Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 14

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 14

BÀI: Câu chuyện bó đũa

Ngày dạy:

I. Mục tiêu:

1. Đọc

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó: lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu, rể, lần lượt, chia lẻ,. (MB); mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng, (MT, MN).

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Hiểu

- Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyện khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.

II. Đồ dùng dạy - học

- Một bó đũa.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc 44 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập đọc
TUẦN 14
BÀI: Câu chuyện bó đũa
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ khó: lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu, rể, lần lượt, chia lẻ,... (MB); mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng,  (MT, MN).
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyện khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
II. Đồ dùng dạy - học
Một bó đũa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bông hoa Niềm vui.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Giới thiệu 1’: Câu chuyện bó đũa
Đưa ra bó đũa yêu cầu HS thử bẻ.
Nêu: Có một cụ ông đã già cũng đố các con mình ai bẻ được bó đũa thì sẽ thưởng cho một túi tiền. Nhưng, tất cả các con của ông dù còn rất trẻ và khỏe mạnh cũng không sao bẻ được bó đũa trong khi đó ông cụ lại bẻ được. Ông cụ đã làm thế nào để bẻ được bó đũa? Qua câu chuyện ông cụ muốn khuyên các con mình điều gi? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
TG
Hoạt động 1: Luyện đọc
ĐDDH
a) Đọc mẫu
SGK
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
- 1 HS khá đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
b) Luyện phát âm
- GV tổ chức cho HS luyện phát âm.
- Một số HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đoc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn như đã dự kiến ở phần mục tiêu.
- Yêu cầu đọc từng câu.
- Nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để đọc từng câu trong bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
c) Luyện ngắt giọng
- Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: 
 Một hôm,/ ông đặt một bó đũa/ và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại/ và bảo://
A bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.//
Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//
Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
Bảng phụ
d) Đọc cả đoạn, bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- 3 HS lần lượt đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
- Thực hành đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
- Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là gì?
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Người cha đã bảo các con mình làm gì?
- Người cha đã bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho một túi tiền.
- Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
- Ông cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Hỏi: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
- Một chiếc đũa được so sánh với từng người con. Cả bó đũa được so sánh với cả bốn người con.
- Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
- Giải nghĩa theo chú giải.
- Người cha muốn khuyên các con điều gì?
- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
Hoạt động 3: Thi đọc truyện
- Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc đọc nối tiếp.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nêu: Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau.
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. Ví dụ:
	Môi hở răng lạnh
	Anh em như thể tay chân...
- Tổng kết chung về giờ học.
Các ghi nhận, lưu ý: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TOÁN
 TUẦN 14
BÀI: 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 – 9
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9.
Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động 
1. Ổn định 1’: H hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’:
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
	+ HS1: Đặt tính rồi tính: 15 - 8; 16 - 7; 17 - 9; 18 - 9.
	+ HS2: Tính nhẩm: 16 - 8 - 4; 15 - 7 - 3; 18 - 9 - 5.
Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Giới thiệu bài:
Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
TG
Hoạt động 1: Phép trừ 55 - 8
ĐDDH
- Nêu bài toán: Có 55 que tính bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Lắng nghe và phân tích đề toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
 55
- 8
 47
- Thực hiện phép trừ 54 - 18.
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện tính trừ, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở nháp (không sử dụng que tính).
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính của mình.
- Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu - và kẻ vạch ngang.
- Bắt đầu tính từ đâu? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính.
- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4 viết 4.
- Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu?
- 55 trừ 8 bằng 47.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 55 - 8.
- Trả lời.
Hoạt động 2: Phép tính 56- 7; 37 - 8; 68 - 9
 68
- 9
 59
 37
- 8
 29
 56
- 7
 49
- Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56- 7; 37 - 8; 68 - 9. Yêu cầu không được sử dụng que tính.
6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy 56 trừ 7 bằng 49.
7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. Vậy 37 trừ 8 bằng 29.
8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. Vậy 68 trừ 9 bằng 59.
Hoạt dộng 3:Luyện tập – Thực hành
Bài 1:
VBT
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính: 45 - 9; 96 - 9; 87 - 9.
- Thực hiện trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Tự làm bài:
 x + 9 = 27 	 7 + x = 35 x + 8 = 46
	 x = 27 – 9 x = 35 – 7 x = 46 – 8
	 x = 18	 x = 28	 x = 38
- Hỏi: Tại sao ở ý a lại lấy 27 - 9?
- Vì x là số hạng chưa bietá, 9 là số hạng đã biết, 27 là tổng trong phép cộng x + 9 = 27. Muốn tính số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau?
- Mẫu có hình tam giác và hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữa nhật trong mẫu.
- Chỉ bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tự vẽ.
- Tự vẽ, sau đó 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
5. Củng cố dặn dò:
- Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì?
- Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị chục thẳng cột với chục.
- Thực hiện tính theo cột dọc bắt đầu từ đâu?
- Từ hàng đơn vị.
- Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 - 9.
- Trả lời.
- Tổng kết giờ học.
* Các ghi nhận, lưu ý: 	
Ôn toán
I. Mục tiêu:
_ Củng cố phép trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
_ Làm các bài toán liên quan.
II. Nội dung:
1. Tính nhẩm:
	15 – 7	17 – 9	16 – 7	
	16 – 8	15 – 8	18 – 9	
2. Tìm X:
	X + 8 = 17	X – 9 = 35
3. Trong vườn có 18 cây cam và xoài. Trong đó có 9 cây cam. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây xoài?
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Kể chuyện
TUẦN 14
BÀI: Câu chuyện bó đũa
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu:
Nhìn tranh minh họa và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Câu chuyện bó đũa.
Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ phù hợp.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa.
Một bó đũa, 1 túi đựng như túi tiền trong truyện.
Bảng g ...  xong bảng trừ.
+ Đội 1: Bảng 11 trừ đi một số.
+ Đội 2: Bảng 12 trừ đi một số; 18 trừ đi một số.
+ Đội 3: Bảng 13 và 17 trừ đi một số.
+ Đội 4: Bảng 14, 15, 16 trừ đi một số.
Đội nào làm xong, dán bảng trừ của đội mình lên bảng.
GV cùng cả lớp kiểm tra. GV gọi đại diện từng đội lên đọc từng phép tính trong bảng trừ của đội mình. Sau mỗi phép tính HS dưới lớp hô to đúng/sai. Nếu sai GV đánh dấu đỏ vào phép tính đó.
Kết thúc cuộc chơi: Đội nào có ít phép tính sai nhất là đội thắng cuộc.
Hoạt động 2:Tính
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập.
	5 + 6 - 8 = 3	9 + 8 - 9 = 8
	8 + 4 - 5 = 7	6 + 9 - 8 = 7
- Nhẩm và ghi kết quả. 3 HS thực hiện trên bảng lớp.
	3 + 9 - 6 = 6
	7 + 7 - 9 = 5
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng. Tự kiểm tra bài của mình.
Hoạt động 3: vẽ hình
Bài 3:
Cho HS quan sát mẫu, phân tích mẫu và tự vẽ vào vở. (Tiến hành như bài tập 3, tiết 65).
5. Tổng kết 1’:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Chính tả
TUẦN 14
BÀI: TIẾNG VÕNG KÊU
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu:
Nhìn bảng và chép lại chính xác, không mắc lỗi khổ thơ thứ 2 trong bài.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt n/l; i/iê; ăt/ăc.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 2 trên bảng.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã mắc lỗi, cần chú ý phân biệt của tiết trước.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Giới thiệu 1’:
Trong giờ học chính tả này, các em sẽ nhìn bảng, chép khổ thơ 2 trong bài Tiếng võng kêu. Sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt n/l; i/iê; ăt/ăc.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
TG
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
ĐDDH
a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
SGK
- Bài thơ cho ta biết điều gì?
- Bài thơ cho ta biết bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Mỗi câu thơ có 4 chữ.
- Để trình bày khổ thơ đẹp, ta phải viết như thế nào, viết khổ thơ vào giữa trang giấy, viết sát lề phải hay viết sát lề trái.
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy.
- Các chữ đầu dòng viết thế nào?
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Với HS MB, GV hướng dẫn từ vấn vương, nụ cười, lặn lội (MB); từ: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ, phất phơ (MT, MN).
- Viết từ khó vào bảng con.
Bảng con
d) Tập chép
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
- Làm tương tự các tiết trước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
Bảng phụ
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Làm bài.
VBT
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét.
- Kết luận về lời giải đúng và cho điểm HS.
Lời giải:
	a) lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.
	b) tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
	c) thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
5. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết chung về tiết học.
- Dặn HS viết lại các lỗi sai bài tập chính tả.
Các ghi nhận, lưu ý: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Toán
TUẦN 14
BÀI: LUYỆN TẬP
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Các bảng trừ có nhớ.
Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
Bài toán về ít hơn.
Độ dài 1dm, ước lượng độ dài đoạn thẳng.
Toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - Học chủ yếu:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’:
- 3 HS sửa bài 3, 1 HS sửa bài 4.
- Nhận xét.
3. Giới thiệu 1’: Luyện tập
4. Phát triển các hoạt động 27’:
hoạt động 1: Trò chơi
Bài 1: Trò chơi “Xì điện”.
Chuẩn bị: Chia bảng thành 2 phần. Ghi các phép tính trong bài tập 1 lên bảng. Chuẩn bị 2 viên phấn màu (xanh, đỏ).
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho hai đội là xanh - đỏ. GV “châm ngòi” bằng cách đọc một phép tính có ghi trên bảng, chẳng hạn 18 - 9 sau đó chỉ vào một em thuộc một trong hai đội, em đó phải nêu kết quả của phép tính 18 - 9, nếu đúng thì có quyền “xì điện” một bạn phe đối phương. Em sẽ đọc bất kỳ phép tính nào trên bảng, ví dụ 17 - 8 và chỉ vào một bạn ở đội bên kia, bạn đó lập tức phải có ngay một kết quả là 9, rồi lại xì điện trả lại đội ban đầu. Mỗi lần HS trả lời đúng GV lại dùng phấn đỏ hoặc xanh khoanh vào phép tính đã được trả lời tương ứng với tên đội trả lời. Hết thời gian chơi, GV cho cả lớp đếm kết quả của từng đội, đội nào có nhiều kết quả đúng hơn là đội thắng cuộc. Chú ý: Khi được quyền trả lời mà HS lúng túng không trả lời được ngay thì mất quyền trả lời và xì điện. GV sẽ chỉ định một bạn khác bắt đầu.
Hoạt động 2: Tính
Bài 2:
TG
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép tính.
- Thực hiện đặt tính rồi tính.
ĐDDH
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài bạn về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính (Đ/S).
VBT
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 35 – 8; 81 - 45; 94 - 36.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Tìm x.
- x là gì trong các ý a, b; là gì trong ý c?
- x là số hạng trong phép cộng; là số bị trừ trong phép trừ.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết, phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.
- Trả lời.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của mình.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán và tự làm bài.
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
	Tóm tắt
Thùng to
Thùng bé
	?kg
	Bài giải
	Thùng bé có là:
	45 - 6 = 39 (kg)
	Đáp số: 39 kg đường
Hoạt động 3: Vẽ hình
Bài 5:
- Vẽ hình lên bảng.
- Hỏi: Đoạn thẳng thứ nhất dài bao nhiêu đêximet?
- 1dm.
- Vậy chúng ta phải so sánh đoạn MN với độ dài nào?
- Độ dài 1dm.
- 1dm bằng bao nhiêu cm?
- 1dm = 10cm.
- Đoạn MN ngắn hơn hay dài hơn 10cm?
- Ngắn hơn 10cm.
- Muốn biết MN dài bao nhiêu ta phải làm gì?
- Ta phải ước lượng độ dài phần hơn của 10cm so với MN trước, sau đó lấy 10cm trừ đi phần hơn.
- Yêu cầu HS ước lượng và nêu số đo phần hơn?
- Khoảng 1cm.
- Vậy đoạn thẳng MN dài khoảng bao nhiêu cm?
- 10cm - 1cm = 9cm.
MN dài khoảng 9cm.
- Yêu cầu HS dùng thước kiểm tra phép ước lượng của mình.
- Dùng thước đo.
- Yêu cầu HS khoanh vào kết quả.
- ã Khoảng 9cm.
5. Tổng kết 1’:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Các ghi nhận, lưu ý: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập làm văn
TUẦN 14
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
Nhìn tranh, trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng, hoạt động của bé gái được vẽ.
Viết đúng mẩu nhắn tin ngắn gọn đủ ý.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập 1.
Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình của em.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Giới thiệu 1’:
Trong giờ học Tập làm văn tuần này các em sẽ cùng quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về hình dáng, hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh. Sau đó, các em sẽ thực hành viết một mẩu tin ngắn cho bố mẹ.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
TG
Hoạt động 1: Luyện nói
ĐDDH
Bài 1
- Treo minh họa.
- Quan sát tranh.
tranh
- Hỏi: Tranh vẽ những gì?
- Tranh vẽ một bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, ... (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ như thế nào?
- Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành hai bím xinh xinh (3 HS trả lời).
- Bạn nhỏ mặc gì?
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát mẻ,/ rất dẽ thương, ... (3 HS trả lời).
- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó một số em trình bày trước lớp.
- Theo dõi và nhận xét HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
SGK
- Hỏi: Vì sao em phải viết tin nhắn?
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của một số em dưới lớp.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
- Trình bày tin nhắn.
Ví dụ về lời giải:
Mẹ ơi! Bà đến đón con đi chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bao giờ mẹ về thì gọi điện sang cho ông bà, mẹ nhé.
	Con: Thu Hương
Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi chơi với bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về.
	Con: Ngọc Mai
5. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.
* Các ghi nhận, lưu ý : 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc