên bảng, hướng dẫn học sinh làm.
 326 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7.
+ 55 * 3 cộng 5 bằng 8, viết 8.
	 * Hạ 7 xuống, viết 7.
- Học sinh thực hiện các bài còn lại.
- 2 học sinh lên bảng sửa:
	524	622	452
+ 173	 + 350	 + 526
	697	972	978
- Nhận xét. 
Bài 2: Đặt tính và tính.
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh tự thực hiện bài này.
- Học sinh tự làm bài + 2 em sửa.
	724	806	263
+ 215	 + 172	 + 720
	939	978	983
* Hoạt động 3: Củng cố
Bài 3: Tính nhẩm.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên có thể nêu phép tính - gọi học sinh nêu kết quả.
- Học sinh tiến hành, chỉ định bạn khác trả lời: VD: 800 + 100 = ?
	600 + 200 = ?
	500 + 500 = ?
- Nhận xét. 
5. Tổng kết: (2’)
Giáo viên nhận xét tiết học.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Tập làm văn
Tiết 30
Nghe - trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nghe - hiểu: Nghe mẫu chuyện “Qua suối”. Nhớ và trả lời được 4 câu về nội dung chuyện. Hiểu: Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá để người đi sau khỏi ngã.
2. Rèn kỹ năng viết: Trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa truyện.
VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’: 
Gọi 2 học sinh kể lại chuyện: “Sự tích hoa dạ lan hương”.
Giáo viên hỏi về nội dung truyện.
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Giáo viên nêu mục đích - yêu cầu bài.
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Làm bài tập
Bài 1: miệng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu và đọc 4 câu hỏi.
- Giáo viên treo tranh minh họa.
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên kể câu chuyện: Qua suối.
- Học sinh lắng nghe + quan sát tranh.
- Giáo viên treo 4 câu hỏi - nêu lần lượt các câu.
a) Bác Hồ và các chiến sĩ đi đâu?
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
- Anh chiến sĩ sẩy chân ngã vì một hòn đá bị kênh.
c) Khi biết điều đó Bác bảo anh làm gì?
- Bác bảo anh kê hòn đá lại để người khác không bị ngã nữa khi qua suối.
d) Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác còn cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã nữa.
* Hoạt động 2: Viết
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào VBT.
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên kiểm tra vở.
- Chấm một số tập.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (4’)
- Hỏi: Qua mẩu chuyện, em rút ra bài học gì cho mình?
- Học sinh nêu ý kiến:
+ Quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Biết sống vì người khác.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về kể câu chuyện cho người thân nghe.
- CB: TLV tuần 31.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docthuy 30.doc