Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 27

Tiết 1: TẬP VIẾT

Ôn tập

 I- Mục tiêu.

 - Củng cố cách viết các chữ hoa đã học thông qua bài ôn tập tuần 27 trong vở tập viết .

 - Viết đúng, đẹp chữ hoa. Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu văn .

 - Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.

II- Đồ dùng.

 - GV: Mẫu chữ viết hoa, tên riêng.

 - HS: Bảng con.

III- Các hoạt động dạy và học

doc 13 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 
Tiết 1: Tập viết
Ôn tập
 I- Mục tiêu.
 - Củng cố cách viết các chữ hoa đã học thông qua bài ôn tập tuần 27 trong vở tập viết .
	- Viết đúng, đẹp chữ hoa. Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu văn .
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- GV: Mẫu chữ viết hoa, tên riêng.
 - HS: Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh viết : Tân trào, giỗ Tổ.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn viết bảng con.
- GV đọc bài viết 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài thơ .
- Yêu cầu học sinh nêu những chữ viết hoa trong bài viết?
- Tên riêng được viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chiều cao các chữ; khoảng cách giữa các tiếng của bài viết .
- Yêu cầu học sinh luyện viết chữ viết hoa và tên riêng ở bảng con.
- GV nhận xét.
 c)Hướng dẫn h/s viết trong vở Tập Viết.
- GV nhắc nhở, uốn nắn hs viết.
- GV chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về xem bài viết .
- 2 hs viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát, nhận xét
- HS đọc bài viết trong vở tập viết 
- HS nêu :
- Em , Tiếng, Mái, Êm, Nghe, Rào, Thêm, Trần Đăng Khoa .
- HS nối tiếp nêu.
- Cách nhau bằng một con chữ o
- Học sinh luyện viết vào bảng con. :
- Em , Tiếng, Mái, Êm, Nghe, Rào, Thêm, Trần Đăng Khoa . Học sinh nhận xét.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- HS viết vở.
 Tiết 2: toán
Luyện tập
I - Mục tiêu: Giúp HS :
	- Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số (trong 5 chữ số đó có 1 chữ số là 0). Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 5 chữ số. 
 - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số và củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 2.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Tự nghĩ một số có 5 chữ số, các chữ số của số đó có ít nhất 1 chữ số 0. Đọc số đó?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:
- Hướng dẫn đọc số mẫu 16305.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở yêu cầu của bài.
- Cho HS nêu cách đọc từng số. Lớp nhận xét rồi thống nhất cách đọc đúng.
 Bài 2:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm vào bảng con.
- Giáo viên đọc, học sinh viết số, hai học sinh lên bảng.
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp.
+ Theo thứ tự A, B, C,...các số tạo thành một dãy số có đặc điểm gì?
 Bài 4:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh nhẩm 2 phép tính đầu?
(4000 + 500 và 6500 - 500)
Giáo viên đưa ra biểu thức 300 + 2000 x 2.
- Biểu thức này cần thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm nhẩm các phép tính còn lại.
Cho HS nhận xét 2 biểu thức.
8000 - 4000 x 2 = 0
Và (8000 - 4000) x 2 = 8000
Bài toán này củng cố lại kiến thức gì?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Một học sinh lên bảng trình bày 
- Cả lớp làm vào vở.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh viết số vào bảng con
-1 học sinh lên bảng làm.
Tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm : 87 105
- Xác định yêu cầu của bài.
- Quan sát mẫu.
- Dùng bút chì nối trong vở.
- Là một dãy số tự nhiên tròn nghìn từ 10000 đến 18000.
- Tính nhẩm.
- Học sinh nhẩm miệng kết quả.
- HS nêu : thực hiện nhân trước cộng sau.
HS nhận xét:
- Hai kết quả khác nhau là do phải thực hiện thứ tự các phép tính khác nhau .
-...tính giá trị biểu thức.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Ôn tập
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục ôn luyện về nhân hoá : Các cách nhân hoá .
 - Củng cố mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ .
 - Thích giờ học.
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
 - HS: Vở BTTV
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Có mấy cách nhân hoá ?
	- Lấy ví dụ ?
GV nhận xét , chốt lại 
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2( tiết 2) 
GV treo bảng phụ ghi bài thơ . GV đọc mẫu .
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
a.Sự vật nào trong bài thơ được nhân hoá ?
- Nêu từ chỉ đặc điểm của con người ?
- Tìm từ chỉ hoạt động của con người ?
b. GV đưa ra các băng giấy có ghi các gợi ý 
Cho HS lên gắn 
GV nhận xét 
c. Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ?
- GV chốt lại bài .
Bài 2(tiết 7)
Cho HS đọc đề bài và mẫu 
GV nhắc lại yêu cầu 
GV treo bảng phụ hướng dẫn HS cách điền từng dòng 
Lưu ý HS phải viết chữ in hoa 
Mỗi ô viết 1 chữ cái 
Cho HS làm bài theo nhóm 
Đại diện nhóm trình bày 
Cả lớp nhận xét .
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về xem lại BT đã làm.
- 2 hs lên bảng nêu .
- Lớp làm nháp.
Học sinh đọc lại 
HS đọc các câu hỏi a,b,c
Đại diện một số nhóm trình bày trước trước lớp.
Làn gió , sợi nắng 
Mồ côi , gầy 
Tìm , ngồi , run run, ngã .
- Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi .
- Sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây .
- 1 HS đọc lại câu đã gắn hoàn chỉnh 
- Tác giả rất yêu thương , thông cảm với những đứa trẻ mồ côi , cô đơn , người ốm yếu không nơi nương tựa .
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả :
Dòng 1 :PHá cỗ Dòng4: mặt trăng 
Dòng 2 nhạc sĩ Dòng5 : Tham quan
Dòng 3: pháo hoa Dòng6: chơi đàn 
Dòng 7:Tiến sĩ Dòng8: bé nhỏ 
Dãy ô in màu là chữ : phát minh 
- HS nhận xét 
Tiết4: tự nhiên xã hội
Thú
I- Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
	- Nêu được ích lợi của các loài thú nhà, vẽ và tô màu một loài thú nhà mà em thích.
	- Yêu quý 1 số loài thú mà em biết. Giáo dục ý thức bảo vệ những loài thú quí hiếm.
II- Đồ dùng.
	- Tranh, ảnh về các loài thú nhà.
	- Các hình trong sách giáo khoa trang 104, 105.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa trang 104, 105 và tranh ảnh sưu tầm được 
- Cho HS thảo luận theo gợi ý:
 + Kể tên các con thú mà bạn biết?
 + Trong các con thú đó, con nào mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
 + Con nào đẻ con? con nào có sừng, to, chân cao? 
	- Yêu cầu 2 học sinh đối thoại: 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
2- Thảo luận 2: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận: Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như  lợn, chó, mèo,...
ở nhà em có nuôi loài thú nào nào không? Nếu có, em tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không?
Kết luận: Giáo viên kết luận về ích lợi của 1 số loài thú.
3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Vẽ và tô màu 1 con thú nhà mà em thích.
- Yêu cầu học sinh lấy giấy, bút vẽ 1 con thú mà em thích.
- Yêu cầu học sinh dán tranh vẽ của mình và giới thiệu về con vật mình vẽ. 
Nhận xét , tuyên dương nhóm vẽ đẹp .
3- Củng cố - Dặn dò.
- Loài thú nhà có ích lợi gì ?	
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
- 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS trả lời 
- Học sinh trả lời miệng câu hỏi.
- HS vẽ tranh 
- HS dán tranh vẽ của mình và giới thiệu về con vật mình vẽ. 
Tuần 27
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 
Tiết 1: đạo đức
Tôn trọng thư  từ, tài sản của người khác (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
	- Biết tôn trọng, giữ gìn không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
	- Có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II- Đồ dùng: 
	- Vở bài tập Đạo đức 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ :
Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
HS trả lời - GV chốt lại 
B. Bài mới :
1- Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
Mục tiêu: HS có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Yêu cầu học sinh thảo luận các tình huống trong bài 4 - 40 ở vở bài tập Đạo đức. Nhận xét xem hành vi nào đúng hành vi nào sai.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
2- Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: Có kỹ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Yêu cầu 2 nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống, nhóm 1 tình huống 2, nhóm 2 tình huống 1, vở bài tập Đạo đức.
- Yêu cầu lần lượt hai nhóm lên trình bày trò chơi đóng vai.
Kết luận: Yêu cầu học sinh đọc phần chữ in đậm trong vở bài tập Đạo đức trang 41.
GV chốt lại nội dung bài học .
Học sinh làm việc theo nhóm các tình huống
- đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận trong 2 phút - HS đóng vai trước lớp.
- Học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
 ______________________________________________
Tiết 2: Tiếng việt
Ôn tập các bài tập đọc - kể chuyện từ 
tuần 19 đến tuần 27
I- Mục tiêu.
- HS yếu đọc đúng, kể đúng các bài tập đọc- kể chuyện từ tuần 19 đến tuần 27 và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút ngắt nghỉ hơi đúng.
- Giúp HS khá đọc lưu loát , kể hấp dẫn các bài trên .
- Rèn kĩ năng đọc cho HS .
II- Đồ dùng:
- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19đến tuần 27
- HS: SGK
III- Các hoạt động dạy và học. 
1- Giới thiệu bài.
2- Ôn tập đọc.
- Cho HS kể tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27
- Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi các bài trên.
- Cho HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Nêu nội dung bài.
- GV chốt lại nội dung từng bài 
3. Thi đọc
- GV cho HS thi đọc.
- GV khen hs đọc đúng, đọc hay.
4. Củng cố - dặn dò.
	- Tiết học ôn tập lại những kiến thức gì?
	- Nhận xét giờ học.
+ HS nêu tên các bài : 
- Hai Bà Trưng 
- ở lại với chiến khu 
- Ông tổ nghề thêu 
- Nhà bác học và bà cụ 
- Nhà ảo thuật 
- Đối đáp với vua 
- Hội vật
- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
- Học sinh khá đọc cả bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của bài.
- HS yếu đọc đoạn và nhắc lại câu trả lời.
- HS khá nêu.
- HS yếu nhắc lại.
- HS tự chọn bài đọc.
- 3 HS yếu ,TB đọc đúng, 
- 3 HS khá đọc diễn cảm.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Phát động phong trào thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 -3.
I.Mục tiêu :
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày lễ lớn - ngày thành lập Đoàn 26- 3.
- Có ý thức phấn đấu thi đua học tập , chăm ngoan lập nhiều thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 -3 .
II. Đồ dùng dạy học :
Nội dung buổi sinh hoạt
Một số tiết mục văn nghệ 
III. Hoạt động dạy - học : 
1.Giới thiệu bài :
- GV nêu y/c nội dung tiết học
2. Bài mới : 
a. Sinh hoạt tập thể 
Trong tháng 3 còn có ngày kễ lớn nào mà em biết ?
Thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vào 26 -3 năm bao nhiêu ? Đến nay là bao nhiêu năm ?
Nêu ý nghĩa của ngày 26-3 ? 
Em có yêu quý và kính trọng những người đòan viên đó không ?
- Em phải làm gì để thể hiện là người đội viên tốt, để tiếp bước lên Đoàn ?
b.Phát động thi đua:
- Tích cực tham gia vào các hoạt động Đội để chào mừng ngày 26 -3
- Giành hoa điểm tốt 
c, Liên hoan văn nghệ :
Cho HS lên biểu diễn đơn ca , tốp ca những bài hát ca ngợi về Đoàn .
- GV chọn ra những em hát hay, biểu diễn đẹp, tuyên dơng .
Ngày 26 - 3 Là ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 
26 -3 năm 1931. 
Đến nay là 76 năm 
- HS trả lời 
- Thi đua học tốt , chăm ngoan giành nhiều điểm tốt .
Cả lớp đăng kí thi đua 
- Tham gia làm báo tường ...
- Tích cực học tập dành nhiều điểm tốt ...
- HS cả lớp hát 1 bài 
- HS nêu tên các bài hát về chủ đề ca ngợi Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ... 
 - HS lên biểu diễn cá nhân , theo tổ nhóm
HS khác nhận xét 
4. Củng cố dặn dò:
Về nhà sưu tầm thêm các bài hát về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .
Nhận xét giờ học 
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 
Tiết 1: toán
Luyện tập về các số có 5 chữ số 
I- Mục tiêu.
	- Giúp hs yếu :Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
	- Rèn kỹ năng đọc, viết các số có 5 chữ số. Nhận biết thứ tự các số có 5 chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn (từ 10000=> 19000)
 - HS khá thực hiện thành thạo nội dung trên.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở, nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Gv nêu yêu cầu giờ học
2. Luyện tập
Bài 1:
Viêt các số sau :
a. Chín mươi sáu nghìn bảy trăm linh năm 
b.Năm mươi nghìn không trăm linh bảy
c.Bảy vạn bảy nghìn chín trăm bảy mươi bảy 
d.Tám vạn chín nghìn ba trăm bảy mươi 
GV cho Hs làm bài, GV giúp HS yếu
Bài 2 :
 Viết tiếp vào dãy số cho đúng :
a,6100;6200;.......;.......;........;........;.......;.........; 6900
b.7810;7820;.......;.......;........;........;.......;.........; 7900
3 . Chữa bài.
Bài 1 : HS lên bảng viết số
GV chốt cách viết 
Bài 2 
- GV chấm vài bài.
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu cách viết 
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu 
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS lên bảng tóm tắt rồi giải 
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Xem lại bài đã làm.
Bài 3: a. Số liền trước của số 9999 là :
 Số liền sau của số 9999là:
. b. Số liền trước của số 99000 là :
 Số liền sau của số 99000 là:	
Bài 4 :	
Trong phong trào trồng cây gây rừng , năm trước một huyện miền núi đã trồng được 2600 cây ; năm nay huyện đó trồng được gấp 2 lần số cây năm trước . Hỏi cả 2 năm huyện đó đã trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
HS yếu lên bảng viết số :
a.96705 c. 77977
b.50007 d. 89370
HS chữa bài 2
a,6100;6200;6300;6400;6500;6600;6700
6800; 6900
a. Số liền trước của số 9999 là :9998
 Số liền sau của số 9999là: 10000
 b. Số liền trước của số 99000 là :98999
 Số liền sau của số 99000 là :99001
 Lớp đổi vở – nhận xét.
Lời giải:
Số cây huyện đó trồng năm nay là :
 2600 x 2 = 5200 ( cây )
Số cây cả 2 năm đã trồng là :
 2600 + 5200 = 7800(cây )
ĐS: 7800 cây 
HS lên bảng giải 
HS khác nhận xét 
Tiết 2: tự nhiên xã hội
Chim
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
	- Chỉ và nói tên bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
	- Giải thích tại sao không nên săn bắn, phá tổ chim.
	- Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.
II- Đồ dùng.
	- Sưu tầm một số tranh, ảnh về một số loài chim.
	- Các hình trong sách giáo khoa trang 102.
	- Chim cảnh.
III- Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ :
Nêu tên các bộ phận cơ thể của cá ?
Nêu ích lợi của cá ? GV nhận xét - chốt lại bài cũ 
B. Bài mới :
1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm.
	- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, với nội dung:
 + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài loài chạy nhanh?
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
 + Bên ngoài cơ thể chim có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể có xơng sống không?
 + Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì? 
Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đề có lông vũ, có mỏ, 2 cánh, 2 chân.
2- Hoạt động 2: Sự phong phú đa dạng của các loài chim.
 - Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm câu hỏi:
 + Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim? + Chim có khả năng gì?
Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng
3- Hoạt động 3: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
 Mục tiêu: Thấy được ích lợi của các loài chim
 + Hãy nêu những ích lợi của các loài chim?
 + Có loài chim nào có hại không?
 + Tại sao không nên săn bắn hoặc phá tổ chim?
Kết luận: Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng
 - Yêu cầu các trưng bày tranh ảnh về những loài chim và thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Chúng có độ lớn khác nhau ..
- Toàn thân chim được bao phủ bằng lông vũ.Chim có xương sống .
- Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn.
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - Để ăn thịt, để bắt sâu, làm cảnh, lông chim làm chăn đệm....
- Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên .
- Học sinh trưng bày tranh ảnh về các loài chim.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Tổ chức trò chơi " Bắt chước tiếng chim" 	- Nhận xét giờ học.
Tiết3 Tự học 
 (hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành các môn đã học 
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học : - GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 53 )
Bài 1 : HS đọc mẫu rồi tự làm bài 
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2 
 Cho 2 HS chữa bài.
 GV chốt bài đúng.
 Cho hs yếu nêu lại cách đoc số .
Bài 3 
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
Hs TB chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 4:
Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS tự làm và chữa bài
* Chính tả
Bài 1( tiết 4)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
Vài hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện các bài học thuộc lòng từ tuần 19 - t 27 
Cho HS nêu lại nội dung của một số bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
- HS làm bài rồi lên bảng đọc số : 54 925
84 311; 97 581 . 
- HS tự viết số và đọc số 
-HS làm bài vào vở và chữa bài 
a, 52 441; 52 442; 52 443; 52 444; 52 445
b. 46 756 ; 46 757; 46 758; 46 759; 46 760
c.24 978; 24 979; 24 980; 24 981; 24 982
HS vẽ tia số rồi tự điền số thích hợp 
Đổi vở kiểm tra
- HS viết tiếp để hoàn chỉnh 2 khổ thơ 
- HS đọc cả bài thơ 
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_27.doc